Các vị tướng được Bác Hồ phong

mimi1986

Điều hành cấp cao
Các Vị Tướng Được Bác Hồ Phong

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phong cấp tướng cho một số cán bộ quân đội. Khi sự kiện này được công bố, có một nhà báo phương tây hỏi Bác: " Vì sao một lúc phong nhiều tướng tá như vậy và việc phong cấp này tiến hành dựa theo những tiêu chuẩn nào?". Bác đã điềm tĩnh trả lời rất giản dị rằng: "Đánh thắng đại tá phong đại tá, đánh thắng thiếu tướng phong thiếu tướng, đánh thắng trung tướng phong trung tướng, đánh thắng đại tướng phong đại tướng!".
Những lần phong tướng ấy, Bác Hồ thường có những lời khuyên, lời răn sâu sắc đối với những vị tướng - phần lớn còn trẻ tuổi đời.
Trí: Phải có đầu óc sáng suốt, nhìn mọi việc để suy xét, rồi quyết định cho đúng.
Dũng: Là không được nhút nhát, phải can đảm làm những việc đáng làm, dám đánh những trận đáng đánh.
Nhân: Là phải thương yêu cấp dưới, phải đồng cam cộng khổ với họ. Đối với kẻ địch khi đã đầu hàng thì phải khoan dung.
Tín: Là phải làm cho người ta tin mình. Thí dụ: đã hứa thưởng thì phải thưởng. Tín có nghĩa là tự tin ở mình nữa, nhưng không phải là tự mãn, tự cao.
Liêm: Là chớ tham lam, chớ tham sắc. Tham sắc thì hay bị mỹ nhân kế. Chớ tham danh vọng, tham sống.
Trung: Là trung thành tuyệt đối với Tổ quốc, với nhân dân

1. Đại Tướng Võ Nguyên Giáp
vo-nguyen-giap.jpg
Đại tướng Võ Nguyên Giáp sinh ngày 25-8-1911, tại làng An Xá, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình.
Chiến dịch Thu Đông 1947, ta thắng to. Trong phiên họp Hội đồng Chính phủ ngày 19-1-1948, Bác Hồ đề nghị thành lập Bộ Tổng Tư lệnh Quân đội Quốc gia Việt Nam, phong quân hàm cho một số cán bộ quân đội và tặng thưởng Huân chương cho những người lập được chiến công.
Ngày 20-11-1948, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh số 110SL/CP phong quân hàm cho một số cán bộ lãnh đạo, chỉ huy quân đội. Đồng chí Võ Nguyên Giáp được trao quân hàm Đại tướng, khi mới 37 tuổi.


Đại tướng Võ Nguyên Giáp và vợ


Tên tuổi của Đại tướng Võ Nguyên Giáp gắn liền với một chiến thắng có ý nghĩa quốc tế của Quân đội Nhân dân Việt Nam trong trận Điện Biên Phủ - lần đầu tiên quân đội của một nước thuộc địa châu Á đánh bại trên chiến trường quân đội của một cường quốc châu Âu.
Năm 1992, Hội đồng khoa học Hoàng gia Anh vinh danh 10 nhân vật quân sự lỗi lạc nhất mọi thời đại, trong đó có hai vị tướng kiệt xuất của Việt Nam: Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn và Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Điều đặc biệt, trong số những người được vinh danh, duy nhất Đại tướng Võ Nguyên Giáp còn sống.


 
Last edited by a moderator:

mimi1986

Điều hành cấp cao
2. Đại tướng Văn Tiến Dũng



Đại tướng Văn Tiến Dũng (2-5-1917 - 17-3-2002) sinh tại xã Cổ Nhuế, huyện Từ Liêm, thành phố Hà Nội
Sắc lệnh 112/SL ngày 20-1-1948 của Bác Hồ phong Đồng chí Văn Tiến Dũng hàm Thiếu Tướng. Lúc đó Văn Tiến Dũng là Cục trưởng Cục Chính trị. Năm 1974 ông được phong quân hàm Đại Tướng.
Đại tướng Văn Tiến Dũng được giao trọng trách chỉ đạo trực tiếp nhiều chiến dịch lớn: từ chiến dịch Đường 9 Nam Lào (1971), Trị Thiên (1972), Chiến dịch giải phóng Tây Nguyên (1975), Tư lệnh Chiến dịch Hồ Chí Minh (4/1975)...
Từ tháng 11/1953 đến tháng 5/1978 tướng Văn Tiến Dũng giữ chức Tổng Tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân Việt Nam và tháng 12/1980 được cử giữ chức Bộ trưởng Quốc phòng cho tới năm 1986.

