Các tông phái đạo giáo của trung quốc.

volam078

Điều hành cấp cao


CÁC TÔNG PHÁI ĐẠO GIÁO CỦA TRUNG QUỐC.

(P1)













"Thiếu gì những kẻ muốn xâm lăng,
Vũ khí hung tàn có thể ngăn.
Chỉ sợ Tâm Linh bày cuộc chiến,
Còn hơn là Ðịa chấn- Sơn băng.
Như Hải tinh trong Quốc bảo mình,
Ðời nào cũng có bậc anh minh.
Mỗi khi sông núi vang lời gọi,
Là có Rồng thiêng biến hữu hình ".
Thơ của một ẩn sĩ .






Trong Tam giáo thì Nho giáo (儒教) và Đạo giáo (道教) là hai hệ thống tín ngưỡng/tôn giáo bản địa của Trung Quốc; còn Phật giáo là một tôn giáo du nhập từ Ấn Độ. Riêng về Đạo giáo, chính tư tưởng Hoàng Lão (Hoàng Đế 黃帝 - Lão Tử 老子) hay tư tưởng Đạo gia, Vu thuật (巫術, shamanism), và khát vọng trường sinh bất tử đã dẫn đến sự hình thành tôn giáo này.

Trong Đạo giáo, có nhiều tông phái; mỗi tông phái có sự hình thành, cơ cấu và hoạt động, ảnh hưởng đối với triều đình và quần chúng khác nhau. Có ba giáo phái tiêu biểu, xuất hiện vào thời kỳ ban đầu của Đạo giáo, đó là: Ngũ Đấu Mễ Đạo (五斗米道), Thái Bình Đạo (太平道), và Bạch Gia Đạo (帛家道).

Đạo giáo Trung Quốc có nhiều tông phái (tức giáo phái). Thuật ngữ tông (宗) và phái (派) đồng nghĩa nhau và Đạo giáo hay dùng lẫn lộn phái và tông để đặt tên. Người Tây phương thường dùng chữ sect để dịch chữ phái và chữ school để dịch chữ tông. Thực tế, tuy tông và phái đồng nghĩa nhau, nhưng Phật giáo có xu hướng dùng chữ tông và Đạo giáo có xu hướng dùng chữ phái. Trong vài chục tông phái của Đạo giáo Trung Quốc, ngoài thuật ngữ tông và phái, thuật ngữ đạo và giáo cũng được dùng. Nhưng các thuật ngữ này được dùng không theo quy tắc nào cả và cũng không hề có sự so sánh về qui mô lớn nhỏ giữa các thuật ngữ ấy. Ở đây dùng thuật ngữ "giáo phái" là một thuật ngữ phổ thông, có thể dùng cho một tôn giáo bất kỳ.

Giáo phái đầu tiên là Ngũ Đấu Mễ Đạo (五斗米道), xuất hiện vào đời Đông Hán (東漢, 25-220), triều vua Thuận Đế (順帝, 126-144). Sau đó, giữa những năm Kiến Ninh (建寧) và Hi Bình (熹平, 168-177) dưới triều Hán Linh Đế (漢靈帝, 168-189), Thái Bình Đạo (太平道) được hình thành. Cho đến đời Đông Tấn (東晉, 317-420) và Nam Bắc Triều (南北朝, 420-589), có thêm nhiều giáo phái xuất hiện như Thượng Thanh (上清), Linh Bảo (靈寶), Lâu Quán (樓觀), v.v... Đến đời Nam Tống (南宋, 1127-1279) và đời Kim (金, 1115-1234), phía Bắc xuất hiện Toàn Chân Đạo (全真道), Chân Đại Đạo (真大道), Thái Nhất Đạo (太一道), v.v... và phía Nam xuất hiện Thiên Tâm Phái (天心派), Thần Tiêu Phái (神霄派), Thanh Vi Phái (清微派), Đông Hoa Phái (東華派), Tịnh Minh Đạo (靜明道), v.v... Đó là giai đoạn phát triển cực thịnh của Đạo giáo.

Trong lịch sử phát triển của Đạo giáo, người ta thấy rằng tùy theo sự biến thiên của xã hội mà nhiều giáo phái suy vong, thì lại có tân giáo phái ra đời. Có khi do hoàn cảnh xã hội, một giáo phái nhỏ sáp nhập với một giáo phái khác, hoặc một giáo phái lớn bị phân hoá thành chi phái nhỏ hơn. Đó là hiện tượng hưng (興) - suy (衰) - phân (分) - hợp (合) trong lịch sử phát triển khoảng 2000 năm của Đạo giáo Trung Quốc. Thí dụ:

• Ngũ Đấu Mễ Đạo đã trải qua hai cuộc cải cách do đạo sĩ Khấu Khiêm Chi (寇謙之, Bắc Ngụy) và đạo sĩ Lục Tu Tĩnh (陸修靜, Nam Triều Tống) tiến hành. Khấu Khiêm Chi cải cách Ngũ Đấu Mễ Đạo (tức Thiên Sư Đạo) ở phương bắc nên nhánh này gọi là Bắc Thiên Sư Đạo, còn Lục Tu Tĩnh cải cách Ngũ Đấu Mễ Đạo ở phương nam nên nhánh này gọi là Nam Thiên Sư Đạo. Đến đời Tùy thì Nam và Bắc Thiên Sư Đạo hợp nhất làm một. Khoảng đời Đường sử sách không chép rõ diễn biến của Thiên Sư Đạo. Sau đời Đường, cháu của Trương Lăng (tương truyền là Trương Thịnh (張盛), con thứ 4 của Trương Lỗ) tiếp tục truyền giáo tại Long Hổ Sơn ở Giang Tây. Núi này dần trở thành một trung tâm truyền bá Thiên Sư Đạo và giáo phái mang tên mới là Long Hổ Tông (龍虎宗) theo tên của nơi truyền đạo là Long Hổ Sơn, cũng gọi là Long Hổ Sơn Thiên Sư Đạo.
• Thượng Thanh Phái đến đời Đào Hoằng Cảnh (陶弘景) thì lấy Mao Sơn làm trung tâm truyền đạo, nên gọi là Mao Sơn Tông (茅山宗).
• Lý Gia Đạo từ đời Đông Tấn về sau thì nhập vào Thiên Sư Đạo.

• Linh Bảo Phái đến đời Bắc Tống thì phân hoá thành Đông Hoa Phái; đến đời Nguyên thì nhập vào Chính Nhất Đạo.

• Lâu Quán Đạo suy thoái vào đời Nguyên, được Toàn Chân Đạo khôi phục, nên nhập vào Toàn Chân. v.v...

Cho dù do những điều kiện chủ quan và khách quan dị biệt như thế nào, thì các giáo phái có một đặc điểm chung là: xuất hiện vào những thời kỳ mà xã hội bị phân hóa, nảy sinh nhiều mâu thuẫn, và nhân dân lầm than khốn khổ. Thí dụ như:

• Ngũ Đấu Mễ Đạo (五斗米道) và Thái Bình Đạo (太平道) xuất hiện vào cuối đời Đông Hán lúc mà tình hình chính trị tối tăm mục nát, khủng hoảng kinh tế nặng nề.

• Thượng Thanh Phái (上清派) và Linh Bảo Phái (靈寶派) xuất hiện vào đời Đông Tấn bị suy yếu do các nước phân tranh.

• Các giáo phái phương Bắc (như Toàn Chân Đạo 全真道, Chân Đại Đạo 真大道, Thái Nhất Đạo 太一道, ...) và các giáo phái phù lục phương Nam (như Thiên Tâm Phái 天心派, Thần Tiêu Phái 神霄派, Thanh Vi Phái 清微派, Đông Hoa Phái 東華派, ...) xuất hiện vào đời Bắc Tống (北宋, 960-1127) là thời hai vua Huy Tông (徽宗) và Khâm Tông (欽宗) bị giặc bắt giữ, và đời Nam Tống (南宋, 1127-1279) là một thời kỳ loạn lạc liên miên.

Với hoàn cảnh xã hội tao loạn điêu linh trong cơn binh lửa như vậy, các giáo phái đã ra đời như một điểm tựa tâm linh cho quần chúng vốn dĩ quá ngao ngán trước thế cuộc và băn khoăn đau xót về thân phận phù du của kiếp người.
Cách đặt tên


Lấy tên của bộ tổ kinh

Người sáng lập các giáo phái có nhiều cách để thu hút quần chúng. Ngay từ thuở đầu tiên, các giáo chủ đều lấy kinh điển (tương truyền do thần tiên giáng cơ bút, còn gọi là tổ kinh - 祖經) để thu hút quần chúng:

• Khi Thái Bình Đạo (太平道) được sáng lập, người ta bảo nhau rằng Trương Giác (張角) được thần tiên trao cho bộ kinh 170 quyển nơi suối Khúc Dương (曲陽). Đó là bộ Thái Bình Thanh Lĩnh Thư (太平青領書) tức là Thái Bình Kinh (太平經).

• Khi Ngũ Đấu Mễ Đạo (五斗米道) xuất hiện, người ta tuyên truyền rằng nơi Hạc Minh Sơn (鶴鳴山) Thái Thượng Lão Quân (太上老君) đích thân truyền đạo Chính Nhất Minh Uy (正一盟威) cho Trương Lăng (張陵). Ngũ Đấu Mễ Đạo cũng gọi là Chính Nhất Đạo và Thiên Sư Đạo.

• Thượng Thanh Phái (上清派) khi thành lập, họ tuyên truyền rằng Ngụy Phu Nhân (魏夫人) (tức Ngụy Hoa Tồn 魏華存) và chư tiên đã truyền cho Dương Hi (楊羲) và Hứa Mật (許謐) bộ Thượng Thanh Chân Kinh (上清真經).

• Linh Bảo Phái (靈寶派) thì nói rằng giáo chủ Cát Sào Phủ (葛巢甫, cháu họ của Cát Hồng) đã có được bộ Linh Bảo Kinh (靈寶經) mà xưa kia Nguyên Thủy Thiên Tôn (元始天尊) đã truyền cho Cát Huyền (葛玄).

Những truyền tụng đại loại như vậy thì rất nhiều, nhưng điều này cho thấy việc đặt tên cho giáo phái dựa trên cơ sở ban đầu là tên của tổ kinh (tương truyền do thần tiên giáng cơ bút dạy cho vị đạo sĩ sáng lập giáo phái). Thí dụ như:

• Trương Giác (張角) căn cứ vào bộ Thái Bình Kinh (太平經) mà đặt tên giáo phái mình là Thái Bình Đạo (太平道).

• Trương Lăng (張陵) căn cứ vào bộ Chính Nhất Minh Uy (正一盟威) mà đặt tên giáo phái là Chính Nhất Đạo (正一道; Ngũ Đấu Mễ Đạo 五斗米道 và Thiên Sư Đạo 天師道 là tên gọi bình dân của Chính Nhất Đạo).

