Dịch thuyết cương lĩnh

memphisto79

Điều hành cấp cao
DỊCH THUYẾT CƯƠNG LĨNH

Trình Di nói rằng: việc của đấng thượng thiên, không tiếng không hơi, cái Thể của nó gọi là Dịch, cái Lý của nó gọi là Đạo, cái Dụng của nó thì gọi là Thần.

Âm Dương khép ngỏ tức là Dịch, một khép một ngỏ gọi là biến

Gọi là Dịch mới có lý, nếu như xếp đặt nhất định thì có lý gì? Cuộc biến đổi của trời đất, Âm Dương cũng như hai thớt cối xay, lên xuống, đầy vơi, cứng mềm, chưa từng dừng nghỉ. Dương thường đầy, Âm thường thiếu, cho nên mới không đều nhau. Ví như cối xay đã quay, răng nó phải không bằng nhau; đã không bằng nhau thì sẽ sinh ra hàng vạn sự biến đổi.

Trong Kinh Dịch chỉ nói về lẽ giáo giở, đi lại, lên xuống.

Làm Kinh Dịch từ Trời Đất tối sáng, cho đến cây cỏ sâu bọ nhỏ nhặt, không gì không hợp.
 
Last edited by a moderator:

memphisto79

Điều hành cấp cao
Trương Hoàng Trung hỏi: có phải nghĩa của Kinh Dịch vốn khởi ở số hay không? Đáp rằng: bảo nghĩa khởi ra tự Số thì sai. Có Lý rồi mới có Tượng, có Tượng rồi mới có Số. Kinh Dịch nhân Tượng để biết Số, nếu hiểu được nghĩa của nó, thì Số sẽ ở bên trong. Ắt muốn xét cho cùng cực sự tinh vi của Tượng, biết cho từng hào hốt của Số, đó là tìm dòng theo ngọn, cách đó chỉ có những nhà thuật số vẫn chuộng, không phải là việc của kẻ nho giả nên cần. Nó là cái học của bọn Quản Lộ, Quách Phác vậy.

Lại nói: Lý là vật vô hình, cho nên nhân tượng để tỏ Lý, Lý hiện ở Lời, thì có thể do Lời mà biết Tượng. Vì vậy nói rằng: “Hiểu được nghĩa của nó, thì Số sẽ ở bên trong”.
 

memphisto79

Điều hành cấp cao
Xem Dịch cần phải biết Thời, tất cả sáu hào ai ai cũng có thể dùng, ông thánh có chỗ dùng của ông thánh, ông hiền có chỗ dùng của ông hiền, người thường có chỗ dùng của người thường, kẻ học có chỗ dùng của kẻ học, Vua có chỗ dùng của Vua, tôi có chỗ dùng của tôi, không đâu không thông.
 

memphisto79

Điều hành cấp cao
Xem Dịch hãy nên xem thời, rồi mới xem đến tài của từng hào. Trong một hào thường có bao hàm mấy ý, thánh nhân thường thích những ý trọng hơn mà làm ra lời; có điều gì mà trong Kinh Dịch đã nói đến nhiều, thì lấy những điều chưa từng nói đến, cũng không cần, phải việc trọng (k hiểu câu này, híc…); lại cũng có khi chỉ nói về thời, không nói về tài các hào. Những điều ấy, đều nên lâm thời tham khảo. Phải trước xem quẻ, rồi mới xem được lời “hệ”
 

memphisto79

Điều hành cấp cao
Dịch là Âm Dương co duỗi, tùy thời biến đổi. Cổ kim vẫn có cuộc khép ngỏ lớn, cuộc khép ngỏ nhỏ. Những người ngày nay nói về Kinh Dịch đều có chỗ sờ sà. Thánh nhân thì theo sáu mươi tư quẻ mà thay đổi đi, cho đến cái chỗ sở dĩ làm Âm Dương, làm cổ kim, cũng là lẽ ấy.
 

memphisto79

Điều hành cấp cao
Dương Quý Sơn đến nhà Thiềm Quý Lỗ ở Hoàng đình, Quý Lỗ hỏi về Kinh Dịch, Quý Sơn lấy tờ giấy vẽ cái vòng tròn, dùng mực bôi đen một nửa và nói: "đó tức là Dịch". Câu đó rất hay. Dịch chỉ là một Âm một Dương làm ra rất nhiều kiểu.
 

memphisto79

Điều hành cấp cao
Coi Dịch nên tựa chắc vào Tượng mà coi thì nhiều ý vị, nếu chỉ coi nó bằng cách trống không, thì chẳng có ý tứ gì. Đành rằng nói được cái Lý của nó, thì Tượng Số sẽ ở bên trong, nhưng theo dòng mà coi, phải thấy Tượng Số thích đáng ở đâu trước đã, thì khi nói lý mới khỏi chạy chệch. Nếu không thế, việc mà không có thực chứng, thì cái Lý suông dễ sai.
 

memphisto79

Điều hành cấp cao
Kinh Dịch chỉ cho người ta bói toán để quyết định sự nghi hoặc. Nếu theo đạo lý nên làm, vẫn là cứ làm. Nếu theo đạo lý mà không nên làm, tự nhiên không thể làm được, thế thì cần gì mà còn phải xem? Là vì có khi cùng trong một việc mà hoặc là lành hoặc là dữ, hay là có thể xử trí hai cách khác nhau. Bởi vậy không thể không xem.
 