Vợ chồng Đại tướng Văn Tiến Dũng.




 

mimi1986

Điều hành cấp cao
3. Đại tướng Hoàng Văn Thái
Hoàng Văn Thái (tên thật là Hoàng Văn Xiêm) (1915-2/7/1986) tại làng An Khang, Đại Hoàng (nay là xã Tây An), huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình
Sắc lệnh 110/SL ngày 20-1-1948 của Bác Hồ phong đồng chí Hoàng Văn Thái hàm Thiếu Tướng. Lúc đó ông là Tổng tham mưu trưởng Quân đội quốc gia Việt Nam. Ông được phong Đại Tướng năm 1980.
Đại tướng Hoàng Văn Thái 71 tuổi
Một trong số những vị tướng của quân đội ta mà tên tuổi luôn gắn liền với chiến thắng Điện Biên Phủ lịch sử đó là đại tướng Hoàng Văn Thái. Trong chiến dịch Điện Biên Phủ, đồng chí Hoàng Văn Thái được Đại tướng Võ Nguyên Giáp giao trọng trách làm Tham mưu trưởng chiến dịch. Trong kháng chiến chống Pháp, Đại tướng Hoàng Văn Thái đã cùng các đồng chí khác chỉ huy lãnh đạo nhiều chiến dịch lớn như: chiến dịch Biên giới, đường số 18, Hà Nam Ninh, Hoà Bình, Tây Bắc và Điện Biên Phủ.


Hoàng Văn Thái tại chiến dịch Điện Biên Phủ (năm 1954)
 
Last edited by a moderator:

mimi1986

Điều hành cấp cao
4. Đại tướng Nguyễn Chí Thanh
Đại tướng Nguyễn Chí Thanh tên thật là Nguyễn Vịnh (Tên Nguyễn Chí Thanh là do Hồ Chủ tịch đặt cho), (1/1/1914 – 6/7/1967) tại Niêm Phò, Quảng Thọ, Quảng Điền, Thừa Thiên - Huế. Lúc danh sách các uỷ viên trung ương vừa được công bố thì mọi người cùng phát hiện ra rằng có một cái tên rất lạ: Nguyễn Chí Thanh. Rất ngạc nhiên, Nguyễn Vịnh hỏi đó là ai thì đồng chí Tống (tên gọi của Thủ tướng Phạm Văn Đồng khi đó) trả lời: Nguyễn Chí Thanh chính là tên của Vịnh. Đảng và Bác đã chọn cái tên đó để giữ được bí mật cho Vịnh và cho cách mạng sau này.


Ngày 31/8/1959, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh phong quân hàm cấp Đại Tướng cho ông. Là người thứ 2 được phong hàm Đại tướng của Quân đội nhân dân Việt Nam, sau Đại tướng Võ Nguyên Giáp
Bác Hồ và Đại tướng Nguyễn Chí Thanh (1960)
 

