Luận về 14 chính tinh của Vương Đình Chi

Tuetvnb

Administrator
Dịch lại đoạn này như sau :


Phá quân cũng là chiến tướng, nhưng so với Thất sát thì còn kém hơn một cấp, nguyên do Thất sát có thể đường đường chính chính mà nhận mệnh Hoàng Đế, nếu như Phá quân mà trực tiếp nhận lệnh Vua thì có chỗ không hợp, bởi vì trong tổ hợp Tử vi – phá quân cần phải có một sao được tốt đẹp thì mới tương đối ổn thỏa.


Phần này khó hiểu ở câu cuối cùng. Theo lời văn trên thì có lẽ Vương Đinh Chi muốn giải thích rằng : Phá Quân mà nhận lệnh của Đế tinh (tức Tử vi) thì không hợp ở chỗ - Nếu đã "thụ mệnh đế quân" ắt là sẽ phải phục tòng, quy thuận, nhưng thực tế thì không phải lúc nào Phá Quân cũng quy thuận Tử vi. Cho nên nếu muốn cái tổ hợp Tử Phá mà được tốt đẹp thì nhất định phải có hoặc Tử vi tốt, hoặc Phá quân tốt (đế lấn át, chế khắc hẳn đối phương đi). Tử vi tốt khi gặp được các Tá tinh cùng nhóm phò trợ, Phá quân tốt cũng thế - khi Phá gặp được Tá tinh cũng nhóm phò trợ. Được như thế thì mới ổn thỏa, bởi vì nếu hai bên cân bằng lực lượng thì sẽ tự diệt nhau mà không thể có quan hệ tốt đẹp được.

So với Thất Sát, vì thân làm Lệnh tinh, chuyên thừa hành, nên luôn luôn khuất phục Tử vi trong mọi trường hợp, không có phản kháng. Còn Phá quân thì không hẳn thế, có những trường hợp xảy ra tranh giành với Tử vi.

Đây cũng là một quan điểm để xem xét cách cục "Tử Phá tranh hùng". Đã nói là hai bên TRANH HÙNG thì bên nào mạnh hơn ắt sẽ thắng, bới vì tại Sửu-Mùi, Tử Phá đồng cung, hai bên đều vượng ngang nhau. Bên thắng sẽ là bên có được nhiều Tá tinh cùng nhóm phò trợ.

Ví dụ : Cũng là cách Tử Phá tại Sửu, nhưng nếu hội được Xương Khúc, Khôi Việt, Long Phượng v.v.. thì sẽ nghiêng theo Tử vi, còn nếu hội Binh Hình Tướng Ấn, Kình Đà Không Kiếp đắc địa, ắt là sẽ nghiêng về Phá quân... đại khái thế.
 

Du Vịnh

Hội viên
Hehe, sao tuetvnb không tự dịch nốt từ đầu đi :)

@kiennd: câu cuối mà cậu yêu cầu xem lại, Du vịnh bảo lưu vì cảm thấy thóat được ý. Còn theo cậu nên dịch thế nào cứ đưa ra để cùng tham khảo.

@tuetvnb: Cách Tử phá Sửu mùi theo tôi như là vua chơi dao sắc. Tử vi muốn chế được Phá Quân cần các bề tôi hiền Tả hữu, Thiên tướng tốt đẹp phò trợ, tránh được lũ văn tinh dâm tinh là thứ kỵ với Phá quân. Như Đường Minh Hoàng sủng ái Dương Quý Phi mới gây ra cái họa An Lộc Sơn đó.
 

kiennd

Thành viên
@kiennd: câu cuối mà cậu yêu cầu xem lại, Du vịnh bảo lưu vì cảm thấy thóat được ý. Còn theo cậu nên dịch thế nào cứ đưa ra để cùng tham khảo.
Trong phần dịch của anh tôi thấy hơi đề cao quá về sao Phá Quân, câu cuối cũng vậy. Như đoạn dịch của anh tuetvnb thì hợp lý hơn. Riêng câu cuối, tôi vẫn hơi phân vân, sẽ suy nghĩ thêm.

