Lá số tử vi của hạng võ tức tây sở bá vương

thanhlongxd

Học viên Tử vi
LÁ SỐ TỬ VI CỦA HẠNG VÕ TỨC TÂY SỞ BÁ VƯƠNG

Đinh Công Phổ

Vì nhà Tần bạo ngược, chính sự hà khắc thiên về hình pháp bỏ cả Đạo đức của Thánh Hiền như đốt sách chôn nho, cho nên nhân dân cơ cực lầm than. Chư hầu liền nổi lên đánh đổ nhà Tần độc tài chuyên chế.


Hạng Võ và Lưu Bang mỗi người chỉ huy một đạo quân đi diệt kẻ thù chung. Sau khi nhà Tần bị diệt vong, Lưu Bang và Hạng Võ lại cùng tranh ngôi bá chủ thiên hạ, thế là Hán Sở chiến trường bùng nổ. Hạng Võ sức khỏe kinh người, cầm thương lên ngựa xông pha ra bãi xa trường. Còn Lưu Bang sắc phong Hàn Tín làm Đại nguyên soái cầm quân chống cự Hạng Võ khi đó tự xưng là Tây Sở Bá Vương.


Tây Sở Bá Vương Hạng Võ tuy khỏe nhưng vô mưu còn Hàn Tín thì sức tuy yếu nhưng túc trí đa mưu. Rốt cuộc, Hạng Võ chết về tay Hàn Tín và Hàn Tín được phong là Hoài Âm Hầu còn Lưu Bang lên ngôi Hoàng đế làm Hán Cao Tổ nhưng về sau Hàn Tín lại chết về tay Lã Hậu vợ của Hán Cao Tổ Lưu Bang.


Chúng tôi xin giải đoán lá số của Tây Sở Bá Vương Hạng Võ.

Hạng Võ sinh năm Đinh Mão, tháng 8 ngày 12 giờ Mão âm nam Hỏa Mệnh, Thủy nhị cục

http://www.lyhocdongphuong.org.vn/apps/LaSoTuVi.php?name=hang+vo&ldate=4,4,8,12,4&year=0&gender=m&view=screen&size=2

Cung Mệnh đóng ở Ngọ và Thân Mệnh đóng ở Tý là Cung Thiên di. Khung thì có Quan đới, Bác sĩ, Thiếu âm, hai tốt một xấu: Số trên trung bình. Mệnh ở Ngọ, Hoa Cái ở Mùi, Thiên mã ở Tị, là cách “Tiền Cái hậu Mã” nghĩa là trước lọng sau ngựa là số tốt vì như ông Quan cưỡi ngựa che tàn.

Bây giờ xem sao Tọa thủ, chính tinh là Thiên Cơ, ở Ngọ là Đắc Địa có óc Cơ sảo quyền biến, thêm Hỏa tinh và Thiếu Âm (Thái Âm hợp chiếu) tính nóng nẩy và ác lắm. Lại có Lộc tồn Hóa Khoa là số giàu có và được học hành thi cử, thêm Hóa Lộc Hóa Quyền hợp chiếu, đây là cách Song Lộc Khoa Quyền hội họp thật là đại quý. Lại còn có câu:


“Xuất thế vinh hoa, Quyền Lộc thủ tài quan chi vị”

Mà chúng tôi tạm dịch là:
“Lộc Quyền đóng ở Tài Quan

Công danh xuất chúng, giàu sang hơn đời.”


Cung Mệnh có Khoa, Lộc tồn mà Thiên Di, xung chiếu có Hóa Kị, đó là cách “Lộc phùng xung phá”. Có nghĩa là tuy là giàu đấy nhưng đâu có bền. Lại còn Hóa Khoa cũng bị Hóa Kị xung phá thì ta phải đoán dù có học hành nhưng chắc gì đã giỏi, đã đỗ đạt.


Cung Thân cư Thiên Di ở Tý, có Cự môn tọa thủ đó là Thạch Trung Ẩn Ngọc, nhưng tiếc rằng không ngộ Triệt hoặc Hóa Lộc thì viên đá quý đó không được mài, được rũa, sao mà thành hòn ngọc được. Thêm nữa lại có Hóa Kị đồng cung là cách:

“Cát xứ tàng hung” nghĩa là ở nơi tốt lành nhưng trong tình cảnh đầy nguy hiểm, hung ác.