volam078

Điều hành cấp cao
2. Đại tướng Văn Tiến Dũng



Đại tướng Văn Tiến Dũng (2-5-1917 - 17-3-2002) sinh tại xã Cổ Nhuế, huyện Từ Liêm, thành phố Hà Nội
Sắc lệnh 112/SL ngày 20-1-1948 của Bác Hồ phong Đồng chí Văn Tiến Dũng hàm Thiếu Tướng. Lúc đó Văn Tiến Dũng là Cục trưởng Cục Chính trị. Năm 1974 ông được phong quân hàm Đại Tướng.
Đại tướng Văn Tiến Dũng được giao trọng trách chỉ đạo trực tiếp nhiều chiến dịch lớn: từ chiến dịch Đường 9 Nam Lào (1971), Trị Thiên (1972), Chiến dịch giải phóng Tây Nguyên (1975), Tư lệnh Chiến dịch Hồ Chí Minh (4/1975)...
Từ tháng 11/1953 đến tháng 5/1978 tướng Văn Tiến Dũng giữ chức Tổng Tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân Việt Nam và tháng 12/1980 được cử giữ chức Bộ trưởng Quốc phòng cho tới năm 1986.

Vợ chồng Đại tướng Văn Tiến Dũng.




..........Tướng Văn Tiến Dũng từng là thuộc cấp của tướng Võ Nguyên Giáp trong vòng một thập niên rưỡi. Văn Tiến Dũng từng là Tổng Tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân Việt Nam khi Võ Nguyên Giáp là tư lệnh tối cao Các Lực lượng Vũ trang và bí thư Quân ủy Trung ương. Có khả năng là hai người không có nhiều điểm chung với nhau. Võ Nguyên Giáp là người gốc miền Trung, xuất thân từ một gia đình quan lại, từng học đại học và làm thầy giáo tại một trường trung học (một nghề được kính trọng tại Đông Dương thời thuộc Pháp). Tướng Văn Tiến Dũng sinh ra ngay tại ngoại thành Hà Nội, xuất thân từ giai cấp nông dân, chỉ học tới lớp sáu, và từng làm công nhân bình thường trong một xưởng dệtTâm tính nóng nảy của Võ Nguyên Giáp được cả bạn bè lẫn kẻ thù của ông biết rõ, nên làm việc cho ông trong một quãng thời gian dài đến vậy hẳn không luôn luôn là một việc dễ dàng. Mặc dù chúng ta không thể biết liệu hành động mà Văn Tiến Dũng thực hiện có phải là để chủ ý thay thế Võ Nguyên Giáp và chuyển lên nắm giữ vị trí của người thủ trưởng hay không, hành động của Văn Tiến Dũng rõ ràng là bước đi đầu tiên trong việc đưa tiến trình ấy vào thực tế............
 

iHi

Moderator
..........Tướng Văn Tiến Dũng từng là thuộc cấp của tướng Võ Nguyên Giáp trong vòng một thập niên rưỡi. Văn Tiến Dũng từng là Tổng Tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân Việt Nam khi Võ Nguyên Giáp là tư lệnh tối cao Các Lực lượng Vũ trang và bí thư Quân ủy Trung ương. Có khả năng là hai người không có nhiều điểm chung với nhau. Võ Nguyên Giáp là người gốc miền Trung, xuất thân từ một gia đình quan lại, từng học đại học và làm thầy giáo tại một trường trung học (một nghề được kính trọng tại Đông Dương thời thuộc Pháp). Tướng Văn Tiến Dũng sinh ra ngay tại ngoại thành Hà Nội, xuất thân từ giai cấp nông dân, chỉ học tới lớp sáu, và từng làm công nhân bình thường trong một xưởng dệtTâm tính nóng nảy của Võ Nguyên Giáp được cả bạn bè lẫn kẻ thù của ông biết rõ, nên làm việc cho ông trong một quãng thời gian dài đến vậy hẳn không luôn luôn là một việc dễ dàng. Mặc dù chúng ta không thể biết liệu hành động mà Văn Tiến Dũng thực hiện có phải là để chủ ý thay thế Võ Nguyên Giáp và chuyển lên nắm giữ vị trí của người thủ trưởng hay không, hành động của Văn Tiến Dũng rõ ràng là bước đi đầu tiên trong việc đưa tiến trình ấy vào thực tế............
hi, anh volam ơi mấy chuyện này có vẻ thâm cung bí sử, đọc như có mùi chính trị...[-(
 

mimi1986

Điều hành cấp cao
5. Thượng Tướng Chu Văn Tấn
Bí danh: Tân Hồng (1910-1984) Ông là người dân tộc Nùng, sinh tại tổng Lâu Thượng, châu Võ Nhai, tỉnh Lạng Sơn (nay thuộc xã Phú Thượng, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên). Ông được mệnh danh là hùm xám Bắc Sơn
Bác Hồ ký sắc lệnh số 111/ SL ngày 01.01.1948 phong quân hàm Thiếu tướng Chu Văn Tấn - Khu trưởng Khu 1

