Địa Lý mạn đàm

volam078

Điều hành cấp cao
(Trích bài viết của Thầy Tuetvnb)

Kính thưa chư vị!


Vì muốn làm sáng thêm một chút cái lý lẽ của thuật Địa Lý nên tôi mở topic này. Mục đích cũng chỉ là để đàm luận xa gần về học thuật mà thôi. Xưa nay người ta thường nói : Làm Địa lý vốn bạc, “Phúc chủ” thì có thể, nhưng chắc chẳng có “Lộc Thầy”, mà đôi khi còn hao tổn cả cái Âm Đức của người làm Địa Lý. Biết vậy, nhưng cũng vì cái “nghiệp” mà không thể đừng. Cho nên mới mở ra mục này để mọi người cùng thảo luận cho hiểu được phần nào cái ý của Huyền học.


Cũng vì lý do trên, cho nên cũng xin có lời trước với mọi người: Ai có hứng thú tìm hiểu, thảo luận, góp ý trên cơ sở Học Thuật thì tham gia, nếu có ý khác không có tư tưởng đàm đạo nghiêm túc thì xin đừng để tâm, Tuetvnb tôi xin cám ơn.
 

volam078

Điều hành cấp cao
TÓM LƯỢC

Địa lý Âm trạch thường có mấy phần :

1.Định Loan Đầu :

-Việc định Loan đầu tức là việc xem xét hình thể để tìm ra cho được HUYỆT KẾT. Để tìm cho được Chân Huyệt, Chân Long thì cần thiết phải xem xét từ gốc tới ngọn, người ta gọi là TẦM LONG TRÓC MẠCH, tức là phải tìm từ nơi khởi phát của long mạch đến cái chỗ tận cùng của nó là nơi LONG ĐÌNH-KHÍ CHỈ (mạch dừng lại, Khí tụ lại để kết huyệt). Việc xem xét một cách tổng thể như vậy nhằm mục đích biết được Hình Tích, Cát Hung, Hư Thực, Cường Nhược…của một Cuộc Đất. Và có như vậy mới có thể xác định được chân long, huyệt đích. Loan Đầu là THỂ, là cái vốn có của núi sông, của trời đất sinh ra. Nơi khởi tổ của mạch gọi là Tổ Sơn, Tổ Sơn là nơi phát tích của mạch, từ đó khí mạch đổ xuống, tạo nên các Thế, Cục khác nhau. Mạch từ Tổ Sơn chuyển xuống xa gần, dài ngắn khác nhau đến vị trí thuận lợi thì dừng lại gọi là KẾT HUYỆT (nôm na thường gọi là Long Làm Tổ). tại vì trí này khí mạch tụ lại, việc định Loan đầu không có gì khác ngoài ý tìm ra vị trí này. Nếu không có việc Tầm Long-tróc mạch, chỉ nhìn vị trí tại một khu đất thì dễ bị nhầm lẫn.

-Tại vị trí Huyệt kết, phải có đầy đủ các chứng tá cần thiết để khẳng định. Thông thường một cuộc đất phải có các thành phần : Thanh Long, Bạch Hổ, Minh Đường, Án, Sa v.v.. Địa lý gia phải căn cứ vào các Chứng tá này để xác định được vị trí Huyệt. Các chứng tá này hợp lại làm thành các Cách Cục khác nhau, thiên hình vạn trạng, có Xấu có Tốt, có Cát có Hung…

2.Luận Lý Khí :

-Luận lý khí là DỤNG, từ kết quả của Loan đầu sau khi đã khẳng định được đấy là Huyệt Kết. Thì tiếp theo phải xem xét, nghiên cứu để vận dụng cái Lý của Địa Lý vào mà định ra Cát Hung. Cơ sở của Lý Khí cũng chỉ là dựa trên các nguyên lý của Âm Dương, Ngũ hành, Trường sinh v.v.. mà ra. Luận về Lý khí bao gồm việc luận về Sơn-Thủy, Long-Hổ, Huyền-Vũ, Chu-Tước, Quan-Quỷ, Sơn-Sa, Thác-Lạc v.v.. tức là vận dụng cái lý thuyết của Âm Dương, Ngũ hành để xác định xấu tốt đối với các thành phần của Huyệt Kết. Sách nói rằng : Địa Lý đa đoan, Lý quy nhất yếu…nghĩa là Địa Lý thì nhiều mối, nhưng cái lý của nó thì chỉ có một. Cái Lý đó không ngoài việc “thu minh sinh – phóng ám tử”, tức là làm sao phải thu được cái tốt mà bỏ đi cái xấu của Khí Mạch. Thu được Vượng - Tướng, mà bỏ đi Cô – Hư - Không vong. Kết quả của việc luận Lý Khí này là lập được Tọa-Hướng sao cho tốt nhất, sao cho đúng với cái ý của Địa lý gia. Các động tác trong giai đoạn này là Phân Kim, Điểm Huyệt, Tiêu Sa, nạp thủy, án định Long mạch, lập Hướng v.v...