Cung Mệnh có Thiên hỷ và được Đào Hoa, Hồng Loan xung chiếu. Cung Thân có Đào Hoa, Hồng Loan tọa thủ là số đa tình, đa dâm và bị lụy về tình. Theo chuyện xưa kể lại thì Hạng võ là người đam mê tửu sắc, chẳng thế mà khi ở nơi cung cấm thì yến tiệc lu bù và khi xuất chinh bao giờ cũng có gái đẹp rượu ngon bên cạnh. Nàng Ngu Cơ đã ở bên cạnh Hạng Võ luôn luôn cho đến trận đánh cuối cùng, nàng phải tự sát để cho Hạng Võ khỏi phải bịn rịn đem bọn tàn quân phá vòng vây của Hàn Tín để tìm cái chết ở Ô Giang.


Cung Thân mà có Hóa Kị là suốt đời chẳng lúc nào xứng ý toại lòng.


Cung Quan lộc ở Tuất có Thái Âm ngộ Tuần Không là xấu quá ví như mặt trăng ban đêm gặp mây đen bao phủ, giông tốt phũ phàng, cho nên đường công danh gặp nhiều bước gian nan, suốt đời ôm hận. Chính tinh là Thái Âm lạc hãm thì dù cho Khoa Quyền Song Lộc hội họp cũng chẳng đi đến đâu bởi chúng không thể giải cứu cho có hữu hiệu. Thêm nữa đương số Hỏa Mệnh thì làm sao mà ăn khớp (tương sinh) với Thái Âm là Âm Thủy.


Cung Tài bạch ở Dần có Địa Kiếp

Cung Phúc đức ở Thân có Địa Không
-Xuất thế vinh hoa

Quyền Lộc thủ Tài Quan chi vị

-Sinh lại bần tiện

Kiếp Không lâm Tài Phúc chi hương


Là một đôi câu đối, vế trên đã tạm dịch trên đây, bây giờ chúng tôi xin tạm dịch vế dưới:

Tài Phúc mà gặp Kiếp Không.
Chẳng phường bủn sỉn cũng quân nghề hèn.

Lại có câu:

Không Kiếp Tài Phúc phi yểu tắc bần

Chúng tôi xin tạm dịch là:
“Kiếp Không tọa thủ Phúc Tài
Giàu thì chết yểu, đói dài sống lâu”

Cung Tài bạch của đương số thật là tốt. Ở Dần có Thiên Đồng Thiên Lương và Hóa Quyền, Hóa Khoa nhất là Song Lộc hội họp thì tốt nhưng tiếc vì 2 cung Tài Bạch và Phúc đức có 2 sao Địa Kiếp, Địa Không nên thành ra xấu. Hạng Võ đâu phải là người nghèo hèn bủn xỉn, vậy thời phải nói đương số là người có óc hẹp hòi và vì giàu sang nên chết yểu.


Còn nếu không có Địa Kiếp ở Tài bạch thì đương số là người “Mai kim tích ngọc”, là giàu có nhiều vàng phải đem chôn vàng cho khỏi mất mát và trong nhà tích trữ châu báu ngọc ngà.


Về cung Phúc đức tốt lắm. Có Tràng Sinh lại giáp Tử vi, Thiên Phủ là quý cách, chỉ vì có Địa Không Địa Kiếp nên đành chết yểu đó thôi.


Cung Thê Thiếp ở Thìn có Thái Dương thật là tốt, vợ là người đẹp và vượng cho phu, ích cho tử.

Cung Phúc, Cung Thê và cung Di có ba sao Tràng Sinh, Đế Vượng và Mộ là tốt lắm.

Để kết luận chúng tôi xin nói rằng đây là một lá số tốt vì cung Mệnh tốt hết sức, nhưng cung Thân lại quá xấu đối với cung Mệnh, cho nên lúc thiếu thời oai chấn chư hầu, giàu sang tột bực nhưng đến lúc trung niên, chẳng chịu tu thân tích đức còn làm biết bao nhiêu điều tàn bạo cho nên đành chết yểu. Âu cũng là định mệnh, cho nên có câu:

Hạng Võ anh hùng

Hạn chi Địa không nhi táng Quốc


Vận hạn


Đại hạn (10 năm)

-Từ nhỏ đến 11 tuổi Ngọ: Sống trong cảnh giàu có nhưng không phải là giàu có lớn. Cha mẹ cho đi học văn chương nhưng không thành công vì có Hóa Khoa bị Hóa Kị xung chiếu, ví như cái mầm non bị thui.