Để hiểu đúng ý, đáng lẽ phải dịch là "so với thất sát có phần khác .. "

Ý của đoạn trên không phải là so sánh hơn/kém của Phá quân và Thất sát mà là so sánh tính khác nhau giữa 2 loại tướng tinh. Thất sát là tướng lệnh tinh, trong thế cục Quân thần thì vẫn chịu sự chi phối của Quân (là chủ), trong chiến đấu thì tuân mệnh mà thi hành, gặp minh chủ ắt thành công to, khó phản nghịch. Phá quân thì khác, tuy là tướng tinh nhưng vẫn có thể trở thành Quân (làm chủ), ví dụ: trong tổ hợp Sát phá tham, chính thế mà Phá quân khi bị ở thế dưới hay phát sinh sự phản nghịch, Phá Quân tốt nhất là để độc lập tác chiến.

Người Thất sát mà đơn thương độc mã gây dựng thì rất khó thành công, cần có sự ảnh hưởng (hoặc tư vấn hoặc cộng tác) từ ngoài vào mới thành công. Ngược lại người Phá Quân thường đơn thương độc mã tạo lập sự nghiệp.
Đoạn này, xin được hỏi anh Du Vịnh hai câu :

1. Anh có thể cho tôi ví dụ về 2 lá số lịch sử cụ thể để chứng minh về sự khác nhau của hai tướng tinh này không ? ( như phần anh giải thích ở trên )

2. Ý anh là thế nào khi đề cập đến "người Thất Sát", "người Phá Quân" ? Là cung Mệnh ?

Mong anh dành thời gian chia sẻ,

Thân!
 
Last edited by a moderator:

Du Vịnh

Hội viên
@kiennd:

Về lá số lịch sử, không có cơ sở để sử dụng lá số vì không chắc ngày giờ sinh, càng không thể áp vào con người lịch sử đó vì đến 7-8 phần hư cấu, chỉ có 2-3 phần thực. Thông thường các nhận vật lịch sử chỉ có thể dùng minh họa cho 1 câu phú.

Tuy nhiên, tôi có thể giải thích theo một cách khác như thế này: lá số tử vi thực chất như 1 xã hội thu nhỏ, trong đó có vua quan, bề tôi hiền, quan văn quan võ, ngich thần, phi tần cung nữ.... Triết lý của lá số chính ở việc cái xã hội ấy phải cân bằng, vua đúng ngôi đúng vị, có bề tôi hiền, tránh ra bọn dâm tà sắc dục... Nếu không cân bằng sẽ tạo ra những tác động lên số phận chủ của lá số. Ví dụ hay nói: Tử Tham nếu hội thêm dâm sát tinh là cách Vua bị vây hãm bởi dục vọng... hoàn cảnh bế tắc --> dễ dẫn tới lánh đời tu hành. Vậy vua, bề tôi,... cái gì? để dễ hình dung vị trí, tính chất của các sao trog thế cục "xã hội trên lá số", các cụ lấy hình ảnh trong Phong Thần: Vua Trụ, Đát kỷ... để mô tả. Nên nhớ sự mô tả kiểu đó chỉ có ý nghĩa tượng trưng cho địa vị và tính cách giống như các câu phú lấy điển tích, hình ảnh để mô tả hoàn cảnh của cách cục.

Ví dụ : kình dương lực sĩ, Lý Quảng bất phong hầu.

Vậy, để hiểu tính chất của cá nhân từng sao, tham khảo cái truyền thuyết Phong thần rất có ích - với điều kiện phải hiểu rõ nhân vật. Nhưng khi luận lá số, không được quy nạp sao ấy vào mấy cái nhân vật kia mà phải tổ hợp gia giảm tính chất.

Trả lời câu thứ 2: Mình Thất sát hay Phá quân không làm nên con người. Nhưng khi nhìn nhận 1 lá số tử vi cũng như nghiên cứu bất cứ thứ gì, phải nhìn từ Tổng Quát đến Chi tiết. Khi tôi nói người Thất sát hay người Phá quân chính là nói cung Mệnh, vì mệnh là gốc, còn sau đó còn vô vàn yếu tố khác ảnh hưởng mới ra kết quả của lá số cụ thể.

Tôi ví dụ: Phân biệt về ông A và ông B . Đi từ tổng quát: ông A người châu Âu, ông B người châu Á --> suy ra đặc điểm ông A da trắng, mũi cao, tóc vàng, mắt xanh, ông B da vàng, mũi thấp, tóc đen, mắt đen..v..v. Nhưng ông A vẫn có thể mũi thấp hơn ông B ---> suy ra chi tiết ông A có mẹ là người châu Á..v..v

Đấy là phương pháp tôi xem xét tử vi, đi từ tổng quát và gia giảm các yếu tố để chi tiết hóa. Mà tôi nghĩ môn khoa học nào cũng phải theo đường lối đó thôi.
 