Last edited by a moderator:

memphisto79

Điều hành cấp cao
Học giả ngày nay kiêng nói Kinh Dịch vì sự bói toán làm ra, cần nói nó vì nghĩa lý mà làm ra. Nếu quả vì nghĩa lý mà làm ra, thì sao không nói luôn bằng văn tự, như các cách Đại học và Trung dung nói về nghĩa lý để dạy người, còn vẽ tám quẻ làm gì?
 

memphisto79

Điều hành cấp cao
Hào Dương phần nhiều lành, hào Âm phần nhiều dữ, lại xem ngôi chỗ của nó đã ở ra sao. Trong Kinh Dịch, đại khái Dương là lành mà Âm thì dữ. Gián hoặc cũng có Dương dữ mà Âm lành là tại cớ gì? Bởi vì có việc nên làm, cũng có việc không nên làm, nếu nên làm mà không làm, không nên làm mà cứ làm, dù Dương cũng hung.
 

memphisto79

Điều hành cấp cao
Chu Hy nói rằng: lúc đầu thánh nhân làm ra Dịch chỉ là ngửa xem cúi xét, thấy rằng: đầy khoảng trời đất, không cái gì không phải là lẽ một Âm một Dương; có lẽ ấy thì có Tượng ấy, có Tượng thì Số của nó tự ở bên trong. Chẳng những Hà Đồ, Lạc thư như thế, mà cái gọi là số kia, chỉ là những chỗ chia hạn, chừng mực của khi; được Dương thì lẻ, được Âm thì chẵn, các vật đều thế. Hà đồ, Lạc thư là thứ khéo hơn, rõ hơn mà thôi. Vì vậy, thánh nhân nhân đó mà vạch ra Quẻ. Lúc mới chỉ là vạch một vạch lẻ để hình dung khí Dương, vạch một vạch chẵn để hình dung khí Âm mà thôi. Nhưng hễ có hai thì liền có bốn, hễ có bốn thì liền có tám, lại theo đó mà gấp lên liền thành mười sáu. Đó là trong đám không có mầm nhú, mà số vô cùng đã đủ; không đợi xếp đặt mà thế vẫn không thể thôi.
Quẻ vạch đã lập, liền có lành dữ là vì Âm Dương đi lại giao thác ở trong. Thời của nó thì có tiêu đi, lớn lên khác nhau: cái lớn lên là chủ, cái tiêu đi là khách; việc của nó hoặc có nên chăng khác nhau, cái nên là thiện, cái chăng là ác. Theo chỗ chủ khách thiện ác mà phân biệt thì lành, dữ sẽ rõ.


Vì vậy, nói rằng: tám Quẻ định sự lành dữ. Sự lành dữ đã quyết định không sai, thì dùng nó để dựng các việc, nghiệp lớn sẽ từ đó sinh ra. Đó là Thánh nhân làm ra Kinh Dịch, dạy dân xem bói, để mở cái ngu của Thiên hạ, để định cái chí của Thiên hạ, để làm nên các việc của Thiên hạ, là thế. Có điều từ Phục hy về trước chỉ có sáu vạch, chưa có văn tự truyền được; rồi đến Văn vương Chu công mới đèo thêm lời vào, cho nên nói rằng: “Thánh nhân đặt quái xem Tượng, đèo lời vào đó để tỏ lành, dữ”. Đó là khi Quẻ chưa vạch, nhân xem pháp tượng tự nhiên của Trời Đất mà vạch ra; đến lúc Quẻ đã vạch rồi, thì Quẻ nào riêng có Tượng của quẻ ấy. Tượng nghĩa là có chỗ giông giống, cho nên Thánh nhân mới theo Tượng đó mà đặt ra tên.

Nói về sự tiến lui của Hào, thì như quẻ Bác, quẻ Phục… nói về sự hệt giống của hình, thì như quẻ Đỉnh, quẻ Tỉnh… Đấy là Phục Hy theo chỗ hoàn toàn của hình thể các quẻ mà lập cái tên như thế. Văn Vương coi hình thể của quái thể mà làm Thoán từ. Chu Công coi sự biến đổi của quái hào, mà làm Hào từ, cái Tượng của sự lành dữ lại càng rõ rệt.