-Từ 12 tuổi đến 21 tuổi cung Tị: được cách Phủ Tướng triều viên (Thiên Phủ ở Dậu và Thiên Tướng ở Sửu) và cách giáp Âm Dương (Thiếu Âm ở Ngọ và Thiếu Dương ở Thìn) thêm nữa được con Thiên Mã ở Tị là Hỏa. Mã tức con ngựa xích thố rất hợp với người mệnh Hỏa như Hạng Võ. Trong thời kỳ này đương số phát triển mạnh, cũng như ông Quan Vân Trường, từ khi có con ngựa xích thố nó chịu được sức nặng của Tướng quân và Thanh Long đao nặng 82 cân, được nổi tiếng anh hùng bởi miếng võ “Đà Đao”.


-Từ 22 tuổi đến 31 tuổi cung Thìn: có Thái Dương. Cung Thìn là cung mà khí Dương phát xuất mạnh nhất cũng như cung Tuất có Thái Âm là khí Âm phát xuất mạnh nhất, đây là cách “Nhật Thìn Nguyệt Tuất tịnh tranh quang, quyền lộc phi tàn” nghĩa là quyền và lộc không bao giờ hết. Đây là đại hạn 10 năm tốt nhất của Hạng võ. Đánh Nam dẹp Bắc Chinh Đông chiếm thành cướp ải, rồi tự xưng là Tây Sở Bá Vương, gồm thâu thiên hạ (Trung Hoa) chỉ trừ có Tây Xuyên một vùng ma thiêng nước độc, dân ít mà nghèo, là dành cho Lưu Bang lúc đó có danh hiệu Lưu Bái Công.


-Từ 32 đến 41 tuổi ở cung Mão, có Vũ khúc, Thất Sát và được Phá Quân, Liêm Trinh hợp chiếu, đó là cách “Vũ Sát Phá Liêm cư Mão địa, Mộc áp Lôi Kình” xin dịch là ở Mão có Vũ Sát Phá Liêm là ví như gỗ bị áp lực sấm sét kinh khủng, và chúng tôi cũng xin nói rõ thêm là Bát Quái thì cung Mão ở hướng Đông thuộc quẻ Chấn là sấm, Vũ khúc và Thất Sát đều là Kim, sát cọ vào gỗ tóe lửa cho nên gọi là sấm; thêm nữa Mão là vị trí của quẻ Chấn cũng là sấm. Nói tóm lại gặp cách Mộc áp Lôi Kinh là xấu lắm rất nguy đến tính mệnh. Lại có Triệt Lộ Không Vong ở Dần Mão gọi là Mộc Không, xấu lắm vì Mộc Không có nghĩa là gỗ bị gẫy. Thêm vào đấy có Thái Tuế, Quan Phù, Thiên Khốc, Thiên Hư, Đại tiểu hao, Kình Dương, Bạch Hổ nhiều sao xấu quá! Cho nên trong hạn này Tây Sở Bá Vương tánh mạng ở Ô Giang cho đúng cách “Không Kiếp Tài Phục, phi yểu tắc bần”. Vì không nghèo hèn nên yểu tử.


Tiểu hạn (1 năm)

Năm Mậu Tuất: Hạng Võ 32 tuổi bị Hàn Tín lập mưu phá tan quân đội, rồi vây hãm ở bến Ô Giang. Hạng Võ binh cùng tướng kiệt tự vẫn chết. Năm Tuất, đóng ở cung Thân, là cung Phúc Đức, vô chính diệu, có Địa Không tọa thủ, Địa Kiếp xung chiếu, Thiên Không hợp chiếu lại còn Kiếp Sát Thiên Hình Hóa Kị hội họp cho nên nói là xấu lắm, do đó mới có câu:

Kiếp Không lâm hạn

Sở Vương táng quốc Duyên Châu

Lưu niên đại hạn ở cung Mão, cho nên là Đại hạn và Lưu niên Đại hạn đồng cung. Xem ra Tiểu hạn, Đại hạn, Lưu niên đại hạn của Hạng Võ đều xấu cả thì cái chết của vị Đại Tướng quân, Vương Đạo cũng dùng mà Bá Đạo cũng chẳng tha lấy danh hiệu Tây Sở Bá Vương, cái danh hiệu không tiền khoáng hậu, thật là đúng số. Cung Thân xấu hơn cung Mệnh nhiều đã chẳng tu nhân tích đức lại còn đa sát thì thọ làm sao được?


KHHB số 74I1


Đương số: HẠNG VŨ
Giới tính: Nam

Hạng Vũ tên là Hạng Tịch, sinh năm 232 TCN và mất vào năm 202 trước Tây lịch. Ông là một nhà chính trị, một tướng quân nổi tiếng, người có công trong việc lật đổ nhà Tần và tranh chấp thiên hạ với Hán Cao Tổ (Lưu Bang) đầu thời nhà Hán. Do lầm mưu của Hàn Tín, nên ông bị vây hãm và thất thủ ở chiến trường Cai Hạ.Sau khi tiễn biệt ngu cơ xong, một mình ông cùng 28 kỵ binh phá vòng vây, chạy thoát đến Bến Ô Giang và đã rút gươm tự sát. Năm đó, ông được 31 tuổi Tây và là 32 tuổi âm lịch, đó là năm Mậu Tuất, 202 trước Công nguyên.

