Thiền là gì

HungTranThanhHoa

Thành viên mới
THIỀN LÀ GÌ
Có phải Thiền là ngồi sắp chân, thở sâu và luyện cho tâm được yên tĩnh. Hay Thiền là một phép dưỡng sinh cổ truyền của Ấn Độ giúp ta có đầu óc sáng suốt, tư tưởng tập trung, ý chí bình tĩnh, gan dạ, tinh thần thanh thản thoải mái,tâm hồn sảng khoái vui tươi.
Hay Thiền là tất cả: là Địa, Thuỷ, Hoả, Phong, Không, Thời, Phương, Thức. Hay Thiền là cách đưa hơi thở trở về một mối chánh niệm sung mãn, làm cho thân tâm an lạc.
Có phải Thiền chỉ luyện tâm thôi, hay còn phải luyện cả trong ăn uống nữa. Bởi vì qua miếng ăn, ta sẽ là ai và trở nên như thế nào, ăn uống có quan hệ mật thiết đến thể chất và nhân phẩm của con người.
Con khỉ là con vật thông minh, có thể bắt chước người làm
được nhiều việc; nhưng nó không bắt chước con người ăn mắm tôm, uống rượu mạnh được!
Các con vật chỉ ăn thức ăn mà Thượng đế giành cho nó.
Chỉ có Ông Người ngồi uống rượu, thì có thể ăn bất cứ con gì, kể cả là quái vật.
Vậy Thiền là tất cả?
Chưa chắc! Thiền là cái gì còn cao hơn nữa.
Hay Thiền là KHÔNG.
Có tướng, có hình, nhưng không có gì?
Hay Thiền là quan sát bản thân không bình luận, là vứt bỏ nhiều ham muốn, để tự do đến nhiều hơn với bạn.
Hay THIỀN là THIỀN.
Trả lời được câu hỏi Thiền là gì quả là khó.
Người ta thường nghĩ rằng mỗi khi họ mệt, cần nghỉ ngơi thì họ bật TV lên, ra ngoài dạo phố, đi chơi, hoặc rủ bạn uống bia, rượu; hoặc giải sầu, giải mệt bằng nhiều phương cách tưởng chừng hữu hiệu khác; nhưng thực ra những cách
đó còn nhồi nhét thêm vào đầu óc vốn đã căng thẳng của ta vì bao công việc càng thêm nhiều căng thẳng; và ngay cả giấc ngủ chắc gì đã là nghỉ ngơi thực sự.
Mới ngồi Thiền được dăm phút, là y như người nóng lên, bứt rứt khó chịu; rồi ngứa lưng, ngứa chân…
Tâm hồn thì xao động, mông lung.
Các kỷ niệm đua nhau hiện về như một cuốn phim.
Tâm ta luôn xáo động, như con khỉ luôn leo trèo, như con ngựa chỉ muốn lồng lên phía trước. Ta ngồi im lặng, nhưng chưa phải là tĩnh lặng.
Ta cần phải chuẩn bị cho mình một khoảng trống vắng, tĩnh lặng.
Điều tức là phép chú ý đến hơi thở để trụ Tâm. Đây là một phép trợ duyên, khi chú ý đến hơi thở, ta sẽ quên đi những cái khác, kể cả không gian và thời gian và dần dần Tâm ta sẽ an trụ tại một điểm.
Hãy quan sát đứa bé nằm ngủ. Chúng ngủ yên lặng, thanh bình. Chúng thở bằng bụng, chứ không phải bằng ngực. Con rùa tuổi thọ rất cao; chúng thở nhỏ nhẹ như không thở vậy. Trẻ em là thiên thần, con rùa cũng là thiên thần.
Chúng không biết giận dữ. Ta phải học cách thở của chúng – đó là QUY TỨC, là THAI TỨC.
Hơi thở là gạch nối giữa sự sống và cái chết. 56m2 phế
nang của phổi; các tuyến tuỵ, tuyến mật, tuyến gan…của chúng ta luôn trong tình trạng thiếu đói oxy; khi thiền ta thở sâu xuống đáy bụng, sẽ cung cấp đầy đủ oxy cho các tuyến trên. Qua một thời gian công phu, làn da- nhất là da mặt, sẽ hồng hào, tươi tắn, gọi là nước da nhuận sắc.
Trong Thiền Phật giáo, hơi thở phải chậm, sâu, nhỏ nhiệm; hít thở vào thì bụng phìng ra, thở ra thì bụng thót lại.
Người thở tốt thì sống tốt. Biết thở là biết sống. Nhịn ăn
được nhiều ngày, nhưng nhịn thở chỉ được ít phút. Khi ta làm chủ được hơi thở, thì ta làm chủ được tâm linh- pháp luân thường chuyển huệ tâm khai- trí huệ ta sẽ khai mở. Luân xa thứ 6 ở chân mày sẽ khai mở. Ta sẽ thấy ánh sáng: ánh sáng đỏ lợi cho tim, ánh sáng trắng lợi cho gan, ánh sáng xanh lợi cho thận…
Hoa nở cánh thơm hồng ánh sáng
Chồi non tươi xanh nõn trắng tinh khôi
Dẫu rơi rụng những năm tàn tháng lụi
Anh yêu em mà tồn tại ở trên đời
( trích thơ Phan Duy Nhân )
Thở trong Thiền YOGA còn phức tạp hơn. Các Yogi luyện hơi thở bao giờ hơi thở vào cũng nhanh hơn hơi thở ra, có thể hít vào một nhịp, thở ra 3,4,5,6…10 nhịp là do sức của mình. Thở theo cách này, có thể đạt được những công năng đặc biệt ( TLHT bị cao huyết áp 6 năm nay 180/100 - tập thở theo cách này đã giảm huyết áp, mà không phải dùng
thuốc )