Đại để đạo trong gầm trời chỉ là thiện ác mà thôi. Có điều cái ngôi của người ta ở phải khác nhau, cái thời của người ta gặp phải không giống nhau, mà cái cơ của nó lại rất nhỏ, chỉ vì người trong thiên hạn không thể hiểu thấu, cho nên Thánh nhân dùng phép bói toán để dạy người, khiến cho người ta khi bình tư thì xem tượng ngẫm lời, lúc hành động thì xem sự biến đổi mà ngẫm lời chiêm đoán, không bị mê muội trong đường phải trái được mất. Bởi vậy, sách của nhà Hạ, nhà Thương, nhà Chu đều dùng. Câu nói trong đó – của các đời đó – tuy không giống nhau, lời nói trong sách – của các đời đó – tuy không thấy hết, nhưng đều do quan Thái bốc coi giữ để dùng vào việc bói toán.

Coi như họ Tả đã chép, lại càng có thể thấy chỗ cổ nhân dùng Dịch. Bởi vì gọi là tượng chỉ là mượn những vật mà mọi người đã biết, để hình dung lý của các việc, khiến cho người ta biết sự nên bỏ, nên lấy mà thôi. Cho nên từ Phục Hy, Văn Vương tới Chu Công, tuy là do sơ lược đến tường tận, mà cái công dụng của việc xem bói vẫn có một. Nghĩa là trong cách xem bói kia vẫn có cái lý dùng để xử trí việc này. Cho nên phương pháp của nó dường như thô thiển, nhưng theo sự hiền ngu của từng người, thảy đều gặp được chỗ dùng. Bởi vì Văn Vương tuy là có Tượng nhất định, có Lời nhất định, nhưng cũng đều là nói trống chỗ này phải xử như thế, không hề gắn chặt vào các vật. Cho nên mỗi quẻ mỗi Hào đều đủ bao bọc những việc vô cùng, không thể chỉ lấy một việc chỉ định.

Ở trong Hào quẻ, cũng có chỗ chỉ mọi việc, như “lợi kiến hầu” “lợi dụng tế tự”,v.v… ngoài ra đều không chỉ về một việc mà nói. Vì vậy, mới thấy công dụng của Kinh Dịch không gì không cai quát, không gì không lan khắp, chỉ xem người ta dùng nó ra sao mà thôi.

Đến đấng Phu tử mới thuần theo lý mà nói, tuy rằng vị tất đã là bản ý của vua Hy vua Văn, nhưng mà theo việc nói lý, cũng là như thế. Có điều không thể lấy thuyết của Phu tử làm thuyết của Văn Vương.
 
Last edited by a moderator:

memphisto79

Điều hành cấp cao
Trong khoảng Trời Đất còn có cái gì? Chỉ là hai chữ Âm Dương mà thôi. Bất kỳ việc gì, đều không thể lìa nó. Hãy coi trọng thân thể mình: hễ mở mắt ra, chẳng Âm thì Dương khít khịt trong đó, không thể bám được vật khác, chẳng là nhân thì là nghĩa, chẳng là cứng thì là mềm. Tự mình muốn làm thẳng lên là Dương, hễ mà thu lại, lùi lại thì là Âm; ý tứ hễ Động thì là Dương, hễ im là Âm. Chưa cần coi đến sự khác, chỉ trong một cái Động và một cái Tĩnh cũng là Âm Dương rồi. Phục Hy nhân đó mới vạch ra Quẻ để bảo người ta.

Nhưng nếu chỉ nói một Âm một Dương, lại chưa đủ để cai quát hết mọi lẽ. Vì vậy, mới lại xoay xỏa làm sáu tư quẻ, ba trăm tám mươi tư hào. Lúc đầu chỉ là rất nhiều Quẻ, Hào, về sau thánh nhân lại đèo thêm rất nhiều lời vào dưới. Như ở sách khác thì phải nguyên có việc ấy, mới nói ra cái lẽ ấy. Kinh Dịch thì là chưa có việc ấy, trước đã mượn sẵn nói ở trong đó.

Lại nói: Âm Dương là Khí, hễ có Khí ấy thì có Lý ấy, hễ có Lý ấy thì có Khí ấy. Muôn việc muôn vật ở gầm trời, cái gì không ở Lý ấy mà ra? Cái gì không ở Âm Dương mà ra?

Dịch chỉ là Âm Dương xoay xỏa, giao đổi thay đổi. Trang tử bảo “Dịch để nói về Âm Dương” không phải không có sở kiến. Ví như lẻ, chẵn, cứng, mềm, chỉ là Âm Dương làm ra cuộc thay đổi.
 
Top