• Dương Hi (楊羲) và Hứa Mật (許謐) căn cứ bộ Thượng Thanh Đại Đỗng Chân Kinh (上清大洞真經) mà đặt tên phái mình là Thượng Thanh Phái (上清派).
• Cát Sào Phủ (葛巢甫) căn cứ bộ Linh Bảo Kinh (靈寶經) mà đặt tên phái mình là Linh Bảo Phái (靈寶派).
• Đạo sĩ Nhiêu Động Thiên (饒洞天; đời Bắc Tống) mộng thấy thần tiên mách bảo bèn lên núi Hoa Cái (華蓋) khai quật một hộp bằng vàng chứa bộ Thiên Tâm Kinh Chính Pháp (心經正法), từ đó lập giáo phái và đặt tên là Thiên Tâm Phái (天心派).

• Các đạo sĩ Vương Văn Khanh (王文卿) và Lâm Linh Tố (林靈素, cuối đời Bắc Tống) được Uông Quân Hỏa Sư (汪君火師) truyền cho Phi Thần Yết Đế Đạo (飛神謁帝道) và Triệu Thăng (趙升, đệ tử của Trương Lăng) truyền cho bộ Thần Tiêu Thiên Đàn Ngọc Thư (神霄天壇玉書 ) nên đặt tên giáo phái là Thần Tiêu Phái (神霄派).

• Đạo sĩ Lưu Đức Nhân (劉德仁, đầu đời Kim) được Lão Tử giáng bút dạy cho yếu lĩnh của bộ Đạo Đức Kinh nên lập Đại Đạo Giáo (大道教), sau đổi thành Chân Đại Đạo (真大道).


Lấy khẩu quyết luyện đan
Tiêu biểu nhất là Toàn Chân Đạo 全真道 và Thái Nhất Đạo 太一道. Đời Kim, Vương Trung Phu 王中孚 (tự là Duẫn Khanh 允卿) gặp tiên Lã Động Tân 呂洞賓 tại trấn Cam Hà 甘河, được Lã Tổ truyền cho khẩu quyết luyện đan là Toàn chân 全真. Ý nói bảo toàn tam bảo (toàn tinh 全精, toàn khí 全氣, toàn thần 全神) hội tụ trung cung 中宮, kim đan thành tựu. Vương bỏ Nho theo Đạo, tu luyện tại núi Chung Nam 終南, đổi tên là Vương Triết (chữ Triết gồm 3 chữ Cát 吉), tự là Tri Minh 知明, hiệu là Trùng Dương Tử 重陽子 (người đời hay gọi là Vương Trùng Dương 王重陽). Từ khẩu quyết luyện đan, Vương Trùng Dương chọn tên của giáo phái là Toàn Chân Đạo. Đầu đời Kim, đạo sĩ Tiêu Bão Trân 蕭抱珍 xưng là được thần tiên truyền cho Thái Nhất Tam Nguyên Pháp Lục 太一三元法籙, cho nên sáng lập giáo phái là Thái Nhất Đạo 太一道 hoặc Thái Nhất Giáo 太一教, chuyên về phù lục 符籙.


Lấy tên của tổ sư

Trường hợp này có Đông Hoa Phái (東華派), Tử Dương Phái (紫陽派) và Bạch Gia Đạo (帛家道).

• Đông Hoa Phái do Ninh Toàn Chân (寧全真) sáng lập. Đông Hoa là Đông Hoa Thiếu Quân (東華少君, tức Vương Huyền Phủ 王玄甫), đệ tử của Thái Thượng Lão Quân.

• Tử Dương Phái (紫陽派) thuộc Toàn Chân Đạo Nam Tông (全真道南宗), thờ Trương Tử Dương (張紫陽, tức Trương Bá Đoan 張伯端) làm tổ sư.

• Bạch Gia Đạo (帛家道) xuất hiện đời Ngụy Tấn, lấy tên của vị sáng lập là Bạch Hòa (帛和) làm tên của giáo phái.

• Lý Gia Đạo (李家道) xuất hiện đời Ngụy Tấn, lấy tên của tổ sư là Lý Bát Bách (李八百) (cũng gọi Lý Bát Bá 李八伯) làm tên của giáo phái.

Lấy tên của khu vực địa lý

Một số giáo phái lấy một địa danh làm tên (có thể là nguyên quán của tổ sư hoặc khu vực phát khởi giáo phái) thí dụ như: Lâu Quán Đạo 樓觀道, Long Hổ Tông 龍虎宗, Mao Sơn Tông 茅山宗, Các Tạo Tông 閣皂宗 (Cáp Tạo Tông 閤皂宗), Long Môn Phái 龍門派.
Lâu Quán 樓觀 thuộc huyện Chu Chí 周至 tỉnh Thiểm Tây 陝西, tương truyền là nguyên quán của quan lệnh Doãn Hỉ 尹喜. Vì thờ Doãn Hỉ làm tổ sư nên giáo phái lấy tên là Lâu Quán Đạo.
Mao Sơn Tông 茅山宗 lấy Mao Sơn (núi cỏ mao) làm tổ đình. Mao Sơn có tên xưa là Cú Khúc Sơn 句曲山, Địa Phế Sơn 地肺山, Cương Sơn 岡山, Kỷ Sơn 己山. Mao Sơn thuộc hàng động thiên phúc địa rất nổi tiếng, nằm ở giữa hai huyện Kim Đàn 金壇 và Cú Dung 句容 của tỉnh Giang Tô. Mao Sơn Tông kế thừa Thượng Thanh Phái 上清派. Đào Hoằng Cảnh 陶弘景 là tổ sư đời thứ 9 của Thượng Thanh Phái (không chú trọng phù lục). Sau khi quy ẩn 10 năm tại Mao Sơn, ông sáng lập Mao Sơn Tông (coi trọng phù lục), lấy tên núi làm tên giáo phái.

Long Hổ Tông 龍虎宗 là một giáo phái phù lục, do con cháu của Trương Đạo Lăng 張道陵 là Trương Thịnh lấy núi Long Hổ 龍虎 làm trung tâm truyền đạo. Long Hổ Sơn cũng thuộc hàng động thiên phúc địa, có tên gốc là Vân Cẩm Sơn 雲錦山, nằm phía Tây Nam của huyện Quý Khê 貴溪 tỉnh Giang Tây.

Các Tạo Tông 閣皂宗 (cũng gọi Cáp Tạo Tông 閤皂宗) chuyên về phù lục, là giáo phái phát triển từ Linh Bảo Phái. Các Tạo Tông hình thành vào đời Bắc Tống, tổ đình là Sùng Chân Vạn Thọ Cung 崇真萬壽宮 trên núi Các Tạo 閣皂 (tức Cáp Tạo 閤皂), nằm phía Đông Nam của huyện Thanh Giang 清江 tỉnh Giang Tây. Do đó giáo phái lấy tên là Các Tạo Tông 閣皂宗.

Long Môn Phái 龍門派 phát triển từ Toàn Chân Đạo. Vào đời Minh Thanh, Toàn Chân suy yếu, nên Triệu Đạo Kiên 趙道堅 (một đệ tử của Khưu Xứ Cơ 邱處機) sáng lập Long Môn Phái, và thờ Khưu Xứ Cơ làm tổ sư. Long Môn là tên núi (nơi Khưu Xứ Cơ tu luyện), tọa lạc ở huyện Lũng 隴 tỉnh Thiểm Tây.


Tên gọi các giáo phái
Số lượng các giáo phái rất nhiều, do bởi quá trình hưng-suy-phân-hợp. Người ta có thể kể ra một số giáo phái lớn thôi. Sau đây là 38 giáo phái, phân biệt theo tên gọi (gồm 14 đạo, 16 phái, 7 tông, 1 giáo):