Càn tạo: ĐINH MÃO- KỶ DẬU- BÍNH TUẤT- TÂN MÃO

Phân tích mệnh cục:

Bính Hỏa sinh tháng Dậu là lâm Tử địa, được Đinh niên can tương trợ, Ất trong Mão tương sinh. Đinh đi đến Dậu là đất Trường sinh, Ất đi đến Dậu là lâm Tuyệt địa. Như vậy, nhật can lâm Tử địa, Ấn lâm tuyệt địa, Kiếp tài vượng ở lệnh tháng nhưng hàm lượng quá ít, không đủ làm vượng nhật can. Vì vậy thân nhược, dụng thần chọn là Tỷ Ấn (Mộc, Hỏa).

Kỷ thổ đi đến tháng Dậu là đất Trường sinh, Mậu thổ đi đến đất Dậu là lâm Tử địa. Như vậy, Thương mạnh, Thực suy, Tân Kim rất vượng ở tháng Dậu, nên Tài vượng.

Hợp, xung, hại:
Bính Tân ngũ hợp hóa Thủy.
Mão và Tuất hợp hóa Hỏa
Dậu-Tuất tương hại
Mão- Dậu xung

Chi tiết ngũ hành:

Kim: 30.5%
Mộc: 21%
Thủy: 0%
Hỏa: 25.4%
Thổ: 23.1%

SƠ LUẬN

Mệnh cách;

Mệnh cách thân nhược, gặp can hợp chi hợp, vừa hại vừa xung, nên con người không bình thường. Người có khả năng lãnh đạo, chí lớn, có cái uy dũng của bậc vạn phu bất địch nhưng cũng sẽ vì cái uy dũng đó mà hại thân (mệnh có Bạch Hổ xung Tướng Tinh).

Là người không được hưởng phúc ấm của tổ tiên, phúc bạc, phá bại tổ nghiệp (Kiếp đóng trụ năm, lệnh tháng bị xung). Thân nhược, lại Thực thương nhiều và vượng, nên số đoản thọ.

Sự nghiệp:

Thực Vận (8-17 tuổi):

Nằm trong vận Thực Thần là kỵ vận của bản mệnh. Nên cha mất sớm, bản thân phải về sống với người chú là Hạng Lương. Học chữ cũng không thông, đòi học kiếm cung, học kiếm cung cũng chẳng ra hồn.

Sau khi Hạng Lương giết chết người, 2 chú cháu bèn cùng nhau chốn đến đất Ngô Trung.

Kiếp Vận (18-27 tuổi):

Năm Canh Dần (209 TCN): Hạng Vũ và chú lập mưu giết chết Thái thú quận Cối Kê. Hạng Lương tự xưng làm thái thú Cối Kê, Hạng Vũ làm kì tướng, chiêu hàng các huyện trong quận.

Năm Tân Mão (208 TCN): Cùng với Lưu Bang sát cánh đánh quân Tần.

Nhìn chung, trong vận trình này Hạng Vũ đã từng bước tạo được các chiến công và uy danh hiển hách: Chém Tống Nghĩa, Đại phá Vương Ly, Thu hàng Chương Hàm nhưng một sự kiện làm ai cũng rùng rợn là Hạng Vũ cho chôn sống hơn 20 vạn lính Tần ở phía tây thành Tây An.

Tỷ vận (28-37 tuổi):

Đây là hỉ dụng thần, do đại vận Bính Ngọ, hỏa quá đầy đủ, lẽ ra Hạng Võ sẽ thống nhất được Trung Hoa và đánh bại Lưu Bang nếu như trong đại hạn này không gặp Không Vong. Hỉ thần gặp Không Vong thì sẽ trở thành Kỵ Thần, ngược lại hung thần gặp Không Vong thì tốt lại nhiều hơn xấu. Vận trình này Hạng Võ lần lượt thất bại liên tiếp: mất Mất Tam Tần, Sa lầy ở nước Tề, mất đất phía tây, Tây tiến thất bại, Mắc lừa mất Phạm Tăng, Hạ thành Huỳnh Dương, truy kích Thành Cao, Trận Cai Hạ.