Chân dung Thượng tướng Chu Văn Tấn (1909–1984)

Ông được phong quân hàm Thượng tướng năm 1959
Năm 1976, ông được bầu làm Phó chủ tịch Quốc hội của nước Việt Nam thống nhất. Chiến tranh biên giới Việt Trung nổ ra. Ủy viên Bộ chính trị Hoàng Văn Hoan chạy sang Trung Quốc còn ông bị liên lụy, không còn tham gia hoạt động chính trị

Bác Hồ và Thượng tướng Chu Văn Tấn
 
Last edited by a moderator:

mimi1986

Điều hành cấp cao
6. Trung Tướng Lê Hiến Mai
Trung tướng Lê Hiến Mai tên thật là Dương Quốc Chính(1918-1992); quê xã Trạch Mỹ Lộc, huyện Phúc Thọ, Hà Nội. Ông tham gia cách mạng từ năm 1939. Trong số các vị tướng được phong hồi đó, duy nhất có ông bị răng hô, mọi người gọi đùa là "mái hiên". Biết chuyện, Bác Hồ đã cho gọi chú "mái hiên" lên rồi đặt tên cho ông theo cách nói ngược lại của từ mái hiên là Hiến Mai. Nghe Bác nói xong, ông thích quá. Ông bảo, cái tên Bác đặt quý quá, thành ra cứ sử dụng nó cho đến cuối đời.
nguoiduatin-Ong.jpg
Bác ký sắc lệnh 112/SL phong quân hàm Thiếu tướng kể từ ngày 01 tháng 01 năm 1948 cho Lê Hiến Mai - Chính ủy Chiến khu 2.
Năm 1974, ông được phong quân hàm Trung tướng.
 

mimi1986

Điều hành cấp cao
7. Trung Tướng Nguyễn Bình
Nguyễn Bình (1906 - 1951) tên thật là Nguyễn Phương Thảo, quê ở thôn Yên Phú, xã Tịnh Tiến (nay là xã Giai Phạm), huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên.



Nguyễn Bình là Trung Tướng đầu tiên của Quân đội nhân dân Việt Nam
Ngày 25 tháng 01 năm 1948 Bác tiếp tục ký sắc lệnh số 115/SL phong quân hàm Trung tướng cho ông Nguyễn Bình - Trưởng chiến Khu 7, kiêm ủy viên quân sự Nam Bộ
Trung Tướng Nguyễn Bình được mệnh danh là Độc nhãn tướng quân. Ông đã bị các bạn tù Quốc dân Đảng đâm hỏng mắt trái. Chỉ còn một con mắt; đó là con mắt thần đã giúp ông nhìn nhận thời cuộc, sự việc và con người sáng suốt, chuẩn xác hơn rất nhiều khi ông có đủ hai con mắt
Trung tướng Nguyễn Bình đã hy sinh trên đường ra miền Bắc vào năm 1951 và mãi đến tháng 2/2000, hài cốt của ông mới được tìm thấy tại Stung Treng-Campuchia
Nhật ký trước lúc hy sinh
Tháng 6-1951, nhận được lệnh triệu tập ra Trung ương, Nguyễn Bình khởi hành từ Tân Uyên với 22 bảo vệ đi vòng qua đất bạn Campuchia để ra Bắc. Ông viết: Đi từ Sốcky đến Suối Đá, rồi từ Suối Đá đi Tà Nốt, tôi đành phải nằm trên xe bò vì bệnh ngày càng nặng. Bác sĩ ở Cao Miên nói phải tạm nghỉ trong 2 tháng nếu không muốn quỵ dọc đường. Tôi nghĩ nếu dừng hai tháng, rồi đến mùa mưa thêm 3 tháng, sau đó đi 6 tháng nữa mới ra tới trung ương thì không thể được. Một năm không hoạt động gì trong khi cuộc kháng chiến đang diễn ra ác liệt… không, tôi kiên quyết ra đi..
Ngày 25, 26, 27, anh em câu vài con cá. Không có mỡ, không có gia vị nên chỉ đem nấu canh me. Ngày 29, đêm qua tôi trằn trọc suốt đêm không ngủ được. Sáng tôi cho người đi mua sắn cũng không được. Hôm nay tôi và một số anh em khác sẽ nhịn ăn để nhường gạo cho những người ốm…
Trưa ngày 29-9-1951, Trung tướng hy sinh, quyển nhật ký kết thúc…
 