14 giáo phái tên gọi có chữ Đạo

1. Bắc Thiên Sư Đạo 北天師道

2. Bạch Gia Đạo 帛家道

3. Chân Đại Đạo 真大道

4. Chính Nhất Đạo 正一道

5. Lâu Quán Đạo 樓觀道

6. Lý Gia Đạo 李家道

7. Nam Thiên Sư Đạo 南天師道

8. Ngoại Đan Đạo 外丹道

9. Ngũ Đấu Mễ Đạo 五斗米道

10. Nội Đan Đạo 內丹道

11. Thái Bình Đạo 太平道

12. Thái Nhất Đạo 太一道

13. Toàn Chân Đạo 全真道

14. Tịnh Minh Đạo 淨明道

16 giáo phái tên gọi có chữ Phái

1. Diên Hống Phái 鉛汞派

2. Du Sơn Phái 游山派

3. Đan Đỉnh Phái 丹鼎派

4. Đông Hoa Phái 東華派

5. Kim Sa Phái 金砂派

6. Linh Bảo Phái 靈寶派

7. Long Môn Phái 龍門派

8. Nam Vô Phái 南無派

9. Ngộ Tiên Phái 遇仙派

10. Phù Lục Phái 符籙派

11. Thanh Vi Phái 清微派

12. Thần Tiêu Phái 神霄派

13. Thiên Tâm Phái 天心派

14. Thượng Thanh Phái 派上清

15. Tử Dương Phái 紫陽派

16. Tùy Sơn Phái 隨山派

Đạo7 giáo phái tên gọi có chữ Tông


1. Bắc Tông 北宗

2. Các Tạo Tông 閣皂宗

3. Kim Đan Phái Nam Tông 金丹派南宗

4. Long Hổ Tông 龍虎宗

5. Mao Sơn Tông 茅山宗

6. Nam Bắc Tông 南北宗

7. Nam Tông 南宗

1 giáo phái tên gọi có chữ Giáo

1. Huyền Giáo 玄教
Đặc điểm của các giáo phái

Cho dù các giáo phái đã phát khởi thế nào, tên gọi dị biệt ra sao, nhưng tất cả đều giống nhau ở tín ngưỡng cơ bản và mục đích tu luyện. Tín ngưỡng cơ bản của họ là Đạo (theo quan niệm của Lão Tử) và mục đích tu luyện là trường sinh bất tử, đắc đạo thành tiên. Từ quan niệm nền tảng là Đạo, các giáo phái đã kế thừa và phát triển để biến nó thành một thứ thế giới quan triết học (hay phương pháp luận) của bản môn, mà từ đó họ thiết kế một phương pháp tu luyện phù hợp. Đó là tính chất chung (cộng tính 共性) của các giáo phái; nhưng ngoài ra, mỗi giáo phái cũng có tính chất riêng (cá tính 個性) của mình.
Cái cá tính đó phát xuất từ cách lý giải tín ngưỡng cơ bản và mục tiêu tu luyện, cũng như các phương pháp thực hành. Ngay giai đoạn phát triển ban đầu của Đạo giáo, các giáo phái đều có chung mục tiêu là trường sinh và thành tiên, nhưng cách thực hành thì khác nhau: hoặc họ thực hành trai tiêu (tức là thể thức cúng tế), hành khí, đạo dẫn, tồn thần, thủ nhất, v.v... (gọi chung là luyện hình 煉形); hoặc họ tìm cách chế biến đan dược (bằng các thứ chu sa, diên, hống, các dược thảo, v.v...) làm thuốc trường sinh và ăn vào để thành tiên (gọi chung là ngoại đan 外丹); hoặc họ vận nội công hấp khí đại tiểu chu thiên, v.v... (gọi chung là nội đan 內丹; nội ngoại đan gọi chung là đan đỉnh 丹鼎); hoặc họ dùng phù lục, bùa chú, cầu đảo, pháp thuật, v.v... (gọi chung là phù lục 符籙). Dần dần các thứ ngoại đan phù lục bị xem là tà đạo, chỉ còn chủ trương nội đan luyện dưỡng là được duy trì mà thôi. Cho dù phương pháp dị biệt, nhưng quan niệm thành tiên của các giáo phái trong giai đoạn ban đầu của Đạo giáo là «nhục thể và tinh thần cùng tồn tại» (nhục thể dữ tinh thần cộng tồn 肉體與精神共存), hiểu rằng bất tử tức là nhục thể bất tử. Do đó phép tu luyện là nhắm vào luyện thần và luyện hình, để thần (tinh thần) và hình (nhục thể) đều huyền diệu (hình thần câu diệu 形神俱妙), nhờ đó thân thể bay được lên trời (nhục thể phi thăng 肉體飛升), giống như truyền thuyết "Hoàng Đế bạch nhật thăng thiên" (Hoàng Đế bay lên trời giữa ban ngày). Không những nhục thể, mà điền sản nhà cửa cũng có thể bay theo lên trời. Đến khi Toàn Chân Đạo phát khởi (vào đầu đời Kim), quan niệm nhục thể bất tử bị xem là quan niệm ngu xuẩn, không thấu đạt đạo lý. Trái lại, bất tử phải hiểu là chân tính 真性 hay dương thần 陽神 bất tử, thoát xác để quay về với Đại Đạo; còn cái thân huyết nhục giống như cái áo, phải cởi bỏ tại thế gian.
Về mặt tín ngưỡng cơ bản, các giáo phái như Ngũ Đấu Mễ Đạo, Thái Bình Đạo, Bạch Gia Đạo, Lý Gia Đạo, v.v... cũng có sự dị biệt. Các giáo phái này sáng lập vào giai đoạn ban đầu của Đạo giáo; giáo nghĩa (ý nghĩa của giáo phái) và giáo quy (nội quy của giáo phái) không hoàn bị, mang tính chất mù quáng. Các giáo phái này phát sinh từ quần chúng như một phong trào phản kháng giai cấp thống trị, tức là một hình thức nông dân khởi nghĩa, chẳng hạn như Trương Giác 張角 lợi dụng Thái Bình Đạo để dấy động cuộc đại khởi nghĩa gọi là Hoàng Cân khởi nghĩa 黃巾起義 mà sách sử hay gọi là loạn giặc Khăn Vàng. Giữa đời Hán, Trương Tu 張修 thống lĩnh một cánh quân của Ngũ Đấu Mễ Đạo để hưởng ứng Hoàng Cân. Cuối đời Hán của thời Tam Quốc, Bạch Gia Đạo và Lý Gia Đạo cũng khởi nghĩa. Đến đầu đời Tấn, đệ tử của Lý Thoát 李脫 là Lý Hoằng 李弘 (tự xưng là hoá thân của Lão Quân) khởi nghĩa ở núi Hoắc Sơn 霍山 thuộc tỉnh An Huy. Ngũ Đấu Mễ Đạo thời Tam Quốc bị Trương Lỗ 張魯 lợi dụng, thiết lập tại Hán Trung 漢中 một chính quyền kết hợp giữa chính trị và tôn giáo kéo dài gần 30 năm. Sau khi chính quyền Trương Lỗ bị diệt, Ngũ Đấu Mễ Đạo do Trần Thụy 陳瑞 lãnh đạo tại Thục 蜀. Rồi Lý Đặc 李特 và Lý Hùng 李雄 lãnh đạo các lưu dân khởi nghĩa. Với sự trợ giúp của một đầu lĩnh của Ngũ Đấu Mễ Đạo là Phạm Trường Sinh 范長生, họ chiếm được Thành Đô, xây dựng một thứ chính quyền nhà Hán, kéo dài hơn 40 năm. Sau khi Ngũ Đấu Mễ Đạo truyền vào Giang Nam, vào cuối đời Đông Tấn, lại bạo phát cuộc khởi nghĩa của Tôn Ân 孫恩 và Lư Tuần 盧循, làm cho nhà Đông Tấn mau chóng bị diệt vong. Cuối đời Hán về sau vẫn không ngừng xảy ra các vụ khởi nghĩa của các giáo phái. Nói chung, trong giai đoạn ban đầu của Đạo giáo, các giáo phái đa số mang tính chất chống triều đình. Đến đời Nam Bắc Triều, các đạo sĩ như Khấu Khiêm Chi 寇謙之, Lục Tu Tĩnh 陸修靜, v.v... đều xuất thân từ giới sĩ tộc. Họ dùng luân lý Nho gia để cải cách tính chất chống lại triều đình này; và giáo lý tăng cường nội dung trung hiếu để các đạo giáo thích ứng bản chất của chế độ phong kiến. Có lẽ đây là một trong các lý do mà các Thiện Thư (sách khuyến thiện) một mực đề cao luân lý tam giáo, nhất là luân lý trung hiếu của Nho giáo.

Các giáo phái một mặt ảnh hưởng qua lại với nhau, một mặt hấp thu tinh túy của Nho và Phật giáo. Kể từ đời Đường và đời Tống, tư tưởng Tam giáo hợp nhất là một trào lưu rất thịnh hành. Như Tịnh Minh Đạo chịu ảnh hưởng sâu đậm Nho giáo; còn Toàn Chân Đạo thì ngay từ lúc lập giáo, lý luận tu luyện đã mang màu sắc Thiền Tông.
Về mặt cơ cấu tổ chức, các giáo phái có cơ cấu hoàn bị và tự trị; nhưng càng về sau thì chịu sự giám sát, quản lý của triều đình. Thuở đầu khi Trương Lăng 張陵 sáng lập, Ngũ Đấu Mễ Đạo có 24 đơn vị giáo khu gọi là 24 Trị 治. Sau đó, khi Trương Lỗ cát cứ và thống trị Hán Trung 漢中, cái chế độ chính trị và tôn giáo hợp nhất này ấn định chức Tế Tửu 祭酒 như là một đầu lĩnh chính trị kiêm tôn giáo của mỗi Trị. Chế độ Tế Tửu này suy tàn khi chính quyền Hán Trung bị tiêu diệt. Cuối đời Đông Tấn, các phái Thượng Thanh và Linh Bảo thiết lập chế độ Đạo Quán (viết là 道館 hoặc 道觀) làm nơi quy tụ tín đồ và thực hành lễ nghi cũng như tu tập. Tại mỗi quán, dần dần hình thành chế độ quản lý và giới luật. Từ đời Tùy, đời Đường, các quán 館 (觀) nhỏ vẫn gọi là quán, còn các quán lớn thì gọi là cung 宮. Từ Nam Bắc Triều, triều đình ấn định chế độ kiểm soát các giáo phái. Đời Nguyên, chế độ kiểm soát càng nghiêm mật. Triều đình lập Tập Hiền Viện 集賢院 để quản lý các giáo phái. Các giáo phái đều tuân theo khu vực hành chánh của nhà Nguyên: ở mỗi Lộ 路 triều đình lập một Đạo Lục Ty 道錄司, đứng đầu là Đạo Lục 道錄 hay Đạo Phán 道判. Ở mỗi Châu 州 thì có Đạo Chính Ty 道正司, đứng đầu là Đạo Chính 道正 hay Đạo Phán 道判. Ở mỗi Huyện 縣 thì có Uy Nghi Ty 威儀司, đứng đầu là Uy Nghi 威儀. Người cai quản một cung hay quán gọi là Trụ Trì 住持, hay Đề Cử 提舉, hay Đề Điểm 提點. Qua đời Minh, tại Kinh Sư có Đạo Lục Ty 道錄司 tổng quản lý Đạo giáo. Ở mỗi Phủ có Đạo Kỷ Ty 道紀司, mỗi Châu có Đạo Chính Ty 道正司, mỗi Huyện có Đạo Hội Ty 道會司.

Sơ lược ba giáo phái thời kì đầu

Ngũ Đấu Mễ Đạo.


Ngũ Đấu Mễ Đạo (五斗米道), cũng gọi Thiên Sư Đạo, là một giáo phái ra đời trong giai đoạn đầu của Đạo giáo, tức cuối đời Đông Hán (25–220), do Trương Lăng (34–156) sáng lập. Từ đời Đông Tấn trở đi Ngũ Đấu Mễ Đạo được gọi là Thiên Sư Đạo, từ đời nhà Nguyên trở đi gọi là Chính Nhất Đạo.
Ban đầu Ngũ Đấu Mễ Đạo gồm các tín đồ dân dã, nhưng khi giáo phái phát triển, thu hút rất nhiều hào tộc, thế gia, thậm chí quan lại, thí dụ họ Vương và họ Tôn ở Lang Nha, họ Tạ và họ Ân ở quận Trần, họ Khổng ở Cối Kê, họ Chu ở Nghĩa Hưng, họ Hứa họ Đào và họ Cát ở Đan Dương, v.v... Trong khoảng đời Tấn, các sử gia gọi Ngũ Đấu Mễ Đạo là Thiên Sư Đạo. Tuy nhiên có sử gia cho rằng Ngũ Đấu Mễ Đạo là tên gọi dân dã, còn chính nội bộ tín đồ thì tự xưng giáo phái mình là Thiên Sư Đạo hoặc Chính Nhất Đạo.
Từ khi thành lập cho đến nay, Ngũ Đấu Mễ Đạo đã được truyền qua 64 thế hệ các chưởng giáo. Từ khi Trương Lăng lập giáo, giáo phái này đã quy tụ nông dân, phất cờ khởi nghĩa, xung đột với triều đình phong kiến. Sau này, Khấu Khiêm Chi đã tiến hành cải cách Bắc Thiên Sư Đạo, giải trừ sự mâu thuẫn xung đột giữa Đạo giáo với triều đình phong kiến vì nhờ bổ sung luân lý Nho giáo vào giới luật. Lục Tu Tĩnh cũng đã cải cách đáng kể Nam Thiên Sư Đạo.
Thái Bình Đạo.

Thái Bình Đạo (太平道) là một giáo phái thành lập trong giai đoạn đầu của Đạo giáo, xuất hiện từ đời Đông Hán trong lịch sử Trung Quốc, triều vua Thuận Đế (tại vị 126-144) về sau, như là kết quả tự nhiên của học thuyết Hoàng Lão và thần tiên phương thuật thịnh hành bấy giờ.