Anh hùng mạc vận

Năm Mậu Tuất (202 TCN), Lưu Bang cùng quân của chư hầu đánh quân Sở thắng Hạng Vũ một trận quyết liệt ở Cai Hạ. Riêng cánh quân Tề của Hàn Tín đã có 30 vạn người, ngoài ra Khổng tướng quân ở cánh trái, Phí tướng quân ở cánh phải, Lưu Bang ở phía sau, Chu Bột, Sài Vũ ở sau lưng Lưu Bang. Toàn thể quân Hán có đến năm sáu chục vạn. Quân của Hạng Vũ chỉ vào khoảng 10 vạn, lực lượng rất chênh lệch. Tuy nhiên Hàn Tín cầm quân Tề đánh đầu tiên cũng không thắng nổi, phải rút lui. Khổng tướng quân và Phí Tướng quân đem quân đến giúp. Quân Hán quá đông nên quân Sở không thắng được. Hàn Tín nhân lúc ấy lại tiến lên đánh quân Sở đại bại ở Cai Hạ phải rút vào thành.

Hạng vương đóng quân ở trong thành Cai Hạ, binh ít, lương hết. Quân Hán và quân chư hầu bổ vây mấy vòng. Đang đêm, Hạng vương thức dậy nghe quân Hán ở bốn mặt đều hát giọng Sở, Hạng vương kinh hoàng, nói:
Hán đã lấy được Sở rồi sao? Sao mà người Sở lại đông như thế?
Đêm đó Hạng vương uống rượu trong trướng cùng mỹ nhân Ngu Cơ. Hạng vương đau đớn cảm khái làm bài thơ, được đời sau gọi là bài "Cai Hạ ca":
Lực bạt sơn hề, khí cái thế,
Thời bất lợi hề, Chuy bất thệ
Truy bất thệ hề khả nại hà,
Ngu hề, Ngu hề nại nhược hà.

Phủi sạch bùi trần ai, công danh là mây khói.

Lưu niên Mậu Tuất, tiểu vận Kỷ Mùi gặp Không Vong, đại vận Bính Ngọ gặp Không Vong. Mậu đi đến Ngọ là đất Đế Vượng, Kỷ đi đến Ngọ là đất Lâm Quan. Rõ ràng cả Thực và Thương điều lâm vượng địa. Thân nhược, lấy Thực, Thương để quyết định thọ hay yểu của kiếp người. Đại vận Bính Ngọ là hỉ dụng thần nhưng đã bị Không Vong phá nát. Thân nhược gặp lưu niên và tiểu vận Thực thương điều lâm vượng địa, trong mệnh đã có sẵng Thực, Thương vượng địa. Hỉ thần của đại vận không thể cứu sống được người đã từng dọc ngang nào biết trên đầu có ai do hỉ thần đã bị Không Vong phá nát. Can ngày Bính, và can giờ là Tân, sinh tháng 8 nên Bính hợp Tân hóa Thủy. Bến Ô Giang là nơi của Thủy, Hỏa lấy Thổ là Quan nhưng thân nhược nên Quan bây giờ không còn là công danh nữa mà là chiếc quan tài. Thân nhược, kị thần là Tài, mà Tài là Kim bấy giờ chính là thanh Kiếm mà Hạng Vũ dùng để tự vận.

Hạng Vương muốn đi sang phía đông, vượt sông Ô Giang. Người đình trưởng Ô Giang cắm thuyền đợi, bảo Hạng Vương:

Giang Đông tuy nhỏ, đất hàng ngàn dặm, dân vài mươi vạn, cũng đủ làm vương. Xin đại vương mau mau vượt sông. Nay chỉ một mình thần có thuyền, quân Hán đến không có cách gì vượt qua.

Hạng Vương cười nói:

Trời hại ta, ta vượt qua sông làm gì! Vả chăng Tịch này cùng tám ngàn con em Giang Đông vượt Trường Giang đi về hướng tây, nay không còn lấy một người trở về! Dù cho các bậc cha anh ở Giang Đông thương ta, cho ta làm vương, ta cũng còn mặt mũi nào mà thấy họ nữa. Dù họ không nói, Tịch này há chẳng thẹn trong lòng sao?

Rồi ông bảo người đình trưởng:

Ta biết ông là bậc trưởng giả, ta cưỡi con ngựa này, năm năm nay đi đến đâu cũng vô địch, thường một ngày đi ngàn dặm, ta không nỡ giết, xin biếu ông.