Last edited by a moderator:

mimi1986

Điều hành cấp cao
8. Thiếu tướng Nguyễn Sơn,
Thiếu tướng Nguyễn Sơn (01/10/1908 – 21/10/1956) Nguyễn Sơn tên thật là Vũ Nguyên Bác, quê tại làng Kiêu Kỵ, huyện Gia Lâm, Hà Nội



Lưỡng quốc tướng quân Nguyễn Sơn

Bác Hồ ký sắc lệnh số 111/ SL ngày 01.01.1948 phong quân hàm Thiếu tướng cho ông Nguyễn Sơn - Khu trưởng Khu 4;
Tướng Nguyễn Sơn là một vị tướng tài năng, không chỉ thể hiện trong lĩnh vực quân sự, mà còn trong các lĩnh vực chính trị, tuyên truyền, văn nghệ. Ông là một con người có phong cách riêng và độc đáo.
Tên tuổi Tướng Nguyễn Sơn gắn liền với cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, với cuộc trường chinh của quân đội Việt Nam. Ông đã cống hiến đời mình cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, đồng thời ông cũng là một chiến sĩ quốc tế xuất sắc, người xây đắp cho mối tình hữu nghị Việt - Trung.
Năm 1950, ông trở lại Trung Quốc công tác, làm Phó Cục trưởng Cục điều lệnh Tổng giám bộ huấn luyện Quân giải phóng Nhân dân Trung Quốc. Được xem là một trong 72 đại công thần Trung Quốc, ngay trong đợt phong quân hàm đầu vào ngày 27 tháng 9 năm 1955, ông được nhà nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa phong quân hàm Thiếu tướng. Ông cũng được chính phủ Trung Quốc tặng Huân chương Giải phóng hạng nhất.
Ông được mệnh danh là "Lưỡng quốc tướng quân", là người Việt Nam duy nhất được phong quân hàm tướng của hai quốc gia, và đều ngay trong đợt phong quân hàm đầu tiên.



Tướng Nguyễn Sơn cùng vợ Hằng Huân và 4 con (ảnh chụp năm 1956)​
 
Last edited by a moderator:

mimi1986

Điều hành cấp cao
9. Thiếu Tướng Hoàng Sâm
Hoàng Sâm (1915 - 1968) tên thật là Trần Văn Kỳ, sinh năm 1915 ở làng Lệ Sơn, huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình
.
Ông là Thiếu Tướng của Quân đội Nhân dân Việt Nam, và là đội trưởng đầu tiên của đội Việt Nam Tuyên Truyền Giải Phóng Quân.
Bác Hồ còn ký sắc lệnh số 111/ SL ngày 01.01.1948 phong quân hàm Thiếu tướng Hoàng Sâm - Khu trưởng Khu 2
Năm 12 tuổi ông theo Bác Hồ làm giao liên. Ông đã có 41 năm liên tục công tác và chiến đấu trong Quân đội nhân dân Việt Nam

Ông Hoàng Sâm (trái) cùng ông Văn Tiến Dũng tại chiến khu Việt Bắc, năm 1947
Năm 1947, mặt trận Tây Tiến được thành lập do Hoàng Sâm và Lê Hiến Mai trực tiếp chỉ huy. Các đơn vị vũ trang tuyên truyền Tây tiến đã vượt qua muôn vàn gian khổ, hy sinh, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.
"Tây tiến đoàn quân không mọc tóc
Quân xanh màu lá giữ oai hùm
Mắt trừng gửi mộng qua biên giới
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm
Rải rác biên cương mồ viễn xứ
Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh
Áo bào thay chiếu anh về đất
Sông Mã gầm lên khúc độc hành "
Ông hy sinh ngày 15 tháng 12 năm 1968 tại chiến trường Trị-Thiên ở tuổi 53.
 