Khởi nguồn

Tổ chức Đạo giáo đời Đông Hán tại Trung Quốc thoạt tiên phát khởi từ dân gian, chủ yếu là Thái Bình Đạo ở phương Đông và Ngũ Đấu Mễ Đạo ở phương Tây Nam. Theo truyện Tương Khải trong Hậu Hán Thư đã chép, Vu Cát 于吉 là một phương sĩ ở Lang Nha 琅琊 (nay ở phía Bắc của Lâm Cân 臨沂 tỉnh Sơn Đông) sáng tác một quyển Thần Thư 神書 (tức Thái Bình Thanh Lĩnh Kinh 太平青領經, gọi tắt là Thái Bình Kinh 太平經, gồm 170 quyển) và một đệ tử của Vu Cát đã dâng sách này cho vua Hán Thuận Đế (tại vị 126-144). Được xem là kinh điển tối yếu trong giai đoạn ban đầu hình thành Đạo giáo, quyển đạo kinh này bàn về phụng thờ trời đất, thuận theo âm dương ngũ hành, tảo trừ đại loạn, giúp thiên hạ thái bình, sách còn bàn sự hưng phế của quốc gia, phương pháp dưỡng sinh, cách tu luyện thành thần tiên, bùa chú, v.v... Triều đình cho rằng đây là sách tà đạo nên tịch thu. Theo Tam Quốc Chí, Vu Cát đến đất Cối và Ngô (nay là huyện Cối Kê của Chiết Giang và huyện Ngô của Giang Tô) lập tịnh xá, đốt hương tụng đọc đạo thư, tế tạo phù lục bùa chú, lấy nước trị bệnh, thu hút đông đảo quần chúng. Tôn Sách cho là tà đạo nên giết Vu Cát. Tuy nhiên, Thái Bình Kinh lại lưu truyền trong dân gian. Bấy giờ là cuối đời Đông Hán, bọn ngoại thích và hoạn quan lũng đoạn triều chính, cường hào và địa chủ nắm giữ đất đai, lại thêm bệnh dịch lưu hành, nên nông dân điêu linh thống khổ đến nỗi đã nổi loạn. Nhân dịp này, Trương Giác đã lợi dụng Thái Bình Kinh để lập giáo, tên gọi là Thái Bình Đạo, qua đó quy tụ nông dân để khởi nghĩa gọi là «Hoàng Cân nông dân khởi nghĩa».

Hoạt động


Năm Kiến Ninh 建寧 (168-172) đời Hán Linh Đế 漢靈帝, Trương Giác bắt đầu truyền đạo, tự xưng là Đại Hiền Lương Sư 大賢良師. Giáo pháp chủ yếu sử dụng tư tưởng Hoàng Lão, thuyết âm dương ngũ hành, các loại bùa chú phù lục, và kính thờ thần Trung Hoàng Thái Nhất 中黃太一. Trương Giác lấy nước bùa (phù thủy) trị bệnh, bệnh nhân phải cúi đầu sám hối thì bệnh mau khỏi. Nhiều người lành bệnh, còn ai không khỏi bệnh thì Trương Giác giải thích là vì thiếu đức tin. Số người tin và theo đạo dần dần gia tăng, nên Trương Giác thu nhận đệ tử, rồi cắt cử 8 đại đệ tử đến các địa phương khác để truyền đạo. Sau 10 năm, tín đồ của Trương Giác tăng lên đến 10 vạn, trải khắp 8 châu như: Thanh 青, Từ 徐, U 幽, Ký 冀, Kinh 荊, Dương 揚, Duyện 兗, Dự 豫.

Khoảng năm Quang Hòa 光和 (179-181), Trương Giác tổ chức tín đồ theo biên chế quân đội: Tín đồ phân làm 36 đơn vị gọi là phương 方 (dùng thông với chữ phường 坊); đại phương thì có trên một vạn người, tiểu phương thì có 6 hay 7 ngàn người. Người thống lĩnh mỗi phương gọi là cừ soái 渠帥. Ba anh em Trương Giác noi theo quan niệm tam tài (thiên-địa-nhân) mà xưng hiệu: Trương Giác là Thiên Công tướng quân 天公將軍, Trương Bảo 張寶 là Địa Công tướng quân 地公將軍, và Trương Lương 張梁 là Nhân Công tướng quân 人公將軍. Đồng thời, Trương Giác lợi dụng sấm ngữ để tuyên truyền khắp nơi: «Trời Xanh [tức nhà Hán] đã chết, Trời Vàng phải lập, vào năm Giáp Tý, thiên hạ thái bình.» (Thương Thiên dĩ tử, Hoàng Thiên đương lập, tuế tại Giáp Tý, thiên hạ thái bình 蒼天已死黃天當立歲在甲子天下太平). Sau đó ông sai đệ tử dùng đất sét trắng viết chữ Giáp Tý trên các cổng thành, trên tường vách khắp các phủ, huyện, quận, châu. Trương Giác chọn ngày 5 tháng 3 năm Giáp Tý (năm 184) để khởi nghĩa. Sự ấn định này căn cứ vào Thái Bình Kinh, quyển 39: «Năm Giáp Tý, ngày Đông Chí, trời đất bắt đầu trỗi dậy. […] Vạn vật sinh ra, đều lấy Giáp làm đầu, Tý làm gốc. Vậy, lấy Giáp Tý làm thứ tự phát xuất.» (Giáp Tý tuế dã, Đông Chí chi nhật dã, thiên địa chính thủy khởi vu thị dã. […] Phàm vật sinh giả, giai dĩ Giáp vi thủ, Tý vi bản. Cố dĩ thượng Giáp Tý tự xuất chi dã 甲子歲也冬至之日也天地正始起于是也凡物生者皆以甲為首子為本故以上甲子序出之也). Kinh lại nói: «Tam ngũ khí hòa, nhật nguyệt thường chiếu sáng, chính là thái bình.» (Tam ngũ khí hòa, nhật nguyệt thường quang minh, nãi vi thái bình 三五氣和日月常光明乃為太平).

Trương Giác mua chuộc một hoạn quan tên Phong Tư 封諝 làm nội ứng, và ra lệnh đại phương của Mã Nguyên Nghĩa 馬元義 hợp với vài vạn dân ở Kinh Châu 荊州 và Dương Châu 揚州 kéo binh đánh Nghiệp Thành 鄴城, ở Ký Châu 冀州, vào ngày giờ đã định. Nhưng chưa đến ngày khởi nghĩa thì một đệ tử của Trương Giác tên là Đường Chu 唐周 ở Tế Nam 濟南 đi tố giác với triều đình. Triều đình sai Hà Tiến đánh dẹp Mã Nguyên Nghĩa, đồng thời bắt giam bọn hoạn quan Phong Tư. Sự việc bại lộ, Trương Giác bèn khởi binh trước thời hạn một tháng (tức vào tháng 2). Triều đình phái thêm Lô Thực 廬植, Hoàng Phủ Tung 皇甫嵩, và Chu Tuấn 朱俊 đánh dẹp quân Hoàng Cân. Ngoại trừ Thanh Châu và Từ Châu, tín đồ Thái Bình Đạo khắp 6 châu hưởng ứng cuộc khởi nghĩa, sự kiện này gây chấn động kinh đô. Đánh nhau suốt 10 tháng, quân Hoàng Cân bị đại bại. Trương Giác bị bệnh chết. Đến năm 188, tàn binh của quân Hoàng Cân lại tái khởi nghĩa tại Thanh Châu và Từ Châu, nhưng cũng bại trận. Thành phần cốt cán của Thái Bình Đạo tử trận rất nhiều. Giáo phái này tan rã, và các tín đồ còn lại đành gia nhập Ngũ Đấu Mễ Đạo.


Kết cục
Tuy đã suy vong nhưng Thái Bình Đạo vẫn còn ảnh hưởng mạnh mẽ các giáo phái về sau. Những quan niệm về thuật số, gậy 9 khúc (cửu tiết trượng 九節杖) mà Trương Giác từng dùng, áo vàng mũ vàng của đạo sĩ, cách dùng phù thủy và bùa chú trị bệnh, v.v... của Thái Bình Đạo đều được các giáo phái về sau kế thừa. Minh Giáo 明教 đời Đường và đời Tống đã tôn Trương Giác làm giáo chủ. Bạch Liên Giáo 白蓮教 đời Thanh khởi nghĩa tại Tứ Xuyên và Thiểm Tây đã cải biên câu sấm ngữ của Trương Giác: «Hoàng Thiên tương tử, Thương Thiên đương sinh, đại kiếp tại nhĩ, nhân dân hữu nạn.» 黃天將死蒼天當生大劫在邇人民有難 (Trời vàng sắp chết, Trời xanh phải sinh, kiếp lớn đến gần, nhân dân gặp nạn.)

Bạch Gia Đạo.
Bạch Gia Đạo (帛家道) là một giáo phái xuất hiện vào thời kỳ ban đầu của Đạo giáo, hoạt động vào đời Ngụy-Tấn (220-420) ở phương bắc và phương nam Trung Quốc (vùng Giang Tô và Chiết Giang). Nguồn gốc của giáo phái này đến nay vẫn chưa rõ. Tương truyền tổ sư của giáo phái này là Bạch Hòa 帛和, và tên giáo phái đặt theo họ của tổ sư.
Bạch Gia Đạo thoạt đầu là tín ngưỡng bình dân, cũng gọi là «tục thần đảo» 俗神禱 vì thờ các tục thần và dâng cúng các thứ huyết thực. Đến đời Đông Tấn (317-420), Bạch Gia Đạo phát triển ở Giang Tô và Chiết Giang, không ít tín đồ thuộc giai cấp sĩ tộc thế gia. Từ đời Đông Tấn trở đi, sử sách không ghi chép về Bạch Gia Đạo, nhưng do mối quan hệ giữa giáo phái này với Thượng Thanh Phái và Thiên Sư Đạo, có lẽ Bạch Gia Đạo đã sáp nhập vào hai giáo phái đó.

Theo Thần Tiên Truyện của Cát Hồng, Bạch Hòa tự là Trọng Lý 仲理, quê ở Liêu Đông 遼東. Thầy của Bạch Hòa là Đổng Phụng 董奉, vốn là một thần nhân sống thời Tôn Quyền 孫權 (nước Ngô, thời Tam Quốc). Nhiều thuyết nói rằng Vu Cát truyền Thái Bình Kinh cho Bạch Hòa, điều này cho thấy sự liên hệ giữa Bạch Gia Đạo và Thái Bình Đạo.

