Tổng hợp bài viết về tử vi của thầy tuetvnb

memphisto79

Điều hành cấp cao
1. SAO THIÊN TƯỚNG:

Thiên tướng phụ luận:
Sao Thiên Tướng thuộc Nam đẩu tinh hệ, an cách Thiên Phủ 5 cung theo chiều thuận. Thiên tướng là sao hành thủy, chuyên trông coi việc binh nhung, phò trợ cho Đế tinh. Trong nhóm Tử Phủ Vũ Tướng thì Thiên tướng đóng vai trò là Tá Tinh (sao trợ giúp). Hóa khí sao này là Ấn tinh, chuyên về quyền chức, quan lộc, ngoài ra nếu hội cung Thiên Phủ thì còn mang thêm ý nghĩa về Tài tinh. Về tính chất, Thiên Tướng là Quyền lệnh, Uy dũng, Phú quý, Thanh sắc, Tài phú.
Con người Thiên Tướng điềm tĩnh, “Kiến nhân nan, hữu trắc ẩn chi tâm; Kiến nhân ác, bão bất bình chi khí” (thấy người khó thì động lòng trắc ẩn, thấy người ác thì nổi sự bất bình). Khí chất thanh cao, con người quảng bác, ưa thanh sắc bề ngoài. Nếu gặp Đào Hồng – Nữ nhân thì nhan sắc sáng ngời, Nam nhân thì dung nhan tú mỹ. Nhưng nếu hội cùng bọn dâm tinh, Cái Đào Riêu Khúc Mộc, ắt dâm phong thuần tược, ăn chơi sa đọa một đời.
Thiên Tướng hợp với các bộ sao tá tinh cấp dưới như Tả Hữu, Tướng Ấn, Phụ Cáo. Cực tốt nếu hội được văn tinh và quý tinh như Xương Khúc, Khôi Việt, Khoa Quyền Lộc. Nhưng nếu hội văn tinh mà thiếu quyền tinh thì dễ sa đà. Thiên Tướng muốn thành nghiệp hơn đời phải cần có Tả Hữu, Binh Hình Tướng Ấn, Tứ Linh hội hợp, thì công danh phú quý không thể nói hết.
Thiên Tướng là Quyền Lệnh tinh nên nó có khả năng khắc chế, giải trừ được các sao hung sát tinh như Không Kiếp Kình Đà, nhưng khí đó Thiên tướng sẽ bị hao tổn nguyên thần mà ảnh hưởng đến số mệnh, cuộc đời thêm nhọc nhằn, bôn ba. Nếu hung sát tinh quá nhiều, hội đủ bộ thì “mãnh hổ nan địch quần hổ”, sẽ gây nguy hiểm cho Thiên tướng, không nhưng mất hết tốt đẹp mà còn gây nhiều tai họa.
Vì Thiên tướng là Tá Tinh, cho nên nó phò trợ rất tốt cho Đế tinh, khi đóng tại Thìn Tuất, Thiên Tướng hộ giá cho Tử Vi, tăng thêm quyền lực. Nhưng vì lúc này Tử vi đã xa rời chính cung nên thiên về bôn ba, ly hương thoái tổ.
Khi Thiên tướng là Tài tinh, hội cùng Thiên Phủ thì Thiên Tướng sẽ hóa tài tinh do ảnh hưởng từ Tài khí của thiên Phủ mà làm nên phú quý. “Thiên Phủ, Thiên Tướng, nãi vi y lộc chi thần” (Thiên Phủ, Thiên Tướng hội vào mệnh là cách Phủ Tướng triều viên nên trở thành Thần của Y Lộc).

Về Thiên Tướng, Tử Vi Đẩu số toàn thư có viết :

“….Thiên tướng chúc thủy, nam đấu đệ ngũ tinh dã. Vi ti tước chi túc, vi phúc thiện, hóa khí viết ấn, thị vi quan lộc văn tinh, tá đế chi vị. Nhược nhân mệnh phùng chi, ngôn ngữ thành thật, sự bất hư ngụy. Kiến nhân nan, hữu trắc ẩn chi tâm; Kiến nhân ác, bão bất bình chi khí. Quan lộc đắc chi tắc hiển vinh, đế tọa hợp chi tắc tranh quyền. Tá Nhật Nguyệt chi quang, kiêm hóa liêm trinh chi ác. Thân Mệnh đắc chi nhi vinh diệu; Tử tức đắc chi nhi tự tục xương, thập nhị cung trung giai vi tường phúc, bất tùy ác nhi biến chí, bất nhân sát nhi cải di. Hạn bộ phùng chi, phú bất khả lượng. Thử tinh nhược lâm sinh vượng chi hương, tuy bất phùng đế tọa, nhược đắc Tả Hữu, tắc chức chưởng uy quyền. Hoặc cư nhàn nhược chi địa, dã tác cát lợi, nhị hạn phùng chi chủ phú quý…”
Tạm dịch: Thiên Tướng thuộc thủy, là ngôi thứ 5 của Nam Đẩu hệ, là nơi coi sóc việc chức tước, là phúc thiện tinh, hóa khí là Ấn Tinh – là quan lộc văn tinh, phò tá cho Đế tinh. Nếu nhân Mệnh gặp được thì là người ngôn ngữ thành thật, không dối trá. Thấy người khó thì động lòng trắc ẩn, thấy người ác thì nổi sự bất bình. Quan lộc cung mà được thì dễ hiển vinh, đứng cùng Đế tinh dễ tranh đoạt quyền hành. Giúp cho Nhật Nguyệt thêm sáng, gặp Liêm Trình thì thành ác. Nhập vào Thân Mệnh thì vinh hoa. Nhập vào Tử tức thì con cái tốt đẹp, 12 cung đều tốt cả. Không theo ác mà đổi chí, không sợ ác mà thay dạ. Hạn mà gặp thì phú quý không đo hết được. Sao này nếu vào đất Sinh Vượng, tuy chẳng gặp Đế tọa mà được gặp Tả Hữu thì vẫn có uy quyền chấp chưởng. Hoặc nếu cư vào nhàn địa, vẫn được tốt đẹp. Nhị hạn mà gặp chủ về phú quý.

Hi Di tổ sư viết về Thiên Tướng:

“….Thiên tướng Nam đấu ti tước chi tinh, hóa khí vi ấn. Chủ nhân y thực phong túc, xương khúc tả hữu tương hội, vị chí công khanh. Hãm địa tham liêm vũ phá dương đà sát thấu, xảo nghệ an thân. Hỏa linh trùng phá tàn tật, nữ nhân chủ thông minh đoan trang, chí quá trượng phu. Tam phương cát củng phong tặng luận, nhược xương khúc trùng phá thị thiếp, tại tăng đạo chủ thanh cao….”
Tạm dịch : Thiên tướng là Nam đẩu tinh coi việc quyền chức, hóa khí là ấn tinh, chủ về ăn mặc phong túc (đầy đủ), hội cùng Xương Khúc Tả Hữu, là số công khanh. Hãm địa mà gặp Tham Liêm Vũ Phá Dương Đà sát tinh thì nhờ xảo nghệ (nghề khéo) mà được yên thân. Ngộ Hỏa Linh cung xâm phá thì dễ tàn tật. Nữ nhân có Tướng chủ thông minh, đoan trang, có chí khí như nam nhi. Ba phương mà có cát tinh củng chiếu dễ được phong tặng. Nếu bị Xương Khúc trùng phá thì dễ làm phận tỳ thiếp. Nếu là tăng đạo đi tu thì chủ về thanh cao…”

Bài ca về Thiên Tướng trong Đẩu số toàn thư như sau :

Thiên tương nguyên chúc thủy,
Hóa ấn chủ quan lộc,
Thân mệnh nhị cung phùng,
Định chủ đa tài phúc,
Hình thể hựu phì mãn,
Ngữ ngôn bất khinh độc,
Xuất sĩ chủ phi đằng,
Cư gia chủ tài cốc,
Nhị hạn nhược phùng chi,
Bách sự khán sung túc.

Tạm dịch :

Thiên tướng nguyên thuộc thủy, Hóa Ấn tinh, chủ về Quan lộc Thân mệnh hai cung mà gặp thì nhiều tài nhiều phúc, hình thể to lớn mập mạp, ngôn ngữ cẩn trọng không khinh độc, nếu đi vào quan trường dễ thành công lớn, nếu ở nhà thì cũng chủ tài cốc, nhiều lúa nhiều tiền, Đại tiểu hạn mà gặp, mọi sự đều tốt đẹp, sung túc.
Còn trường hợp Thiên Tướng gặp Tuần Triệt thì sao? Trong cổ thư không thấy nói đến trường hợp Tướng ngộ Tuần Triệt. Nhưng lấy hình tượng mà suy thì khi gặp Tuần Triệt, là đất không vong, Thiên tướng không còn đất dụng võ, trở nên khốn quẫn, bí bách. Cuộc đời đương số khó thành đạt, công danh tài lộc đều bị ảnh hưởng. Nếu lại bị gặp bọn Hung Sát tinh hội hợp thì chẳng khác nào tướng bị vây khốn, không những vất vả bôn ba lao toái, mà còn gây tai họa khôn lường. Tượng của thiên tướng là Đầu, Mặt, cho nên dễ mang thương tích. Gặp trường hợp này, binh gia tối kỵ - dễ bỏ thân nơi trận mạc. Nhưng cần xem xét kỹ, nếu chỉ lạc Không vong mà không bị Sát tinh xâm phá thì cũng không đến nỗi nào, cuộc đời tiên trở hậu thành, nghèo trước sướng sau, trường hợp này rất cần tránh xa dâm tinh.
Luận về Thiên Tướng ngộ Tuần-Triệt, các sách Tử vi mới đều nói là “tướng cụt đầu” hay “ấn tín bị sứt mẻ” – mất hết uy quyền, lại dễ bị mắc tai nạn khủng khiếp, tàn tật, đầu-mặt mang thương tích… Nhưng thực tế chiêm nghiệm cho thấy điều này chưa hoàn toàn đúng. Ngộ Tuần Triệt nhưng cần phải xem xét 3 phương xem tốt xấu nặng nhẹ thế nào, các sao cứu giải ra sao, nhất là bộ Tử Vi - Vũ Phủ - Tả hữu, nếu sáng sủa tốt đẹp thì cũng chẳng đáng lo ngại, cuộc đời vẫn phong túc như thường. Trong nhóm các Cát tinh, thì Thiên Tướng là sao rất tốt, vừa uy dũng, vừa tài phú. Con người – Số mệnh đều tốt, chế hung giải nguy, cho nên cũng không mấy khi “đầu mình phân hai” như một số nhận định.
 

memphisto79

Điều hành cấp cao
2. SAO THẤT SÁT:

Bàn chút về Thất sát :
Có 2 thế đứng (cách) liên quan đến Thất Sát,
- Thất Sát triều Đẩu
- Thất Sát ngưỡng Đẩu

Như thế nào là Thất Sát triều đẩu? như thế nào là Thất Sát ngưỡng Đẩu?
Hai câu trên đều nói về Thất Sát, còn có tên khác là :
- Phủ Sát triều Đẩu
- Phủ Sát ngưỡng Đẩu

Vì Thất Sát luôn đối cung với Thiên Phủ, nên có thể dùng cả hai cách gọi trên đều đúng.
Cả hai cách đều dùng để chỉ Thất Sát khi đóng ở vị trí Tý-Ngọ. Chẳng qua nó chỉ là chuyện câu chữ thôi, vì trong Thiên Văn học, phương Bắc là phương vị của sao Bắc Cực, và ở Bắc phương có chòm sao Bắc Đẩu (gồm 7 ngôi), mà người ta thường gọi nó là ĐẨU, ĐẨU tức là chòm sao Bắc Đẩu, hoặc bóng gió thì dùng để chỉ phương Bắc, vì trung thiên Bắc cực là nơi Tử vi cung đóng ở đó.

Chữ NGƯỠNG tức là ngửa mặt lên để xem xét, nhìn ngắm. Cho nên cách THẤT SÁT NGƯỠNG ĐẨU là thường dùng khi thất sát đứng ở phương Nam (cung Ly) mà nhìn về phương Bắc, tức là đứng tại Ngọ, nhìn về Tý.

Còn chữ TRIỀU tức là tập trung vào, chầu vào, trong Tử vi chữ Triều được dùng trong trường hợp có 1 sao hoặc 1 nhóm sao hội hợp trong tam phương tứ chính, thì được gọi là Triều. Vì thế, trường hợp Thất Sát đóng tại chính BẮC CUNG thì được gọi là THẤT SÁT TRIỀU ĐẨU. Chính là trường hợp Thất sát cư Tý.

Luận tử vi, quan trọng nhất là cái sự Miếu hãm, còn vì sao là miếu, vì sao là hãm thì vẫn còn trong vòng bí ẩn. Đối với Thất Sát, Miếu ở Dần Thân Tý Ngọ, cổ nhân dựa trên tiêu chí này để đánh giá cát hung cho Thất Sát.

Trong các quan điểm về Thất Sát, cụ Vũ Tài Lục có xu hướng thiên về luận Ngũ Hành sinh khắc, vốn dĩ là căn bản của môn Tử Bình. Do vậy mới suy ra như thế. Các danh sư đời trước không viết như vậy. Theo sự giải thích của cổ thư, Chữ TRIỀU đã nói là hội hợp trong TAM PHƯƠNG TƯ CHÍNH. Tức là bao gồm cả Dần Thân, tuy nhiên Thất Sát Dần Thân được coi là Bàng cách, cư Tý là chính cách.

Trong các câu phú về Thất sát có nói :

Thất sát triều đẩu, nhập Tướng ư phủ môn – Nhập cách thất sát triều đẩu có thể làm Tướng trong phủ.

Kể cũng là tốt, bởi Thất Sát là lệnh tinh, nhập tướng là đỉnh cao rồi. Vả lại, tốt hay xấu còn phụ thuộc vào trợ tinh, tá tinh nữa. Trong Đẩu Số Toàn thư viết :

Thất sát Dần Thân Tý Ngọ cung
Tứ di củng thủ phục anh hùng
Khôi Việt Tả Hữu Văn xương hội
Quyền lộc danh cao, thực vạn chung

(Thất sát cư cung Dần - Thân - Tý – Ngọ thì bốn phương đều chắp tay phục là kẻ anh hùng, nếu được Khôi Việt Tả Hữu Văn xương hội hợp, ắt sẽ là kẻ quyền cao chức trọng, giầu có vạn chung)

Như vậy, cổ nhân không cho rằng Thất Sát cư Tý là xấu. Nếu xét trong Ngũ hành, thì khó lý giải, bởi lẽ Thất sát hành Kim (chứ không phải Hỏa Kim như cụ Vũ Tài Lục nói), cư cung Tý thuộc thủy, vẫn là sinh xuất, có hao tổn nhưng không thể gọi là xấu. Trường hợp tại Dần thuộc Mộc => Sao khắc cung, Thất Sát cũng không bị tổn thương, chỉ gây khó nhọc. Thất sát cư cung Thân, thuộc Kim => bình hòa, cũng không bị tổn thương. Do vậy, cái lý thuyết Miếu hãm, không thể trộn với lý thuyết Sinh Khắc của Ngũ hành được. Việc Ngũ hành chế hóa, là trên phương diện khác, trên diễn đàn tôi đã có viết, tìm đọc thêm sẽ rõ.
 

memphisto79

Điều hành cấp cao
3. SAO PHÁ QUÂN:

BÀN VỀ PHÁ QUÂN
Phá quân, là ngôi sao thứ 7 trong chòm Bắc Đẩu, nó là 1 trong Bắc đẩu thất tinh, chính là ngội vị chót cùng của chòm sao Cán gáo (đại hùng tinh). Người xưa quan sát thiên văn, lấy nó định ra 4 mùa xuân hạ thu đông. Phá Quân, tên trong Thiên Văn Học Cổ gọi là Dao Quang (hay Diêu Quang), còn ở Tử vi nó mang tên là Phá Quân, với ý nghĩa, Phá = Phá phách, Quân = Trại lính. Xưa nay người ta vẫn nhầm chữ QUÂN là VUA cho nên mới nói rằng nó ĐỐI NGHỊCH với TỬ VI. Nhưng thực tế thì không hẳn như thế. Tìm trong các tài liệu cổ, thấy viết về Phá Quân khá ít, mà quan điểm cũng không thống nhất. Có lẽ vì Phá Quân vốn là một ngôi sao cơ biến, tính động khá lớn, cho nên thuộc tính khó xác định, biến chuyển mạnh mẽ. Vì vậy mà làm cho các học giả xưa nay thường không thống nhất ý kiến được.

Trong Đẩu Số Toàn Thư viết về Phá Quân :
“….Phá Quân thuộc thủy, Bắc Đẩu đệ thất tinh dã, ti phu thê, tử tức, nô bộc chi thần. Cư Tý Ngọ nhập miếu, tại thiên vi sát khí, tại số vi hao tinh, cố hóa khí viết hao. Chủ nhân bạo hung giảo trá, kì tính gian hoạt, dữ nhân quả hợp, động triếp tổn nhân. Bất thành nhân chi thiện, thiện trợ nhân chi ác. Ngược thị lục thân như khấu thù, xử cốt nhục vô nhân nghĩa, duy Lục Quý Lục Giáp sinh nhân hợp cách chủ phú quý. Hãm địa gia sát xung phá, xảo nghệ tàn tật, bất thủ tổ nghiệp, tăng đạo nghi chi. Nữ nhân xung phá dâm đãng vô sỉ. Thử tinh cư Tử Vi tắc thất uy quyền; phùng Thiên Phủ tắc tác gian ngụy; hội Tử Tham tắc thử thiết cẩu đạo. Dữ Liêm Trinh, Hỏa, Linh đồng độ tắc quyết khởi quan phi; dữ Cự Môn đồng độ tắc khẩu thiệt tranh đấu; Dữ Hình, Kị đồng độ, tắc chung thân tàn tật. Dữ Vũ Khúc nhập tài vị, tắc đông khuynh tây bại; dữ văn tinh thủ mệnh nhất sinh bần sĩ. Ngộ chư hung kết đảng phá bại, ngộ hãm địa kì họa bất khinh. Duy Thiên Lương khả chế kì ác, Thiên Lộc khả giải kì cuồng. Nhược phùng lưu sát giao tinh, gia nghiệp đãng không. Dữ Văn Khúc nhập ư thủy vực, tàn tật, li hương. Ngộ Văn Xương vu Chấn cung, ngộ cát khả quý. Nhược nữ mệnh phùng chi, vô môi tự giá, táng tiết phiêu lưu. Phàm tọa nhân thân mệnh cư Tý Ngọ, Tham Lang Thất Sát tương củng tắc uy chấn Hoa Di. Hoặc dữ Vũ Khúc đồng cư Tị cung, Tham Lang củng diệc cư đài các. Đãn khán ác tinh hà như? Giáp Quý sinh nhân nhập cách, đáo lão diệc bất toàn mĩ dã. Tại thân mệnh hãm địa, khí tổ li tông; Tại huynh đệ cốt nhục tham thương; Tại phu thê bất chính, chủ hôn nhân tiến thoái; Tại tử tức tiên tổn hậu thành; Tại tài bạch như thang kiêu tuyết; Tại tật ách trí uông doanh chi tật; Tại thiên di bôn tẩu vô lực; Tại nô bộc báng oán đào tẩu; Tại quan lộc chủ thanh bần; Tại điền trạch hãm độ, tổ cơ phá đãng; Tại phúc đức đa tai; Tại phụ mẫu phá tương hình khắc….”

Tạm dịch:
“…Phá quân thuộc Thủy, là sao thứ 7 trong Bắc Đẩu thất tinh. Là thần cai quản việc Phu Thê, Nô Bộc và Tử tức. Cứ Tý-Ngọ là nhập miếu. Ở trên trời là sát khí, vào số mệnh là HAO TINH. Cho nên nói rằng Hóa khí của nó là HAO. Chủ về người hung bạo xảo trá, tính tình gian hoạt khó lường, không hợp với người. Hành động thường làm tổn hại tới người khác. Không làm điều thiện với người, mà lại trợ giúp kẻ ác. Ngang ngược, coi lục thân như kẻ thù, đối xử với cốt nhục vô nhân nghĩa. Chỉ có người sinh Lục Quý-Lục Giáp thì hợp cách chủ về phú quý. Nếu hãm địa, gia thêm sát tinh mà lại trùng Phá (phá toái), thì là người có nghề nghiệp khéo (xảo nghệ), nhưng mà phải chịu tàn tật, không giữ được tổ nghiệp, nên làm tăng đạo. Nữ nhân gặp Phá, dâm đãng vô sỉ. Sao này mà cư đồng cung với Tử vi thì mất hết uy quyền, gặp Thiên Phủ thì dễ trở thành gian ngụy. Hội với Tử Tham thì là phường trộm cắp tham lận. Với Liêm trinh Hỏa linh đồng độ thì chắc chắn gặp chuyện quan tụng thị phi. Với Cự môn đồng độ thì khẩu thiệt tranh đấu. Với Hình Kỵ đồng độ, thì chung thân tàn tật. Với Vũ khúc nhập cung tài thì ắt “Đông thành, tây bại”. Với Văn tinh thủ mệnh thì một đời bần sĩ. Gặp đám hung tinh kết đàng phá bại, gặp hãm địa thì họa không phải là nhẹ. Chỉ có Thiên lương mới chế được tính ác, Thiên lộc (Lộc tồn) mới giải được tính cuồng của Phá. Nếu gặp “lưu sát giao tinh” nghiệp nhà ắt hỏng. Cùng Văn Khúc nhập Thủy cung thì dễ tàn tật ly hương. Ngộ Văn Xương tại Chấn cung, mà lại gặp được cát tinh thì có thế thành Quý. Nữ mệnh gặp cách này, lấy chồng không cần mai mối, táng tiết phiêu lưu. Phàm là người mệnh cư Tý Ngọ Phá tọa thủ, Tham lang Thất sát tương củng (chiếu) ắt là uy chấn bốn phương. Hoặc nếu với VŨ KHÚC đồng cư Tỵ cung thì sẽ có Tham lang củng chiếu, cũng là quý hiển đài các. Đối với ác tinh xem như thế nào? Người sinh tuổi GIÁP QUÝ nhập cách, về già không được toàn mỹ. Tại Thân Mệnh mà hãm địa, ly tổ ly tông, tại Huynh đệ, cốt nhục tương tàn. Tại Phu thê, vợ chồng bất chính, chủ về hôn nhân tiến thoái. Tại Tử tức, trước tổn sau thành. Tại Tài bạch, như nước nóng đổ xuống tuyết. Tại tật ách, chú về tai nạn lớn. Tại Thiên di bôn tẩu nhọc nhằn. Tại Nô bộc, thì bị phản. Tại Quan lộc, chủ thanh bần. Tại Điền trạch mà lại hãm, phá đãng tổ nghiệp. Tại Phúc đức, nhiều tai kiếp. Tại phụ mẫu, khắc cha mẹ…”

Đọc đoạn trên, chúng ta thấy rằng cổ nhân nhìn nhận Phá quân có lẽ hơi có phần khắt khe quá! Bởi thực tế cũng còn phụ thuộc nhiều yếu tố. Vì thế, nhìn nhận một cách công bằng, thì Phá Quân là một Đại Hung tinh, tính của nó là HAO, chuyên coi việc NÔ BỘC, TỬ TỨC, và PHU THÊ. Bởi vậy, nếu nhập vào số mệnh con người thì thường liên quan đến vấn đề trên để mà luận đoán cát hung. Dù cho có đặc biệt đến đâu, nhưng cũng không ngoài cái quy luật miếu hãm, suy vượng. Phá miếu ở Tý Ngọ, vượng ở Sửu Mùi, đắc ở Thìn Tuất và hãm ở Dần Thân Tỵ Hợi Mão Dậu. Luận về Phá Quân, thì trước hết vẫn phải tuân theo quy luật của Hung tinh. Đắc địa thì tốt, mà hãm địa thì xấu, cái sự Miếu-Hãm là việc đầu tiên cần quan tâm

MẠN ĐÀM VỀ SAO PHÁ QUÂN:
Không ngờ cái lá số PHÁ QUÂN của ta lại được anh hùng bốn phương chiếu cố. Bàn bạc mãi, rồi cuối cùng cũng vẫn chỉ là hai chữ NAN MINH!