THỨC ĂN VẬT LÝ VÀ THỨC ĂN TINH THẦN
Con người ta phải ăn thì mới sống. Có 2 dạng thức ăn mà con người cần, đó là thức ăn dạng vật lý và thức ăn dạng tinh thần.
Thức ăn dạng vật lý thì ai cũng biết, như các loại ngũ cốc, các loại thực phẩm, các loại nước uống…
Vấn đề là ăn như thế nào là đúng và có lợi cho cơ thể. Ăn như thế nào là ăn của Thiền tập.
Nói điều này có nhiều bạn sẽ không tin: 1kg đậu nành cung cấp chất đạm bằng 3kg thịt bò, hoặc bằng 10 lít sữa, hoặc bằng 60 quả trứng ( theo sách “Cẩm nang dưỡng sinh hàng ngày” của bs Nguyễn Bá Thảo )
Ngày nay đậu nành được gọi là những viên kim cương màu vàng, là thức ăn trắng da lâu già, nó chứa 8 axit amin thiết yếu, chất lexinthin làm cơ thể trẻ trung, sung sức v…v…( Thực dưỡng trường thọ- Nguyễn Huy Ba ).
Bạn đừng sợ thiếu chất, cứ ăn đậu nành đi, trẻ khoẻ hơn đấy!
Bạn cứ ăn cao lương mỹ vị, tôi cứ ăn đậu nành- thức ăn của Thiền- xem ai khoẻ hơn ai!
Và một điều cơ bản: ăn để sống, chứ không phải sống để ăn.
Ăn nhiều làm bộ máy tiêu hoá phải làm việc mệt mỏi, cơ thể không hấp thụ hết chất dinh dưỡng, lại thải ra ngoài, lãng phí thức ăn của trời đất, là có tội.
Bạn hãy nói với tôi bạn thường ăn gì, bạn thích ăn gì, tôi có thể biết bạn là ai, là loại người nào.
Ăn uống nuôi sống cơ thể và tâm linh. Bạn không thể bảo rằng: tôi chỉ Thiền thôi, chứ tôi không ăn theo Thiền.
Bạn cứ Thiền đi, cho đến một ngày bạn sẽ không thích ăn
thịt bằng ăn rau. Đó là điều chắc chắn.
Bạn đang ăn 3 bát cơm mới no; bạn có thể chỉ ăn 2 bát cũng vẫn no, mà lại khoẻ hơn trước; với điều kiện bạn phải ăn lâu hơn trước. Ăn 3 bát thời gian là 15 phút, thì khi ăn 2 bát thời gian ít nhất lại phải là 20 phút, cơ thể bạn sẽ hấp thụ hết các chất; và khi này 2 bát cơm sẽ có giá trị bằng 3 bát; tinh thần của ăn uống trong Thiền tập là vậy. Thiền trong khi ăn: bạn phải ăn chậm rãi, phải biết mình đang ăn gì, phải cảm thụ được vị ngọt trong muối, vị chua trong đường; nhai miếng cơm mà cảm được vị ngọt thanh của gạo…
Răng và ruột của con người không phải là loại sinh vật ăn thịt.
Khi giết thịt một con vật, sự sợ hãi khi giãy chểt của nó, đã
tạo nên độc tố; mà khi ta ăn vào, không có lợi cho sức khoẻ.
Mọi con vật đều ăn thức ăn của nó. Chỉ có con người là ăn tạp nham.
…………..
Thức ăn tinh thần
Chơi với trẻ nhỏ, tâm hồn ta thư thái, như khoẻ ra. Ta đã ăn thức ăn tinh thần mà nó dành cho ta. Trẻ con có 11 siêu năng, mà người lớn đã bị mất.
Nghe một lời nói nịnh bợ, ta thích nghe hơn một lời nói thật; ta đã ăn thức ăn từ lời nói đó; đó là một dạng thức ăn tinh thần.
Nghe một bản nhạc hay, đọc một câu thơ hay. Ta đã ăn một loại thức ăn vô hình, một dạng thức ăn tinh thần.
Tâm trí bạn chứa ký ức, ham muốn, ghen tỵ, hành trình quyền lực và còn bao thứ nữa. Tất cả những cái đó cũng là thức ăn, là thứ thức ăn tinh tế. Ý nghĩ là thức ăn. Do đó khi bạn có ý nghĩ nuôi dưỡng thì lồng ngực bạn nở ra. Ai đó nói điều gì tốt lành, vừa ý bạn, một lời khen ngợi thì bạn vui vẻ, sung sướng; bạn được nuôi dưỡng, và đó là một