Hạng Vương sai kỵ binh đều xuống ngựa đi bộ, cầm khí giới ngắn để tiếp chiến. Một mình Hạng Vũ giết mấy trăm quân, thân bị hơn 10 vết thương. Ông quay lại thấy kỵ binh tư mã của Hán là Lã Mã Đồng vốn là tướng cũ của mình, bèn bảo Đồng:

Ta nghe vua Hán mua đầu ta ngàn vàng, phong ấp vạn hộ. Ta làm ơn cho nhà ngươi đây.

Nói rồi, Hạng Vương tự đâm cổ chết. Năm đó ông 32 tuổi, ở ngôi Tây Sở Bá vương được 5 năm (206 - 202 TCN).

Nhận định của tác giả:
Theo thiển ý của người phân tích, cho dù Hạng Vũ có nghe lời người Đình trưởng về bên kia Giang Đông thì cũng phải chết, do vào vận trình này số ông đã tận. Ông thân nhược, Thực thương quá vượng, đại vận hỉ dụng thần bị Không Vong phá, mà năm Mậu Tuất (202 TCN) và Kỷ Hợi (201 TCN) là 2 năm liền Thực, Thương lâm vượng địa, tiểu và đại hạn điều gặp Không Vong. Tất nhiên không phải bất cứ ai gặp trường hợp này điều phải bỏ mạng. Có nhiều trường hợp mệnh gặp trường hợp như Hạng Vũ nhưng không mấy ai chết, bởi vì những người này được hưởng âm đức tổ tiên lớn, sinh thời làm nhiều việc thiện, nên khi gặp nạn vẫn vượt qua khỏi. Còn Hạng Vũ, phúc bạc, mà lại chôn sống hơn 20 vạn người khiến cho trời sầu quỷ thần kinh thì thử hỏi làm sao Ông có thể qua được cửa ải này. Qua đó cho thấy, một lần nữa 4 chữ Đức Năng Thắng số vẫn có ý nghĩa“.

Tác giả : Giang Hạ


Qua tiểu sử về Hạng Vũ trong đại vận Đinh Mùi (tức Kiếp vận):

“Kiếp Vận (18-27 tuổi):

Nhìn chung, trong vận trình này Hạng Vũ đã từng bước tạo được các chiến công và uy danh hiển hách: Chém Tống Nghĩa, Đại phá Vương Ly, Thu hàng Chương Hàm“.

Và đại vận Bính Ngọ (tức Tỷ vận) :

“Tỷ vận (28-37 tuổi):

Vận trình này Hạng Võ lần lượt thất bại liên tiếp: mất Mất Tam Tần, Sa lầy ở nước Tề, mất đất phía tây, Tây tiến thất bại, Mắc lừa mất Phạm Tăng, Hạ thành Huỳnh Dương, truy kích Thành Cao, Trận Cai Hạ".

Chúng ta nhận thấy 2 đại vận này hoàn toàn trái ngược nhau nên mặc dù cùng là hành Hỏa (Bính và Đinh) nhưng đại vận Bính Ngọ không thể là hỷ hay dụng thần được mà nó phải là kỵ vận thì mới đúng theo thực tế đã xẩy ra của người này (vì toàn bị thất bại liên tiếp, dồn dập …., nó hoàn toàn khác với đại vận Đinh Mùi phải là hỷ dụng thần vì liên tiếp thành công). Điều này đủ để ta khẳng định Thân của Tứ Trụ này vào đại vận Bính Ngọ không còn là nhược nữa mà phải là vượng thì đại vận Bính Ngọ mới trở thành kỵ thần.
Một điều vô cùng hợp lý là vào đại vận Bính Ngọ chỉ có Thân vượng thì Bính đại vận là Tỷ Kiếp hợp và khắc Tân là Tài trong Tứ Trụ mới thể hiện sự tranh đoạt Tài với Thân. Điều này phù hợp với thực tế của ví dụ này là vì Tài ở đây đại diện cho đất đai, lãnh thổ, tài nguyên, con người… của Hạng Vũ dần dần bị mất vào tay đối phương là Lưu Bang (Tỷ Kiếp )