Về sau, Bạch Hòa đến Tây Thành Sơn 西城山 phục vụ Vương Phương Bình 王方平 rồi ông được phép nhập thạch thất, diện bích (ngó vách) 3 năm. Nơi đây ông xem được các bản văn khắc vào vách của cổ nhân như: Thái Thanh Trung Kinh Thần Đan Phương 太清中經神丹方, Tam Hoàng Thiên Văn Đại Tự 三皇天文大字, Ngũ Nhạc Chân Hình Đồ 五岳真形圖. Sau đó ông lên núi Lâm Lự Sơn 林慮山 (còn gọi Long Lự Sơn 隆慮山), thành địa tiên 地仙. Về Bạch Hòa, Thần Tiên Truyện chép: «Bạch Hòa tự là Trọng Lý. Ông được Đổng tiên sinh [tức Đổng Phụng] dạy hành khí và tịch cốc. Rồi ông đến Tây Thành Sơn bái Vương Quân [tức Vương Phương Bình] làm thầy. Vương Quân nói: ‘Yếu quyết của đại đạo không thể nhất thời mà đạt được. Ta tạm đến đảo tiên Doanh Châu, ngươi hãy vào thạch thất này, nhìn chăm chú vào vách đá, lâu ngày trên vách sẽ hiện ra chữ, thấy chữ thì phải đọc hiểu, rồi ngươi sẽ đắc đạo.’ Do đó Bạch Hòa bắt đầu nhìn vách, sau một năm ông không thấy gì, nhưng sau 2 năm thì thấy vách đá hiện chữ lờ mờ, sau 3 năm thì vách đá hiện rõ chữ. Đó là các bộ Thái Thanh Trung Kinh 太清中經, Thần Đan Phương 神丹方, Tam Hoàng Trượng Ngũ Nhạc Đồ 三皇丈五岳圖. Ông tụng niệm vang vang. Vương Quân trở về nói: ‘Ngươi đắc đạo rồi.’ Sau đó Bạch Hòa luyện thần đan, uống nửa tễ thì trường sinh bất tử.» (Bạch Hòa tự Trọng Lý, sư Đổng tiên sinh hành khí đoạn cốc thuật, hựu nghệ ây Thành Sơn Vương Quân. Quân vị viết: ‘Đại đạo chi quyết, phi khả tốt đắc. Ngô tạm vãng Doanh Châu, nhữ ư thử thạch thất trung, khả thục thị thạch bích, cửu cửu đương kiến văn tự, kiến tắc độc chi, đắc đạo hĩ. Hòa nãi thị chi, nhất niên liễu vô sở kiến, nhị niên tự hữu văn tự, tam niên liễu nhiên kiến Thái Thanh Trung Kinh, Thần Đan Phương, Tam Hoàng Trượng Ngũ Nhạc Đồ. Hòa tụng chi, thượng khẩu. Vương Quân hồi viết: ‘Tử đắc chi hĩ.’ Nãi tác thần đan, phục bán tễ, diên niên vô cực. 帛和字仲理,師董先生行氣斷谷術,又詣西城山王君.君謂曰:大道之訣非可卒得.吾暫往瀛州,汝於此石室中可熟視石壁久久當見文字,見則讀之,得道矣.和乃 視之,一年了無所見二年似有文字,三年了然見太清中經,神丹方,三皇丈五岳圖.和誦之上口,王君回曰:子得之矣.乃作神丹,服半劑,延年無極).

Theo đó, Bạch Hòa là đạo sĩ thời Tam Quốc. Nhưng Thủy Kinh chú 水經注, quyển 15, chép: «Phía tây nam sông Triền có ngôi mộ của Bạch Trọng Lý, mộ bia khắc ‘Chân nhân Bạch quân chi biểu’. Trọng Lý tên là Hộ, người Ba Quận, Ích Châu. Lập mộ tháng 11, năm Vĩnh Gia thứ 2 (tức 309), đời Tấn Hoài Đế.» (Triền thủy tây nam hữu Bạch Trọng Lý mộ, mộ tiền hữu bi vân: ‘chân nhân Bạch quân chi biểu’. Trọng Lý danh Hộ, Ích châu Ba quận nhân. Tấn Hoài Đế Vĩnh Gia nhị niên thập nhất nguyệt lập. 瀍水西南有帛仲理墓,墓前有碑云:真人帛君之表.仲理名護,益州巴郡人.晉懷帝永嘉二年十一月立). Tức là Bạch Hòa sống vào thời Tây Tấn.

Vì Bạch Hòa quá nổi tiếng, đời Tây Tấn có nhiều đạo sĩ mượn danh Bạch Hòa truyền giáo cho giới quần chúng bình dân ở phía bắc và ở phía nam (vùng Giang Tô và Chiết Giang). Chương ‘Khư hoặc’ 袪惑 trong Bão Phác Tử 抱朴子 chép: «Lại có kẻ giả mạo đạo sĩ nổi danh đời trước, thí dụ như Bạch Hòa nghe nói là 8700 tuổi, lúc thì xuất hiện chốn thế gian, lúc thì đột nhiên biến mất, không ai biết ông ở đâu. Tại Lạc Dương có đạo sĩ nọ, thông thạo mọi việc, tu luyện các loại thuật số. Ông ta nêu những vấn đề hóc búa để chất vấn Bạch Hòa. Hòa nghe đến đâu trả lời đến đấy không chút ngập ngừng. Quả là biết rộng. […] Sau Hòa bỗng đi mất, không ai biết chỗ của ông. Có người ở Hà Bắc tự xưng là Bạch Hòa, nên mọi người xa gần cũng đến phục vụ ông, ông ta trở nên thật giàu có. Đệ tử Bạch Hòa nghe Thầy tái xuất, rất mừng, bèn đến xem thực hư ra sao. Kẻ kia vì thế mà bỏ chạy mất.» (Nãi phục hữu giả thác tác tiền thế hữu danh chi đạo sĩ giả, như Bạch Hòa giả, truyền ngôn dĩ bát thiên thất bách tuế, thời xuất tục gian, hốt nhiên tự khứ, bất tri kỳ tại. Kỳ Lạc trung hữu đạo sĩ, dĩ bác thiệp chúng sự, hiệp luyện thuật số giả, dĩ chư nghi nan tư vấn Hòa, Hòa giai tầm thanh vi luận thích, giai vô nghi ngại, cố vi viễn thức. […] hậu hốt khứ, bất tri sở tại. Hữu nhất nhân ư Hà Bắc tự xưng vi Bạch Hòa, ư thị viễn cận cánh vãng phụng sự chi, đại đắc trí di chí phú. Nhi Bạch Hòa tử đệ, văn Hoà tái xuất, đại hỉ, cố vãng kiến chi, nãi định phi dã. Thử nhân nhân vong tẩu hĩ.) 乃復有假托作前世有名之道士者,如帛和者,傳言已八千七百歲,時出俗間,忽然自去,不知其在.其洛中有道士,已博涉眾事,洽煉術數者,以諸疑難咨問和,和 皆尋聲為論釋,皆無疑礙,故為遠識[...]後忽去,不知所在.有一人於河北自稱為帛和,於是遠近竟往奉事之,大得致遺至富.而帛和子弟,聞和再出,大 喜,故往見之,乃定非也.此人因亡走矣.
Qua đoạn văn trên, ta thấy vào đời Tây Tấn đã có đạo sĩ giả danh Bạch Hòa và lập giáo. Hơn nữa, tại Hà Bắc là Lạc Dương đã có đệ tử của Bạch Hòa, nhưng bấy giờ tổ chức và quy mô chưa lớn. Họ lấy các bộ kinh mà Bạch Hòa sở đắc (như Thái Thanh Trung Kinh Thần Đan Phương, Tam Hoàng Thiên Văn Đại Tự, Ngũ Nhạc Chân Hình Đồ) để truyền thừa.

Liên hệ với giáo phái khác


Bạch Gia Đạo, Thái Bình Đạo (Thiên Sư Đạo), Thượng Thanh Phái có liên quan với nhau về mặt kinh điển. Theo truyền thuyết, Thái Thượng Lão Quân truyền Thái Bình Kinh cho Vu Cát, rồi Vu Cát truyền lại cho Bạch Hòa. Cũng theo truyền thuyết, Kim Khuyết Hậu Thánh Đế Quân 金闕後聖帝君 truyền Tố Thư 素書 (tức Thái Bình Kinh Phục Văn 太平經復文) cho Thanh Đồng Quân 青童君, Thanh Đồng Quân truyền lại cho Vương Phương Bình 王方平 (ở Tây Thành 西城), Vương Phương Bình truyền lại cho Bạch Hòa...
(dienbatn)
 
Last edited by a moderator:

volam078

Điều hành cấp cao


CÁC TÔNG PHÁI ĐẠO GIÁO CỦA TRUNG QUỐC.

(P2)


TÌM HIỂU PHÁP THUẬT MAO SƠN TÔNG.








Theo vi.wikipedia.org : Mao Sơn Tông là tên một giáo phái của Đạo giáo, lấy Mao Sơn (núi cỏ mao), nằm ở giữa hai huyện Kim Đàn và Cú Dung của tỉnh Giang Tô, Trung Quốc, làm tổ đình. Mao Sơn có tên xưa là Cú Khúc Sơn, Địa Phế Sơn, Cương Sơn, Kỷ Sơn. Đây là ngọn núi thuộc hàng động thiên phúc địa nổi tiếng. Mao Sơn Tông kế thừa Thượng Thanh Phái. Đào Hoằng Cảnh là tổ sư đời thứ 9 của Thượng Thanh Phái (không chú trọng phù lục). Sau khi quy ẩn 10 năm tại Mao Sơn, ông sáng lập Mao Sơn Tông (coi trọng phù lục), lấy tên núi làm tên giáo phái.

Mao Sơn đến với uy danh đệ nhất khưu tà trừ ma và còn lập đàn, bố trận pháp. Mao Sơn phái có các đời tông sư rất nổi tiếng, qua nhiều thời, sáng tạo ra những pháp thuật xuất chúng, có ảnh hưởng rất lớn đến văn hóa đạo giáo Trung Hoa.Là một môn phái lớn trong tám đại huyền thuật của Trung Quốc với những pháp như: Hành thông linh pháp(đi xuyên thấu tam giới),Luyện cương thi( luyện xác chết thành thi biến nhằm mục đích đưa về quê an táng)...Ngoài những pháp thuật kể trên Mao Sơn cón có những trận pháp vô cùng huyền diệu như: Cửu đăng liên hoa trận, cửu tiền bôi đỉnh trận,bát quái trận,...Cho đến nay Mao Sơn không cón phát triển rộng rãi như ngày xưa, do quá trình hiện đại hóa của xã hôi, nhưng vẫn còn những người biết và tìm đến học đạo thuật Mao Sơn, có lẽ Mao Sơn đạo phái sẽ không bị thất truyền trong tương lai mai sau.
Mao Sơn Huyền Thuật vốn là một trong tám đại Huyền Thuật của Trung Hoa có nguồn gốc từ rất lâu Đời.Mao Sơn Huyền Thuật cũng như các Đạo Giáo khác trên Thế giới được phân theo hai nhánh là Chính Giáo và Ngoại Giáo.