Thế mới biết thế nào là "Phá Quân nhất diệu tính nan minh"...Đã biết nó là như thế , sao còn cố tìm cái sự MINH BẠCH ở trong cái NAN MINH nhỉ ? như thế có phải là nhọc công lắm sao?...

Tạm bàn về cái câu "Phá Quân nhất diệu tính nan minh”.

Có lẽ đối với Phá Quân, thì câu này đã gần như trở thành chân lý, trở thành câu cửa miệng mỗi khi nhắc đến Phá Quân. Thế rồi sách vở đua nhau phân tích, lý giải, trăm hoa đua nở, mỗi người một ý, rồi suy diễn, gán ghép đủ đường…nhiều quá thành ra..loạn, mà không biết rằng câu phú ấy ở đâu, gốc gác như thế nào?

Xin thưa, câu phú “Phá Quân nhất diệu tính nan minh” là câu phú nằm trong Nữ Mệnh Cốt Tủy Phú, cố nhân dùng nó để luận số nữ nhân! Chép nguyên cả cái đoạn ấy lên đây, nó như thế này này…:

Cự môn Thiên cơ vi phá đãng.
Thiên lương Nguyệt diệu nữ dâm bần.

Kình dương Hỏa tinh vi hạ tiện.
Văn xương Văn khúc phúc bất toàn.

Vũ khúc chi tinh vi quả tú.
Phá quân nhất diệu tính nan minh.

Tham lang nội ngoan đa dâm dật.
Thất sát trầm ngâm phúc bất vinh.


Hazzz…đối với Nữ Mệnh, cổ nhân đã nói rằng : Vũ Khúc chi tinh vi quả tú, Phá Quân nhất diệu tính nan minh. Vũ Khúc là sao Quả Tú chủ về cô đơn hình khắc, nhập nữ mệnh là tối kỵ – Phá Quân đơn thủ (nhất diệu) thì tính tình không minh bạch, gian hoạt khó lường. Chỉ có thế thôi, chứ chẳng có gì to tát đến nỗi phải gán tuốt tuồn tuột mọi thứ vào nó. Riêng về hai chữ NAN MINH, có hai nghĩa hiểu, nếu như nói về CON NGƯỜI PHÁ QUÂN thì chữ Nan Minh chỉ nghĩa là KHÔNG SÁNG SUỐT, KHÔNG MINH BẠCH. Còn nếu nói về SAO PHÁ QUÂN thì chỉ về nghĩa là KHÓ HIỂU.
Và nếu nói như một số quan điểm, một số sách cho rằng Phá Quân hay thay đổi vì nhị hợp với Thiên Cơ, cô đơn vì Cự Môn nhập Nô cung v.v... thì chưa hẳn đúng. Phân tích luận giải Thập Nhị Huyền Đồ không phải như thế! điều ấy chưa thể lý giải được về cái tình lý của Phá Quân.

Còn đối với Phá Quân, các quan điểm về sau này nhìn nhận có phần khiên cưỡng, mà lại khắt khe quá, rồi sau những phân tích - lý giải - suy diễn – gán ghép … Phá Quân trở thành một ông…tướng cướp chính hiệu!

Ta lần theo dấu chân cổ nhân ngày trước để tìm lại hình bóng Phá Quân, xem các bậc tiên hiền nhìn nhận Phá quân như thế nào?

Trong đẩu số toàn thư viết :

亥水屬文曲破軍之要地,乃文明清高之士,萬里派源之潔,如大川之澤不為焦枯.居於亥位將入天河,是故為妙.破軍水 於子旺之鄉,如巨海之浪淜洶湧,可遠觀而不可近倚,破軍是以居焉,若四墓之剋,充其瀰漫,必得武曲之金使其源流不絕方為妙矣.

(Hợi thủy chúc văn khúc phá quân chi yếu địa, nãi văn minh thanh cao chi sĩ, vạn lí phái nguyên chi khiết, như đại xuyên chi trạch bất vi tiêu khô. Cư vu hợi vị tương nhập thiên hà, thị cố vi diệu. Phá quân thủy vu tử vượng chi hương, như cự hải chi lãng hung dũng, khả viễn quan nhi bất khả cận ỷ, phá quân thị dĩ cư yên, nhược tứ mộ chi khắc, sung kì di mạn, tất đắc vũ khúc chi kim sử kì nguyên lưu bất tuyệt phương vi diệu hĩ.)

Tạm Dịch : Cung Hợi thủy là đất yếu địa của Văn Khúc – Phá Quân, người văn minh, thanh cao chi sĩ, như suối nguồn thanh khiết chảy muôn dòng, như đầm rộng sông dài chẳng bao giờ khô cạn, Cư tại Hợi là nhập Thiên Hà, thực là huyền diệu thay! Phá Quân thuộc thủy, cung Tý là đất vượng, thì ào ào như sóng trên biển lớn, chỉ có thế đứng xa mà nhìn chứ chẳng thể cận kề. Phá Quân muốn yên, chỉ có Tứ Mộ khắc chế, (khi ấy) sung mãn tràn bờ (thủy của Phá), tất sẽ được Vũ Khúc (là Kim) sử dụng là làm thành nguồn chảy bất tuyệt khắp nơi rất là vi diệu!

Ví dụ một chút thế thôi, còn các cung khác, Phá Quân cũng có những bộ mặt riêng, nhưng nói chung thì cũng không có gì…NAN MINH, bởi nó cũng vẫn chỉ nằm trong cái vòng Miếu Hãm Sinh Hóa của trời đất vạn vật.

Còn đây là lời Phê lá số của tiền nhân về lá số Phá Quân (trích dẫn).

破軍入廟勢汪洋,專權掌握振八方,七殺稜稜司正令,貪狼照合得相幫,分明有倚無偏黨,文武林能佐廟廊,制服擎羊還有氣,凜凜威風孰 敢當………

(Phá quân nhập miếu thế uông dương, chuyên quyền chưởng ác chấn bát phương, thất sát lăng lăng ti chánh lệnh, tham lang chiếu hợp đắc tương bang, phân minh hữu ỷ vô thiên đảng, văn vũ lâm năng tá miếu lang, chế phục kình dương hoàn hữu khí, lẫm lẫm uy phong thục cảm đương, ……)

Tạm dịch : Phá Quân nhập miếu thế như biển lớn, một tay chuyên quyền chấn bát phương, Có Thất Sát bên cạnh thi hành chính lệnh, có tham lang chiếu hợp tương trợ, Rõ ràng có thể dựa vào bè đảng, có Văn-Vũ trợ giúp dưới trướng, có khả năng chế phục Kinh Dương làm vũ khí. Lẫm liệt uy phong, là người xông pha gánh vác….

Đoạn kết cùa Phá Quân như thế này :

…..赫赫聲名振朔方,仕路悠悠八卦外,功名衣錦得還鄉,六旬幾歲將傷壽,花落無聲滿地香,雲暗鼎壺猶去遠,月明華表鶴歸忙.

(..hách hách thanh danh chấn sóc phương, sĩ lộ du du bát quái ngoại, công danh y cẩm đắc hoàn hương, lục tuần ki tuế tương thương thọ, hoa lạc vô thanh mãn địa hương, vân ám đỉnh hồ do khứ viễn, nguyệt minh hoa biểu hạc quy mang..)

Tạm dịch : Hiển hách thanh danh chấn một trời phương Bắc, đường quan nghiệp phiêu du không định (bát quái ngoại = nằm ngoài quy luật), Công danh thì Áo gấm về làng (y cầm hoàn hương), ngoài Lục Tuần thời thọ thương (bệnh), ra đi nhẹ nhàng như hoa rơi xuống đất không có tiếng động, trăng sáng, hoa nở, hạc rùa về đón người chơi xa…

Xem ra, đọc cái đoạn kết của Phá Quân, tự nhiên thấy lòng man mác… Đành rằng “Tử Sinh tạo hóa quyền”, nhưng ngẫm lại, Phá Quân “đội trời đạp đất” tung hoành khắp bốn phương, nhưng rồi “ thương tình lệ mãn quan sơn lệ” chỉ vì cái tính “dọc ngang nào biết trên đầu có ai” mà cuối cùng đến khi về già cũng chỉ được “Công danh Y cẩm đắc hoàn hương”. Cho đến tận lúc “cưỡi hạc chơi tiên” cũng vẫn là..Phá Quân, cũng vẫn cứ phải chọn cái thời khắc “nguyệt minh hoa biểu”….
 

memphisto79

Điều hành cấp cao
4. SAO THIÊN ĐỒNG:

THIÊN ĐỒNG LUẬN
PHẦN 1: Thiên Đồng thuyết.
Thiên Đồng, ngôi sao trong Tử vi hệ đóng ở vị trí thứ 4 sau sao Tử vi, thuộc về Nam Đẩu tinh. Trong Tử vi, Thiên Đồng được coi là Phúc tinh. Trên trời là thần cai quản cung Phúc Đức, chủ về việc tế tự. Nhập mệnh Hóa khí là Phúc tinh.

Thiên Đồng thuộc Thủy, Miếu địa tại Dần - Thân, vượng địa tại Tý, đắc địa tại Mão-Tỵ-Hợi, hãm địa tại Ngọ-Dậu-Thìn-Tuất-Sửu-Mùi. Tại Dần–Thân thì đồng cung với Thiên Lương, Tại Tý-Ngọ thì đồng cung với Thái Âm, Tại Sửu–Mùi thì đồng cung với Cự Môn.

Đối với Cổ nhân nhìn nhận về sao Thiên Đồng cho rằng : Thiên Đồng – Thập nhị cung trung giai viết phúc. Tức là trong cả 12 cung, Thiên Đồng cư cung nào cũng giáng Phúc cho cung đó. Thiên Đồng nhập mệnh là người Thông minh, có tính thiện, bẩm tính ôn lương khoan hòa nhân hậu. Nếu nhập miếu thì Phú Quý Phúc Thọ toàn vẹn, nhược bằng hãm địa thì phiêu dạt, thoái tổ ly tông.

Vì Thiên Đồng là Phúc Thần, chủ quản việc tế tự, nên người Thiên Đồng thường ưa các việc tâm linh, chùa chiền lễ bái. Vì là Phúc Thần nên Thiên Đồng rất có lợi trong việc sinh sản, hôn nhân. Hạn đến Thiên Đồng khả dĩ có thể thêm nhân khẩu trong nhà.

Về hình dáng :
Người Thiên Đồng thường đầy đặn, nét mặt sáng sủa, da trắng. Hình tính phú viết về Thiên Đồng : "Thiên đồng phì mãn, mục tú thanh kì". (Người thiên đồng thì béo đầy, vẻ mặt thanh kỳ, mắt đẹp). Nhưng đấy là Thiên Đồng nhập Miếu. Còn nếu Hãm, hoặc gia ngộ Sát tinh Hình Kỵ thì thường có vết trên cơ thể, tuy da trắng nhưng không phì mãn, đặc biệt, mắt thường có điểm dị biệt. Phú nói “Thiên Đồng như Đà Kỵ phì mãn nhi mục miểu” (Thiên đồng giống như Đà Kỵ, béo đầy nhưng mắt thường có vẻ man mác buồn, hoặc có điểm khác lạ).
Trong Đẩu Số Tân Biên, Thái Thứ Lang viết “thân hình nở nang, hơi thấp, chân tay ngắn, da trắng, mặt vuông vắn đầy đặn”.

Với Nữ nhân, Thiên Đồng đắc địa nếu được hội cũng Quý Tinh, Xương Khúc, Khôi Việt thì Dung nhan mỹ ái. Phú nói “Phúc diệu phùng Việt Diệu, định thị hải hà dục tú” (Thiên Đồng mà gặp Thiên Việt, hẳn là người đẹp đẽ khoáng đạt như sống dài biển rộng)

Về tính tình :
Người Thiên Đồng thì Nhân hậu, từ thiện, thích làm việc thiện, ưa điều thiện. Thích các việc tâm linh, chùa chiền, lễ bái. Câu phú nối tiếng nói về tính tình của Thiên Đồng là “Thiên Đồng hoán cải vô thường” (thiên đồng nhập mệnh, là người thay đổi không ổn định). Do vậy mà Thái Thứ Lang mới viết “Canh cải thất thường” “không bền chí, hay thay đổi ý kiến, công việc”.

Thiên Đồng là Phúc tinh, đương nhiên là mang tính thiện. Người Thiên Đồng sống hòa đồng, có phần dễ dãi, không ưa tranh đấu cừu thù. Ghét thị phi miệng tiếng (trừ một vài trường hợp đặc biệt). Nếu Đồng miếu nhập mệnh thì bẩm tính ôn hòa lương thiện, đẹp lòng mọi người. Nếu hội được Văn Tinh, Quý tinh thì Văn mặc tinh thông, hiền lành mà ngay thẳng. Nếu hãm địa mà lại ngộ sát tinh hội hợp thì là người ba phải, không có chính kiến. Thích phiêu lưu thay đổi. Điểm đặc tính chung của Thiên Đồng là khả năng dục tính mạnh, cả Nam lẫn nữ. Nếu hãm địa, gia sát, Nam Nữ thường dâm bôn.

Cổ nhân luận về sao Thiên Đồng
La Hồng Tiên tiến sĩ viết:

“Thiên đồng tinh chúc thủy, nãi nam phương đệ tứ tinh dã, vi phúc đức cung chi chủ tể. Phục vân: hóa phúc tối hỉ ngộ cát diệu, trợ phúc thiêm tường, vi nhân liêm khiết, mạo bẩm thanh kì. Hữu ki xu vô kháng kích, bất phạ thất sát tương xâm, bất phạ chư sát đồng triền. Hạn nhược phùng chi, nhất sanh đắc địa, thập nhị cung trung giai viết phúc, vô phá định vi tường”

Tạm dịch: Thiên Đồng thuộc thủy, là ngôi thứ 4 trong chòm Nam Đẩu, là chủ tể cung Phúc Đức. Lại nói rằng: Hóa Phúc (Thiên Đồng) tối hỉ nếu gặp được cát diệu, trợ phúc thêm điều lành. Là người liêm khiết, dung mạo vốn dĩ đẹp đẽ. Gặp cơ hội cũng không tranh giành vội vã. Chẳng sợ Thất Sát xâm hại, chẳng sợ các sát tinh khác vây bọc. Hạn nếu gặp được (thiên đồng), là được đắc địa, mười hai cung đều nói rằng được ban phúc. Nếu không bị phá, nhất định là điềm tốt.

Hi Di tổ sư viết:
“Thiên đồng nam đấu ích toán bảo sanh chi tinh, hóa lộc vi thiện, phùng cát vi tường, thân mệnh trị chi, chủ vi nhân khiêm tốn, bẩm tính ôn hòa. Tất từ ngạnh trực, văn mặc tinh thông, hữu kì chí vô hung kích. Bất kị thất sát tương xâm, bất úy chư hung đồng độ, thập nhị cung trung giai vi phúc luận. Ngộ tả hữu xương lương quý hiển, hỉ nhâm ất bính sanh nhân, tị hợi hãm địa. Bất nghi lục canh sanh nhân cư dậu địa, chung thân bất thủ. Hội tứ sát cư tị hợi vi hãm, tàn tật cô khắc. Nữ nhân phùng sát trùng phá, hình phu khắc tử. Lương Nguyệt trùng phá, hợp tác thiên phòng, tăng đạo nghi chi, chủ hưởng phúc”
Tạm dịch: Thiên Đồng thuộc Nam Đẩu tinh, lợi ích cho việc sinh lời, bảo trợ cho sinh sản. Hóa khí là Thiện Tinh, gặp được cát tinh thì tốt, nếu nhập vào Thân Mệnh, chủ về người khiêm tốn, bẩm tính ôn hòa, hiền mà ngay thẳng, văn mặc (học vấn, văn chương) tinh thông, gặp cơ hội cũng không vội vã. Không sợ Thất sát xâm hại, chẳng sợ hung tinh vây khốn. Mười hai cung đều luận là tốt. Gặp Tả Hữu Xương Lương thì quý hiển, rất tốt đối với người tuổi Nhâm, tuổi Bính. Đắc địa tại Tỵ Hợi, không nên gặp ở người tuổi Canh mà lại cư Dậu, nếu gặp như thế thì Chung thân bất thủ (không giữ được tiết nghĩa). Nếu hội cung Tứ Sát mà đóng ở Tỵ Hợi là xấu, ắt tàn tật cô khắc. Nếu Nữ nhân có Thiên Đồng mà gặp Sát tinh, trùng phùng với Phá, ắt hình phu khắc tử. Nếu Lương Nguyệt trùng Phá, dễ làm lẽ mọn, nên làm tăng đạo, thì được hưởng phúc.
Vân Đằng Thái Thứ Lang viết:
“……
− Đồng Miếu địa, Vượng địa hay Đắc địa là người thông minh, có tính khoan hòa, nhân hậu, từ thiện, nhưng không quả quyết, không bền chí, hay thay đổi ý kiến, công việc. Tuy vậy, vẫn được hưởng giàu sang và phúc thọ song toàn.
− Đồng Đắc địa tại Tỵ, Hợi, lại là người thích phiêu lưu, nay đây mai đó, và hay thay đổi chỗ ở.
− Đồng Đắc địa tại Tỵ, Hợi, khắc tuổi Đinh, Canh, vậy cho nên tuổi Đinh, Canh mà cung Mệnh an tại Tỵ, Hợi, có Đồng tọa thủ, tất suốt đời chẳng mấy khi được xứng ý toại lòng.
− Đồng Miếu địa, Vượng địa hay Đắc địa, gặp nhiều sao sáng sủa tốt đẹp hội hợp, nhất là Xương, Khúc, Khôi, Việt, Tả, Hữu, Khoa, Quyền, Lộc, chắc chắn là được hưởng phú quí đến tột bực và có uy danh lừng lẫy.
− Đồng Miếu địa, Vượng địa hay Đắc địa, gặp nhiều sao mờ ám xấu xa hội hợp, nhất là Sát tinh, Hình tuy suốt đời vẫn được no cơm ấm áo, nhưng lao tâm khổ tứ, sức khỏe lại suy kém, thường có bệnh tật hoặc ở mắt, hoặc ở bộ tiêu hóa.
− Đồng Hãm địa là người kém thông minh và nông nổi, cũng có tính nhân hậu, nhưng thay đổi thất thường, không quả quyết, không có định kiến, làm việc gì rồi cũng chóng chán, lại thích chơi bời ăn uống, tuy sống lâu nhưng rất vất vả, thường phải ly tổ bôn ba, luôn luôn lo lắng vì sinh kế, lại hay mắc tiếng thị phi. Cung Mệnh có Đồng Hãm địa tọa thủ, nên đi buôn.
− Đồng Hãm địa, Thìn, Tuất, Sửu, Mùi, lại là người hay nói khoác lác và không cẩn ngôn.
− Đồng Hãm địa Ngọ, là người có óc kinh doanh.
− Đồng Hãm địa Tuất, Ngọ ứng hợp với tuổi Đinh. Vậy cho nên tuổi Đinh mà cung Mệnh an tại Tuất, Ngọ có Đồng tọa thủ, tất nhiên là khá giả.
− Đồng Hãm địa gặp nhiều sao mờ ám xấu xa hội hợp, nhất là Xương Khúc, Khôi, Việt, Tả, Hữu, Khoa, Quyền, Lộc phải đoán là cũng có công danh và tiền tài.
− Đồng Hãm địa gặp nhiều sao mờ ám xấu xa hội hợp, nhất là Sát tinh, Kỵ, Hình. Thật là suốt đời lao khổ phải lang thang phiêu bạt, thường có bệnh tật khó chữa, hoặc ở mắt, hoặc ở bộ tiêu hóa, lại hay mắc tai nạn và không thể sống lâu được.

NAM MỆNH:
Đồng Miếu địa, Vượng địa hay Đắc địa thủ Mệnh, gặp nhiều sao sáng sủa tốt đẹp hội hợp, tất được hưởng phú quí đến tột bậc, có uy danh lừng lẫy. Phúc thọ song toàn.
− Đồng Hãm địa gặp nhiều sao mờ ám xấu xa hội hợp, thật là suốt đời lao khổ, phải lang thang phiêu bạt, thường có bệnh tật khó chữa, hoặc ở mắt, hoặc ở bộ tiêu hóa, lại hay mắc tai nạn và không thể sống lâu được.