3.Táng Cốt Pháp :

-Táng cốt Pháp là phép thực thi động tác đặt hài cốt vong nhân vào huyệt mộ. Mục đích là phải làm sao cho thu được khí mạch tốt nhất, thu được SINH, tránh được SÁT, ví dụ : Huyệt đào sâu vừa phải, tránh cho khí mạch trực nhập đấu đầu, tránh Đấu Sát. Việc táng cốt pháp thường là bao gồm : Định thời, khu thần tróc quỷ, khai huyệt, nhập quan, táng cốt, an thần, cố vị…

Trong phần sau đây, tôi chỉ xin nêu về một mục luận LONG-HỔ, còn các vần đề khác thì xin chờ đợi các Cao nhân bốn phương chỉ giáo, xin chân thành cám ơn.
 

volam078

Điều hành cấp cao
HỒNG PHẠM PHÚ:


1.Tả long quý kỳ trường bão, hữu Hổ quý kỳ tôn phục.
Bên trái là long, quý ở chỗ dài và ôm lấy huyệt, bên phải là Hổ, quý ở chỗ tôn phục
2.Tả hữu yếu đắc vệ huyệt dã.
Trái Phải quan trọng nhất là phải trợ giúp, bảo vệ cho Huyệt
3.Long thân thượng sinh phong như Nam nhân đắc quý, như liên bút lập nhất cử đăng khoa.
Trên thân Long mà có nhiều đỉnh thì con trai được quý hiển, nếu như hình cây bút nối tiếp nhau thì thi cử một lần đỗ đạt thành danh.
4.Hổ thân thượng sinh phong như kỳ, như cổ, võ tướng trọng quyền.
Trên thân Hổ mà có các đỉnh núi hình như cờ, như trống thì con cháu phát võ tướng, quyền cao
5.Như bão ấn tại Tỵ vi xích xà nhiễu ấn, chủ thượng thư, tả hữu thị lang.
Long hổ như ôm Ấn tại Tỵ cung thì là cách Xích Xà Nhiễu Ân (Phương Tỵ - Xích Xà – Rắn đỏ quấn quả ấn), có thể phát tới Thượng thư, tả hữu thị lang.
6.Nội dưỡng viên phong, đa dưỡng văn nhân chi tử
Trong lòng của long hổ ôm ấp mà có đính núi thì sẽ dưỡng được nhiều văn nhân
7.Long thùy đầu, sinh Nam vượng
Long mà tròn đầu đầy đặn, ắt sinh con trai hưng vượng
8.Long phản tha nhi phi khứ, nam tử ly hương
Long quay lưng lại huyệt, mặt quay ra ngoài thì ắt con trai sẽ lý hương
9.Long phản như đường khuynh, thoái quan lạc chức
Long quay lưng lại, Minh đường nghiêng thì sẽ thoái quan, mất chức.
10.Phản tha nhi huyệt bạc, tử tôn nan kế, Phản tha nhi thủy tán nữ bại nam tà
Long hổ phản lại mà huyệt lại bạc nữa thì con cháu khó kế nghiệp được, phản mà thủy không tụ nữa thì con gái sẽ bại, con trai sẽ tà.
11.Phản ư Thìn Tuất Sửu Mùi chi vị, gian ngụy tiếm nịnh
Nếu long hổ phản tại cung Thìn Tuất Sửu Mùi thì ắt sinh ra gian thân tiếm vị (đoạt ngôi)
12.Hổ thượng khởi tinh phong bán nguyệt hưởng cung phi. Độc đơn quý tế lâm đình
Trên hổ mà mọc ra đỉnh hình bán nguyệt thì ắt con gái sẽ làm cung phi, nếu chỉ đơn độc thì cũng có quý tế (con rể) đến nhà.
13.Liên châu tiểu tiểu hậu phi ngan đầu, tha nga, mục thanh manh cô quả.
Nếu Hổ mà có Liên châu cách, tức là có các đỉnh như chuỗi ngọc thì con gái có thể trở thành hậu phi, nếu nham nhở, lởm chởm thì sẽ có tật ở mắt hay cô quả.
14.Phản ư Dậu, Tốn, nữ bất nghi gia.
Hổ phản tại Dậu, Tốn cung thì con gái không thành gia.
15.Phản ư Cấn Cung, Nam tử du đãng
Long phản tại Cấn cùn thì con trai du đãng.
16.Cố viết : Địa lý tiên quan Long Hổ chi pháp dã
Cho nên mới nói rằng : Địa lý trước hết phải xem Long Hổ vậy.
 