Ly Ly

Thành viên năng nổ
Cái này thiếu mất cả thái âm nữa, ai viết nốt cho đủ thái âm đi.
 

Sơn Chu

Quản trị viên
Đây cũng là một quan điểm để xem xét cách cục "Tử Phá tranh hùng". Đã nói là hai bên TRANH HÙNG thì bên nào mạnh hơn ắt sẽ thắng, bới vì tại Sửu-Mùi, Tử Phá đồng cung, hai bên đều vượng ngang nhau. Bên thắng sẽ là bên có được nhiều Tá tinh cùng nhóm phò trợ.

Ví dụ : Cũng là cách Tử Phá tại Sửu, nhưng nếu hội được Xương Khúc, Khôi Việt, Long Phượng v.v.. thì sẽ nghiêng theo Tử vi, còn nếu hội Binh Hình Tướng Ấn, Kình Đà Không Kiếp đắc địa, ắt là sẽ nghiêng về Phá quân... đại khái thế.
Em xin được hỏi Thầy: trong trường hợp Tả Hữu hội về thế Tử Phá thì nó phò trợ Tử Vi hay Phá Quân ạ? Em hỏi thế vì thấy rằng trong nhiều trường hợp Tả Hữu gặp cát phò cát, gặp hung phò hung!
 

kiennd

Thành viên
Về lá số lịch sử, không có cơ sở để sử dụng lá số vì không chắc ngày giờ sinh, càng không thể áp vào con người lịch sử đó vì đến 7-8 phần hư cấu, chỉ có 2-3 phần thực.
Vậy xin hỏi anh Du Vịnh, dựa vào đâu để kiểm chứng kiến thức ta đang hiểu hoặc người khác đang trình bày là đúng hay sai, hoặc đúng phần nào, sai phần nào ? Kiến thức xa xưa ta có thể tin, vậy tại sao lá số xa xưa, ta không thể tin ?

Cần phải có lá số cụ thể kiểm chứng, nếu không ta dễ bị lạc vào cái bẫy, gọi là "Cái gì được nói nhiều lần, nó sẽ thành chân lý".

Tuy nhiên, tôi có thể giải thích theo một cách khác như thế này: lá số tử vi thực chất như 1 xã hội thu nhỏ, trong đó có vua quan, bề tôi hiền, quan văn quan võ, ngich thần, phi tần cung nữ.... Triết lý của lá số chính ở việc cái xã hội ấy phải cân bằng, vua đúng ngôi đúng vị, có bề tôi hiền, tránh ra bọn dâm tà sắc dục... Nếu không cân bằng sẽ tạo ra những tác động lên số phận chủ của lá số. Ví dụ hay nói: Tử Tham nếu hội thêm dâm sát tinh là cách Vua bị vây hãm bởi dục vọng... hoàn cảnh bế tắc --> dễ dẫn tới lánh đời tu hành. Vậy vua, bề tôi,... cái gì? để dễ hình dung vị trí, tính chất của các sao trog thế cục "xã hội trên lá số", các cụ lấy hình ảnh trong Phong Thần: Vua Trụ, Đát kỷ... để mô tả. Nên nhớ sự mô tả kiểu đó chỉ có ý nghĩa tượng trưng cho địa vị và tính cách giống như các câu phú lấy điển tích, hình ảnh để mô tả hoàn cảnh của cách cục.

Ví dụ : kình dương lực sĩ, Lý Quảng bất phong hầu.

Vậy, để hiểu tính chất của cá nhân từng sao, tham khảo cái truyền thuyết Phong thần rất có ích - với điều kiện phải hiểu rõ nhân vật. Nhưng khi luận lá số, không được quy nạp sao ấy vào mấy cái nhân vật kia mà phải tổ hợp gia giảm tính chất.
Ok, điểm này đồng ý với anh !

Trả lời câu thứ 2: Mình Thất sát hay Phá quân không làm nên con người. Nhưng khi nhìn nhận 1 lá số tử vi cũng như nghiên cứu bất cứ thứ gì, phải nhìn từ Tổng Quát đến Chi tiết. Khi tôi nói người Thất sát hay người Phá quân chính là nói cung Mệnh, vì mệnh là gốc, còn sau đó còn vô vàn yếu tố khác ảnh hưởng mới ra kết quả của lá số cụ thể.