NỮ MỆNH:
− Đồng Miếu địa, Vượng địa hay Đắc địa, Mão thủ Mệnh, là người đảm đang, có đức độ, rất vượng phu ích tử.
− Đồng Đắc địa, Tỵ, Hợi, là người đảm đang, nhưng đa dâm, thường phải sớm ly tổ.
− Đồng Miếu địa, Vượng địa hay Đắc địa, tất được hưởng giàu sang và sống lâu. Đây nếu Đồng gặp nhiều sao mờ ám xấu xa hội hợp, chắc chắn là được hưởng phú quí đến tột bực, và phúc thọ song toàn.
− Đồng Đắc địa, Tỵ, Hợi, hay Hãm địa, phải muộn lập gia đình hay lấy kế lấy lẽ, mới tránh buồn thương.
− Đồng Hãm địa là người hoang đãng dâm dật, tuy được no cơm ấm áo và sống lâu, nhưng suốt đời vất vả, thường phải sớm ly tổ, bôn ba, nay đây mai đó. Đây, nếu Đồng gặp nhiều sao mờ ám xấu xa hội hợp, thật là chung thân cùng khốn cô đơn, khắc chồng hại con, phải lang thang phiêu bạt, lại có bệnh tật khó chữa, hoặc ở mắt, hoặc ở bộ tiêu hóa, hoặc ở tử cung và hay mắc tai nạn: tuổi thọ cũng bị chiết giảm. …………”

PHẦN 2 : Thiên Đồng Phụ Luận
Như trên đã nói về các điều khái quát của Thiên Đồng. Cổ nhân cho rằng, Thiên Đồng là một Phúc Tinh, không sợ Hung Tinh Thất Sát, chẳng sợ các hung tinh khác vây bọc. Lại cho rằng trên cả 12 cung, cung nào cũng ban phúc.

Xin Phụ luận về mấy luận điểm trên đây:

Thứ nhất : Số Mệnh người Thiên Đồng như thế nào?

Thiên Đồng nhập mệnh, vốn dĩ là Phúc Thiện Tinh, hợp với nhóm văn tinh, quý tinh, cho nên nếu đắc cách hội được Tả Hữu, Xương Khúc thì văn mặc tinh thông, kiến văn quảng bác, cổ nhân nói rằng “Thiên Đồng dữ Xương Khúc tụ củng – Chủ hoa vinh” - Một đời quý hiển nhàn nhã. Nếu hội được thêm Khoa Quyền Lộc Quý, thì Phú Quý toàn vẹn ít ai bằng. Phú viết rằng “Thiên Đồng hội cát thọ nguyên thời”, nếu Thiên Đồng tránh xa được sát tinh, dâm tinh. Hội cát tinh thì tuổi thọ, phúc ấm cao dày.

Nhược bằng hãm địa, thì phiêu dạt, thoái tổ ly tông, Nếu hãm mà gặp sát tinh, ắt tàn tật, cô khắc hoặc mang bệnh nan y trong người. Nếu hãm mà gặp Dâm tinh thì hoang dâm vô độ, tuổi thọ chiết giảm. Phúc ấm suy đồi.
Thiên Đồng, với cổ nhân có 2 tính xấu :

+ Thứ nhất là cái sự hay thay đổi, không ổn định. Luận về Thiên Đồng, cổ nhân phê rằng :” Thiên Đồng nhập mệnh, hoán cải vô thường”. Tức là thay đổi không ổn định, không biết đâu mà lần.

+ Thứ hai là công danh, tài lộc thường chậm muộn. Cổ nhân phê rằng “Thiên Đồng bạch thủ thành gia” (Thiên đồng – tay trắng làm nên cơ nghiệp). hay cụ thể hơn “Thiên đồng bạch thủ sinh tài vãn phát”. (thiên đồng tay trắng làm ra tiền bạc, nhưng cuối đời mới phát).
Về đặc tính thứ nhất, cổ thư đều nói rằng “thiên đồng canh cải thất thường”, cái sự biến đổi của Thiên Đồng không thể lường trước được. Nhưng không nên hiểu theo nghĩa hẹp là TÍNH NGƯỜI. Đúng là về TÍNH thì người Thiên Đồng cũng rất hay thay đổi, mục tiêu, chí hướng thường không rõ ràng. Dễ quên, dễ tha thứ, dễ bị người khác làm cho lung lạc. Còn trên phương diện tổng quát, cái sự “hoán cải vô thường” nó thể hiện cả trên số mệnh. Người Thiên Đồng thì công danh, việc làm, gia đình, chỗ ở đều có xu hướng không ổn định. Trong các thế đứng của Thiên Đồng, thì tại Tỵ Hợi, Thiên Đồng đối cung với Thiên Lương, tạo ra cách “Đồng Lương Tỵ Hợi”, theo cách này thì “Nam đa lãng đãng, nữ đa dâm”, Nam thì phiêu dạt giang hồ nơi chân trời góc bể, nữ thì dâm bôn. Cái câu “nam đa lãng đãng” chỉ rằng con người phiêu du, phiêu lãng không có gì ổn định. Đây cũng là một đặc tính xấu của Thiên đồng.
 

memphisto79

Điều hành cấp cao
5. NGŨ HÀNH TRONG GIẢI ĐOÁN TỬ VI:
[h=4]Ngũ hành trong giải đoán Tử Vi - Tuetvnb[/h]Vì có một số bạn thắc mắc về cái sự Luận Ngũ hành trong Tử vi. Có người thì cho rằng Ngũ hành là quan trọng nhất, rồi từ đó mỗi khi luận tử vi là nhất nhất cái gì cũng mang Ngũ hành sinh khắc chế hóa ra mà luận. Lại có người cho rằng Ngũ hành không có vai trò gì mấy trong khi luận Tử vi, rồi cứ thế "khai trừ" ra khỏi cách luận của mình, không quan tâm đến Ngũ hành Sinh khắc nữa, chỉ căn cứ vào "các sao" mà luận.
Để lật lại vấn đề này, tôi xin khơi gợi trước. Tôi xin dịch một đoạn BÌNH GIẢI CỐT TỦY PHÚ trong cuốn "Tử Vi Đẩu số Toàn Thư" của Tiến Sĩ La Hồng Tiên biên soạn vào đời nhà Thanh, đã được Vũ Tài Lục dịch ra một phần trong cuốn "Đẩu Số Toàn Thư". Dịch đoạn văn này, cũng ý muốn để các bạn tham khảo xem các bậc Học giả ngày xưa nhìn nhận về Ngũ hành trong Tử Vi như thế nào.

Nguyên Văn chữ Hán :

太極星曜,乃群宿眾星之主,天門運限,即扶身助命之源,在天則運用無常,在人則命有格局。
先明格局,次看眾 星。或有同年同月同日同時而生,則有貧賤富貴壽夭之異。
或在惡限,積百萬之金銀。或在旺鄉,遭連年之困苦。禍福不可一途而惟,吉凶不可一例而斷。

要 知一世之榮枯,定看五行之宮位。立命可知貴賤,安身便曉根基。
榮者富貴也,枯者貧賤也,人生一命之中而見之也,此星吉佐星吉運限吉,則一生安然。 運限兇而流年遇殺劫,定災悔而言。五行即木火土金水也,如寅申巳亥則為四生,子午卯酉則為四敗,辰戌丑未則為四墓,四生臨官帝旺則為富貴,遇衰敗死墓絕則 為貧賤,墓庫胎養則為傭常。立命在五行生旺之宮則富,死絕之宮則貧,安身在生旺之宮則貴,死絕之宮則賤,此亦承上文而言之。

第一先看福 德,再三細考遷移,分對宮之體用,定三合之源流。命無正曜,夭折孤貧。吉有凶星,美玉瑕玷。既得根源堅固,須知合局相生,堅固則富貴延壽,相生則財官昭 著。

Phiên Âm:
Thái Cực tinh diệu, nãi quần túc chúng tinh chi chủ, Thiên môn vận hạn, tức phù Thân trợ Mệnh chi nguyên, tại Thiên tắc vận dụng vô thường, tại nhân tắc Mệnh hữu cách cục.
Tiên minh cách cục, thứ khán chúng tinh.
Hoặc hữu đồng niên đồng nguyệt đồng nhật đồng thì nhi sinh, tắc hữu bần tiện phú quý thọ yểu chi dị. Hoặc tại ác hạn, tích bách vạn chi kim ngân. Hoặc tại vượng hương, tao liên niên chi khốn khổ. Họa phúc bất khả nhất đồ nhi duy, cát hung bất khả nhất lệ nhi đoạn.
Yếu tri nhất thế chi vinh khô, định khán ngũ hành chi cung vị. Lập Mệnh khả tri quý tiện, an Thân tiện hiểu căn cơ.
Vinh giả phú quý dã, khô giả bần tiện dã, nhân sinh nhất Mệnh chi trung nhi kiến chi dã, thử tinh cát tá tinh cát vận hạn cát, tắc nhất sinh an nhiên. Vận hạn hung nhi lưu niên ngộ Sát Kiếp, định tai hối nhi ngôn.
Ngũ hành tức Mộc Hỏa Thổ Kim Thủy dã, như Dần Thân Tị Hợi tắc vi tứ Sinh, Tý Ngọ Mão Dậu tắc vi tứ Bại, Thìn Tuất Sửu Mùi tắc vi tứ Mộ, tứ Sinh Lâm quan Đế vượng tắc vi phú quý, ngộ Suy Bại Tử Mộ Tuyệt tắc vi bần tiện, Mộ khố Thai Dưỡng tắc vi dong thường.
Lập Mệnh tại ngũ hành Sinh Vượng chi cung tắc phú, Tử Tuyệt chi cung tắc bần, an Thân tại Sinh Vượng chi cung tắc quý, Tử Tuyệt chi cung tắc tiện, thử diệc thừa thượng văn nhi ngôn chi.
Đệ nhất tiên khán Phúc đức, tái tam tế khảo Thiên di, phân đôi cung chi Thể Dụng, định tam hợp chi nguyên lưu. Mệnh vô chính diệu, yểu chiết cô bần. Cát hữu hung tinh, mỹ ngọc hà điểm.
Ký đắc căn nguyên kiên cố, tu tri hợp cục tương sinh, kiên cố tắc phú quý duyên thọ, tương sinh tắc tài quan chiêu trứ.

Dịch Nghĩa :
Sao trên bầu trời, chủ là gồm đủ các tinh tú, xoay vần trên thiên môn, tức là cái nguồn gốc của sự Phù Thân, Trợ Mệnh. Ở trên trời thì vận chuyển không cùng, vào thân mệnh thì định thành cách cục. Cho nên trước phải xem rõ cách cục, rồi sau mới xét đến chúng tinh khác.

Cũng có sự nghi ngờ rằng có người cùng năm, cũng tháng, cùng ngày, cung giờ sinh, mà lại có bần tiện phú quý thọ yểu khác nhau. Hoặc có người gặp ác hạn mà vẫn kiếm được trăm vạn kim ngân, có người gặp hướng vượng, mà gặp khốn khó năm này qua năm khác. Họa phúc không thể một đường mà suy tính, cát hung ở trên đời, không thể một lời mà hết.

Muốn biết Vinh Khổ một đời người, nhất định phải xem ngũ hành của Cung Vị, Khi Lập Mệnh phải biết được sự quý tiện, An Thân ít nhất cũng phải biết được căn cơ. Vinh là phú quý, Khổ là bần tiện. Xem trong cái Mệnh của con người ta, nếu thấy chủ tinh tốt, tá tinh tốt, vận hạn cũng tốt, thì một đời an nhiên. Vận hạn xấu mà lưu niên gặp Sát - Kiếp, nhất định nói rằng gặp tai ách xấu.

Ngũ hành là Mộc-Hỏa-Thổ-Kim-Thủy. Như Dần Thân Tỵ Hợi là Tứ Sinh, Tý Ngọ mão Dậu là Tứ Bại, Thìn Tuất Sửu Mùi là Tứ Mộ. Tứ Sinh mà gặp Lâm Quan – Đế Vượng là Phú Quý, gặp Suy-Bệnh-Tử-Mộ-Tuyệt là bần tiện, gặp Mộ-Thai-Dưỡng thường là kẻ làm mướn.

Lập mệnh mà tại cung có Ngũ hành sinh vượng thì giầu, cung Tử Tuyệt thì nghèo, An thân mà vào cung Ngũ hành sinh vượng thì Quý, Tử Tuyệt thì Tiện. Cái này là tiếp theo đoạn văn trên mà nói.

Trước tiên phải xem cung Phúc Đức, luôn luôn xem kỹ cung thiên di, Phân đối cung làm Thể-Dụng (Bản cung là Thể, đối cung là dụng), Định Tam hợp là Nguyên Lưu (khởi nguồn). Mệnh Vô chính diệu ắt là Yểu Chiết (không thọ), Cô Bần (nghèo, cô đơn). Tốt mà gặp hung tinh, thì như ngọc đẹp mà có vết.
Đã được Căn Nguyên kiên cố, nên biết phải có hợp cuộc tương sinh. Kiên cố thì Phú Quý Thọ bền, tương sinh thì Tài Quan sáng láng.

“Đối với vấn đề Âm Dương - Ngũ Hành trong Tử Vi, nó có mặt cả trong cách an sao và cả trong lời giải đoán. Ta nên xem xét trên nhiều khía cạnh.
- Đối với việc an sao: Âm Dương - Ngũ Hành một phần thể hiện qua sự bố trí và miếu hãm..của một số tinh tú (nhưng không phải là tất cả!).
- Đối với lời giải đoán : việc Luận Ngũ Hành trong Tử Vi: Ta nên chia ra làm hai bước:
Bước 1: Những nhận định tổng quát : Cho ta nhưng cái nhìn khái quát, tổng thể cuộc đời của đương số, giai đoạn này cần phải cân nhắc nhiều về vấn đề Âm Dương, Ngũ Hành để mà gia giảm.
Bước 2: Những luận đoán "tinh" : Ở phần này thì nên chuyên sâu đi vào việc phân tích cách cục, bố trí tinh diệu...trong phần này, sư ảnh hưởng của Âm Dương, Ngũ Hành có phần "nhẹ nhàng" hơn.”
 

memphisto79

Điều hành cấp cao
6. THAM VŨ ĐỒNG HÀNH:

Trong Tử vi, thuật ngữ CÁCH CỤC được đưa lên hành đâu, chiếm vai trò rất quan trọng trong giải đoán. Hi Di tổ sư đã viết trong cốt tủy phú:
“Tiên minh cách cục, thứ khán chúng tinh”
Trước hết phải xem xét rõ ràng cáchc cục, rồi sau mới xem đến các chúng tinh khác. Bởi vậy khi giải đoán tử vi, cần phải nắm rõ cách cục của lá số thì mới có được cái nhìn toàn cảnh. Trong bài viết này, tôi phụ luận thêm về cách THAM VŨ ĐỒNG HÀNH.
Tham Vũ đồng hành, có nghĩa khi Tham Lang Vũ Khúc cùng đi với nhau (đồng hành). Theo các an sao, Tham Lang và Vũ Khúc chỉ có thể “đồng hành” trong 4 cung tứ mộ Thìn Tuất Sửu Mùi. Trong đó tại Sửu Mùi thì đồng cung là Chính cách, tại Thìn Tuất thì đối cung là Bàng cách.
Trước hết, để nghiên cứu cách này, cần phải tìm hiểu về đặc tính của sao Tham Lang và Vũ Khúc.

Sao Tham Lang:
La Hồng Tiên viết trong đẩu số toàn thư:
“…Tham Lang thuộc hành thuỷ, Bắc Đẩu tinh giải ách chi thần. Hoá khí sao này là Đào Hoa, ưa cao ngâm phiêu lãng, khôn khéo thật khôn khéo mà vụng dại cũng thật vụng dại. Ơ miếu địa có thể vừa tạo phúc vừa gây hoạ. Hội cùng Phá Quân thành ra mê hoa mến tửu mà táng mạng, cùng Lộc Tồn tốt lành, hội Song Hao mọi việc thành hư hoa bố láo, gặp Liêm Trinh hãm địa tù tội, thấy Thất Sát dễ bị tai nạn quan tụng. Dương Đà xung phá có bệnh trĩ, Hình Kị xung phá nhiều vết thương, vết sẹo. Tham Lang thủ Thân mệnh cung con trai đa tình, con gái lẳng lơ. Đa số có tính ngôn quá kỳ thực, chơi với ai cần trung hậu thì dở thói bạc bẽo, với kẻ đáng lý bạc bẽo được thì lại trung hậu. Sách có câu: Thất Sát thủ thân chung thị yểu, Tham Lang nhập miếu tất vi sương (nghĩa là Thất Sát thủ Thân thường chết yểu, Tham Lang nhập miếu, con gái dễ bị giang hồ). Nếu các cung Thân - Mệnh có Phá Quân đồng cư (Tham ở Mệnh, Phá ở Thân hoặc ngược lại) hoặc từ tam hợp hội tụ dù ở sinh vương địa, đàn ông say sưa, rượu chè cờ bạc, tính khí ngang ngược, du đãng, đàn bà dâm bôn theo trai đi hoang, nặng căn số có thể rơi vào lầu xanh. Đặt biệt sao Tham Lang mà ngộ Không Vong kết quả ngược hẳn rất đoan chính. Tham Lang đồng cư với Vũ Khúc, ích kỷ tham lam, không có bụng giúp người khác. Đi cặp cùng Thất Sát là đồ tể. Hội Dương Đà thành con quỉ phong lưu. Tụ cùng Xương Khúc đa hư thiểu thực. Ở hãm địa phùng sinh có thể quật khởi một thời kỳ. Duy có đi với Hoả Linh là phú quí, ở Mệnh hay Tài Bạch rất hay….”

Về Tham Lang, Hi Di tổ có viết :
“…Tham Lang tinh, Khí thuộc Mộc, Thể thuộc Thuỷ cho nên hoá khí là Đào Hoa, chủ hoạ phúc chi thần. Ở số mệnh ưa phóng đãng, gặp cát tinh thì chủ phú quí, gặp hung tinh chủ hư hoa (khoác lác). Tính tình cương mãnh, có mưu cơ, bồng bềnh chìm nổi, yêu ghét khó lường, thân hình thấp, da trắng. Cư miếu địa ngộ Hoả Linh tinh vũ chức quyền quí. Khi hãm địa thường ưa chuyện thần tiên ca vịnh, người tuổi Mậu - Kỷ hợp cục gặp Quân- Tướng thêm trường thọ. Bị Phá Sát xung hãm phiêu bồng. Số đàn bà thường bất khiết trinh…”
Nhiều người thắc mắc không biết Tham Lang thuộc Mộc hay thuộc Thủy?
Trong Đẩu số toàn thư của HiDi tổ viết : "Tham Lang Khí thuộc Mộc, Thể thuộc Thủy, Hóa khí vi Đào Hoa, Chủ Họa Phúc chi thần..." Nghĩa là Tham lang Thuộc Thủy, hóa Khí thuộc Mộc, là Đào Hoa chi tinh (dâm tinh). Cho nên nếu Tử Vi gặp Tham lang là cách "Đào Hoa phạm chủ", hay Tham lang cư Tý Hợi là cách "Phiếm thủy Đào Hoa". tức là Tham lang là một hóa thân của sao Đào Hoa, nó là sao lưỡng tính vừa Thủy, vừa Mộc. Trong Tử Vi, có ba sao mang tính chất Đào Hoa :
- Đào Hoa
- Tham Lang
- Liêm Trinh (Liêm trinh chỉ khi nào nhập mệnh mới được gọi là Đào Hoa, còn tử vi VN có 1 sao là sao Đào hoa thì ở đâu cũng vẫn là...Đào Hoa).

Sao Vũ Khúc:
La Hồng Tiên viết trong đẩu số toàn thư:
“…Vũ Khúc là sao thứ sáu trong chòm Bắc Đẩu, thuộc Kim, chủ về tiền bạc ở cung Tài Bạch, đồng cung với Thiên Phủ là thọ. Tính khí quả quyết, cương nghị, hỉ nộ đều có, phúc lộc dễ mà tai ương cũng dễ. Được lộc Mã hội tụ thì tiền bạc nhiều. Hãm địa gặp sao Tham Lang đi cặp trở nên người khó chơi, tham lam, bủn xỉn. Hội cùng Phá Quân, tiền đến tay là hết. Gặp hung tinh hội tụ thì tác hoạ, gặp cát tinh hội tụ tốt lành…”

Về Vũ Khúc, Hi Di tổ có viết :

“….Vũ Khúc thuộc hành kim, trên trời coi về tuổi thọ, vào số người chủ quản tài bạch, rất sợ bị kiềm chế lạc hãm. Rất cần Lộc Tồn và ưa Thái Âm, lấy hai sao Thiên Phủ, Thiên Lương làm trợ lực. Gặp Lộc Mã thì phát tài, hội cùng Tham Lang thiếu niên bất lợi. Nếu đồng cung Thất Sát, Hoả Tinh vì tiền bạc mà bị hại. Ngộ Dương Đà thì cô khắc. Gặp Phá Quân khó bề hiển đạt. Vũ Khúc thủ mệnh là người cương cường quả đoán, tuổi Giáp, tuổi Kỷ phúc hậu, xuất tướng nhập tướng. Nữ mệnh có nhiều cát tinh là mệnh phụ, bị xung phá tất cô khắc…”

Cách Tham Vũ đồng hành:
Vì các đặc tính như trên, cho nên khi kết hợp với nhau, do tính chất khắc chế nên thường là lúc thiếu niên chịu nhiều vất vả. Gặp cách này là người tất tả ngược xuôi, cô qủa. Đây là mẫu người năng động, kỹ càng, rất có lợi về thương nghiệp. Nhưng không lúc nào được an nhàn, may chăng về cuối đời mới có thể yên vị.