Theo một tài liệu khác :


" Khái Niệm Mao Sơn Huyền Thuật":

Mao Sơn Huyền Thuật xuất phát từ Đạo Môn của Trung Hoa nghĩa là họ thuộc Tiên Đạo và thờ Nguyên Thủy Thiên Tôn và Thái Thượng Lão Quân được xem là Tổ Sư của Đạo Mao Sơn.
Lúc đầu một số người lầm tưởng Mao Sơn Huyền Thuật là của họ Mao nhưng xét về lịch sử thì người sáng lập ra Mao Sơn lại là Lã Nhất Thí vốn sống ở nước Thục.
Lúc đầu Mao Sơn Thuật chỉ dùng để xem Phong Thủy và Trừ Tà sau hơn 200 đời truyền lại thì đến đời nhà Hán Mao Sơn Huyền Thuật lại được bổ xung thêm Thuật Âm Dương và Thuật Ngũ Hành.
Đến đời nhà Đường thì Mao Sơn Thuật lại được bổ xung thêm Thuật Bát Quái tuy nhiên công dụng thì không còn gò bó như lúc đầu mà Thuật Mao Sơn bây giờ đã có thể gọi như thuật Thần Thông.
Người học Mao Sơn Thuật khi bắt đầu học phải chấp nhận xem số phận của mình có rơi vào : Nhất Bần Nhị Yểu Tam Vô Tự ( thứ nhất nghèo khổ ,thứ hai là yểu mạng và thứ ba là không con cái).Mỗi vị pháp sư của đạo Mao Sơn chỉ học được một Pháp trong số Ngũ Hành,Âm Dương Hoặc Bát Quái.
Mao Sơn Phái vốn là một Đạo Giáo thiên về việc lập đàn và bố trận là chính vì nó có sự ảnh hưởng của binh pháp.Mao Sơn không sử dụng các pháp ấn mà đa số sử dụng Linh Phù là chính.
Mỗi Pháp có mỗi cách vẽ phù khác nhau nhưng cách vẽ phù của Mao Sơn có nhiều điểm chung:
1/Người vẽ phù phải tắm rửa sạch sẽ trước khi khai đàn vẽ phù.
2/Phù phải được vẽ vào đúng giờ đúng khắc.
3/Khi vẽ phù thì người vẽ phải không bị làm phiền
4/Người vẽ phù phải nín hơi vẽ một hơi cho hết phù.
Vào đời nhà Tống thì Mao Sơn Thuật đã xuất hiện nhánh rẽ đó là Ngoại Giáo.Tuy thuộc dòng Mao Sơn nhưng Đạo này ngoài thờ Nguyên Thủy Thiên Tôn Và Thái Thượng Lão Quân còn thờ Thái Ất Chân Nhân và Tứ Đại Thiên Vương.Họ chỉ chuyên bố trận và lập đàn chứ rất hạn chế việc dùng Phù.Họ có những câu chú mà Chính Giáo không có và Quy lực trân pháp của họ rất lớn nhưng Linh Phù của họ thì không có quy lực bằng Chính Giáo.

Theo bản dịch của Tantric
:


"Mao Sơn Phái là 1 trong 4 phái lớn của Đạo Giáo Trung Hoa, phái này có những pháp rất nổi tiếng như Ngũ Quỷ Vận Tài, Cải Vận Bí Pháp,và đặc biệt là pháp luyện Cương Thi mà chúng ta đã từng được biết đến qua những sách vở và phim ảnh của Hương Cảng, Ngũ Quỷ Bí Pháp là căn bản của rất nhiều pháp luyện Ngũ Quỷ của Mao Sơn, người luyện Ngũ Quỷ Bí Pháp có thể thâu hồn của Ngũ Quỷ để sai khiến và dùng Ngũ Quỷ để giúp đỡ trong những lúc tác pháp luyện phép, cuối thời Thanh triều đất nước Trung Hoa loạn lạc, 10 nước phương tây tranh nhau xâu xé đất nước Trung Hoa ra làm nhiều mảnh, các quan lại và các địa chủ phong kiến của Trung Hoa khi chết ở xa quê hương đều rất muốn được đem thi thể của mình về chôn cất và an táng tại cố hương, bởi theo quan niệm truyền thống và phong thủy nên gia đình những người chết muốn đem thi thể cha, anh họ về an táng tại khu mộ táng của gia tộc. Nếu vận chuyển theo cách thông thường thì không thể được vì đất nước Trung Hoa quá rộng lớn từ nơi mất vận chuyển về tới quê hương thì thi thể sẽ bị hỏng, cho nên gia đình người quá cố mới nhờ vả các đạo sĩ của Mao Sơn phái dùng pháp luyện Thi Biến để lưu giữ thi thể. Các pháp sư khi đó sẽ dùng Ngũ Quỷ hoặc 1 hồn quỷ nào đó nhập vào thi thể của người chết để tạo ra Thi Biến, sau đó sẽ dẫn Thi Biến về cố hương bằng cách vận chuyển xe ngựa hoặc đi bộ, khi về tới quê nhà pháp sư sẽ chọn ngày tẩm liệm và làm lễ giải để quỷ hồn thoát ra khỏi xác. Nhưng pháp nào cũng có mặt trái của nó bình thường Thi Biến chỉ có thể lưu lại 49 ngày trên dương gian, vì đó là thời hạn mà linh hồn kẻ chết bị lưu trong ngục chờ tra xét của Diêm Vương nếu quá thời hạn đó thì Thi Biến sẽ trở thành Cương Thi rất khó mà kiểm soát nổi, những pháp sư cao tay có thể kéo dài thời hạn ra thêm nhưng cũng không được phép quá 100 ngày, ngoài ra Thi Biến khi vận chuyển trên đường chỉ được phép đi vào giờ Tý đến giờ Dần ngoài các giờ đó ra thì pháp sư phải cất thi biến vào nhà và làm lễ cột Thi Biến lại, Thi biến còn phải tránh đi vào những ngày trăng tròn kị nhất là gặp Nguyệt Thực cho nên các pháp sư thường tính toán rất kĩ về thời gian vận chuyển cho thân chủ nếu cảm thấy không kham nổi họ sẽ không nhận lời, khi Thi Biến bị trở thành Cương Thi thì nó sẽ thường hay trốn trong các hang núi và sẽ lên đỉnh núi để đón trăng rằm vì các nơi đó nặng về âm khí, Cương Thi càng để lâu càng khó quy phục vì nó đã có rất nhiều âm khí và oán khí tạo thành, về mặt lý thuyết khi Cương Thi đi tới đâu thì các năng lượng xấu ở nơi đó sẽ hút vào nên càng lâu ngày càng nguy hiểm.Dưới đây là bí pháp luyện Ngũ Quỷ của Mao Sơn phái, người tác pháp nên cẩn thận xem xét chớ dùng phép thuật này vào những điều bất thiện, khi đó sẽ bị tổ trách phạt, bí pháp này tuyệt đối không được truyền thụ cho kẻ kém đức phúc mỏng vì những kẻ đó nếu luyện sẽ bị Ngũ Quỷ khắc hại cho đến thân tàn ma dại, pháp này đã được Lã tổ truyền thụ lại kẻ nào dùng pháp này để kiếm lợi về mình sớm muộn cũng sẽ bị sự trừng phạt.( Tantric dịch thuật trích dẫn từ bộ Mao Sơn Bí Pháp Cấm Thư quyển Trung) .

Thâu Ngũ Quỷ Pháp


Bài Tổng Pháp

Đệ tử luyện phép này phải tu học các pháp hộ thân cho thật rành rẽ, sau đó là phải nắm rõ các ấn Quyết của đạo giáo như Kiếm Quyết, Lôi Ấn,Bắc Đẩu Ấn, kế đó là phải lập đàn Lục Đinh Lục Giáp cho thật tốt, nếu chưa có hoặc chưa lập được đàn Lục Đinh Lục Giáp hay là đàn thỉnh tiên nào thì chưa thể tác pháp này được. Đệ tử luyện phép phải kiếm cho đủ 5 cái đầu lâu của người chết, nam nữ đều được, nếu là nữ thời kiếm được trinh nữ, hoặc giả đầu lâu người bị sét đánh thì càng tốt, chọn ngày Ngũ Quỷ thì ghi chép lại tên của 5 cái đầu lâu đó ra 1 lá bùa gọi là Ngũ Quỷ Danh Phù. Sau đó chọn ngày Quý,cứ mỗi một ngày Quý thì đem đốt 1 cái đầu lâu thành tro, rồi dùng Ngũ Danh Phù bọc tro cốt đó lại, sọ của ai thì bọc Ngũ Danh Phù ghi tên của kẻ đó, bọc xong tro cốt của đầu lâu thì đem đầu lâu đó đặt dưới đàn Lục Giáp để tế luyện, đàn Lục Giáp phải đặt ở 1 nơi thanh tịnh vắng vẻ hoặc giả đặt trong tịnh thất, tuyệt đối kiêng kị không để cho ai biết mình làm gì, gà chó, lục súc, cùng đàn bà, phụ nữ có mang, và người có tang không được lại gần hay ngó vào đàn.
*** Khi vẽ Ngũ Danh Phù, bắt buộc phải vẽ đến phù nào phải hô tên gọi của phù đó.
Đệ tử làm phép dùng tay viết trên sàn hai chữ ( Khôi ) ( Cương ) dùng chân trái đạp lên chữ khôi, chân phải đạp lên chữ cương, tay trái bắt Lôi Ấn, tay phải bắt Kiếm Quyết, đứng định tâm hít 5 hơi chân khí ở 5 phương, niệm bài Hỗn Thiên Chú 7 lần, sau đó đốt Cửu Linh Phù và đốt Ngũ Danh Phù , sau đó hàng ngày đều dâng cúng cho Ngũ Quỷ cơm, canh, bánh, hoa quả, và đốt tiền bạc giấy mã cho Ngũ Quỷ. Làm vậy cho đến 49 ngày khi đó Ngũ Quỷ đã có đủ chân linh khí thì đệ tử làm phép bắt đầu làm 1 bài văn tế Ngũ Quỷ trong đó ghi rõ tên tuổi, địa chỉ, pháp danh của đệ tử tác pháp vào bài văn tế và cũng ghi rõ lý do cần sở cầu Ngũ Quỷ làm điều gì cho mình.