1 - Sơ đồ tính điểm hạn năm Mậu Tuất:
Năm Mậu Tuất thuộc đại vận Bính Ngọ, tiểu vận Canh Thân và Kỷ Mùi.
1 - Tứ Trụ này có Thân nhược mà Tài tinh là kỵ 1 nên dụng thần đầu tiên phải là Tỷ Kiếp/ Đinh ở trụ năm.
2 – Trong Tứ Trụ có Bính trụ ngày hợp với Tân trụ giờ không hóa.
Vào đại vận Bính Ngọ và năm Mậu Tuất có:
Bính đại vận cùng Bính trụ ngày hợp với Tân trụ giờ.
Lực hợp của Tuất trụ ngày và Tuất thái tuế với 2 Mão nhỏ hơn lực xung của Dậu trụ tháng với 2 Mão nên 2 Tuất không hợp được với 2 Mão, vì vậy mà Ngọ đại vận hợp được với 2 Tuất hóa Hỏa.
Nếu không phải tính lại điểm vượng trong vùng tâm thì Hỏa là dụng thần nên Hỏa cục và Bính đại vận có điểm hạn âm cũng như không có các điểm hạn kỵ vượng của Hỏa nên tổng điểm hạn là rất thấp không thể chấp nhận được. Nhưng xem lại các giả thiết đã có thì trường hợp này không thuộc vào các trường hợp phải tính lại điểm vượng trong vùng tâm. Từ đây ta có thể nghĩ ngay ra rằng: Có thể đây là một trường hợp mới về tính lại điểm vượng trong vùng tâm chăng? Nhìn vào sơ đồ ta thấy Nhật can là Bính lại vào đại vận Bính Ngọ là vận Kình Dương lại còn Kình dương hóa cục Kình Dương nên Hỏa khá mạnh có thể Thân đã trở thành vượng là có lý.

Do vậy để phù hợp với thực tế của ví dụ này ta phải đưa ra giả thiết như sau:

“6a/ - Nếu can chi của đại vận cùng hành mà chi đại vận là Kình Dương hợp với chi trong Tứ Trụ hóa cục Kình Dương thì điểm vượng trong vùng tâm phải tính lại chỉ khi can đại vận hợp với can trong Tứ Trụ (?)“.

Nếu sử dụng giả thiết này thì điểm vượng của Hỏa chỉ được thêm 2đv của Tuất trụ ngày và 3đv của Bính ở đại vận nên Thân vẫn nhược (vì Hỏa chỉ có 11,6đv vẫn nhỏ hơn Kim có 11,76đv). Do vậy ta phải bổ sung thêm vào giả thiết 13a/ như sau :

"13a/ - Điểm vượng của can đại vận cũng như can và chi của lưu niên chính là điểm vượng của chúng tại lưu niên (nghĩa là tại chi của lưu niên (thái tuế) và xem thái tuế như lệnh tháng), chúng được viết ngắn điểm vượng của chúng tại lưu niên, số điểm này được tính như sau :
1 - Với chi của lưu niên (thái tuế) thì số điểm vượng này được tăng gấp đôi, trừ trường hợp trong tứ trụ không tồn tại hành của nó (kể cả can tàng là tạp khí) - (ví dụ 197).
2 - Với can lưu niên thì số điểm vượng này cũng được tăng gấp đôi, trừ khi nó hợp với can trong tứ trụ hóa cục (ví dụ 212).
3 - Với can đại vận thì số điểm này bằng chính điểm vượng của nó ở lưu niên, trừ khi nó hợp với can trong Tứ Trụ mà chi đại vận là Kình Dương lại hợp hóa cục Kình Dương thì điểm vượng của nó ở lưu niên được tính tương tự như của chi đại vận hay chi tiểu vận (vì trường hợp này can đại vận chịu ảnh hưởng rất nhiều bởi chi đại vận)".

Nếu sử dụng điều bổ sung này thì Bính đại vận có (10 + 2.3)1/2 đv = 5,33đv. Thân trở thành vượng (vì nó có 6,6 + 2 + 5,33 = 13,93đv) mà Kiêu Ấn đủ nên dụng thần đầu tiên phải là Thực Thương/ Kỷ ở trụ tháng. Ở đây ta phải tính thêm điểm vượng ở tuế vận. Hỏa có thêm 5,33đv của Ngọ đại vận và 2.3đv của Tuất thái tuế thành 25,26đv. Do vậy Hỏa là kỵ vượng.

Theo sơ đồ trên thì tổng điểm hạn là 6,65đv. Số điểm này mới có thể chấp nhận được.
Từ trước tới nay hầu như chưa có một cuốn sách nào hay một người nào đả động tới khái niệm “Thân có thể thay đổi“ mà chỉ thấy nói “dụng thần có thể thay đổi“, cho nên gặp các ví dụ như trường hợp này người luận thường phải “Gọt Chân Cho Vừa Giầy“. Cụ thể như bài luận trên, người luận chỉ còn bấu víu vào can chi lưu niên là Thực Thương, Ngọ đại vận và Mùi tiểu vận là Không Vong mà thôi. Nhưng Tuất thái tuế và Ngọ đại vận đã hóa Hỏa là dụng thần thì họ lại giả bộ như không nhìn thấy. Bởi vì nếu nhìn thấy thì chả nhẽ Hỏa cục này không đủ bù vào phần hao hụt do Thân bị xì hơi bởi Mậu hay sao ? Nhưng thực tế Mậu lưu niên và Kỷ trong Tứ Trụ đều ở trạng thái tĩnh (còn Tuất thái tuế đã hóa Hỏa) nên khả năng xì hơi Thân của chúng coi như là không đáng kể. Còn Không Vong thì có giá trị gì khi nó bị hợp ? Mùi ở tiểu vận là Không Vong thì phá được cái gì ở đây ngoài giá trị là có 0,13đh ?