Đặc biệt Tham Vũ đồng hành tại Tứ Mộ, rất cần gặp hai sao Hỏa Linh để trợ cách, gặp hai sao này thì rất dễ thành công lớn trong cuộc đời. Tuy vậy trong cách này cũng cần phân biệt, rõ ràng mới luận đoán được sâu hơn, căn cứ vào các lời giải đoán của cổ nhân:

- Tham Vũ tiền bần nhi hậu phú (Tham Vũ nhập mệnh, trước nghèo, sau giàu)
- Tham Hỏa tương phùng, phú ông chi cách (Tham lang gặp Hỏa tinh là cách Phú ông giàu có)
- Tham Linh tịnh thủ, tướng tướng chi danh. (có Tham Lang ngộ Linh tinh, làm tướng nổi danh)
- Tham Vũ đồng hành, vãn cảnh biên di thần phục. (lưu danh ngoài biên ải để cho láng giềng phải khuất phục, nhưng muộn màng)
- Tham lang Ngộ Hỏa tinh, cư miếu vượng, danh trấn chư bang. (võ nghiệp hiển đạt, lưu danh nơi biên ải, uy danh chấn động các nước láng giềng)
Người Tham Vũ đồng hành không hẳn chỉ là thành công trong thương trường, mà trong lĩnh vực quân đội, chỉ huy, cũng rất thành công.
Tham Lang khi miếu vượng rất cần sự trợ giúp của Hỏa, Linh. Khi Tham gặp Hỏa là cách "Tham Hỏa Tương Phùng", sẽ giầu có. Nhưng Khi Tham gặp Linh sẽ là cách "Tham Linh tịnh thủ". đây là cách hiển đạt về võ nghiệp.
Nếu Tham gặp cả hai sao Hỏa Linh thì sao? - Sẽ là "hào phú gia tư, hấu bá quý" có cả phú lẫn quý.
Khi Tham lang đi với Vũ khúc, chế hóa lẫn nhau mà làm thành cách "tiền bần hậu phú".

Tổng kết lại :
1. Tham + Vũ + Hỏa : tiền vận nghèo, vất vả, nhưng sau trung vận sẽ phát phú, giàu có. Đây là đệ nhất cách Doanh thương.
2. Nếu Tham + Vũ + Linh : Tiền vận lao đao, Nam chinh Bắc chiến, ngược xuôi bôn ba. Trung vận nổi danh, nhưng dù nổi danh vân không tránh khỏi vất vả. Đây là cách Binh gia, anh hùng biên ải.
3. Nếu Tham + Vũ + Hỏa + Linh : Có hai mẫu người :
- Thứ nhất : Mẫu người thành công nhờ doanh thương : Tiền vận lao đao, nghèo, vất vả. thường là quân nhân hay theo binh nghiệp. Trung vận có thay đổi chuyển hướng, chuyện làm ăn phấn phát mà trở nên giầu có.
- Thứ hai : Mẫu người thành công nhờ Binh nghiệp : tiền vận bôn bao lao toái, chinh chiến ngược xuôi, Trung vận nổi danh nhưng vất vả, Hậu vận Phú Quý gồm hai. Giàu có uy danh đủ cả. Tất nhiên, thời đại này, việc chinh chiến vốn ít có, Binh nghiệp có thể hiểu là không cứ phải là quân nhân, nhưng là một công việc gì đó mang tính chất giồng như Binh nghiệp.
 

memphisto79

Điều hành cấp cao
7 ngày vấn đáp tử vi:
Hỏi:
Kính thầy
Thầy cho em hỏi: khi xét cung tật của đương số thì ta có thể luận giải thế nào, có thể coi cung tật đương số như là một cung mệnh thứ hai được không? Khi nào thì những cách cục ở cung tật sẽ ảnh hưởng mạnh tới đương số?
Em xin cảm ơn
Đáp:
- Ý thứ nhất quá rộng, khó trả lời chi tiết, đại để khi xét cung tật của đương số cần phải xem xét kết hợp chặt chẽ với Mệnh-Thân, rồi căn cứ vào các cách cục hội vào cung tật để mà luận. Trước hết xem cách cục, sau rồi xét đến các Hung Sát tinh xem có phá cách không, thứ nữa là xem xét các tinh diệu tại bản cung để kết luận
- Cung Tật không thể là cung mệnh thứ 2, các cách cục của cung Tật luôn luôn ảnh hưởng đến đương số trong tất cả mọi trường hợp, tuy nhiên mức độ và ý nghĩa có thể khác nhau.

Hỏi:
Các bác ơi em có đựoc đọc 1 nhận định của Thái Thứ Lang về cách giải hoạ của sao Vũ Khúc. Vũ Khúc đắc địa trở lên có khả năng đối chọi được với sát tinh dù là cả lục sát hội vào !!? và trong lập trình tử vi của tác giả Trần Nhật Thành có nói tuần triệt ko ảnh hưởng tốt xấu gì đến Vũ Khúc . các bác giải thích cho em với. Em xin cảm ơn
Đáp:
- Vũ khúc là chính tinh, vừa là Tài Tinh, nhưng cũng có uy dũng, có thể chế hoá được, giảm bớt tác hại của một số hung sát tinh, tuy nhiên nếu hội đủ cả lục sát tinh thì Vũ Khúc bị hao tổn nặng nề, khó lòng nói rằng tốt được.
- Tuần triệt luôn tác động đến tẩt cả các sao, tức là nó sẽ gây ảnh hưởng đến bất kỳ sao nào đóng tại bản cung, nói không ảnh hưởng là không có cơ sở.

Hỏi:
Mong thầy tuetvnb chỉ giúp cháu hỏi 2 câu :
1_ Để xem trong cuộc đời cùa 1 người có gặp may mắn,quý nhân giúp ta nên xét về cung nào ? nô hay di ?
2 _Để biết 1 người nghiện 4 đổ tường ta xem cung tật hay mệnh ?
Mong thầy chỉ giúp cháu ,xin cám ơn thầy ...
Đáp:
- Muốn xét một người nào đó có gặp may mắn hay không, có được quý nhân giúp đỡ hay không, thì cần phải xem kết hợp các cung Mênh-Thân-Nô-Di... không nên xem chỉ một cung. Cần nhất là phải gặp được cách cục đẹp, có quý tinh hội hợp, cung Di, cung Nô sáng sủa gặp nhiều trợ tinh, tá tinh tốt, tránh xa tuần triệt, như vậy sẽ gặp nhiều may mắn.
- Muốn biết 1 người có nghiện tứ đổ tường hay không, cần nhất là cung mệnh phải phạm cách đó, rồi xem xét cung tật để kết hợp.

Hỏi:
1.Xin thầy chỉ cho DN cách xem cung tử tức VCD? cung tử tức VCD như nào thì là không có con
2.Cách xem hạn dễ nhớ nhât ah
Cám ơn thầy ah!
Đáp:
- Ý thứ nhất khá rộng, khó trả lời chi tiết, nó còn phụ thuộc nhiều yếu tố, cụ thể là Mệnh, Thân và bản thân cung tủ tức đó, đặc biệt là Phúc cung. Cung tử tức VCD, nếu gặp các hung sát tinh như Kình Đà Không Kiếp, đặc biệt là Hoả Linh phi liêm, kiếp sát..., hội về cung tử hoặc cung mệnh, thân, Phúc mà có thêm các sao cô khắc như cô quả, thường là hiếm muộn, nặng thì không có con
- Không có cách xem hạn nào dễ nhớ cả, cách nào cũng cần có công phu trải nghiệm mới xem tốt được.

Hỏi:
Cháu chào bác Tuệ, tình hình là cháu đang cày cuốc để kiếm đủ 1000 lượng để bác viết tiếp phần cuối về Phá Quân. Nhân có chủ đề bác cho cháu hỏi 1 vài vấn đề về Phá Quân. Sách Tử Vi cháu đọc có một vài câu phú như sau:
1) "Phá Quân Tí Ngọ hội Văn Xương, Tài bạch phong doanh đa khẳng khái, Quan lộc chiêu tước tá quân vương" (cháu nhờ bác giải thích dùm câu phú này có tồn tại không tại các anh trên diễn đàn đều nói nó không tồn tại và nếu tồn tại thì khi nào mới ăn được cách này ạ)

2) "Văn Xương cư Ngọ ký viết: Khốn, đắc thủy diệu chung thành đại khí" (trong câu này ý nói cần sao hành Thuỷ mà Phá Quân hành thuỷ vậy có "khốn đắc thuỷ diệu chung thành đại khí" không ạ)

3) "Phá Quân xung phá văn tinh tam canh bão vân song chi hận" (cháu thấy mọi người cứ thấy Phá Quân đi với văn tinh là cứ nhè câu này áp dụng vào hôm nay cháu đọc kỹ câu "Phá Quân xung phá văn tinh" ngẫm rằng vậy xung phá là sao chẳng phải là cung Mệnh có Phá Quân toạ thủ gặp văn tinh xung chiếu chữ "xung phá" ở đây há chẳng phải là chữ xung trong xung chiếu đó sao, cho nên cháu nghĩ rằng Phá Quân đi với văn tinh đồng cung thì không thể áp dụng câu phú này được chỉ áp dụng khi bị văn tinh xung chiếu thôi cũng nhờ bác giải thích)

4) Hoả Tinh, Linh Tinh tuy miếu tại Ngọ cung nhưng cháu nghĩ ko phải ai cũng ăn được cặp này vì sách có nói chỉ những người sinh đất Đông Nam mới có thể sử dụng Hoả Linh được)
Nhờ bác giải thích dùm cháu, cháu xin cảm ơn
Đáp:
-Hỏi nhiều quá, tham quá!
-Câu phú thứ nhất : Phá quân tại Tý Ngọ hội được Văn xương, ắt cung tài có Thất sát miếu, thất sát vốn là lệnh tinh, cho nên tài lôc cũng dồi dào, tuy nhiên do có văn tinh nhập mệnh nên cái cách kiếm tiền cũng "cao ngạo", không phải kẻ trọc phú tham lận, và vì Phá miếu địa tại Ngọ nên tài thì có Thất sát, mà Quan thì có Tham lang, tất cả đều miếu vượng, cho nên Tài quan đều có, có thể là bậc phụ tá cho quân vương được. Câu này hoàn toàn có khả năng xảy ra. Người tuổi Quý, Giáp thì đắc cách. (đọc kỹ bài viết của ta trong topic "luận lá số phá quân cư Tý" ta đã nói rồi)
-Văn xương cư Ngọ nên nói rằng KHỐN, nhưng nếu được các sao hành thuỷ trợ giúp thì có thể thành đại nghiệp được, câu này cũng....đúng, nếu gặp Phá thuộc Thuỷ đồng cung thì ứng với câu thứ nhất đã nói.
- Câu thứ 3 này cũng ... đúng, bản chất là do Phá quân vốn là Hao tinh, hung tinh, không hợp với văn tinh, cho nên Văn tinh bị Phá "xung phá", mà văn tinh vốn đại biểu cho con đường học vấn và tình cảm, cho nên nếu bị Phá xung phá thì ắt sẽ ôm hận trong lòng vì không được toại nguyện trong công danh và tình trường. Đấy chính là cái "song chi hận" của câu phú trên.
- Hoả linh được xếp vào nhóm hung tinh, với tử vi Nam Phái thì xếp vào Lục sát tinh, khi đắc địa thì sẽ không phá phách nữa, ngược lại có thể có cái đắc dụng riêng của nó. Nó có "làm gì" cho cung mệnh được hay không chủ yếu là do cách cục của Mệnh có hợp với nó không, còn không phụ thuộc vào người sinh phương nào. Nếu đặt vấn đề ra như thế thì ngoại cái chuyện xác định xem người ta sinh "hướng" nào đã đủ nhọc rồi, hướng ĐÔNG NAM là so với đâu? Lấy cái gì làm quy chuẩn? Luận điểm này không có cơ sở để kết luận.

Hỏi:
Cháu cũng xin hỏi bác Tuệ mấy việc
+ Cách tính lưu niên đại hạn , ảnh hưởng của lưu niên đại hạn có lớn như đại hạn hay tiểu hạn không?
+ Sao chủ thân , sao chủ mệnh trong thiên bàn có ý nghĩa thế nào?
+ Tuần triệt có phải làm các tinh diệu hãm trở thành miếu, miếu trở thành hãm? Tuần triệt có ảnh hưởng gì đến các cung tam hợp hay xung chiếu hay không?
Đáp:
- Cách tính lưu niên đại hạn : câu này đơn giản quá, tìm đọc trên diễn đàn, đã có bài viết
- Sao chủ thân, sao chủ mệnh là thuộc một trường phái khác, tìm trong cuốn Tử Vi Áo Bí để đọc kỹ phần này (download trên diễn đàn)
- Tuần triệt không thể biến Miếu thành Hãm hãy ngược lại được. Nó tác động đến các tinh diệu, các cách cục theo con đường khác, chứ không thể làm thay đổi bản chất Miếu Hãm của sao được.
- Tuần triệt vốn là trạng thái của cung số, nó là trạng thái KHÔNG VONG, bản thân nó không phải là sao, cho nên nó không có tính chất chiếu như các tinh diệu khác. Cái sự ảnh hưởng đến các cung tam hợp là do nó tạo nên sự cản trở, phá cách chứ không phải do nó chiếu đến.

Hỏi:
Cháu xin hỏi:
1, Học giả yếu tường quá hư cùng biến
Câu này chỉ phụ thuộc vào tứ hóa hay nhiều thứ khác nữa ? Vậy nó phụ thuộc vào cái gì ạ ?
2, Có trường hợp nào nhật nguyệt ngộ kình đà là tốt không ạ ?
Vd: Mệnh thái dương (thìn) có hóa quyền ngộ kình và thêm tuần nữa.(Cái này tốt hay xấu ạ ?)
3, Trên lá số có chứa sự ẩn tàng các cung không ạ ?
Đáp:
- "quá hư" "cùng biến" là dựa trên nguyên tắc biến dịch của học thuyết Âm Dương. Theo dịch học thì vạn vận không ngoài âm dương, mà cái lý cả âm dương là sự biến dịch. "Cùng tắc biến, Cực tắc phản" nghĩa là cái gì mà phát triển lên đến tột cùng, thì tự nó sẽ chuyển sang trạng thái khác. Cực Âm thì sinh dương, cực hàn thì sinh nhiệt v.v....

Áp dụng trong tử vi, thì khi luận về cách cục, nên xem xét yếu tố âm dương của nó, mà suy xét cái nguyên lý cùng tắc biến, cực tắc phản. TỐT mà thái quá ắt sẽ Hư, XẤU mà đến tận cùng ắt sẽ phản. Nhưng thực ra, vấn đề này trong Tử Vi không thể hiện rõ ràng lằm, nó chỉ là nguyên lý chung chung. Nghĩa cả câu trên dịch là "Kẻ học giả nên suy xét cẩn thận, tường tận cái lý QUÁ HƯ, CÙNG BIẾN" của âm dương trong tử vi vậy.

Câu này không phải nói riêng về Tứ Hoá, mà nói về tất cả nguyên lý của Tử vi nói chung. 50 câu phú biệt cách của Tác giả Đằng Sơn không hoàn toàn dựa vào Tứ Hoá. Vả lại, nó cũng chỉ là những cách cục truyền thống mà Cổ nhân đã viết nhiều rồi, dùng nó để tham khảo thêm thôi.

- Nhật nguyệt tối uý kình đà, tuy nhiên cũng như nguyên tắc thông thường của tử vi, Nếu Kình Đà đắc địa, thì nó bớt tác hoạ, đỡ lo hơn. Trương hợp hỏi cụ thể như trên sẽ không trả lời.

- Việc xác định sự ẩn tàng trên các cung số, thường là do quan điểm, sự phát kiến của một vài người nghiên cứu Tử vi, trong Cổ thư không thấy nói đến. Còn theo lý thuyết thông thường, thì cung số đã an bài, mọi sự đã phân minh, cái gì ở đâu đều đã có. Không có sư ẩn tàng nào cả.

Hỏi:
Mọi người hỏi thầy Tuệ nhiều thế này đến thầy phải thu ngân lượng thôi ... thầy thu đi em làm thư ký trích % cho...
Cho em hỏi ké với nhé , chắc đống câu hỏi của em thì ngắn thôi nhưng thầy Tuệ chắc phải viết khá dài để giải đáp được đấy...
1,Tại sao trong Tứ Hóa , riêng bọn Phủ Tướng Sát k được trời cho Tứ Hóa nào theo ... Có vấn đề gì với 3 sao này ư ???
2,Người ta bảo: Triệt đáo kim & Tuần lâm hỏa ... Vậy Triệt và Tuần ở đây nói chi tiết thì nó sẽ giúp cho cung đấy được tất cả những lợi ích gì ? (Cái này cổ nhân đa phần không nói kỹ)
3, Khi xét ăn sao , có người từng nhận xét như sau : "Chỉ cần biết hành của chính tinh là đủ. Các bàng tinh không nên bận tâm đến." ... Thầy nghĩ sao về câu này ?

Đáp:
- Về nguồn gốc của Tứ Hoá, cho đến nay vẫn còn đang trong vòng bí ấn. Có rất nhiều cách giải thích khác nhau, người thì bảo là dựa vào Âm Dương, kẻ thì bảo dựa vào Thiên Văn, rồi lại có người bảo nó dựa vào dịch học... túm lại là đến bây giờ mọi chuyện vẫn mù tịt. Cho nên tìm câu trả lời một cách thoả đáng là không thể. Mà đã không rõ nguồn gốc Tứ Hoá thì cũng không thể giải thích tại sao bọn Phủ Sát Tướng lại không hoá.

- Luận điểm về Tuần Triệt, nói rằng "triệt đáo kim cung, Tuần lâm hoả địa..." cũng là một luận điểm cần xem xét. Cái này là ý nói đến cái sự chế hoá của Ngũ hành, tương tác giữa hành của Tuần triệt và hành của bản cung mà ra. Tuy nhiên, nếu lần ngược lại định lý của Tuần triệt thì sẽ thấy, Tuần và triệt xuất phát từ Kỳ Môn, độn Ngũ Hổ, do Can Chi không đủ tổ hợp cho nhau, nên sẽ có 2 cung trong số 12 cung có Chi không có Can, gọi là trạng thái Không vong. Tên đầy đủ là Tuần trung không vong - triệt lộ không vong. Như thế, nó là trạng thái của cung thì câu chuyện nạp Ngũ hành cho nó thiết nghĩ là không cần thiết. Vậy nên các "phát kiến" về Tuần triệt như kiểu Tuần Triệt chiếu đến các cung khác, Tuần triệt nối liền 2 cung lại với nhau, Triệt đáo kim cung thì kích động ngũ hành sinh vượng, tuần lâm hoả địa v.v...... tất cả, tất cả đều phần lớn là do suy diễn mà ra. Không có cơ sở chắc chắn, và về cơ bản là do chưa nắm được bản chất gốc của vấn đề. Cho nên cái câu "Triệt đáo kim cung....." nên xem xét, đánh giá cho kỹ.

- Ngay cái đông từ "ăn sao", hoặc người nào "ăn theo sao nào" đã đủ đau đầu rồi. Người nghiên cứu thì nên loại trừ những quanh điểm bác tạp thế này ra khỏi đầu cho đỡ rối. Xin khẳng định là không có chuyện người nào ăn theo sao nào! Tất cả lá số đã bày bố, là tất cả đều "ăn" vào đương số. Cái luận điểm cho rằng có người này ăn theo sao này, phần lớn là do trong quá trình giải đoán, bị sai nên dùng nó để biện hộ. Chỉ duy nhất có việc xét đến hình dong, tướng mạo từ các tinh diệu, thì việc Ngũ hành của tinh diệu sinh vượng cho bản mệnh sẽ dẫn đến sự ảnh hưởng mạnh mẽ về hình dáng. Muốn xét đoán một cách chính xác, thì không những cần phải xem xét hết tất cả một cách kỹ lưỡng, không bỏ qua một chi tiết nào, mà còn phải suy ngẫm, tìm ra các mối quan hệ logic tương tác giữa các cung số, giữa các vấn đề với nhau. Chứ nếu nói "chỉ cần quan tâm đền hành của chính tinh..." rồi quy kết người này ăn vào sao này, người kia ăn vào sao kia, rồi vứt vợi đi, chỉ lấy có 1 sao mà luận. Như thế sao gọi là Tử vi được.

Hỏi:
Dạ nếu vậy cháu thay bằng 1 vài câu hỏi khác liên quan đến tử vi vậy
PHÁ QUÂN Hội với Tử Tham thì là phường trộm cắp tham lận.
Phá Quân và Cự Môn, Phá Quân và Thiên Lương đồng độ.
Hai câu trên được lý giải như thế nào ạ ? Và ý nghĩa của nó là như thế nào ạ ?
Đáp:
- Phá quân hội Tử tham, tức là nói rằng Tử vi gặp Sát Phá Tham, vì rằng SPT luôn tam hợp chiếu. Cho nên Tử vi sẽ bị uy hiếp, biến Cát thành hung. Tuy nhiên cần phải tham khảo thêm các bàng tinh, trung tnh nữa mới kết lận được.
- Phá quân với Cự Môn, Thiên Lương đồng độ... là nói đến cái ý xem hạn, Ví dụ, nếu mệnh phá quân mà hạn đến Cự Môn hoặc Thiên Lương thì sẽ có sự tương tác giữa các chính tinh ấy với nhau.

Hỏi:
Cảm ơn bác Tuệ đã trả lời cho cháu. Hôm nay cháu lên hỏi tiếp:
1) Phá Quân xung phá văn tinh tam canh bão vẫn song chi hận (câu này thế đứng của văn tinh là xung chiếu với Phá Quân đúng ko ạ? hay là đồng cung)
2) thế "Phá phùng Hoả Hao" và "Sát Phá chuyên y Dương Linh chi ngược" chỉ áp dụng cho Sát Phá hãm thôi hay là áp dụng cho cả thế Sát Phá miếu hả bác?
3)Phá toạ Khảm Ly cô thân độc ảnh Bật Kình tọa cùng dự thủ danh gia (ở câu này Hữu Bật và Kình Dương phải bắt buộc toạ thủ đồng cung với Phá tại Tý Ngọ hay là sao ạ?, cháu ví dụ Phá tại Ngọ có Kình toạ cùng Thất Sát tại Dần có Hữu Bật hội về có tính không ạ?)
Hôm nay cháu hỏi 3 câu thôi, nhờ bác giải thích dùm
Đáp:
- Chữ "xung phá" là nói đến 2 tinh diệu "xung phá" lẫn nhau, chứ không phải nói về thế đứng
- Câu trên phải hiểu tổng quát : Phá gặp Hoả Hao tức là Phá gặp Hung bại tinh, nên càng tăng tính chất Hao. "Sát phá chuyên ỷ Dương linh chi ngược" tức là nói đến cái sự trợ giúp mạnh mẽ của Dương Linh đối với Sát Phá. Tuy nhiên nếu Miếu thì cái sự trợ giúp ấy sẽ đi theo con đường khác uy chấn 4 phương, nếu hãm thì đi theo con đường khác tham tàn bạo ngược. Về bản chất vẫn là trợ giúp, mà ý nghĩa thì khác nhau vậy
- Câu phú này viết sai chữ CỦNG thành chữ CÙNG, CỦNG có nghĩa là cùng hội hợp đến 1 cung nào đấy.