Tuấn Anh

Thành viên tâm huyết
Chân Núi Xem Thủy Khẩu , Lên Huyệt Ngắm Minh Đường


Thủy Khẩu , tức là cửa nước lưu thông mà mắt nhìn có thể quan sát được . Thủy trong Phong Thủy Học coi là mạch máu của Long , Long không có thủy đưa đi , thì không thể biết chỗ nào Long đến , Huyệt không có thủy dừng lại , tất chẳng biết Long dừng ở đâu . Thủy Khẩu chính là nơi Long Thủy giao hội .
Âm Dương là bản thể của vạn vật trên thế giới . Phong Thủy nhận rằng Long thuộc Dương, Thủy thuộc Âm, Âm Dương giao cấu tất có sinh khí lưu hành. Âm dương mạch lộ , tất cô dương bất trưởng , độc âm bất sinh . Cát Hung Họa Phúc của Phong Thủy quy cho cùng thì cũng chỉ ở chỗ Âm Dương Long Thủy có hay không xung hòa. Cũng giống như động vật giao phối sinh nở, Âm Dương giao cấu cũng hoài thai kết huyệt, Âm Dương không tương kiến hỏi lấy gì mà kết huyệt.
Khí hợp nơi hình, Âm Dương hai khí con người không dễ dùng ngũ quan để cảm nhận , chỉ có thể theo tình huống, hình thể cụ thể để quán sát nhận biết . Cẩn thận quan sát hình trạng Thủy Khẩu, trạng huống của Tỏa Quan cùng tìm dấu vết Long theo phương nào , tìm đến chính xác hào tuyến Long Thủy Âm Dương giao cấu . Theo đó xem xét kết luận Long có phải Chân Long , Long có dừng laijmaf kết không, có huyệt hay không có huyệt , là Chân Huyệt hay giả Huyệt , là đại địa hay tiểu địa . Như vậy có thể nói Thủy Khẩu quan hệ vô cùng đến sự nhận Long Chân giả , đẳng cấp của huyệt cao thấp thế nào .
Kinh nói : “Thủy Thị Sơn Gia Huyết Mạch Tinh”. Thủy là sự hóa sinh của Long Khí , Long từ Tổ Sơn mà đi cũng là nơi đầu nguồn của dòng thủy . Trong quá trình Long đi, thủy trước sau đều bên cạnh làm bạn , hoặc gần hoặc xa , hoặc gặp hoặc chia. Đến lúc Long kết tạo thành huyệt, thì thủy uốn lượn ôm vòng hoặc tụ dừng trước huyệt, đường chảy vương vấn như có tình. Thủy Khẩu đóng kín không đẹp hoặc vị trí không đăng đối , thế nước tất vô tình mà đi, đất đó làm gì có huyệt mà điểm, có đi chăng nữa cũng chỉ là hoa giả lừa mắt thời sư . Cho nên người đến núi xem đất , đầu tiên tất trọng Thủy Khẩu .
“Minh Đường” nguyên để chỉ ngày xửa khi các Hoàng Đế ngồi tựa Bắc hướng Nam nghe việc triều chính , trăm quan triều bái cửa cung điện . Thuật Phong Thủy lấy không gian mặt bằng trước Huyệt làm Minh Đường . Phần ngay trước mộ tụ nước là Nội Minh Đường , cũng gọi là “Nội Dương” ; trong khoảng Long Hổ Án sơn là Trung Minh Đường cũng gọi là “Trung Dương” ; Ngoài Án Sơn đến triều sơn là Đại Minh Đường , cũng gọi là “Ngoại Dương” . Long từ ngàn dặm đến kết huyệt, định thế dừng hình, trước mặt chúng sơn triều lễ, chúng thủy hội tụ, giống như quần thần nghe lệnh, trăm quan kính lễ, vạn quốc triều cống, đó chính là biểu trưng của Chân Long kết huyệt . Nguyên vì Minh Đường có hay không , lớn hay nhỏ , hơn hay kém sẽ đoán được Huyệt Chân hay Giả , hơn kém chính là tiêu chí trọng yếu . Bởi thế cho nên leo lên cao xem Huyệt trước cần xem minh đường , để biết được có Huyệt hay không .
Chúng sơn vây bọc Chân Long đến ; Chúng thủy tụ xứ là Minh Đường . Phong Thủy Dương Công nhấn mạnh trong thừa sinh khí , ngoài nối Minh Đường , nội khí là sự thừa tiếp tích tụ của ngoại khí , bởi thế một vòng Minh Đường tốt xấu , hơn kém với Phong Thủy của huyệt trường liên quan chặt chẽ . Tóm lại Minh Đường tốt nhất nên Bằng Phẳng , Thong Thả , Khai Mở , Sáng Đẹp , Vuông Tròn Nhuần Nhị ; Kỵ nhất là nghiêng đổ , bế tắc hoặc quá ư rộng rãi .
Thủy Khẩu , Minh Đường là yếu tố đầu tiên và cơ bản của điểm huyệt , hai điều nếu hợp pháp độ thì là Huyệt Chân , nếu sai pháp độ thì là Phi Địa .

Thế Anh Dịch.
 

trahong

Ban chủ nhiệm CLB
( Xưa nay người ta thường nói : Làm Địa lý vốn bạc, “Phúc chủ” thì có thể, nhưng chắc chẳng có “Lộc Thầy”, mà đôi khi còn hao tổn cả cái Âm Đức của người làm Địa Lý. Biết vậy, nhưng cũng vì cái “nghiệp” mà không thể đừng)
Có một cách làm tăng vốn Âm đức của người thầy địa lý mà còn tăng gấp hai. Đã được Tài thí lại được cả Pháp thí. Ai muốn nào?
 
Top