Last edited by a moderator:

mimi1986

Điều hành cấp cao
10. Thiếu tướng Trần Tử Bình
Trần Tử Bình tên thật là Phạm Văn Phu (1907-1967), sinh năm 1907, trong một gia đình nông dân nghèo theo đạo Thiên chúa, tại xã Tiêu Động, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam

Thiếu tướng Trần Tử Bình ở Chiến khu Việt Bắc (1949)
Ngày 01.01.1948 Bác ký sắc lệnh 112/SL phong quân hàm Thiếu tướng kể từ ngày 01 tháng 01 năm 1948 cho ông Trần Tử Bình - Trưởng phòng Kiểm tra cán bộ
Ông là người lãnh đạo phong trào công nhân cao su Phú Riềng 1930, trực tiếp tham gia chỉ huy cuộc khởi nghĩa Hà Nội tháng 8 năm 1945
Ngày 11 tháng 3 năm 1945, lợi dụng tình hình phát-xít Nhật hất cẳng Pháp ra khỏi Đông Dương, việc quản lý nhà tù Hỏa Lò bị lơi lỏng, Trần Tử Bình cùng một số tù chính trị cộng sản khác đã tổ chức cuộc vượt ngục nổi tiếng trong lịch sử theo đường cống ngầm giải thoát cho gần 100 tù chính trị. Ông làm nhiệm vụ công tố viên trong việc Tòa án quân sự tối cao xét xử vụ án Trần Dụ Châu tham nhũng mùa hè năm 1950. Được nhiều đồng nghiệp và cấp trên đánh giá cao về sự khôn ngoan, khéo léo, mềm dẻo, đại sứ Trần Tử Bình đã góp phần giải quyết mâu thuẫn Trung-Việt trong "vấn đề Liên Xô" và vận động được Trung Quốc tiếp tục ủng hộ và giúp đỡ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, không để quan hệ Việt - Xô ảnh hưởng đến quan hệ Việt - Trung.

Thiếu Tướng Trần Tử Bình (1959)
(còn nữa)
 
Last edited by a moderator:

mimi1986

Điều hành cấp cao
11. Thiếu Tướng Trần Đại Nghĩa
Thiếu tướng, Giáo sư, Viện sĩ Trần Đại Nghĩa (1913-1997) tên thật là Phạm Quang Lễ, sinh ra trong gia đình nhà giáo nghèo tại xã Chánh Hiệp, huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long
Ông là một kỹ sư quân sự, một nhà khoa học lớn cha đẻ ngành Công nghiệp Quốc Phòng Việt nam




Bác ký sắc lệnh số 117/SL phong quân hàm Thiếu tướng cho ông Trần Đại Nghĩa - Cục trưởng cục Quân giới
Năm 1935, ông đi du học Pháp và tốt nghiệp kỹ sư và cử nhân toán học tại các trường: Đại Học Bách Khoa Paris, Đại học Mỏ, Đại học Điện, Đại học Sorbonne, Đại học Cầu đường Paris. Sau đó ông ở lại Pháp làm việc tại Viện nghiên cứu máy bay. Năm 1942, ông sang Đức làm việc trong xưởng chế tạo máy bay và Viện nghiên cứu vũ khí.
Tháng 5 năm 1946, Bác Hồ qua Pháp thương thuyết với Bộ trưởng Thuộc địa Marius Moutet. Ông theo Hồ Chí Minh về nước, tham gia tổ chức, chế tạo vũ khí cho quân đội tại núi rừng Việt Bắc. Ngày 5 tháng 12 năm đó, Hồ Chí Minh đặt tên mới cho ông là Trần Đại Nghĩa và trực tiếp giao cho ông làm Cục trưởng Cục Quân Giới (nay là Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng Việt Nam) kiêm Giám đốc Nhà nghiên cứu Quân giới (nay là Viện Khoa học và Công nghệ Quân sự), Bộ Tổng tư lệnh Quân đội.
Năm1966, ông được bầu làm Viện sỹ nước ngoài của Viện Hàn lâm Khoa học Liên Xô