Nghi Thức Tuyên Thệ Của Ngũ Quỷ

Đệ tử làm phép đến ngày thứ 49 thì bắt đầu làm 1 đạo văn tế Ngũ quỷ, rồi sau đó đốt hương đọc văn tế sau đó lấy 5 cái đầu lâu đã bọc bùa dưới đàn Lục Giáp ra và để trước mặt vẽ Sắc Ngũ Quỷ Phù và đốt nhang, cầm cho ngay ngắn là lá Sắc Ngũ Quỷ Phù đó và niệm Chân Ngôn Chú, rồi sau đó dùng Giác Ấn đóng lên lá Sắc Ngũ Quỷ Phù 5 cái. Sau đó lại đốt hương và đốt tiếp 1 đạo Cửu Linh Phù sau đó đốt tiếp đến Ngũ Quỷ Danh Phù.
Khi đốt lá bùa Ngũ Quỷ Danh Phù thì đốt đến lá bùa nào thì phải hô tên của con Quỷ đó như sau: ..........( tên con quỷ ) tốc lai, tốc chí, hữu sự khu dụng, làm như vậy liên tục, đốt 5 đạo bùa hô tên 5 lần.
Sau khi hô tên Quỷ như trên thì sẽ lần lượt các con Quỷ sẽ hiện hình, lúc đó đệ tử tác pháp liền cho chúng đứng ngang trước mặt rồi dùng tay cầm Giác Ấn đóng vào hướng từng con quỷ, mỗi khi đóng vào 1 con Quỷ thì đệ tử phải bắt nó tuyên thệ rằng :
Sẽ mãi vâng lệnh của đệ tử tác pháp, khi đệ tử tác pháp có điều gì cần sai khiến chỉ việc hô 1 câu thời Ngũ Quỷ phải lập tức có mặt, nếu có nghe thấy điều gì thì phải báo lại cho ta, mắt có thấy gì thì lưu tâm lại, nếu biết trước chuyện gì dù là họa hay phúc cũng phải báo cho ta biết, luôn luôn túc trực ở 2 bên và theo ta. Khi Ngũ Quỷ đã tuyên thệ xong rồi thời ta sẽ sử dụng chúng, hàng ngày phải cúng lễ cho Ngũ Quỷ nếu có ăn bất cứ thứ gì thì nên cúng tế cho Ngũ Quỷ ăn trước hàng ngày phải niệm Biến Thực Chú cho Ngũ Quỷ.
Nếu đệ tử đi xa thì Ngũ Quỷ sẽ đi theo, nếu muốn có kẻ khiêng kiệu gỗ thì chọn 1 cái kiệu gỗ sau đó vào giờ Tý đến giờ Mão có thể gõ vào thanh đòn kiệu và bảo Ngũ Quỷ khiêng đi, nhưng tuyệt đối không dùng pháp này ngoài những giờ nêu trên, hoặc giả đi về nơi xa gặp các tửu điếm hoặc quán trọ nếu sợ đạo tặc có thể bảo Ngũ Quỷ canh giữ vậy thì không ai có thể lại gần được, nhưng tránh đi vào đền miếu hoặc ngủ trong miếu thổ thần. Không nên sai Ngũ Quỷ làm quá nhiều việc và nên thương yêu Ngũ Quỷ như chính thân mình vậy, hàng tháng nên đọc chú siêu sinh cho Ngũ Quỷ, đó chính là tâm của kẻ học đạo vậy, khi truyền thụ pháp này cho bất cứ kẻ nào nên bắt thề độc không dùng Ngũ Quỷ vào những việc bất lương, pháp này nên giữ kín tránh việc khoe khoang với người khác nhằm tránh việc mưu hại Ngũ Quỷ, thời dùng phép này mọi việc đều toại ý nguyện không gì là không được, chi bất chi.
*** Đoạn cuối hơi khó hiểu có lẽ Tổ sư muốn dạy rằng không nên khoe khoang với người khác là mình có Ngũ Quỷ theo hầu, để tránh việc kẻ ghen ghét dùng pháp thuật hại Ngũ Quỷ, đúng là Tổ sư có lòng nhân đạo của bậc thánh nhân, người đời sau nên lấy đó làm gương học.

Phần Chú Ngữ Và Linh Phù Ngũ Quỷ
Bài Chú Hỗn Thiên ( niệm 7 lần )

Tinh linh tinh linh, bất tri tính danh, thụ nhĩ ngũ quỷ, đáo ngô đàn đình, thuận ngô giả cát, nghịch ngô giả hung, phụ ngô liễu đạo, khung ngô thành chân, lệnh nhĩ ban vận, tức tốc tựu hành, nghịch ngô lệnh giả, thốn trảm khôi trần, ngô phụng thái thượng lão quân cấp cấp như luật lệnh.

Bài Niệm Chân Ngôn

Nam Vô Vị Phủ Tuân Cát Lợi, Tuân cát Lợi, ( hít 1 hơi niệm 7 lần )
Bài Chú Thực Chân Ngôn ( dùng để tế lễ cho Ngũ Quỷ ) Tam giới vô lượng thực, xung mãn pháp giới trung, tế nhữ cơ khát giả, thanh sắc vô sắc thanh.( niệm xong liền đọc Khai Yết Hầu Chú )

Bi phu thường thang khổ, phiền não tam đô trung, mãnh hỏa siêu yết hầu, thường tư cơ khát, niệm nhất khí cam lộ thủy, như nhiệt phụ thanh lương, cảnh tình lạc xứ, thác hóa tiêu diêu hương, ngô kim thi nhĩ cung, ích như tiên cảnh chúng, nhất lập biên thập vạn hà sa, quỷ thần cung, ngô phụng ức ức kiếp trung độ nhân, vô lượng tâm thanh của thái ất cứu khổ đại thiên tôn thanh huyền thượng đế luật lệnh nhiếp.

Cách Làm Giác Ấn.








Ấn này được làm từ gỗ của cây táo bị sét đánh hoặc gỗ trầm, chọn ngày Giáp Tý, trực thành,trực khai, hoặc cát nhật ( cát tường ) để trong tịnh thất đốt nhang và khắc ấn, khi khắc xong ấn ngày Giáp Dần cúng tế, ngày Giáp Thìn đốt nhang và cúng bằng thịt dê, ngày Giáp Ngọ đem ra bờ sông, ngày Giáp Thân đem ra các nơi xa, ngày Giáp Tuất thì đem ấn này cất vào trong hộp, sau đó đem ấn vùi xuống đất 3 ngày.Khi muốn làm phép dùng ấn này thư phù bằng son và đóng lên ấn để cho lá bùa thêm linh diệu.
Ấn này sách gốc không ghi cách làm nay tôi xin lấy cách làm Giác Ấn này từ pháp Dương Độn Bạch Hạc Tử Chi.

Hình Thức Ngũ Quỷ Danh Phù Và Cửu Linh Phù
Cửu Linh Phù


Ngũ quỷ danh phù.



Hình Minh Họa



Ví dụ kẻ chết tên Hạ Thái thì ghi tên Hạ Thái vào trong khuyên bùa.



Ngũ Quỷ Danh Phù là 5 đạo bùa ở trên chỉ khác nhau ở chỗ tên của Quỷ thì ghi vào nơi có dấu ở trong lòng bùa, còn hình bên cạnh là hình minh họa của Ngũ Quỷ Danh Phù, ấn Giác sẽ đóng vào nơi có khoanh tròn.





*** Chỗ có chấm bên cạnh sắc Ngũ Quỷ là nơi để đóng dấu Giác Ấn vào đó, sắc lệnh này cũng sẽ thiêu đi tên của quỷ ghi ở nơi cái móc ở chữ Quỷ....


 

volam078

Điều hành cấp cao
Mao Sơn Thi Biến Chi Thuật

Lời Tựa Về Pháp

Người luyện pháp này phải có tâm tu hành, không được tham tài vật mà làm càn, pháp này cũng tuyệt đối phải giữ kín không được truyền thụ bừa bãi cho những kẻ hạ đẳng, kẻ hạ đẳng không có phước được truyền thụ sách này. Kẻ hạ đẳng sẽ dùng pháp này vào những việc bất thiện gây hại cho lương dân và bá tánh.
Người tác pháp phải chuẩn bị 2 lá phù Sắc Lệnh, 1 lá để trói buộc Thi Biến, 1 lá Sắc để tránh quan diệt quỷ đường khi lưu dẫn Thi Biến, Ấn Sắc lệnh thì để ở trong 1 cái túi hoa thêu gấm và luôn đeo ở vai trái. Khi có người vừa chết, trong vòng 2 canh giờ người làm phép phải lấy 3 đồng tiền Long Phụng cho vào mồm người chết, lấy chỉ ngũ sắc cốt vào tay trái kẻ đó, thời sau đó lập đàn triệu Ngũ Quỷ lên sai bảo, trước tiên phải làm lễ An Thổ Địa tại nơi đó. Chọn lấy 3 trương giấy thật tốt, Long Xa, Phượng Liễn gồm 3 bộ, 3 tập tiền Bảo Tràng, 3 tập tiền Cờ Lệnh, rồi sau đó đọc An Thổ Địa Chân Ngôn.Đọc xong liền niệm Triệu Thổ Địa Thần. Khi Thổ Địa Thần thị hiện liền nói rõ việc mình chuẩn bị làm để tránh việc Thổ Thần làm khó, sau đó tay trái kết lôi quyết, tay phải kết Kiếm Quyết, chân đạp 2 chữ KHÔI và CƯƠNG, liền sau đó dùng kiếm quyết thư Sắc Lệnh Phù lên trên trời và mồm niệm bài Truy Hồn Chú, niệm xong đọc to tên của Ngũ Quỷ và ra lệnh cho Ngũ Quỷ nhập vào thi thể người chết, khi nhập rồi thời phải niệm liên tiếp bài Truy Hồn Chú cho đến khi cái xác đó bắt đầu cử động và đứng lên được, sau đó lập tức thư Bùa Sắc Lệnh vào 1 trang giấy lớn, vẽ liên tục Sắc Lệnh này cho đến khi kín tờ giấy này, ( theo người dịch lá bùa này to như cái chiếu ) dùng Sắc Lệnh này cuốn quanh người Thi Biến để giữ lại, sau đó niệm chú Giữ Chân, ( rất tiếc bài chú này hiện nay không được chép đầy đủ điều này cũng phải hết sức lưu ý ).
Người tác pháp khi muốn vận chuyển thi biến đi thời phải chọn lấy 1 cái chuông, chuông này phải dùng tên người chết vẽ lên đó, mỗi khi lắc chuông miệng phải đọc bài Vận Chuyển Chú, và chỉ được dẫn Thi biến đi từ giờ Tý đến giờ Mão, khi đi tay trái lắc chuông tay phải tung tiền giấy vàng mã, miệng niệm chú Vận Chuyển, người tác pháp phải nên chọn những ngày trăng non để di chuyển tránh những ngày trăng tròn và ngày nhuần âm, trong vòng 7 tuần phải thâu gọi Ngũ Quỷ lại để tránh việc Thi Biến
Ma quỷ dọc đường thường hay đeo bám theo, thời có thể dùng Thí Thực chú để ban phát thức ăn cho chúng, dùng Ngũ Cốc để thí thực cho chúng,khi đến nơi cần thâu Ngũ Quỷ lại chỉ việc làm phép thu gọi Ngũ Quỷ lại,sau đó chọn lấy 1 cây kim sắt dài khoảng 2 tấc chọn giữa đỉnh đầu Thi Biến mà cắm vào, lại dùng 13 cái kim khâu cắm tiếp vào Quỷ Huyệt của Thi Biến, làm các lễ xong thì mới có thể hạ huyệt.