Hỏi:
Cháu chào chú có vấn đề này cháu nhờ chú giải thích giúp cháu
- Một người cung mệnh đắc vòng thái tuế, (tuế-quan-hổ) nhưng cung mệnh bị triệt án thì người đó có được hưởng thái tuế không ạ.
- nếu vòng thái tuế hay vòng lộc tồn nằm các cung khác thì phải hiểu như thế nào ạ. cháu xin lấy vd, cung quan đắc vòng lộc tồn. có cần thêm điều kiện gì để người đó được hưởng 2 vòng này lâu dài không ạ
- các sao lưu có ý nghĩa gì trong luận giải lá số ạ
Cháu xin cảm ơn chú.
Đáp:
- Khái niệm "đắc vòng thái tuế", "đắc vòng lộc tồn"...chỉ thấy ở một số quan điểm của hiện đại, và thực sự thì nó không mang ý nghĩa gì lớn lao lắm, chẳng qua người ta "tán" ra như vậy thôi. Nói rằng "đắc vòng thái tuế", hay nói "nằm trong tam hợp Tuế-Hổ-Phù... cũng đều gióng nhau. Vi rằng các "vòng" sao ấy đều có đủ 12 sao, đương nhiên nếu đã có Tuế, ắt có Hổ có quan. Vậy sao không nói "thái tuế nhập mệnh" có phải dẽ hiểu hơn không? Triệt thường làm nên phá cách, cho nên nếu đã có Triệt thì đương nhiên mọi cách cục sẽ bị ảnh hưởng.

- Nên xem xét cụ thể xem cái cung quan, di, tài...v.v... ấy nó là sao nào trong vòng thái tuế, lộc tồn đóng ở đó, rồi xem xét các cách cục mà nó tạo nên. Như thế sẽ dễ luận đoán hơn.

- Các sao lưu, là các sao an theo hạn tại thời điểm luận đoán, nó cũng giống như sao cố định, nhưng thời gian chỉ giới hạn trong 1 năm.

Hỏi:
Thầy ơi cho em hỏi:
Chính tinh hãm đáo Quyền Lộc quang vinh. Cái vụ hoá Lộc và hoá Quyền này tra cứu ở đâu vậy? Ngoài Liêm trinh Tham lang hoá lộc vào năm Giáp và năm Mậu thì còn gì nữa?
Câu hỏi thì em nhiều lắm, nhưng đợi thầy mở lớp offline em hỏi cả thể.
Đáp:
- Chính tinh hãm đáo quyền lộc quang vinh, tức là nói đến cái tác dụng của tứ hoá, kể cả khi chính tinh hãm, mà đắc quyền lộc vẫn vinh quang như thường.

- Muốn biết sao nào hoá ra cái gì thì xem trong bảng an Tứ Hoá đã dạy trong lớp tử vi rồi.

Hỏi:
Cám ơn thầy Tuetvnb đã mở topic này!
Thầy cho em hỏi câu này ah: Thầy có cho rằng qui tắc: "dương hành tam thất, âm qui nhị bát" áp dụng cho Tuần, Triệt trên 2 cung liền nhau của tác giả Việt Viêm Tử là đúng không ah? ( Nghĩa là nếu ngươi dương thì Tuần, Triệt sẽ ảnh hưởng trên cung dương 7 phần, cung âm 3 phần....).
Câu thứ 2 em muốn hỏi là: Lộc tồn ngộ Thiên Không thì phải luận như thế nào ah? ( có người thì bảo là dễ kiếm tiền bằng phương pháp táo bạo hoặc nhận hối lộ, người thì bảo là tiền tài bị hao tán..........) thầy cho em biết rõ về vấn đề này được ko ah?
Đáp:
- Quy tắc "dương hành tam thất, âm quy nhị bát" chỉ thấy cụ Việt Viêm tử nói đến, còn trong cổ thư không thấy nhắc đến. Cứ có tuần triệt là ảnh hưởng đến 2 cung, tác dụng giống nhau, còn năm nào nặng, năm nào nhẹ, điều ấy nên xem trong hạn, kết hợp cả Đại, Tiẻu hạn mà luận.
- Lộc tồn vốn dĩ không hoàn toàn là Cát tinh, nó cũng có tính chất hung. Do vậy nếu hội với Thiên không thì hoang huỷ phá tán, tán tài, kho lẫm trống rỗng, tiền bạc thăng trầm. Khồng hề dễ kiếm tiền chút nào.

Hỏi:
Em cung xin hỏi thầy mấy câu ạ!
1. Trong sách viết: Mệnh Thân tương khắc, tắc tâm loạn nhi bất nhàn
Em hiểu là: Mệnh Thân mà khắc nhau thì nội tâm hay rối loạn, mà bản thân thì chịu vất vả vì tranh đấu. Nhưng k hiểu, Mệnh Thân tương khắc là thế nào, có phải là Mênh Thân thuộc hai cách cục khắc nhau như Mệnh thì Tử Phủ Vũ Tướng mà Thân lại Sát Phá Tham không?
2. Một câu nữa là: Huyền ảo tam cung, tắc tà dâm nhi đam tửu, rồi chú thích trong ngoặc là (tức Thiên diêu tinh) - câu này có nghĩa là gì ạ, có phải nói tính chất của Thiên diêu là ham mê tửu sắc thì đúng rồi, nhưng "huyền ảo tam cung" thì k hiểu ạ, "huyền ảo" có phải chỉ Thiên diêu không ạ?
3. Tinh lâm miếu vượng, tái quan sinh khắc chi cơ. Mệnh tọa cường cung, tế sát chế hóa chi lý.
Giả như Thủy Thổ sinh nhân mộ khố tại Thìn, nhược dữ Tài bạch đồng độ vị chi Tài khố, nhược Quan lộc đồng độ vi quan khố, Lộc tồn đồng vi Thiên khố, Hao Sát đồng vi Không khố, dữ Thiên di đồng vi Phá khố, nhất tác Kiếp khố, phàm Thìn Tuất Sửu Mùi vi tứ Mộ khố, thử diệc nạp âm thượng thủ.

Câu đầu ý là Sao ở nơi miếu vượng vẫn phải xét đến sự sinh khắc nữa, vậy sinh khắc ở đây là nói đến sinh khắc của Ngũ hành của Sao và cung nó ở và Sinh khắc giữa Ngũ hành của hai chính tinh đồng cung k ạ?
Câu "dữ Thiên di đồng vi Phá khố, nhất tác Kiếp khố" ý là gì ạ?
Cả đoạn trên đều không hiểu rõ lắm ạ.
EM cám ơn Thầy trước ạ!
Đáp:
- Đúng, Mệnh thân tương khắc là nói đến cái CÁCH CỤC tương khắc, ngũ hành tương khắc, âm dương tương khắc. Nhưng nặng nhất vẫn là cách cục. rồi đến ngũ hành âm dương. Nói như thế có nghĩa là nói đến CHÍNH TINH NHẬP MỆNH THÂN, chứ không nói dến cung số, bởi mệnh ở cung dương thì thân cũng luôn ở cung dương và ngược lại. Mệnh thân tương khắc thì thân vát vả mà tâm bất an, đại loại là vừa khổ thân vừa khổ tâm. không thảnh thơi nhàn hạ được

- Huyền ảo tam cung, tắc tà dâm nhi đam tửu : Huyền ảo là mờ mịt, ý nói 3 cung hợp chiếu mà mờ mịt thì dễ sinh tà dâm mê hoa luyến tửu. Vì thiên riêu là Ám Tinh, cho nên đóng cung nào thường làm cho cung ấy tối tăm đi, hình ảnh ẩn dụ nói như thế.

- Tinh lâm miếu vượng, tái quan sinh khắc chi cơ. Mệnh tọa cường cung, tế sát chế hóa chi lý: ở đây sai chữ TÀI bằng chữ TÁI, ý nói nếu chính tinh lâm mệnh mà miếu vượng rồi, cũng nên xem xét cái sự sinh khắc của tam hợp chiếu vì Mệnh-Tài-Quan luôn luôn tam hợp nên nó sẽ tạo thành CỤC, ví dụ Thân Tý Thìn là hợp thành Thuỷ Cục, thì Thuỷ vốn sinh ở Thân (kim), Vượng ở Tý (Thuỷ) và Mộ ở Thìn (Thổ), nếu thấy cái nguồn sinh vượng chế hoá ấy có tốt thì mới hoàn toàn đẹp đẽ, câu này cũng giống như câu đầu trong Cốt tuỷ phú "Định tam hợp chi Nguyên Lưu...". Vế thứ 2 : Mệnh toạ cường cung, nhưng cũng nên xem xét cái lý chế hoá của Ngũ hành nữa mới hoàn hảo, ví dụ : Cung nhập mệnh thuộc Kim, Kim lại sinh ra hành của chính tinh thuộc thuỷ, thuỷ lại sinh ra hành của mệnh thuộc mộc, như thế thì là đại cát vậy

- "dữ Thiên di đồng vi Phá khố, nhất tác Kiếp khố", An sao nên khắc biết.

Hỏi:
Trong trình tử vi đang được thiết kế của diễn đàn có sử dụng nạp âm cho cả năm tháng ngày giờ vậy sử dụng nạp âm đó như thế nào ạ ?
(Trước giờ cháu chỉ sử dụng cho năm.)
Đáp:
- Trong trình tử vi có nêu ra Bát tự (chứ không phải nạp âm) của năm tháng ngày giờ, mục đích để phục vụ người nào có nhu cầu muốn luận giải bát tự kết hợp với Tử vi thì đỡ phải đổi lịch. Tuy nhiên, bát tự naychỉ thuần tuý theo dữ kiện ngày tháng, chưa tính theo tiết khí.

Hỏi:
Cảm ơn bác đã mở chủ đề này
Bác cho em hỏi về Tuần Triệt đồng cung thì các sao trong cung đó có ảnh hưởng gì tới cung xung chiếu không ạ ( cung xung chiếu VCD ) và ngược lại. Có thuyết nói là Tuần Triệt đồng cung thì cở bỏ nhau nên coi như không có Tuần Triệt, có thuyết lại nói là các sao nằm trong cung có Tuần Triệt thì bị vây trảm nên không nhận gì được ở các cung xung chiếu khác cũng như ảnh hưởng của nó đến những cung kia. Quan điểm của bác là sao ạ ? Đang ngồi ngóng hồi âm của bác, cảm ơn bác nhiều .
Đáp:
- Tuần triệt đồng cung, không thể gỡ bỏ nhau được. Khi 1 cung bị Tuần Triệt, nói chính xác theo thuật ngữ là Lạc Không vong, thì đương nhiên những tính chất chiếu của các sao trong cung đó suy giảm đi nhiều, nhưng nếu xét cách cục thì vẫn phải xem xét đến nó, chỉ chú ý là nó có thể bị phá cách.

Hỏi:
Bác ơi cho cháu hỏi cung thân cư phúc đức có Liêm Phá đồng cung mà các sao còn lại trong cung toàn cát tinh thì có phải là trung thân long đong bôn tẩu ko ạ ?
Đáp:
- Liêm trinh phá quân hiểm phòng vô hạn, khi liêm phá đồng cung thì cả hai đều hãm, à bản chất cả hai vốn là Hung tinh, cho nên sẽ ảnh hưởng đến tại nạn, bệnh tật, tật ách.... cho nên cổ nhân mới nói "hiểm phong vô hạn". Còn chuyện long đong bôn tẩu không thể hiện rõ ràng lắm trong cách này.

Hỏi:

Bác Tuệ ơi, theo sách tử vi thì song hao có 4 vị trí đắc địa là dần thân mão dậu, nhưng cháu chỉ thấy cách luận ở vị trí mão dậu là thủy triều đông, còn vị trí dần thân thì như thế nào ạ?
Đáp:
- Chúng thuỷ triều đông, chỉ là cách nói ẩn dụ đối với trường hợp Song Hao ở Mão Dậu, còn thì khi ở Dần hay Thân, hay Mão Dậu thì cũng đều là luận trên cơ sở của đặc tính tinh diệu khi Miếu Vượng.

Hỏi:
Chào thầy , em lại mời thầy chất vấn trước các đại biểu quốc hội tiếp đây
1, Thế nào là Tứ Hóa ? Sao không phải là Tam Hóa hay Ngũ Hóa mà lại là Tứ Hóa ? Và Hóa rồi thì nó ra cái gì ?
Nếu thầy có chân truyền về Tứ Hóa thì mong chia sẻ cho em được học hỏi với ạ
2, Mong thầy chỉ ra điểm mạnh và yếu của người Thiên Phủ
Cảm ơn Thầy ...
Đáp:
- Tứ hoá là Lộc Quyền KHoa Kỵ, là Hoá thân của một số tinh diệu mà thành, còn Hoá rối nó ra cái gì thì xem trong đặc tính của Tứ Hoá
- Về Tứ hoá, như đã nói, nguồn gốc cũng như xuất xứ còn đang tranh cãi, chưa ngã ngũ, nên khó giải thích. Tuy nhiên, về cơ bản, thuyết Nạp Giáp được coi là khả thi nhất. Còn tại sao lại là Tứ Hoá? Điều này do nguyên lý của phép Nạp Giáp mà thành, Chính là các trạng thái Sinh-Vượng-Suy-Tử
- Điểm mạnh điểm yếu của người Thiên phủ. Điều này đơn giản quá, sách nào cũng viết cả rồi, không trả lời.
- Đã gọi là chân truyền thì làm sao viết ở đây đc....

Hỏi:
Cho em hỏi Tử Phủ Vũ Tướng thường được gọi là đắc cách nếu miếu hoàn toàn ở Mệnh Quan Tài, nhưng nếu TPVTLiem đều đắc địa trở lên ở 3 cung đó nhưng mà tất cả các sao còn lại hãm hết thì có gọi là phá cách không ??
Tử Vũ phủ Tướng Liêm có cách xếp nào gọi là đặc biệt kok ạh ? ví như mệnh thân đồng cung tại Thân có Vũ Tướng đắc ???
Đáp:
- Đã gọi là cách TPVT, mà lại đươc miếu vượng thì đương nhiên đã thành cách. Còn các Chính tinh khác hãm là thuộc chính tinh ấy, thuộc cách cục khác. Liêm trinh thuộc nhóm khác, không thể xét với TPVT được. Đây là những cách cục cơ bản mà ai học tử vi cũng phải biết, trong cách sách đều nói đến. Nên tham khảo.

Hỏi:
Bác Tuệ cho PB hỏi bốn câu:
1.Tại sao Phúc đức Vô Tinh tu cần Tuần, kỵ ngộ Triệt tinh ạ. Nếu đương số có cách cục mệnh di tài quan đẹp mà Phúc đức có Triệt vô tinh thì có làm sao không ạ ?
2. Cách tính nguyệt hạn và nhật hạn chính xác như thế nào ạ, PB nghe có người bảo độ chính xác của Nguyệt và Nhật hạn rất khó đoán, không biết có cách nào xem được tốt không, và cách xem như thế nào ạ. PB nghĩ mỗi ngày trôi qua là một cơ hội để nghiệm lý, nếu không xem được thì rất khó mà tiến bộ mau chóng được ^^.
3. Cách tính lưu tuần, lưu triệt như thế nào, ảnh hưởng của cách tính này có tác dụng nhiều đến giải đoán đại tiểu hạn không ạ ?
4. PB muốn biết các ngôi sao tử vi ứng với vật dụng, đồ ăn thức uống trong nhà, không biết bác Tuệ có nghiên cứu không ? nếu có, có thể cho PB một bảng tham khảo không?
Đáp:
- Phúc đức VCD, rất cần Tuần không để hoá giải hung sát, nhưng kỵ ngộ Triệt vì như thế sẽ ly tán, tha hương, phúc bạc. Mệnh Thân tài quan di mà đẹp, nhưng Phúc lại kém thì ĐỘ SỐ GIẢM THIỂU, mọi việc đều ảnh hưởng, trước tốt sau xấu, thêm phần cản trở. và khó thành công lớn được.
- Cách tính hạn thì xem trong sách "Đẩu số tân biên của TTL, có hết.
- Lưu tuần triệt là trường phái khác, đối với tử vi Nam Phái không an Lưu tuần triệt. Cẩn thận không rồi lưu hết Tuần triệt, mỗi thứ chiếm 2 cung, kết hợp với Tuần triệt cố định thành ra 8 cung bị dính tuần triệt, gần như cả lá số, chỗ nào cũng có tuần triệt, thế thì còn bày đặt ra tuầ triệt làm gì nữa.
- Muón biết sao nào ứng với đồ vật nào, về giở sách Đẩu số tân biên ra mà chép, trong ấy có tất.
Muốn học hỏi được nhiều trong 7 ngày ta mở topic thì nên tranh thủ hỏi những gì vướng mắc khó giải quyết, chứ có phải lớp học trực tuyến đâu mà bắt ta post bảng mí lại dạy cách lưu hạn. Học tử vi mà biếng nhác không chịu đọc sách thì làm sao giỏi được...

Hỏi:
Trong quan điểm của cụ Thiên Lương rằng:
Lộc tồn và Ln.văn tinh chỉ dành cho một số tuổi nhất định để có thể hưởng trọn vẹn.
Vậy cháu muốn hỏi rằng quan điểm trên là đúng hay sai ?
Đáp:
- Phàm là cuộc đời con người ta sinh ra, mọi thứ đã an bài, buồn-vui, sướng-khổ, may-rủi v.v.... cũng chỉ có từng ấy, cộng cả lại đều là số không, được cái nọ mất cái kia. Vậy nên Tử vi mới định lượng ai cũng giống ai, chỉ có từng ấy sao, không hơn không kém, cái tốt, cái xấu cũng không ai nhiều hơn ai, chỉ là do trật tự sắp xếp mà cái này hơn cái kia kém thôi. Cho nên nói rằng người này "ăn" theo sao này, người kia "ăn" theo sao kia thì quả thực là khiên cưỡng. Vấn đề ở đấy là xem xét xem nó đặt ở đâu, mang lại tác dụng gì cho đương số. vậy thôi, còn nó đã đóng trên lá số, là đương nhiên nó phảo tác động đến con người, ai cũng như ai cả thôi.

Hỏi:
Cám ơn Bác Tuệ đã dạy bảo, bác cho PB hỏi tiếp
Khi Tuần Triệt đóng:
Một cung có Chính Tinh Miếu Vượng thì sẽ như thế nào ạ ? Tương tự nếu trường hợp hãm thì sẽ như thế nào.
Nếu gia thêm tứ hoá thì sự biến đổi trong cung đó diễn tiến ra sao. Tứ hoá sẽ ăn trước hay là Tuần Triệt ăn trước rồi tứ hoá ăn sau ạ.
Dựa vào đâu để có thể phán đoán thời điểm khi nào sự biến đổi trên cung này xảy ra ạ ?
Ví dụ: Một lá số có bộ Cơ Âm đóng mệnh ở Dần hãm, gia thêm Khoa Lộc Kị và một lá số Cơ Âm đóng ở Thân Miếu gia khoa kị thì cái nào hay hơn ạ?
Cũng câu hỏi trên trong trường hợp có Tuần Triệt đóng ?
Rất mong bác Tuệ phân tích giảng giải cặn kẽ cho hậu bối
Đáp:
- Xem ra Tuần Triệt vẫn làm thiên hạ đau đầu. Một cung bị Tuần hay Triệt đóng, tức là cung đó bị rơi vào trạng thái KHÔNG VONG, như vậy thì tất cả mọi thứ đóng trên ấy đều rời vào đất xấu, Nếu nó miếu thì mất đi cái tốt đẹp vì không phát huy được, nếu nó xấu thì cái xấu ấy cũng giảm đi sự phát tác. Nhưng XẤU TỐT ở đây mang tính tương đối, vì thế mà người ta hay nhầm tưởng rằng "một sao hãm địa gặp Tuần triệt lại trở thành miếu"..., miếu hay hãm là đặc tính của tinh diệu, còn Tuần triệt là đặc tính của cung số. Đã hãm làm sao trở thành miếu được.
- Nên tách các vấn đề ra, Tứ hoá có tác dụng cứu giải, trừ hung giải nguy, cho nên nếu Bản cung xấu, mà gặp được Tứ hoá thì cũng tốt lên một phần, đỡ lo ngại. ĐỪng nhồi tất cả các vấn đề vào nhau như thế, nó sẽ rối tung lên, không bao giờ luận được.

Hỏi:
Cháu cảm ơn bác Tuệ đã giải thích thắc mắc cho cháu. Hôm nay cháu có một vài vấn đề cần hỏi:
1) Theo như câu phú Phá Quân đi với Văn Xương cộng với câu phú Văn Xương mà bác đã giải thích cho cháu ở trên cháu đã hiểu nhưng trong Tử Vi Toàn Thư có nói: "Phá Quân Văn Khúc vi bần nho" và Tử Vi Tinh Điển có nói: "Phá Quân Xương Khúc vi bần nho" nếu xét theo câu nói của 2 sách này đã nêu thì câu phú Phá Quân đi với Văn Xương và câu phú Văn Xương ở trên không thể áp dụng được rồi, nhờ bác giải thích dùm cháu
2)Song Hao đắc địa tại 4 cung Mão Dậu Dần Thân hãm tại Tí Ngọ và cổ nhân chỉ khen Song Hao tại Mão Dậu là đẹp nhất chúng thuỷ triều đông nhưng tại Dần Thân cũng đắc địa chẳng lẽ Song Hao không có tác dụng gì ạ, lấy trường hợp 1 lá số Mệnh Phá Quân cư Ngọ dĩ nhiên Tài Thất Sát tại Dần và xung chiếu có Phúc cung là Tử Phủ nếu Đại Hao an tại tài và Tiểu Hao an tại Phúc thì luận làm sao bác ?
Cháu xin phiền bác giải thích dùm cháu. Cháu xin cảm ơn
Đáp:
- Xương hay Khúc thì cũng đều là văn tinh cả thôi, sách có nói rằng "Phá Quân ngộ văn tinh nhất sinh bần sĩ", bần sĩ với bần nho đều thế cả... Câu Phá quân đi với Văn xương tài lộc phong doanh kia, vẫn đúng đấy chứ. Nên đọc cả câu, chớ có đọc 1 vế mà hiểu sai ý cổ nhân.