 
Last edited by a moderator:

mimi1986

Điều hành cấp cao
12. Thiếu Tướng Lê Thiết Hùng
Thiếu tướng Lê Thiết Hùng (1906-1986) (tên thật là Lê Văn Nghiệm, ngoài ra ông còn có tên khác là Lê Quốc Vọng, Lê Như Vọng, Lê Trị Hoàn), sinh trong một gia đình nông dân ở làng Đông Thôn, xã Thông Lạng, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An

Sau 2/9/1945, đất nước ta gặp bao khó khăn, cả trong lẫn ngoài. Vừa qua nạn đói khủng khiếp đầu năm Ất Dậu lại bị quân Anh Ấn, Tàu Tưởng tràn vào. Để giải giáp quân Tàu Tưởng, loại bớt giặc ngoài, Bộ trưởng Nội vụ Huỳnh Thúc Kháng đã kí phong Lê Thiết Hùng là thiếu tướng Tổng chỉ huy Tiếp phòng quân trong sắc lệnh số 185 ngày 24/9/1946. Nên Lê Thiết Hùng chính là thiếu tướng đầu tiên của QĐNDVN.
Ngày 07 tháng 07 năm 1948 Bác ký sắc lệnh 203/SL phong quân hàm Thiếu tướng cho Lê Thiết Hùng để "hợp lý hóa" sắc lệnh đã ký trước đó
Thiếu tướng Lê Thiết Hùng và nhà cách mạng Lê Hồng Phong là cùng một họ, theo vai vế thì ông phải gọi nhà cách mạng Lên Hồng Phong bằng chú. Ảnh của hai ông được đặt trang trọng trong nhà thờ họ Lê tại quê hương

Ban giám hiệu trường Lục quân VN tại Côn Minh, Trung Quốc (1952). Từ trái qua: Hiệu trưởng Lê Thiết Hùng, Chính uỷ Trần Tử Bình, ông Trương - cố vấn quân sự Trung Quốc.
 

mimi1986

Điều hành cấp cao
13. Thiếu tướng Phùng Chí Kiên
Phùng Chí Kiên, tên khai sinh là Nguyễn Vĩ (1901 - 1941) sinh tại làng Mỹ Quan, tổng Vạn Phần (nay là xã Diễn Yên - Diễn Châu - Nghệ An)
Ngày 23 tháng 9 năm 1947 Bác cũng đã ký sắc lệnh số 89/SL truy phong hàm tướng cho ông Phùng Chí Kiên, một cán bộ quân đội đã hy sinh trong khi làm nhiệm vụ.



Ngày 21 tháng 8 năm 1941, đơn vị bị phục kích và bị bao vây tại xã Bằng Đức trên đường đi Cao Bằng. Mặc dù bị thương nặng, Phùng Chí Kiên vẫn bắn chặn quân đối phương để đồng đội thoát khỏi vòng vây. Bắn hết viên đạn cuối cùng, ông bị đối phương bắt.
Ngày 22 tháng 8 năm 1941, đối phương chặt đầu ông rồi đem cắm ở đầu cầu Ngân Sơn để hòng uy hiếp tinh thần cán bộ, nhân dân địa phương. Phùng Chí Kiên đã chiến đấu rất kiên cường và hy sinh một cách oanh liệt. Bác Hồ đã khóc khi nhận được tin này.
Tướng Phùng Chí Kiên không những là nhà lãnh đạo quân sự đầu tiên của Đảng mà còn là người có công xây dựng, phát triển nền quân sự cách mạng Việt Nam cũng như đào tạo đội ngũ cán bộ quân sự lớp đầu tiên của Cách mạng Việt Nam. Là một nhà chính trị đồng thời là nhà quân sự được đào tạo bài bản tại Trung Quốc và Liên Xô, ông được phát hiện và dìu dắt bởi Bác Hồ và là học trò thế hệ đầu tiên của Người.