*** Đoạn sách trên bị mất 1 vài đoạn vì quá mờ khó có thể dịch được, cộng thêm pháp này chủ yếu dành cho các pháp sư cao tay nên cách viết về nghi thức quá vắn tắt khó hiểu, người tác pháp nên nghiên cứu kĩ lưỡng trước khi tác pháp này, hoặc có thể tham khảo thêm về pháp này qua 2 bộ sách của Mao Sơn, ( Mao Sơn Cấm Thư ) ( Thâu Hồn Bí Pháp ) và 1 số tài liệu nói về thuật luyện Thi Biến của Đạo Sĩ gồm có Đạo Gia Bí Pháp Toàn Thư quyển số 2, Đạo Gia Đàn Pháp Hợp Biên ( sách in tại Đài Loan năm 1989 và 1992 )
*** Thập Tam Quỷ Huyệt là 13 huyệt trên cơ thể con người, hiện nay tài liệu này ở nước ta ( VN ) hầu như không có, người đọc có thể nghiên cứu qua các huyệt nay tại sách Mao Sơn Phù Chú Chế Sát Bí Cấp.
*** Tiền Long Phụng là loại tiền có 1 cái lỗ ở giữa vòng quanh có con rồng và phượng cuốn quanh, theo người dịch tiền này giống như tiền âm dương ở ta.











*** Những lá bùa trên tất cả đều phải dùng giấy vàng và châu sa đỏ để vẽ, theo người dịch hiểu thì tất cả phù này đều phải vẽ trước khi vào đàn tế luyện, và đóng ấn lên bùa, nguyên tắc đóng ấn gồm có, Ấn Thái Thượng Lão Quân đóng lên chỗ có chữ Sắc ở tại đầu lá bùa, Ấn Sắc Lệnh đóng vào giữa bùa, và Ấn Bản Mệnh đóng vào đuôi bùa.
*** Linh phù trên theo như người dịch nghiên cứu là dùng kê huyết để vẽ lên với mục đích là trấn yểm tránh cho việc xác chết thành Quỷ ngoài sự mong muốn của pháp sư.



Phần Chú Ngữ Của Pháp


Triệu Thổ Địa Thần Chú

Cẩn thỉnh thử giản thổ địa, tư tế thụ ba, thủy hỏa môn vãng lai, đại lộ tùy ngã tẩu, bất hứu thâu lậu ngã hành tung, ngô phụng thái thượng lão quân cấp cấp như luật lệnh, sắc.
( niệm xong dùng chân trái dậm xuống đất 3 lần tay trái bắt lôi ấn tay phải bắt Kiếm Quyết )
Sau 1 lát thổ địa sẽ xuất hiện khi đó tùy nghi mà trình tấu về việc mình sắp làm.
Bài Truy Hồn Chú
Quỷ thân, quỷ thân, quỷ kiến, quỷ vân, ngô kim sắc lênh, khế kim bất nhã, nhập thân, nhập thể, cận báo họa hại, viên báo hành nhân, vĩnh bất siêu thân, ngô phụng thái thượng lão quân cấp cấp như luật lệnh nhiếp.

Vận Chuyển Chú ( niệm khi lắc chuông lưu dẫn Thi Biến )

Tả chuyển càn khôn động, hữu chuyển nhật nguyên minh, thiết tả hoàng thiên hóa, nhứt điểm quỷ thần kinh, ngô phụng thái thượng lão quân cấp cấp như luật lệnh sắc.

Nguyệt Thiềm Khởi Tử Pháp


Nguyệt thiềm giống như con ếch lại có tên là Lão Cáp, lớn bằng cái chén ăn cơm, dưới bụng có sắc vàng óng ánh, bắt nó vào 3 tháng xuân, đem về buộc nó vào chiếc giầy, sau đó treo ngược lên xà nhà, giữ kĩ không cho các loài côn trùng khác làm nó hỏng và tổn thương, đợi vào những tháng 7 hoặc tháng 8 nhằm lúc nguyệt thực đem nó ra sử dụng, để nó vào trong 1 chậu nước ấm và lấy 1 chậu nước lớn khác úp lên trên đó. Đợi khi nguyệt thực bắt đầu lấy 1 chiếc gậy tre gõ lên trên, không được dùng tay, đợi khi trăng sắp tròn mở chậu ra mà xem, thì sẽ thấy con Nguyệt Thiềm đó sống lại, nó có thể chạy nhảy như bình thường, lúc đó sẽ lấy con Nguyệt Thiềm và 1 lạng chu sa cho vào 1 cái cối nhỏ đem giã nát nhuyễn ra, sau đó lấy ra làm thành viên hoàn nhỏ như hột gạo, làm 1 viên cứu được 1 người, làm khoảng 100 viên. Khi có người mới tắt thở khoảng 5 đến 6 giờ thì có thể cứu được lúc đó lấy nước nóng tắm rửa cho tử thi rồi nhét viên hoàn đó vào miệng thời kẻ đó sẽ hấp được tiên khí mà sống lại.

*Theo một tài liệu khác :

Trong mao sơn thuật , có quyển sách " thông y phù dược pháp " trong sách này ghi lại toàn bộ pháp yếu trị bá bệnh của mao sơn phái , đơn giản dễ sử dụng , bùa chú trị bệnh này đa số dùng cá mật tự , và phù thức để làm lệnh cho thân bùa , tâm lệnh của bùa đc thư hoạ phù đảm vào rất là nhiều , trong lá bùa thì đa số dùng thần y khí lực quán của Quán Huyền đạo nhân , đạo nhân sinh vào năm 1100 mất năm 1189 đạo nhân là trưởng y phòng của mao sơn tông , trong suốt cuộc đời đạo nhân ngài đã dùng y dược và phù thuật lập thành chương sách thông y phù dược pháp này , đây là tâm huyết cả đời đạo nhân , hàng hậu học nay đc duyên lành tới, dịch thuật viên mãn , nay xin công bố cùng chư vị về tập sách này , do k thuận tiện dùng vi tính , nên sẽ đc viết trực tiếp trên đây .

*trị thổ tả , đau đầu ,đau ko rõ nguyên do , thổ tả hoài ko dứt , dùng 1 ít bã trà , đốt bùa này hoà với bã đó , rồi lại đem pha 1 lần nước mà uống , 3 lá 1 ngày tức ngay khỏi bệnh:





phụ nữ kinh nguyệt - bệnh đàn bà đều dùng



trị nghiện

các thứ nghiện , ví như nghiện thuốc lá lâu năm ,hút lâu thành bệnh , sinh hư lá phổi , cần uống bùa này kèm các vị lá sau :
lá bạch đàn , lá hồng mẫu tử , lá mẫu đơn , lá dâu tằm , mỗi thứ 5 lá thành 1 thang sắc cùng bùa này uống.



trị mất ngủ

mất ngủ lâu ngày ko trị thì nguy , dùng các loại cỏ thơm , như ngải giao ( cỏ ) , tùng diệp ( cỏ ) , mộc hương ( cỏ ) , hoa cúc ,vỏ đàn hương ....
cho vào gối ngũ kèm bùa này.



nam nhân yếu



nam nhân yếu trị lý giả thức thời , thì dùng bùa này ko đốt ko uống , mỗi ngày cho bùa vào miệng ngậm tức có biến chuyển ( bùa phải đc bọc nhựa tránh làm ướt ).


ăn uống khó khăn


khó ăn biếng uống dùng bùa này dán vào táo thần
niệm chú :

táo quân tư mệnh , ngọc hoàng giáng chỉ , hộ nhân hộ gia, môn gia hưng vượng , già trẻ quý thực , lương thảo đầy kho , hồng hồng cấp cấp như luật lệnh sắc !!!


trị đau đầu - đau tim ( hoản sơ mà sinh ) dùng bùa này 1 đốt 2 uống , tức tâm thần an định



Đây cũng là một tài liệu sưu tầm.
Triệu hồn đại pháp ( mao sơn )








- Đề tài mà mọi người hay chú ý nhất là thế giới vô hình , 1 trong những cái khó lý giải hay lý giải ko đc qua con mắt bình thường , việc này cần sự trãi nghiệm thực tế , cần 1 sự logic về vấn đề này để lý giải hết tất cả , ngay cả những người thực hành về vấn đề này đều không thể lý giải hết mọi sự hiện hữu trong cuộc . Nay tôi xin giới thiệu 1 pháp môn của Mao sơn tông đạo thuật , đó chính là phép trục hồn lên hỏi chuyện còn gọi là triệu hồn pháp .


Vì pháp môn này tuy viết bô la bô lô 1 vài dòng thì thấy dễ , chứ thực tế mà nói thì ngay cả công năng tu tập của 1 vị đạo sĩ không đủ khả năng thì không thể triệu lên hoặc triệu lên rồi thì sẽ có hậu quả phía sau , bài viết trên đây chỉ mang tính giới thiệu không khuyến khích các bạn làm theo , nếu ai thấy mình có khả năng thì cứ làm theo , tại đây không chịu trách nhiệm về hậu quả các bạn đã làm .
- Khi một vong hồn ( âm linh ) của 1 người đã mất trong vòng 49 ngày đầu sẽ chưa đi đầu thai , hoặc ở tại các ty sở để biện luận xét tội , hoặc vất vưởn trên cõi trung giới ( u minh ) , trong ngày thứ 7 kể từ ngày mất tức tuần thứ 1 người nhà của họ sẽ thắp 1 đôi nến trắng ( bạch lạp ) rồi kêu tên tuổi của họ để họ về nhà , chính từ lúc này họ mới biết họ đã ko còn trên dương thế , theo thực nghiệm quan sát nhà 1 người thân thì họ làm như thế này : - trên linh sàn họ để 1 căn nhà = giấy có đầy đủ tiện nghi :
-bốn góc linh sàn để 4 hình nhân bằng giấy ( người hầu ) thường thì để 2 trai 2 gái , ngày thứ 7 của tuần đầu tiên họ thắp 1 đôi bạch lạp ( đèn cầy trắng ) lớn rồi 3 cây nhang bự cỡ ngón chân cái rồi cùng 2 cái vung thường thì tôi thấy các thầy đạo sĩ cúng hay dùng cái CHẬP Cheng hay cái ĐẨU mà gõ . Kế thì để 1 cành tre nhỏ cột lá triệu nhỏ lên : trên lá Triệu viết là : Sắc Lệnh Tam Hồn Thất phách ( hay cửu phách ) tiếp triệu hỏa tốc hồi gia tang cấp cấp như luật lệnh . 2 bên lá triệu dán kèm 2 cái lồng đèn vãn sanh , trên lồng đèn có viết chú vãn sanh , làm tất cả việc trên thì tất cả đi ngủ.
Còn pháp triệu hồn đây có thể dùng bất cứ lúc nào - triệu bất cứ vong nào ....


(dienbatn)
 
Top