dạng thức ăn tinh thần. Còn ai đó nói điều gì sai về bạn, bạn sẽ thấy mình yếu đuối hơn trước đó.
Bạn hãy tránh những tình huống bạn bị nặng gánh không cần thiết bởi những việc không đâu, bạn cứ đọc mọi thứ bất kỳ, cứ xem TV, nghe radio, tán gẫu, huyên thuyên với mọi người, và họ đã trút ra bao nhiêu điều không cần thiết vào bộ quá hại thận, khiếp đảm hại đởm, thương xót quá hại tim. Khi suy ngĩ mừng giận, ta đều mất năng lượng. Thậm chí khi ăn, ta cvũng mất khoảng 1/10 năng lượng để tiêu hao chính thức ăn. Trường hợp nănglượng bị giải phóng đột ngột hay gặp là khi sợ, hoặc khi cáu. Nếu bị sợ hãi, ta co rúm người lại để đỡ thất thoát năng lượng. Khi cáu ta đập phá, quát tháo để giải phóng năng lượng đi.
May mắn thay ta đã có công pháp Thiền, làm cân bằng lại.
Không nghi ngờ gì nữa Thiền tập thật quan trọng đối với mỗi người. Có thể trong cơn mưu sinh , ta đã quên điều này, nhưng khi tuổi đã xế bóng thì:
Trong cuộc mưu sinh cơm áo
Có khi trống vắng cõi hồn
Bỏ quyên Thiên đường đâu đó
Mảnh vườn thắp nắng hoàng hôn…
( trích thơ Ngô Cang )
Thời gian qua đi, ta đã giành bao sức lực cho hầu hết những ảo vọng của cuộc đời. Trong một ngày ta không có lúc nào nhớ của bạn, làm cho đầu óc bạn, cái kho chứa toàn những điều vô bổ, hết chỗ chứa những điều cần thiết. bạn hãy để cho đầu óc mình được nghỉ ngơi, những khoảnh khắc không bị bận rộn đó là những khoảng Thiền đầu tiên của bạn.
Buồn quá hại phế, nghĩ quá hại tỳ, giận quá hại gan…
Sống cho riêng mình; thật đáng thương!
Khi nền văn minh của con người đã len lỏi khắp ngang cùng, ngõ hẻm; đám cưới loa thùng to như cái chiếu mở hết công suất; rồi đám ma cũng không kém, nhạc bát âm được amply phóng đại cho toàn khu phố nghe, chuyện vui của anh bắt tôi phải nghe, chuyện buồn của anh cũng bắt tôi hứng chịu. Thì chỉ còn công pháp Thiền mới làm cho đầu óc ta cân bằng được.
Khi viết những dòng này, tôi biết là mình đã đi ngược lại những gì mà mình đã tiếp thu được từ Thiền tập.
Bản ngã đừng lên tiếng.
Bản ngã luôn luôn chủ quan tưởng mình là đúng.
Mà khi đã chấp đúng sai, hơn kém, thua được thì không
đúng với tinh thần của Thiền.
( còn nữa )







_________________
ThanhLongHưngTrần.
 

trahong

Ban chủ nhiệm CLB
Thiền tập bất nhị, thấy các pháp bất sinh bất diệt, bất cấu bất tịnh.Thấy Ta Bà không nhơ cũng không sạch, thấy người không thiện không ác, không xấu cũng không đẹp. không thấy có bên này, bên kia...tập làm hiển lộ Phật tánh. Mục đích cuối cung là gì? Nếu tu thiền mà dẹp hết vọng tưởng, ngồi im ru, giữ tâm yên lặng, không dám suy nghĩ gì hết, chờ đó để thành Phật thì quan niệm này cần phải xét lại.
Nếu không nghĩ gì hết thì rơi vào cái gọi là 'trầm không thú tịch' hoặc khá hơn thì vào Không Ðịnh rồi tái sinh vào cõi trời Vô Tưởng Thiên hoặc Không Vô Biên Xứ...
Ôi, Thiền khó rôi...
Nhưng hình như trang mạng mình không có đề muc Tâm linh, tín ngưỡng.
 
Top