 

mimi1986

Điều hành cấp cao
Theo cuốn "Hồ Chí Minh - Biên niên sử, tập 4" thì ngay từ những năm 1947 - 1948, khi cuộc kháng chiến chống Pháp đang ở vào giai đoạn ác liệt và cam go, trên cương vị Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Bác Hồ đã ký những sắc lệnh phong quân hàm cấp tướng đầu tiên cho 13 vị tướng.
Đó là sắc lệnh 110/SL phong quân hàm Đại tướng cho ông Võ Nguyên Giáp - Tổng chỉ huy Quân đội Quốc gia và Dân quân Tự vệ kể từ ngày 20 tháng 01 năm 1948. Trước đó Bác đã ký sắc lệnh 107/ SL bổ nhiệm Thiếu tướng Lê Thiết Hùng làm Tổng thanh tra Quân đội. Cả hai sắc lệnh trên đều được Bác Hồ ký ngày 20 tháng 01 năm 1948.
Cũng trong ngày này Bác Hồ còn ký sắc lệnh số 111/ SL phong hàm tướng cho một loạt các tướng lĩnh khác. Theo đó thì kể từ ngày 01.01.1948 phong quân hàm Thiếu tướng cho các ông Hoàng Văn Thái - Tổng Tham mưu trưởng Quân đội Quốc gia Việt Nam; Nguyễn Sơn - Khu trưởng Khu 4; Hoàng Sâm - Khu trưởng Khu 2; Chu Văn Tấn - Khu trưởng Khu 1. Cũng trong ngày 01.01.1948 Bác còn ký sắc lệnh 112/SL phong quân hàm Thiếu tướng kể từ ngày 01 tháng 01 năm 1948 cho các ông Trần Tử Bình - Trưởng phòng Kiểm tra cán bộ; Văn Tiến Dũng - Cục Chính trị; Lê Hiến Mai - Chính ủy Chiến khu 2.
Ngày 25 tháng 01 năm 1948 Bác tiếp tục ký sắc lệnh số 115/SL phong quân hàm Trung tướng cho ông Nguyễn Bình - Trưởng chiến Khu 7, kiêm ủy viên quân sự Nam Bộ. Sắc lệnh số 117/SL phong quân hàm Thiếu tướng cho ông Trần Đại Nghĩa - Cục trưởng cục Quân giới. Ngày 07 tháng 07 năm 1948 Bác ký sắc lệnh 203/SL phong quân hàm Thiếu tướng cho ông Lê Thiết Hùng để "hợp lý hóa" sắc lệnh 107/SL Bác đã ký trước đó. Trước đó, vào ngày 23 tháng 9 năm 1947 Bác cũng đã ký sắc lệnh số 89/SL truy phong hàm tướng cho ông Phùng Chí Kiên, một cán bộ quân đội đã hy sinh trong khi làm nhiệm vụ.
Đó là những sắc lệnh phong hàm cấp tướng đầu tiên của quân đội ta. Trong một buổi lễ phong hàm cấp tướng cho một số cán bộ quân đội, Bác Hồ đã nói: " Các cụ ta qua bao thế hệ chiến đấu cho độc lập mà không thành, nhắm mắt mà chưa thấy được dân tự do. Chúng ta may mắn hơn nhưng còn phải bao nhiêu hy sinh, cố gắng. Hôm nay việc phong hàm cho chú Giáp và các chú khác cũng là kết quả của bao nhiêu hy sinh, chiến đấu của đồng bào, đồng chí. Chúng ta phải cố gắng, phải quyết dành cho được độc lập tự do cho thỏa lòng những người đã mất...".
 
Top