Theo tôi Không Vong chỉ có khả năng làm mất tính chất tốt xấu của các thần sát chứ nó không thể làm mất tính chất hỷ hay kỵ của các hành được, cũng như nó chỉ có tác dụng tốt hay xấu tại trụ mà nó đóng. Không Vong cũng như các thần sát và các khái niệm khác trong Tử Bình (như can, chi, tổ hợp, hóa cục, thiên khắc địa xung, nạp âm, hình, hại ....) đều có mặt mạnh và mặt yếu của chúng. Có lúc chúng mạnh có lúc chúng thành vô dụng.... nhưng điều này hình như chưa có sách nào nói tới thì phải (mà giả dụ có nói thì người luận cũng giả bộ không nhìn thấy như trên tôi đã viết). Cho nên kể cả các sách được cho là Kinh Điển vẫn thường thấy sử dụng các Tuyệt Chiêu “Gọt Chân Cho Vừa Giầy“ để luận, chắc họ cố tình tung hỏa mù để giấu Bí Kíp chăng ?


2 - Sơ đồ tính điểm hạn năm Giáp Ngọ :
Năm Giáp Ngọ thuộc đại vận Bính Nggo, tiểu vận Giáp Tý và Quý Hợi.
1 – Nếu sử dụng điều bổ xung trên thì các năm thuộc đại vận Bính Ngọ là Giáp Ngọ, Ất Mùi, Bính Thân, Đinh Dậu và Mậu Tuất thường phải tính lại điểm vượng trong vùng tâm và Thân thường là vượng, dụng thần thường là Kỷ ở trụ tháng (một vài trường hợp ngoại lệ như ở tiểu vận Giáp Tý này có Tý xung 2 Ngọ nên bán hợp của Ngọ bị phá, vì vậy ở tiểu vận này không phải tính lại điểm vượng trong vùng tâm).
2 - .............

Theo sơ đồ trên thì tổng điểm hạn là 8,62. Nếu như không tính tới các yếu tố bên ngoài tác động vào mệnh của người này (vì chúng có thể làm cho số điểm này thay đổi) thì số điểm này là quá cao không thể chấp nhận được

Do vậy để phù hợp với thực tế của trường hợp này ta phải đưa ra giả thiết :

"280a/ - Nếu các can chi của tuế vận đều hợp với can chi trong Tứ Trụ mà các tổ hợp này có tổng cộng ít nhất 8 can-chi thì tổng điểm hạn được giảm ít nhất giữa 2 mức 5/12 và ½ (hay ½ ?) chỉ khi chi tuế vận đều hóa cục có cùng hành (vì ở đây không những chỉ có can chi lưu niên đều hợp với can chi trong Tứ Trụ báo hiệu có tin mừng mà còn thêm can chi đại vận cũng vậy nên giả thiết tổng điểm hạn được giảm có một chút hợp lý)".

Nếu sử dụng giả thiết này thì tổng điểm hạn còn 8,62(7/12 + ½).1/2 đh = 4,67đh. Số điểm này có thể là chấp nhận được nếu năm Giáp Ngọ Hạng Vũ thất trận để mất đất..., còn nếu năm Giáp Ngọ Hạng Vũ không bị thất trận thì tổng điểm hạn của giả thiết này phải được giảm 1/2 còn 8,62.1/2 đh = 4,3đh.

Tất cả các giả thiết được đưa ra trong ví dụ này đều có phần nào hợp lý cho dù là ít hay nhiều. Những giả thiết này sẽ được kiểm tra trong những ví dụ tương tự và thường thường chúng được hiệu chỉnh cho ngày càng chính xác, còn nếu thấy sai nhiều thì cần loại bỏ để tìm ra những giả thiết khác có tính thuyết phục hơn.

Phương pháp nghiên cứu này liệu có đúng với lời khuyên của nhà Noben Vật Lý Dương Chấn Ninh và nhà tỷ phú Steve Jobs ở trên hay không ?

Tác giả : VULONG
Nguồn
http://huyenkhonglyso.com/showthread.php?t=2707






 
Top