- Song hao đắc địa tại Dần Thân, muốn luận nó như thế nào thì giở sách Đẩu số tân biên ra, xem tính lý nó ra làm sao khi miếu vượng. Nó miếu thì nó đỡ hao, nó hãm thì nó hao. Nó là sao tối kỵ cho tài bạch, nếu nó đóng vào tài, thì dù miếu vẫn cứ hao tán, khó giầu "song Hao đóng ở điền tài, tán nhiều tụ ít mấy ai nên giầu". Đừng phức tạp hoá vấn đề, lại cứ đi xem Song Hao ở Mão Dậu để so sánh với SOng Hao ở Dần thân rồi bắt nó phải có cách nọ cách kia....nó chẳng có cách nào cả. Chỉ là SOng Hao thôi, gọi tên mỹ miều hay chỉ luận bằng tính lý, cũng đều giống nhau. Nói rằng "chúng thuỷ triều đông" hay chỉ nói quê mùa là Song Hao Mão Dậu đều thế cả, cũng chỉ là song hao thôi. Cầu kỳ làm gì cho mất thời gian, cái chính yếu là phải xem được, đoán được. Chứ cứ hoa mỹ quá, đâm nhọc, ta thử hỏi : đã hiểu chúng thuỷ triều đông là cái gì chưa? mồm đọc chúng thuỷ triều đông mà chả phát biểu được gì thì thà cứ mộc mạc cho nó dễ hiêu, thà cứ nói huỵch toẹt nó ra là SOng Hao đóng ở Mão Dậu có khi còn luận được. Nếu mới nghiên cứu, thì nên bắt đầu từ việc nghiên cứu thật kỹ tính lý chư tinh, rồi sau mới nghiên cứu đến cách cục, như vậy mới xem tử vi được

Hỏi:
Từ trước đến nay, MH là lười học nhất nên bị ghét, lần này nhân dịp lão cao hứng xin được hỏi lão
1) Liên quan đến cách Cự nhật (cách khác cũng có thể có nhưng ví dụ rõ ràng nhất ở cách này), tại sao khi thì nói "Thực lộc trì danh" (1) khi thì nói "Trì danh thực lộc" (2), căn cứ vào đâu để phân biệt (1) và (2). Nếu là vì theo vòng hạn thì có phải xét thêm Âm nam âm nữ, dương nam dương nữ hay không?
2) Phê số hay có câu: "Phù suy, bất phù thịnh" và ngược lại, hoặc "nghi loạn bất nghi trị".... Căn cứ vào đâu để luận như trên? chỉ căn cứ vào cách cục hay từ cách cục luận ra con người để kết luận như trên?
3) Tứ Hoá trong mọi trường hợp có hoàn toàn để cứu giải không? VD Hoá kỵ thường hay không tốt, vậy các Hoá khác có trường hợp nào xấu không. MH hỏi vậy vì Hóa là hóa khí của chính tinh, khi chính tinh hãm, hoặc bị tuần triệt, hoặc bị sát tinh vây hãm thì Hóa do nó sinh ra còn tốt không ạ?
4) Tại sao tuổi Tân không sợ Cự môn hãm, kể cả Cự kỵ.
Em cảm ơn lão và biếu lão 5 lượng
Đáp:
- Cự nhật cách có 2 câu Phú : Tiên Khu danh nhi hậu thực lộc, và Tiên thực lộc hậu trì danh. Hoặc là có tiền trước, rồi có Danh sau, hoặc có danh trước rồi có tiền sau, vì mấy lý do :

Thứ nhất, Thái dương chủ quan quý, Cự Môn chủ Tài Lộc, nhưng do Cự là Ám Tinh, cho nên khi đóng đồng cung với Nhật, sẽ che ám, làm cho ánh sáng của Nhật khó phát huy được. DO vậy, Quan và Lộc sẽ không toàn mỹ được.

Thứ 2, nếu Cự Nhật đóng tại Dần, thì lúc này Nhật sẽ vượng, mà cự sẽ đắc. Nhật vượng chủ quan quý, Do vậy, trường hợp này sẽ có Danh trước mà có tiền sau

Thứ 3, nếu Cự Nhật đóng tại Thân, thì khi đó Nhật sẽ hãm và Cự sẽ vượng, Cự vượng nhật hãm tức là Tài lộc vượng, mà quan quý hãm, trường hợp này sẽ có Tiền trước và Quan sau.

Ngoài ra, để ý đến vòng di chuyển của hạn, nếu đi thuận, sẽ gặp nhóm Quý tinh trước, đó là Tướng->Cơ lương->Tử sát tức là chủ về quan quý, còn nếu hạn đi nghịch thì sẽ gặp nhóm tài tinh trước, đó là Tham Vũ->Đồng Âm->Thiên Phủ, tức là chủ tài.
Còn Âm nam, Dương nữ, hay ngược lại, đều đã được xét trong cách an hạn rồi.
- Cổ nhân phê số, nói rằng "Phù Suy bất phù thịnh" hoặc "nghi trị bất nghi loạn"... ấy là nói đến cái lá số của con người vất vả, mẫu người ham hoạt động, biến báo khôn lường. Căn cứ vào đâu? căn cứ vào cách cục thể hiện, căn cứ vào chính tinh nhập mệnh, đây là lời phê tổng quát, cho nên phải căn cứ vào tất cả các yếu tố sẵn có mà kết luận. VÍ như "Phá Quân nghi loạn bất nghi trị", tức là Phá Quân nên LOẠN mà không nên YÊN, gặp thời chiến thì làm nên sóng gió, mà gặp thời bình thì ôm hận đầy lòng. Hoặc như "Tử Phá tranh hùng, phù suy bất phù thịnh" Tử phá nhập mệnh, nên phù suy thì mới có thành quả, chứ phù thịnh ắt sẽ bị người ta phụ bạc....v.v

- Hoá là cứu giải, dù sinh ra từ hoá khí của chính tinh, nhưng bản chất trạng thái đã chuyển rồi, không thể so sánh với chính tinh gốc được. Tất cả mọi thứ trên đời, hoạ phúc chỉ là tương đối. Hoá Lộc thì tốt đấy, nhưng luỵ vì tiền quá có khi sinh hoạ. Hoá Kỵ là xấu đấy nhưng đôi khi nó cũng đắc dụng riêng, ví như đi tranh biện, buôn bán, nếu được Hoá Kỵ thì lại thành tốt. Do vậy mới có cái lý "Cùng tắc biến, cực tắc phản" của Âm Dương trong tử vi.

- Phú có câu "Cự Môn Thìn Tuất vi hãm địa - Tân nhân hoá cát lộc tranh vinh", tức la Cự Môn đóng Thìn Tuất là đất hãm, rất xấu chủ về thị phi kiện tụng, khốn khó. Nhưng người tuổi Tân thì lại tốt, lắm lộc nhiều tiền, Lý do là vì người tuổi Tân hội được Lộc Quyền, nhất là Lộc nhập mệnh, cho nên "cải ác vi lương, biến hung hoá cát" cũng vớt vát được đôi phần.

Hỏi:
Thưa thầy Tuệ vậy tứ hóa có hãm địa và vượng địa ko thầy?
Nếu có thì khi hãm lực chế giải của nó sẽ kém hơn miếu vượng phải ko thầy?
Và e co 1 thắc mắc nhỏ là như lời thầy nói Tuần Triệt ko làm cho chính tinh từ miếu trở thành hãm, từ hãm trở thành miếu được, thế tại sao sách thường ghi Nhật, Nguyệt hãm mà gặp Tuần, Triệt lại hay ạ?
Một câu hỏi cuối cùng ạ, nếu mệnh nhật hay nguyệt mà hãm nhưng hội tụ nhiều cát tinh thì có phục hồi sức sáng như trong các sách ghi ko ạ?
Em cám ơn thầy nhiều
Đáp:
- Tứ Hoá cũng có miếu có hãm, đương nhiên khi Hãm thì quyền cứu giải suy giảm mạnh, tuy nhiên vì là cát tinh nên cũng không đến nỗi thiệt hại lớn lao lắm, vẫn phò tá được những việc nho nhỏ.
- Tuần triệt không làm các sao Hãm thành miếu được, với nhật nguyệt hãm khi ngộ tuần không thì BỚT ĐI CÁI XẤU XA, nhưng không có nghĩa là nó sẽ tốt lên.
- Một sao đã hãm, không thể "sáng" trở lại, hội nhiều cát tinh thì được phò trợ mạnh mẽ, giảm đi cái xấu, gia thêm cái tốt. Nó ảnh hưởng đến cách cục là chính.

Hỏi:
Cảm ơn bác Tuetvnb .
Cho em hỏi tiếp ạ.
1/ Theo lý thuyết thì các cách ( VD: Cự Nhật ) thì phải đắc địa mới được coi là tốt, vậy nếu Nhật miếu ở Ngọ mà Cự hãm ở Tuất có coi là phá cách không ạ ( có thể hiểu là chết vì cái mồm phải không ạ )
2/ Nhật Nguyệt tại Sửu, Mùi gặp Hoá Kỵ thì sáng ra ( ở đây hiểu là đồng cung ) nhưng Hoá Kỵ ở Mão ( cung VCD ) Nhật Nguyệt ở Mùi tam hợp chiếu thì hiểu thế nào ạ ?
Cảm ơn bác !

Đáp:
- Cách Cự Nhật chỉ có Chính cách ở Dần Thân, Bàng cách ở Tỵ Hợi, Nhật cư Ngọ, Cự ở Tuất thì không gọi là cách Cự Nhật được, Thái dương cư Ngọ là cách Nhật lệ trung thiên. Còn đương nhiên, cách nào muốn thành mà chả cần miếu vượng, hội Khoa Quyền Lộc Quý, tránh xa Tuần Triệt.


- Nhật nguyệt tại Sửu Mùi, là cách Nhật Nguyệt tranh huy, vì 1 Âm 1 Dương hỗn hợp mà triệt tiêu nhau, xung khắc nhau nên trở thành xấu, nếu được Hoá Kỵ là Ám Tinh hoá giải, khiến cho Âm Dương không lẫn lộn thì sẽ bớt đi tăm tối. Nhưng với điều kiện phải đồng cung, còn chiếu về không kể.
Hỏi:
Xin chào bác Tuetvnb. Logan muốn nhờ bác chỉ dùm vài thắc mắc:
+ Có sách nói Thanh Long là đệ nhị giải thần? Bác giải thích rõ câu phú “Thiên Phủ tối kỵ Không tinh nhi ngộ Thanh Long phản vi cát tường". Trong trường này tại sao Thiên Phủ lại ko sợ Thiên Không, Tuần Triệt , Địa Không nữa vậy.
+ Lộc tồn cư phúc tại cung Ngọ ứng với tuổi Đinh thì được hưởng phúc dù chính tinh là Tham Lang có hãm, tam hợp có Phá Quân hãm ngộ Triệt, địa kiếp, Thất Sát hãm.
Cảm ơn Bác Tuetvnb
Đáp:
- Thanh Long là đệ nhị giải thần? chắc hẳn sách đã căn cứ vào câu "thiên phủ tối kỵ không tinh, nhi ngộ thanh long phản vi cát tường". Thiên Phủ mà gặp Tuần Không, Triệt không, Thiên ĐỊa Không, là cách Phủ Phùng Không, nếu có Thanh long thì đỡ xấu. Nhưng bản thân thanh long không phải là "đệ nhị giải thần". Còn tại sao thanh long lại giải được cách trên? do liên quan đến vấn đề Âm Trạch trong Tử Vi (các học giả đời trước suy đoán thế!), điều này rắc rối, dài dòng không thể trình bày 1 lời mà hết được. Nhưng theo kinh nghiệm của ta, thì Phủ phùng không, dẫu có gặp Thanh Long cũng không chế hóa được nhiều, vẫn bị phá cách như thường.

- Lộc tồn cư Phúc tại Ngọ, người tuổi Đinh thì tốt nhất. Tuy nhiên nếu xét theo nguyên lý tử vi, thì Lộc cư Phúc là không được Đắc Vị, hơn nữa do tính bảo thủ của Lộc tồn, sẽ chiếu về cung Thê, khiến cho chuyện vợ chồng thêm phần khó khăn. Không hoàn mỹ lắm. Hơn thế nữa, Phúc Cự Ngọ, VCD thì Mệnh tài quan là Sát Phá Tham hãm địa, không thể nói là tốt được, với bất cứ tuổi nào. Phép xem tử vi, lấy chính tinh làm trọng, phân rõ Quân Thần Tá Sứ, bổn phận phân minh, một sao Lộc Tồn không thể chế hoá cho cả lá số được.

Hỏi:
Bác ơi cho cháu hỏi tiếp: các sao như Thiên Giải, Địa Giải hay Giải Thần có phải là những sao giải mạnh ko?
trong tử vi ứng dụng chỉ tính 93 sao thôi, tức là những sao trên ko đuợc công nhận ngoài ra còn Long Đức, Phúc Đức, Thiên Đức. Nhưng bộ này nó thuộc vòng thái tuế vậy sao lại bỏ đựoc?
Đáp:
- Tử vi tổng luận phú, diễn nôm có câu "thiên địa các, giải thần tàng - cùng là quan phúc một làng trừ hung", Thiên giải, địa giải, giải thần, phượng các (đương nhiên! vì phượng các luôn đồng cung với giải thần) thiên quan, thiên phúc... là những sao mang tính chất giải hung trừ nguy. Tuy nhiên vì là tiểu tinh, nên cái sự cứu giải không to lớn lắm, muốn cứu giải mạnh mẽ, phải là những Chính Tinh, Trung tinh, và đặc biệt là các cường cung trên lá số sáng sủa.
- Chẳng có ai nói rằng nhóm sao trên không được công nhận cả. Tử vi ứng dụng là môn nào? của ai viết? quan điểm sai khác nhiều, chỉ nên tham khảo.

Hỏi:
Thưa thầy Tuetvnb. Thầy cho em hỏi câu này ah: em đọc bài viết của một thành viên hỏi thầy là Phủ - Tướng - Sát ko có hoá khí.....;
Nhưng em thấy trình an sao của lyso.vn cho thấy Tuổi Nhâm an theo Lương - Vi - Phủ (thiên phủ) - vũ chứ ko phải an theo Lương - Vi - Phụ ( tả phụ) - Vũ. Như vậy là như thế nào ah? Vì nếu an như vậy thì khi luận các Hoá ở các cung sẽ khác nhau nhiều phải ko ạ. nhất là trường hợp Hoá Khoa đổi chỗ cho Hoá kị
Đáp:
- Công thức an tứ hoá còn nhiều điểm bất đồng giữa các sách với nhau. Với Tuổi Nhâm, an theo công thức Lương - Tử - Phủ - Vũ khúc. Đấy là công thức trong Đẩu Số toàn thư. CÒn trong một số sách khác, người ta dùng chữ Phụ tức là Tả Phụ. Có thể do nhầm lỗi chính tả vì chữ Phủ, chữ Phụ giống nhau. Đấy là đối với Việt ngữ, nhưng đối với chữ Hán thì Phụ và Phủ khác nhau hoàn toàn, khó mà nhầm được.

Hỏi:
Cho em hỏi với? Em có điều này là bộ cơ nguyệt đồng lương bị triệt thì bị mất hết tác dụng àh? Với đồng lương ở cung phúc an tại dần.Với lại cung quan có thiên không thì là bằng không hết àh?mặc dù cung quan tại thìn có thái dương thanh long lưu hà thiếu dương.....Em không hiểu về mấy sự chế giải này lắm
Đáp:
- Cơ Nguyệt Đồng Lương ngộ Triệt là bị phá cách, tuy nhiên nói là nó hỏng hết thì chưa hẳn, nó vẫn là CNDL thôi, cung quan có Thiên Không không có nghĩa là "bằng không hết".... nên xem xét từ tính lý của tinh diệu mà phối hợp luận đoán, đừng phán xanh rờn như thế. Sai to.

Hỏi:
+ Liêm tham tỵ hợi rất xấu nhưng nếu có Hoá kỵ đồng cung thì có thể giải được cái xấu đó ( Theo tử vi Hàm số)
Ko biết việc này có đúng không, và nếu đúng thì giải thích thế nào hay đây chỉ là kinh nghiệm của cụ Nguyễn Phát Lộc ?
Bác cho cháu hỏi thêm một chút. 2 sao Tả hữu có phải giáp mệnh thì tốt hơn thủ mệnh không ạ?. Tam hoá liên châu và tam hoá hội mệnh thì cái nào tốt hơn?
Đáp:
- Liêm Tham Tỵ Hợi là cách xấu, điều này đúng, vì tại Tỵ Hợi, cả Liêm và Tham đều hãm, 2 hung tinh Hãm ở cùng với nhau thì sự tác hoạ khôn lường. Nếu được Hoá Kỵ đồng cung để chế giải khiến cho hung tính bớt đi, thì cũng đỡ phần nào. Nhưng nếu nói "phản vi kỳ cách" như Tử Vi Hàm Số thì không đúng. Nên cẩn trọng với cách luận này.
- Hai sao Tả Hữu vốn là 2 sap Phù trợ, là Tá tinh, nên tốt nhất là đứng trong tam hợp chiếu về, hoặc tốt nhì là giáp lân ta hửu. Nếu Tả Hữu nhập mệnh cung, thì nguyên thần chính khí bị Tả hữu xua đuổi nên sẽ trở thành xấu, dẫn đến tình trạng "ly biệt tha hương".
- Tam Hoá liên châu, là 3 sao Hoá Lộc-Hoá Khoa-Hoá Quyền liền kề 3 cung liên tiếp, chữ Liên = liền kề, chữ Châu= hạt châu, tức là ý nói quý như chuỗi hạt châu (chuỗi hạt xâu lại liền nhau). Đây là quý cách. Còn Tam Hoá Hội mệnh cũng tốt. còn nói trường hợp nào tốt hơn thì rất khó, bởi nó còn phụ thuộc nhiều yếu tố. Đương nhiên, Tam Hoá hội mệnh thì dễ gặp, mà tam hoá liên châu thì hiếm gặp

Hỏi:
Cháu bác Tuệ, hôm nay cháu có vài điều nhờ bác giải thích dùm cháu:
1) Bác cho cháu hỏi Giải Thần, Thiên Giải, Địa Giải mang ý nghĩa gì ạ? và Giải Thần Thiên Giải Địa Giải cư Tài hay Điền là tối kị đúng không ạ? (theo sách viết thì Giải Thần giải những cái xấu nhưng Mệnh ôm Giải Thần thì khi hoạ đến thì đến càng mau hơn, Thiên Giải và Địa Giải thì sách viết chung chung rằng 2 sao này gặp xấu giải hết cái xấu gặp tốt nó cũng giải hết tất tần tật luôn, 3 sao này cư Tài Điền thì giải hết tất cả tiền tài lẫn sản nghiệp)
2)Trên diễn đàn và trong một vài sách cháu đọc có nói một người tuy Tài Cung kém nhưng Điền Cung đẹp thì vẫn có nhà cao cửa rộng, theo cháu cháu thấy điều này rất vô lý Tài Cung đã kém thì đương nhiên Điền cung tất cũng kém không thể nào Tài kém mà Điền đẹp được vì không Tài thì Điền ở đâu ra để đẹp
3) Bác cho cháu hỏi tại sao Phá Quân lại kị nhất đi với bộ Đào Hồng Hỉ ạ? và nếu đi thì sẽ mang đến những chuyện xấu gì ạ
Nhờ bác giải thích dùm cháu. Cháu xin cảm ơn
Đáp:
- Thiên giải Địa giải bất khả cư điền tài, câu này có nghĩa rằng: Thiên/Địa giải là những sao có tính chất làm cho mọi thứ tiêu tán đi, khó tụ họp với nhau, nếu nó đóng cung tật ách thì tiêu tai giải ách, nếu nó đóng cung điền tài thì cũng làm cho tài nguyên bất tụ, chứ không phải hoạ đến mau hơn.
- Xưa nay nói đến cung điền hoặc cung tài, người ta hay nói cả hai là ĐIền Tài, tác dụng về tài chính ngang nhau, cũng này có thể bổ trợ cho cung kia. Không nên tách rời nhau ra, nếu 1 trong hai cung mà kém, cung kia tốt thì chúng sẽ bị hao tổn vì gánh đỡ cho nhau.
- Chẳng có chỗ nào nói rằng Phá quân tối kỵ khi đi với Đào Hồng Hỷ cả. Tuỳ theo cách cục cụ thể mới luận được.

Hỏi:
Em chào Thầy, em là thành viên mới chưa có chức tước cũng như ngân lượng dồi dào trên diễn đàn, nhưng cũng có vài thắc mắc mong thầy giải đáp cho em, nếu có hỏi những vấn đề đã duoc trình bày thì thứ lỗi vì em chưa tìm ra trên diễn đàn, và như thế thì thầy chỉ giúp em ở chuyên mục nào chủ đề nào, để em ngâm cứu.
1/ Người thân cư quan lộc có phải khi xem xét đến cung phu thê thì nên xem qua cung quan lộc ko ah? và nếu ở cung quan lộc này có sao đào hoa ngộ thiên không thì có khả năng đương số ko có chồng ko ah?
2/ Nếu hoá lộc ngộ thiên không ở quan lộc thì ko thể có chức tước lớn phải ko ah? ( nếu câu hỏi chung chung quá thì thầy cứ chỉ em nên tìm topic về phần gì, em sẽ tự thân vận động ah)
3/ Mệnh Cự môn có thiên cơ ở tài bạch thì có được xét theo cách Cơ Cự ko ah?
Xin hết, thân ái chào Thầy
Đáp:
- Đương nhiên là khi xem xét bất cứ cung nào, cũng cần xét đến Mệnh Thân, vì nó ảnh hưởng, chi phối mạnh mẽ cuộc đời đương số. Đào hoà ngộ Thiên không nhập thân, thì dễ gãy đổ chuyện gia đình, nhị độ quá giang.
- Hoá Lộc với Thiên Không nhập cung Quan, chưa nói lên điều gì cả, phải xem thêm các cách khác mới kết luận được.
- Cự môn tại Mệnh, Cơ ở tài bạch, không gọi là cách Cự Cơ được.

Hỏi:
Cháu xin hỏi thêm 1 câu nữa.
Tại sao nói phúc VCD đắc bộ nhật nguyệt khi:
+Nhật nguyệt hợp chiếu.
+Nhật nguyệt xung chiếu(Sửu mùi)
Nhật nguyệt hội chiếu không được tính ?(Tài di, di quan)
Đáp:
- Nhật nguyêt Chính bất như chiếu, tức là với nhật nguyệt thì tốt nhất là chiếu về. Nếu miếu vượng là đắc cách.

Hỏi:
Em xin cám ơn thầy tuệ ạ, thầy ơi có người nói thiên giải và đại gải nếu nằm ở cung phu hoặc thê thì nó
cũng nói lên vợ chồng mau chia tay,câu nói đó là đúng hay sai vậy thầy?
Đáp:
- Đúng, thiên/địa giải đóng cung phu thê thì bất lợi chính vì đặc tính ly tán của nó. Vợ chồng khó đoàn tụ được. Nhưng bảo là nó làm cho vợ chồng mau chia tay hơn thì chưa hẳn đã đúng.

Hỏi:
Cho cháu hỏi bác Tuệ!
Tuần triệt có ảnh hưởng ít nhiều đến chính tinh đóng tại một cung nào đó, như vậy nếu xét về sự giàu nghèo thì khi nhìn vào một lá số mà cung tài bạch có chính tinh sáng nhưng lại ngộ tuần hoặc triệt thì ta suy ra người đó không thể giàu có đúng không ạ?
Đáp:
- Tuần triệt đóng cung Tài, nó gây cản trở cho việc hưng vượng tiền tài, có thể chính tinh sáng sủa, nhưng gặp Tuần triệt phá cách thì cũng khó giầu, nếu gặp tuần thì chậm muộn, gặp triệt thì tài nguyên khó tụ, thăng giáng thất thường, gặp hạn xấu hội vào, có thể dẫn đến tay trắng.

Hỏi:
Bác Tuệ cho cháu hỏi:khi Thiên mã ở cung Tài,có Tuyệt ở cung Phúc xung chiếu thì có bị coi là chiết túc mã không ạ.
Đáp:
- Chiết túc mã (ngựa què) là cách dành cho trường hợp Mã Đà đồng cung. Còn Mã Tuyệt đồng cung là cách Mã Cùng Đồ (ngựa cùng đường), cách này chỉ tính đồng cung, chiếu đến từ tam phương không kể.

Hỏi:
Thật sự ko biết bác Tuệ là ai nhưng thấy những câu trả lời của ông cho mọi người thật hay nên xin mạn phép hỏi 1 câu : hai vợ chồng thường có cung phu va thê phải giống nhau nhưng mình phải hiểu thế nào nếu cung phu của vợ có liêm trinh (v) nhưng chồng thì thiên đồng(m) thiên lương (v).
kiến thức nông cạn theo tôi dược biết LIÊM TRINH là sao xấu chỉ sự chia ly.
cám ơn rất nhiều.
Đáp:
- Biết Tử vi là được rồi, biết ta cũng chẳng để làm gì...
- Ta trích dẫn 1 đoạn trong "Đẩu số nhân duyên khán pháp đại toàn" để jenny00 tham khảo :
Đồng Lương nhập cung Phu/Thê :
同梁:永浴愛河,親密融洽。(女命天同守夫妻,必太陽主命有 開放之性格,有奪夫權柄之現象,逢殺沖破刑夫克子,梁月沖破有感情困擾,不能自我約束者,感情糜爛或為人偏房,唯虔誠宗教信仰者能享福。)
Đồng lương : vĩnh dục ái hà , thân mật dung hiệp . ( Nữ mệnh thiên đồng thủ phu thê , tất thái dương chủ mệnh hữu khai phóng chi tính cách , hữu đoạt phu quyền bính chi hiện tượng , phùng sát trùng phá hình phu khắc tử , lương nguyệt trùng phá hữu cảm tình khốn nhiễu , bất năng tự ngã ước thúc giả , cảm tình mi lạn hoặc vi nhân thiên phòng , duy kiền thành tông giáo tín ngưỡng giả năng hưởng phúc . )
Tạm dịch :
Đồng lương: thân mật hòa hợp như tắm trong bể tình ái.
* (Nữ mệnh thiên đồng thủ phu thê, tất thái dương chủ mệnh có tính tình phóng khoáng quảng đại, có thể đoạt quyền chồng, phùng sát phá thì hình phu khắc tử, lương nguyệt gặp ắt tình cảm không yên, không thể tự kiềm chế, cảm tình vỡ nát hoặc là người vợ thứ, chỉ có người tin đạo có khả năng hưởng phúc).
Liêm trinh nhập cung Phu/Thê :
廉 貞:悲歎不幸之婚姻,有享受虐待或生離死別之傾向,男女有二三次與幾位異性發生性關系之現象,尤其見貪狼、天姚、魁钺者有多婚或外遇。會天府、天相,和性 格剛強匹配,雖難免爭吵,但能偕老。會殺破狼者,婚姻難有幸福,或受虐待,或因外遇困擾,或生離死別,甚至離婚再婚。
Liêm trinh: bi thán bất hạnh chi hôn nhân , hữu hưởng thụ ngược đãi hoặc sanh ly tử biệt chi khuynh hướng , nam nữ hữu nhị tam thứ dữ ki vị dị tính phát sanh tính quan hệ chi hiện tượng , vưu kỳ kiến tham lang , thiên diêu , khôi việt giả hữu đa hôn hoặc ngoại ngộ . Hội thiên phủ , thiên tương , hòa tính cách cương cường thất phối , tuy nan miễn tranh sảo , đãn năng giai lão . Hội sát phá lang giả , hôn nhân nan hữu hạnh phúc , hoặc thụ ngược đãi , hoặc nhân ngoại ngộ khốn nhiễu , hoặc sanh ly tử biệt , thậm chí ly hôn tái hôn .
Tạm dịch :
Liêm trinh : hôn nhân bi thảm bất hạnh, có thể bị ngược đãi hoặc có xu hướng sinh ly tử biệt, nam nữ có 2-3 mối quan hệ phát sinh, nếu kiến tham lang, thiên diêu, khôi việt có thể đa hôn hoặc ngoại tình. Hội thiên phủ, thiên tướng, sẽ bớt đi tính cách cương cường làm cho đơn lẻ, tuy khó tránh tranh cãi đôi co, điều tiếng qua lại nhưng có thể sống đến bạc đầu. Hội sát phá tham thì hôn nhân khó có hạnh phúc, hoặc có ngược đãi, hoặc bị mệt mỏi vì bị ngoại tình, hoặc sinh ly tử biệt, hoặc ly hôn rồi tái hôn.
(增補太微賦曰:“廉祿臨身,女得純陰貞潔之德。”廉貞化祿或遇祿存化祿者,不依次桃化論,而作專情 性妒論之)
( Tăng bổ thái vi phú viết : " liêm lộc lâm thân , nữ đắc thuần âm trinh khiết chi đức . " Liêm trinh hóa lộc hoặc ngộ lộc tồn hóa lộc giả , bất y thứ đào hóa luận , nhi tác chuyên tình tính đố luận chi)
(Tăng bổ thái vi phú viết: “Liêm lộc lâm thân,nữ đắc thuần âm trinh khiết chi đức”. Liêm trinh hóa lộc hoặc ngộ lộc tồn, không thể luận như thứ đào hoa, mà chung thủy trinh tiết.)
Như vậy, với câu hỏi chỉ có chính tinh như trên thì không thể kết luận được là "ai tốt hơn ai", muốn luận cung Phu thê cần phải luận đoán tổng quát mới nên kết luận, độc chính tinh không thì chưa nói lên vấn đề gì.

Hỏi:
Cháu chào chú!
Trong quá trình đọc sách và tự nghiên cứu lá số mình cháu có một số thắc mắc, mong được chú giải đáp giùm. Nếu có thắc mắc nào ...lơ ngơ quá mong chú cũng đừng cười cháu ạ! Hi
1. "nội tướng, ngoại binh"??? Nghĩa là như thế nào ạ?
2.Các cách chỉ một người sống cô đơn, hướng nội, ít chia sẻ?
3.Làm sao để biết trên một lá số, đương số ăn nhiều vào sao nào, bất kể chính tinh hay phụ tinh?
4. Cháu đã từng đọc một số bài viết về sao chủ mệnh sao chủ thân nhưng vẫn chưa rút ra đc cho mình nhiều lắm về các sao này. Hic hic, Nhờ chú Tuệ giảng giải giúp cháu mấy vđ này. Cháu xin cảm ơn nhiều ạ!
Đáp:
- Nội tướng ngoại binh tức là cung nhập hạn gặp cách xấu, lại có Tướng quân đóng, chiếu về có Phục Binh bên ngoài. Thường bị thua thiệt hoặc bị người sang đoạt.
- Hỏi thể rộng quá, khó trả lời, tuy nhiên 1 người sống cô đơn ít chia sẻ thường thì mệnh-thân người đó có những sao chủ về Hình Khắc (như Cô Thần, Quả tú, Hình, Kiếp..v.v...) hội về.
- Đã giải thích ở phần trước, không có ai "ăn" vào sao nào cả, tất cả các sao đều phải "ăn" vào đương số (tìm đọc lại các đoạn giảng ở trang trước).
- Đã giải thích, tìm đọc lại.

Hỏi:
Thật vất vả cho bác Tuệ quá, trước hết cháu cảm ơn bác rồi cho cháu hỏi vài câu
1. Cự Đồng đồng cung quan mặc dù Quan có đế vượng thì vẫn nói lên sự trắc trở phải không bác?
2. Thái Âm tại hợi miếu gặp tuần ở cung phúc đức thì cái tốt giảm đi 30%. Nếu nhận định thế có chính xác không vậy bác?
3. Đào hoa - Thiên Không - Thiếu Dưong - Lộc tồn nếu đồng cung chẳng hạn ở phu thì gọi là dễ chia lìa còn ở tử tức là không ở gần con cái đúng không bác?
4. Có người nói xem cung phu thê để biết trước khi kết hôn về phu (thê) còn sau khi kết hôn phải coi thêm cung nô có phải không bác?
5. Cách cục xương khúc kỵ,kình, tang môn, thiên hình ở một cung phu VCD là thể hiện một sự hình khắc, phu thê khó thành và có thành cũng không bền phải không bác?
6. Có người nói Thiên mã tại hợi gặp tuần có thể biến thành mã nhảy sang dần, vậy có đúng không bác?
Cháu hỏi 6 câu và 6 lần cảm ơn bác
Đáp:
- Cự ĐỒng cư quan, chủ về thăng trầm vô định, không có lợi cho cung quan, dù có để vượng đóng tại đó cũng chỉ như cơn mưa mát mặt chút ít thôi.
- Việc định lượng theo phần trăm xưa nay trong tử vi không có ai làm. xem xét tổng quát rồi quyết 1 lời, Tử vi không thể "công thức hoá" được.
- Đào Không đóng ở cung Phu thì xấu, vì chủ về việc vợ chồng ong bướm lả lơi mà lại khó bền. Nhưng Đào Hoa đóng cung Tử thì có phần trợ giúp tốt. Phú có câu "Sở hỉ giả Nhị Minh phù tử tức chi cung", nhị minh ở đây là Đào-Hồng.
- Phu là phu, mà Nô là nô, tại sao lại đem cung Nô làm cung Phu được. Định đem kẻ Nô Bộc làm chồng chắc.
- Phu VCD mà hội Kình Kỵ Tang Hổ, là xấu, đấy chính là cái điềm "tử biệt sinh ly" nếu mệnh thân phúc không đủ mạnh để cứu trợ thì dễ đứt gánh giữa đường.
- Quan điểm cho rằng Tuần có thể "bắc cầu" cho Mã nhảy từ cung nọ sang cung kia hoàn toàn là suy diễn, không có 1 tý am hiểu nào về tử vi. Kim Cổ xưa nay, các tử vi danh sư chưa ai nói thế bao giờ.

Hỏi:
Cháu chào chú!
Trong quá trình đọc sách và tự nghiên cứu lá số mình cháu có một số thắc mắc, mong được chú giải đáp giùm. Nếu có thắc mắc nào ...lơ ngơ quá mong chú cũng đừng cười cháu ạ! Hi
1. "nội tướng, ngoại binh"??? Nghĩa là như thế nào ạ?
2.Các cách chỉ một người sống cô đơn, hướng nội, ít chia sẻ?
3.Làm sao để biết trên một lá số, đương số ăn nhiều vào sao nào, bất kể chính tinh hay phụ tinh?
4. Cháu đã từng đọc một số bài viết về sao chủ mệnh sao chủ thân nhưng vẫn chưa rút ra đc cho mình nhiều lắm về các sao này. Hic hic, Nhờ chú Tuệ giảng giải giúp cháu mấy vđ này. Cháu xin cảm ơn nhiều ạ!

Đáp:
1. Là cách chỉ người cung Mệnh có sao Tướng Quân. Đương nhiên, cung Thiên Di có sao Phục Binh.
2. Có rất nhiều cách. Các tinh đẩu mà lý tính thể hiện sự cô đơn, sống hướng nội khá nhiều. Trong số đó phải kể đến Vũ Khúc, Cô Thần, Quả Tú, hay hướng nội thích suy tư như Thiên Cơ... Đôi khi cách cục của sự cô đơn không thể hiện rõ nét trên cung Mệnh mà lại ở các cung khác như Huynh Đệ, Nô Bộc, Phu - Thê... ấy là các cung liên quan đến lục thân của đương số, cần xem xét kỹ lưỡng hơn khi luận giải.
3. Việc "ăn" vào sao nào hay không hiện nay còn là quan điểm gây nhiều tranh cãi trên các diễn đàn và chưa có hồi kết hay thống nhất quan điểm. Chuyện ăn sao này phần nhiều người ta dựa trên sự tương sinh tương khắc ngũ hành sao và năm sinh / cục số. Nhưng thật lộn xộn vì đem hành sao so với hành nạp âm năm sinh hay hành cục để biết ăn hay không ăn... Anh thì cho rằng: cách cục của một cung số là sự tương tác tổng hòa các sao, chẳng có chuyện "ăn" hay "không ăn" vào riêng sao nào cả. "Ăn" là "ăn" theo CÁCH CỤC chứ không ăn lẻ một sao nào cả .
4. Nếu chưa rút ra được thì thôi bỏ qua để học khoa này cho đơn giản hơn sau này khi đã vững rồi thì nhìn lại sau.
Thân mến.

Hỏi:
Không ý cháu muốn hỏi rằng:
Tại sao đối với phúc cung vcd có người lại nói rằng:
Trong các trường hợp nhật nguyệt chiếu không được tính các trường hợp ngoài hai trường hợp đã nêu trên.
Ví như Phúc ở Thân VCD có Cự Nhật xung và Đồng âm chiếu không được dùng bộ nhật nguyệt làm nền tảng mà chỉ dùng bộ cự nhật để giải đoán ?
Cháu không hiểu điều trên lắm. Cháu nghĩ chỉ cần được nhật nguyệt miếu vượng chiếu thì phải như nhau chứ ?
Đáp:
- Nếu xét trong các trường hợp (bình thường) thì Nhật Nguyệt dù ở đâu cũng chiếu đến nếu nó nằm trong thế chiếu. Nhưng nếu nói về các cách Nhật Nguyêt (như Nhật Nguyệt tịnh minh, nhật nguyệt chiếu bích) thì phải kiêng các trường hợp Nhật nguyệt sửu mùi, bản cung gặp tuần triệt, hội ám tinh .... ra, vì đây là các phá cách.

Hỏi:
Cháu chào bác Tuệ, cháu có vấn đề cần hỏi bác như sau:
Một người Mệnh Phá tại Ngọ có Văn Xương, Kình Dương, Lực Sĩ, Hoả Linh, Giải Thần, Phượng Các, Đế Vượng đồng thời Tài Bạch cung Thất Sát tại Dần có Hoá Khoa, Hữu Bật, Mã Khốc Khách, Trường Sinh ôm bộ Song Hao cùng với Phúc cung Tử Phủ xung chiếu tại Thân và Quan Lộc cung Tham ngộ Tuần có Hoá Lộc triều về thì cung Tài có phải là Lộc Mã giao trì không ạ? và cung Tài có Hao Mã thì tiền tài không thể nào tụ được đúng không ạ?
Nhờ bác giải thích dùm cháu. Cháu xin cảm ơn
Đáp:
- Hỏi về học thuật để tranh thủ mà học đeeeeee........ cứ chăm chắm mỗi cái lá số của mình thì làm sao tiến bộ đươc.
- Mệnh Kình Lực, Tài song Hao, chả cần xem nhiều cũng biết là tài nguyên bất tụ, có câu "số khó làm chẳng nên giầu, thức khuya dậy sớm cho đau cạnh sườn"... giống như trường hợp này vậy.

Hỏi:
Cho cháu hỏi tiếp:
Sao thiên không - Địa không- Địa kiếp.
Sự hình thành của 3 sao trên từ đâu ra ạ ?
Và tại sao lại có thiên không, nó được có từ tài liệu nào ạ ?(Chủ yếu chỉ cần trả lời câu này thôi ạ.)
Trong luận đoán cháu không dùng sao thiên không. Vì cách an thiên không luôn cùng cung với thiếu dương.
Thiếu dương bản chất là thông minh nhưng nếu đi với đào hoa thì chắc có phần gian manh.(Nhưng còn tùy xem độ cứu giải của các sao khác nữa.Cháu không được chỉ dạy cụ thể nên có phần suy diễn. Nếu sai thì bỏ qua cho cháu.)
Đáp:
- Trong lịch sử phát triển của Tử Vi, trải qua nhiều thế hệ đã có nhiều biến đổi. Gốc gác vốn từ Trung Hoa truyền về VN. Ban đầu, sao Địa Không bây giờ được gọi là sao Thiên Không, bộ Không Kiếp là Thiên Không-Địa Kiếp. Trong bát đại hành tinh, sao Địa kiếp tượng trưng cho trái đất, người xưa quan niệm rằng nó là nơi con người ta phải trả cái nợ ba sinh, nơi đày ải cái kiếp nhân sinh trong vòng luân hồi, vì thế mà gọi nó là Địa Kiếp. Khi truyền về VN, vốn dĩ nó được phát triển ban đầu trong cung đình thuộc loại dề vương chiu thuật. Theo truyền thuyết thì nó được du nhập vào Việt Nam mạnh mẽ từ đời trần, do Huệ Túc Phu nhân mang về. Trong quá trình phát triển tại Việt Nam, nó đã được cải biên đi chút ít, trong đó, vì có một số người mang chân mệnh thiên tử nhưng lại thích cảnh tu hành, vì thế mà bổ xung thêm sao Thiên Không, nói về cái chữ KHÔNG trong kinh sách, cho hợp cách với các lá số thiên tử kia. Vì nguyên nhân đó, nên sao Thiên Không gốc phải đổi tên thành Địa Không để khỏi lẫn với sao Thiên Không (mới). Tất nhiên, điều này cũng chỉ là truyền thuyết, chỉ biết rằng đã có sự đổi tên như thế, còn nguồn gốc ở đâu, sách nào thì đến nay cũng chưa rõ.
- Như đã dẫn, sao Thiên Không bây giờ, chủ về chữ KHÔNG, cho nên bản chất của nó cũng từ đấy mà ra, hậu thế sau này có tô vẽ thêm chút ít, nhưng hầu như về tính chất của Thiên Không thì không thay đổi nhiều.

Hỏi:
Có vài vấn đề này em đang băn khoăn, rất mong lão bớt chút thời gian kiến giải đặng lớp đàn em có cơ hội mở mang kiến thức:
1.Về bộ sao Hình Riêu Không Kiếp oan nghiệt. Trong một lá số có đủ các yếu tố Hình Riêu Không Kiếp trong tam hợp thì phải chăng chỗ đứng của Thiên Hình chính là một dấu hiệu ngầm định cái Cung (cái vấn đề) mà đương số phải gánh chịu phần nghiệp quả? Tất nhiên còn phụ thuộc sự đắc hãm nữa. Nhưng với bộ Hình Riêu KK thì để lượng hoá sự nặng nhẹ của nó, có khi nào sự đắc hãm của Thiên Hình mới là điều đáng quan tâm, còn sự đắc hãm của Riêu Y trong tam hợp chỉ là phụ?
2. Trong một cung có vài sát tinh đồng xuất hiện ví dụ: Kình dương, Địa Không, Kiếp Sát ... nếu có thêm sự xuất hiện của Thiên Không thì Thiên Không ở đây mang tính cứu giải đưa các sát tinh kia về "Không" hay là Thiên Không sẽ hùa theo các anh bạn ấy mà tăng thêm phần khổ đau cho cung số?
Chân thành cảm ơn lão. Chúc lão ngày càng uyên bác, tinh thâm hơn với sở học của mình!
Đáp:
- Câu 1 : Đúng như vậy, trong cái vòng oan nghiệp Hình Riêu Không Kiếp, thì nơi Thiên Hình đóng chính là nghiệp quả, nhưng nguyên nhân gây ra là do Không Kiếp. CÒn về vấn đề đắc hãm, thì do Thiên Hình là Hình Tinh, lệnh tinh. Nó chỉ thừa hành, không thêm bớt. Vậy cái sự miếu hãm của riêu y mới là quan trong. Vì hoạ từ đấy mà ra, nặng nhẹ đều do nó cả, nếu đắc thì nhẹ, hãm thì nặng. Công tội rõ ràng, thiên hình thi hành chính lệnh, không tha không cứu.

Hỏi:
Cảm ơn lão đã nhiệt tình online đêm muộn thế này để bồi tiếp các thành viên trên diễn đàn. Vấn đề 1 của em coi như đã rõ, em rất cảm khái và hoàn toàn thoả mãn với câu trả lời của lão. Tuy nhiên còn vấn đề 2, em ngờ ngợ là sao Thiên Không đôi lúc mang tính cứu giải bằng chính cái tính "Không" của nó. Em từng xem khoảng 5-6 lá số tuổi Canh Thân, mệnh đóng cung Thân, Phụ mẫu ở Dậu dính đủ Kình (Đà), Kiếp (Không), Phá Toái, Kiếp Sát, Hoá Kỵ, vài lá còn thêm cả Linh Tinh nữa ấy vậy mà Thiên Không nó cho các chú kia về "Không" cả đấy bác ạ. Tình hình thực tế vấn đề Phụ mẫu các lá số trên đến nay vẫn ngon lành cả, hầu như không vấn đề gì lớn ngoài chuyện khắc khẩu, không hợp tính. Bác có cao kiến xin chỉ dạy để đàn em mở rộng tầm mắt?
Kính bác!
Đáp:
- CÓ một điều ít người để ý, đó là bộ sao Đào Hồng Thiên Không thường nằm trong tam hợp chiếu, và trong Tử Vi nam phái, nó được xếp vào một bộ. Vì thế, bản chất của Thiên Không còn có thêm 1 tính chất là dâm tinh. Cho nên mới có câu phú "thiên không liệt ư mệnh viên, chung thân phong hoa ách". Trên lá số, cung Phụ Mẫu là chủ yếu chỉ về tình trạng quan hệ giữa đương số với cha mẹ, không hẳn đã là chỉ về cụ thể Cha mẹ. Nếu cung Phụ Mẫu mà có Thiên Không, tức là sẽ có nhị minh hội hợp. Do vậy, tình trang quan hệ cũng không đến nỗi. VÌ rằng Không Kiếp Kình Đà cũng còn bị chế giải bởi các cách cục khác nữa, chứ không hoàn toàn do Thiên Không. Về bản chất thì đúng là Thiên Không đưa mọi thứ về KHÔNG. Nhưng để hoá giải hết Kình Đà Không Kiếp thì không thể, bới cái sự "hư hư thực thực" không sớm thì muộn rồi sẽ phát tác, cũng không phải là điều tốt.

Hỏi:
Thế thì 1 cung chứa đầy sát tinh như kình-liêm-sát-hỏa-tang-địa ko,(liêm sát vượng),(kình vượng)-đẩu
đóng tại cung tật,theo em thì cung tật bị bệnh hiểm nghèo,rất khó phát hiện sớm
nhưng có 1 bác trong 1 lần gieo duyên,thì luận là có địa ko nên giải bớt
mong thầy nhiệt tình giải thích thêm cho em ạ
Em cám ơn thầy nhìu
Đáp:
- Địa không, Địa Kiếp là 2 sao hung nhất tử vi, nay nếu lại hội được cả một bầy sát tinh thế kia, rơi vào cung tật, không Tứ chứng nan y, thì cũng hình thương cố tật. Giải làm sao được mà giải, suy diễn quá.

Hỏi:
Bác Tuệ ơi Mã Đà dồng cung là ngựa què,nhưng cung đó có thêm Hoá Khoa,Hoá Khoa có thể khắc chế được Đà,vậy lúc đó có bị coi là ngựa què không bác!
Đáp:
- Què thì vẫn què, có Hoá Khoa vào thì chắc sẽ được....bó bột

Hỏi:
Cảm ơn thầy đã lập topic này giúp cho mọi người trong diễn đàn có cơ hội được học hỏi.
Em xin được hỏi thêm thầy 3 vấn đề
1/ Câu "Mão Dậu Kiếp Không Tử Tham thoát tục" trong trường hợp tử tham mão dậu không gặp không kiếp mà gặp các sao hoá khoa, thiên quan, thiên phúc thì luận thế nào?
2/ Có phải Cung tử tức có cách cơ nguyệt đồng lương là có con dị bào? Xin thầy luận rõ hơn về vấn đề này
3/ Cung Phu/Thê có sao Tả Hữu, cung Nô hội ngộ nhiều dâm tinh thì có số nhiều vợ/chồng và có nhân tình
Xin cảm ơn thầy
Đáp:
- Tử Tham Mão Dậu mà hội Không kiếp thì dễ thoát tục, còn nếu không hội Không Kiếp mà gia thêm Quan-Phúc-Tuế-Tấu-Đào-Hồng. Thì dễ đi làm ... Thầy cúng.
- Ai bảo CNDL hội vào cung Tử tức là có con dị bào thì đến hạ biển xem tử vi nhà nó xuống.
- Cũng dễ lắm, cung Phu Thê mà như mô tả thì dễ ngoại tình. Luận như thế là đúng đường rồi đấy.

Hỏi:
Thưa thầy!
Em xin hỏi về các trường hợp giáp:"TAM GIÁP HUNG, LỤC GIÁP CÁT"
Nếu 1 cung giáp , ví dụ như giáp không kiếp.CÓ THỂ COI BẢN CUNG GIÁP ẤY CÓ 2 THẰNG KHÔNG KIẾP ĐƯỢC KHÔNG
Em cảm ơn thầy!
Đáp:
- Giáp là giáp, mà đóng chính cung là chính cung. Không thể "coi" như thế được.
Có ba cách giáp Xấu, và sáu cách giáp Hung, tham khảo trong Cốt tuỷ phú :
Giáp Quý giáp Lộc thiểu nhân tri
Giáp Quyền giáp Khoa thế sở nghi.
Giáp Nhật giáp Nguyệt thuỳ năng ngộ
Giáp Xương giáp Khúc chủ quý hề
Giáp Không giáp Kiếp chủ bần tiện
Giáp Kình giáp Đà vi khất cái
Hỏi - Đáp:
- Cháu xin được hỏi tiếp: Cùng bản chất là không vong vậy vì sao mà các cụ ngày xưa lại có thể phân chia được rõ ràng tác dụng của tuần triệt ạ ?
- Không vong là tên cách. Nhưng tính chất của mỗi thứ thì phải phụ thuộc vào nguyên tắc cấu thành của nó chứ...
- Không ý cháu muốn hỏi là trạng thái của tuần triệt đều là không vong vậy tại sao lại có thể phân chia được cụ thể cách tính chất chúng ? (Triệt tác dụng mạnh rồi yếu dần, tuần thì càng ngày càng mạnh v...v...)
- Không hiểu à? .... phân chia cụ thể tính chất của chúng, thì phải xuất phát từ việc Chúng là cái gì, đấy chính là nguyên tắc cấu thành của nó. Tuy cùng tên gọi là KHÔNG VONG, mà do cách tạo thành chúng khác nhau, thì tính chất của chúng cũng khác nhau.
- Vậy thì phải hỏi như thế nào mới có được câu trả lời đây. Cháu biết là cách hình thành khác nhau thì sẽ đưa ra công dụng khác nhau nhưng mà ý cháu muốn hỏi là chúng được hình thành như thế nào ? Có thể giải thích sơ qua cho cháu được không?

Hỏi:
Bác ơi cho cháu hỏi trường sinh hay đế vượng đóng ở cung nào chỉ người thì tốt cho người đó đúng ko ạ?
Cháu cũng nghe nói quang quý sửu mùi còn mạnh hơn cả: đệ nhất giải thần Hoá khoa ?
Đáp:
- 12 sao trường sinh vốn đại biểu cho quy luật sinh hoá của vạn vật. Trường sinh đế vượng Cư cung nào, thì cung đó được thêm một điểm tốt, nhưng bản thân "người" đó được tốt thì không thể, vì lá số là của mình, tốt xấu gì thì cũng đều là của mình cả, có phải lá số của "người ta' đâu mà người ta được tốt. Quang Quý là quý tinh, cư Sửu Mùi là đắc cách, nhưng nói mạnh hơn thì không hẳn. Mỗi cái có một tác dụng riêng. Xưa nay chưa ai đặt điều ấy ra làm gì.

Hỏi:
Thưa Thầy!
Đại vận 3 và 4 có phải là 2 đại vận mạnh nhất của cuộc đời.
Và đây chính là 2 đại vận mà cung thân tác dụng mạnh nhất!
Vì em vẫn còn mơ hồ về sự ảnh hưởng của cung thân.
Em cảm ơn thầy!
Đáp:
- Đương nhiên, chẳng cần phải Tử vi, chỉ suy từ cuộc sống thì trong khoảng thời gian từ 30 đến 50 tuổi, người ta sung mãn nhất, có đủ tâm-trí-lực để thực hiện mọi việc. Trong giai đoạng này, Thân có ảnh hưởng rõ nét nhất, vì nó thể hiện cái DỤNG của đương số, nhưng ảnh hưởng của mệnh thì không hề suy giảm, vẫn thế thôi

Hỏi:
Thưa bác Tuệ, cháu xin hỏi thêm mấy câu nữa,
+ Cự môn và Hoá Kỵ đều là ám tinh, hai tinh diệu này đi với nhau rất xấu, theo cách an sao thì những người thuộc hàng can Đinh luôn bị Cự Kỵ đi kèm với nhau (thiệt thòi quá), Như vậy hai sao này nên đóng ở cung nào (tý ->hợi) thì hạn chế được cái xấu, tuần triệt có hạn chế được ảnh hưởng xấu của chúng hay không?
+ Theo tử vi trường phái Thiên lương thì khi vận đến tam hợp thái tuế là vận đắc ý , đẹp đẽ, Con người có thân mệnh ở tam hợp thái tuế cũng rất tốt, Theo kiến thức và kinh nghiệm của bác thì lý thuyết này có đúng hay không?
Đáp:
- Cự kỵ là cách xấu, nếu Cự đắc thì đỡ hơn. Nên đóng vào Điền tài thì hạn chế được cách xấu. Tuần triệt rất đắc dụng trong việc cản trở hung tính cảu cách Cự Kỵ

- Vận đến Thái Tuế, hay Tam hợp thái tuế, thì cung nhập thái tuế ấy trở nên quan trọng do chính Thái Tuế kích động. Nhưng tốt xấu thì còn phải tuỳ thuộc vào tinh tú trong cung đó. Chứ không cứ gặp thái tuế là tốt, nếu như cung nhập hạn xấu bét, lại bị Thái Tuế kích động thì sớm phát tác thôi. Mệnh thân nằm trong tam hợp đều thuộc cường cung, nếu 1 trong các cung ấy được Thái Tuế thì đương nhiên sẽ ăn trọn bộ Tuế Hổ Phù. Nhưng "rất tốt" thì không hẳn.

Hỏi:

Thưa Bác Tuệ, mệnh ôm cô quả và cung phu ôm đào hoa- thiên không- lộc tồn thì là dấu hiệu của sự muộn hôn nhân , nếu hôn nhân đến sớm thì dễ xảy ra cảnh chia lìa phải không bác
Cảm ơn Bác
Đáp:
- Có thể như thế nếu không gặp cách gì cứu giải.

Hỏi:
Bác Tuệ ơi cho cháu hỏi:cung Quan có Tam Thai,Bát Toạ tiếp giáp,vậy lúc đó cung Quan có được hưởng cách tốt từ Thai,Toạ không ạ?
Đáp:
- Giáp Thai Toạ là cách đẹp, cung Quan giáp thai toạ cũng được hưởng cách này, nhưng ý nghĩa thì sẽ khác, không giống như khi giáp Mệnh.

Hỏi:
Bác Tuệ ơi cho cháu hỏi thêm:cung Quan có Đồng,Cự,Linh đều hãm,Quyền,Kị đắc,thì có thể kết luận là hư Quyền,quyền không thực...không bác,bác giải đáp giúp cháu nhé!
Đáp:
- Hỏi cụ thể quá, nên hỏi những gì về học thuật tổng quát để mọi người chia sẻ.\
- Cung quan có Đồng Cự hãm, thì quan nghiệp thăng trầm, nếu đắc quyền kỵ, đi theo đúng nghề thì cuối đời cũng có chút danh.

Hỏi:

Bác Tuệ ơi cho cháu hỏi thêm:mệnh VCD,tại các cung hợp chiếu,xung chiếu có Thiên Mã,Thiên Khốc,Điếu Khách,thì mệnh đó có được hưởng cách Mã Khốc Khách không hả bác.
Đáp:
- Mã khốc khách là bộ sao nhỏ, phụ thuộc vào sao Thiên mã, cho nên thường chỉ dùng cách này khí có Mã nhập mệnh, hội Khốc Khách, còn không như thế thì không nên dùng.

Hỏi:
Cháu (lại) chào chú ah! Cháu xin hỏi tiếp cho thỏa lòng ...tham
1, Thiên tướng đồng cung Hình ai cũng biết là nguy hiểm rồi, như đao kề cổ vậy. Vậy có thể có trường hợp gặp những sao nào nữa thì đc hóa giải không ah?
2, Như thế nào thì được xem là cung về người phối ngẫu sẽ mạnh hơn cung mình ah?
(Cụ thể nữa là: bộ Cự Nhật nằm ở cung mệnh tài quan với bộ Cơ Nguyệt Đồng Lương nằm ở cung phúc phối di thì cái nào lấn áp cái nào ah? Amen! )
3, Khái niệm "sang" trong tử vi là như thế nào ah? Ko biết là có giống cách hiểu thông thường ko ? Vì cháu vẫn thường đọc thấy câu "....Trai lấy vợ đẹp, gái lấy chồng sang"
Và còn chữ "đẹp" nữa, ko biết có bao hàm cả đẹp người đẹp nết ko? Nếu chỉ đc mỗi cái đẹp bên ngoài thì cũng...đơn giản thôi mờ
Cháu xin cảm ơn !
Đáp:
- Thiên tướng uy dũng vô song, vì là Tướng tinh nên hợp với Binh-Hình-Tướng-Ấn, kể cả khi hãm thì cũng có cái đắc dụng riêng, không ai nói Tướng ngộ hình là như dao kề cổ cả.
- Cung phối ngẫu, mạnh hơn cung mệnh, tức là nó đẹp hơn, sáng sủa hơn, cách nó quý hơn v.v... chi tiết về lá số sẽ không trả lời.
- Sang trong tử vi, được dung để chỉ người khi cung đó có Quý tinh đóng.
- Đẹp khi có các nhóm sao chỉ nhan sắc đóng. Như Quang Quý, Long Phương, Đào Hồng Tướng v.v...

Hỏi:
Xin được tiếp tục hỏi lão
1) Chính tinh hãm gặp hung sát tinh (trợ tinh) đắc hoặc Chính tinh miếu vượng gặp hung sát tinh (trợ tinh) hãm thì luận là hung hay cát. Trường hợp ấy nên xét thêm yếu tố nào?
2) Lão có thể giải thích thêm câu phú: Không Vong định yếu đắc dụng, Thiên không tối vi khẩn yếu không ạ?
3) Kình Đà cũng có tượng là bút nghiên, vậy trường hợp nào Kình Đà làm văn tinh?
Em xin cảm ơn và biếu lão 5 lượng.
Đáp:
- Chính tinh hãm, gặp hung sát tinh đắc phò trợ, sách vì như "quá giang đắc chu" (qua sông gặp thuyền) cũng khá may mắn. Chính tinh miếu vượng gặp hung sát tinh hãm, ví như "lộ thượng ngô hung đồ" giữa đường gặp cướp.
- Không vong định YẾU đắc dụng, Thiên Không tối vi khẩn yếu : ý nói rằng Không vong nhất định có chỗ đắc dụng của nó chứ không hoàn toàn xấu, Thiên Không cũng rất quan trong trong luận đoán. Vì chúng có thể "cải ác vi lương".
- Kình Đà đắc mà lại hội văn tinh thì thành tượng bút nghiên.

Hỏi:
Hic, cháu biết là chỉ người khi cung đó có Quý tinh đóng rồi ah. Nhưng cháu thắc mắc là ở đây "sang" có pải là gắn với học thức, chức tước hay...giàu sang đơn thuần ah? vv......

Cháu hỏi thêm nữa
1, Cháu muốn biết quan điểm của chú về "Thạch trung ngọc ẩn" ah, Tại sao có ý kiến lại cho rằng ko cần Tuần, Triệt vv...để làm lộ ngọc.
2, Về Thiên không, trong các trường hợp nào có nó sẽ tốt?
3, Tại sao Thiếu Dương, Thiếu âm đc gọi là Nhật, Nguyệt thứ hai?
4, Tại sao Đại Tiểu hao ở Mão Dậu lại tốt hơn ở vị trí khác? Có trường hợp nào nằm ở vị trí này mà ko tốt?
Cháu xin cảm ơn ah!
Đáp:
- Thạch trung ẩn ngọc, chỉ là cách nói ẩn dụ, ý nói đến những cái tốt đẹp ẩn chứa bên trong. VÌ cự môn chủ tài, cư Ngọ là đắc cách, nhưng vốn là ám tinh, cho nên nó ản giấu cái đẹp, giống như viên ngọc hãy còn nằm trong đá, chưa lộ vể đẹp ra ngoài. Tức là đẹp đấy, mà không ai biết đến. Người nào đắc cách Thạch trung ẩn ngọc, thì thường vất vả, thiên về tài phú, khởi sự ban đầu phải chịu lao đao rồi về sau mới thảnh thơi được. Sách, cũng như một số quan điểm thì cho rằng Thạch trung ẩn ngọc cần có Triệt, hay sát tinh đóng để "làm lộ ngọc ra"... Nhưng quan điểm này có phần suy diễn, với cách Thạch trung ẩn ngọc, thì nên để Bản cung sáng sủa, như vậy mới "phong quang" mới được hưởng trọn vẹn cách tốt, nếu Lạc Không vong hay ngộ sát tinh bị phá cách, không còn tốt đẹp nữa.

- Thiên Không cũng có đắc hãm, cũng như những tinh diệu khác thôi.

- Vì hai chữ ÂM DƯƠNG, mà một số sách viết rằng nó như nhật nguyệt thứ hai. NHưng vốn dĩ nó thuộc vòng sao Thái Tuế, là trạng thái của Thái Tuế trên 12 cung hoàng đạo, chả liên quan gì đến âm dương cả. Nhật Nguyệt (Âm Dương) vốn vận hành theo giờ, còn Thiếu Âm, Thiếu Dương vận hành theo năm, khác nhau về bản chất, nên không thể "coi" như thế được.

- SOng Hao mão dậu là cách CHúng Thuỷ triều đông, vị trí này Song Hao đắc địa, theo một số quan điểm, Song Hao hành hoả sẽ đốt hàng Kim của cung Dậu mà sinh thuỷ chảy về đông, nên gọi là chúng thuỷ triều đông. đại loại thế, nhưng xem ra cách giải thích ấy lằng nhằng quá , cơ bản chỉ là chuyện đắc hãm của SOng Hao thôi.

Hỏi:
Cháu hỏi về các cách giáp tả hữu, thai toạ có mạnh không vậy bác Tuệ? Chẳng hạn một cung không tốt mang tính thăng trầm như Cự đồng cư quan thì các cách giáp đó sẽ ảnh hưởng thế nào? Nếu gặp thêm đệ nhất giải thần hay các cách giải khác thì có thể làm cho một cung tốt hơn được không vậy bác?
Cảm ơn bác
Đáp:
- Giáp tả, giáp hữu cũng có tốt có xấu. Nhất là với Nữ nhân, nếu cung Mệnh giáp Tả Hữu, là cái điềm không tốt cho duyên tình danh tiết, "giáp tả giáp hữu - tảo hài lịch khách" , sớm vui với khách giai nhân. CÒn giáp thai toạ thì cũng là cách tốt. TUy nhiên các cách Giáp thường không mạnh mẽ lắm. Trượng hợp cụ thể như trên thì tự tim hiểu lấy!


Hỏi:
Thầy cho em được hỏi mấy câu nữa ạ!
Đầu tiên là mấy câu Phú ạ:
1. Hạn phụ tinh vượng hạn tuy nhược nhi bất nhược. Mệnh lâm cát địa Mệnh tuy hung nhi bất hung.
2. Mệnh tọa hung hương nhất thế cầu mưu trở ngữ.
3. Nhị hạn tương nhân, cát hung đồng đoạn.
4. Đoạn kiều Triệt lộ đại tiểu nan hành, Mão Dậu nhị Không thông minh phát phúc.
Tiếp theo ạ:
5. Về cách Hình Diêu: Khi Hình Diêu hội hợp thì Thiên hình sẽ khắc chế bớt tính hoa nguyệt của Diêu nhưng sẽ làm đương số lận đận tình trường, trở thành “cao số”. Hoặc nếu tệ hơn thì vì tửu sắc mà phạm hình, phải không ạ? Thiên hình mang ý nghĩa là "hình pháp, hình luật" chứ ít mang tính cắt mổ, hình thương, phải không ạ?
6. Về cách “Liêm Phá hiểm phòng vô hạn”, “hiểm phòng vô hạn” có phải là do Mệnh giữ Tù tinh mà Tham Vũ cư Quan thì thường là tham quan, nên dễ mắc vào tù tội, nếu gặp thêm Bạch hổ Quan phù thì càng chắc chắn. Nếu gặp Hỏa tinh thì thành cách "tự ải đầu hà"...
Em cám ơn thầy!
Đáp:
- " Hạn phụ tinh vượng hạn tuy nhược nhi bất nhược. Mệnh lâm cát địa Mệnh tuy hung nhi bất hung" - Cung nhập hạn nếu Phụ tinh vượng, thì du có gặp hạn hung cũng không sợ, cung Mệnh đóng vào cát địa, dụ sao nhập mệnh có hung thì cũng không đáng ngại
- "Mệnh toạ hung hương nhất thế cầu mưu trở ngữ" - Mệnh đóng vào đất xấu, một đời làm việc luôn bị cản trở.
- "Nhị hạn tương nhân, cát hung đồng đoạn" - Đại tiểu hạn, cái này là nguyên nhân của cái kia, thì cát hung đều dứt.
-"Đoạn kiều Triệt lộ đại tiểu nan hành, Mão Dậu nhị Không thông minh phát phúc" - gặp triệt lộ không vong như gặp cây cầu gãy, lớn bé đều không đi được, Mệnh đóng hai cung Mão Dậu, gặp Nhị Không (tuần triệt) lại trở thành thông minh phát phúc. Điều này chính là lấy từ cái ý "triệt đáo kim cung, tuần lâm mộc địa", nhưng xem ra không đúng, cẩn trọng khi dùng.
- Thiên Hình+Thiên riêu đi thành một bộ, một dâm tinh, một hình tinh đi với nhau. Có nhân có quả, vì dâm tình mà oan nghiệt, chứ không phải nó khắc chế nhau. Chính vì thế mà Phú Nôm có câu: "Hình riêu phận gái long đong, ví chẳng hại chồng thì cũng phản phu", chính là nguyên nhân ấy.
- Liêm Phá hiểm phòng vô hạn - Tức là Liêm Phá nhập mệnh thì cái sự nguy hiểm lúc nào cũng phải đề phòng (đề phòng vô hạn), lơ mơ là phạm ngay. Nguyên nhân vì Liêm Phá đồng cung, cả hai hung tinh đều hãm, nên rất hung. Luận như trên, nó sang cách khác rồi.
 
Last edited by a moderator:

ThienPhu

Hội viên
Lão gom hết bài của thầy từ kim tới cổ đi lão mem ơi! Thanks lão nhá! Khà khà!
 

qtct199

Thành viên mới
Bài viết khá hay và đầy đủ, cảm ơn bác toppic.Mình đọc xong baig này cũng hiểu hơn nhiều về tử vi.
 
Top