Tôi ví dụ: Phân biệt về ông A và ông B . Đi từ tổng quát: ông A người châu Âu, ông B người châu Á --> suy ra đặc điểm ông A da trắng, mũi cao, tóc vàng, mắt xanh, ông B da vàng, mũi thấp, tóc đen, mắt đen..v..v. Nhưng ông A vẫn có thể mũi thấp hơn ông B ---> suy ra chi tiết ông A có mẹ là người châu Á..v..v

Đấy là phương pháp tôi xem xét tử vi, đi từ tổng quát và gia giảm các yếu tố để chi tiết hóa. Mà tôi nghĩ môn khoa học nào cũng phải theo đường lối đó thôi.
Tôi hỏi câu này để quay trở lại bài trước anh đã nói:

Ý của đoạn trên không phải là so sánh hơn/kém của Phá quân và Thất sát mà là so sánh tính khác nhau giữa 2 loại tướng tinh. Thất sát là tướng lệnh tinh, trong thế cục Quân thần thì vẫn chịu sự chi phối của Quân (là chủ), trong chiến đấu thì tuân mệnh mà thi hành, gặp minh chủ ắt thành công to, khó phản nghịch. Phá quân thì khác, tuy là tướng tinh nhưng vẫn có thể trở thành Quân (làm chủ), ví dụ: trong tổ hợp Sát phá tham, chính thế mà Phá quân khi bị ở thế dưới hay phát sinh sự phản nghịch, Phá Quân tốt nhất là để độc lập tác chiến.

Người Thất sát mà đơn thương độc mã gây dựng thì rất khó thành công, cần có sự ảnh hưởng (hoặc tư vấn hoặc cộng tác) từ ngoài vào mới thành công. Ngược lại người Phá Quân thường đơn thương độc mã tạo lập sự nghiệp.

Nói về sự khác nhau giữa Thất Sát và Phá Quân ( ở đây, nói về tính lý, chứ không nói về kiểu người ), theo tôi nghĩ sự khác nhau cơ bản là:

Thất Sát thuộc Dương Kim, là Tướng tinh
Phá Quân thuộc Âm Thủy, hóa khí là Hao


Chứ không thể đem Sát, Phá cùng quy về một loại là Tướng tinh và đem ra so sánh. Vì thế ông Vương cũng chỉ nói "Phá Quân cũng là Tướng tinh", chứ không phải là "Phá Quân đích thực Tướng tinh" như bài dịch trước.

Do vậy, bản thân Thất Sát chịu quy phục Tử Vi (với một số nguyên tắc nhất định, vì sao Hoàng Phi Hổ dẫn quân đánh lại Trụ Vương?) và Phá Quân không hoàn toàn quy phục, nó nằm ở bản chất của hai sao khác nhau, một là Tướng tinh, một là Hao tinh, chứ không thể lập luận là hai sao đều là Tướng tinh, và cho rằng uy lực của Phá Quân mạnh hơn Thất Sát, cho nên Thất Sát thì dễ dàng chịu lệnh Tử Vi, còn Phá Quân thì không. Đó là sự so sánh không đúng !

Người Thất sát mà đơn thương độc mã gây dựng thì rất khó thành công, cần có sự ảnh hưởng (hoặc tư vấn hoặc cộng tác) từ ngoài vào mới thành công. Ngược lại người Phá Quân thường đơn thương độc mã tạo lập sự nghiệp.
Điều này có phần tôi thấy hợp lý, có phần không. Hoặc câu này nghĩa cũng không trọn vẹn, bởi so sánh giữa việc "rất khó thành công" và "thường đơn thương độc mã". Đây không phải là sự so sánh. Đợi anh hồi đáp phần trên rồi ta sẽ cùng thảo luận tiếp.

Thân!
 
Last edited by a moderator:

Du Vịnh

Hội viên
@kiennd:

- Lịch sử chính thống còn sai nữa là lịch sử mang màu truyền truyết. Cá nhân tôi thì nghe kể chiêm nghiệm lá số tử vi từ người tôi thấy không đủ tin cậy về nhìn nhận con người tôi cũng không tin đâu. Đó là phương pháp sử dụng thông tin để giúp nghiên cứu nên mỗi người có 1 cách, không nên đưa vào thảo luận chuyện tin hay không tin làm gì. Giờ cậu tin, biết đâu 5 năm nữa cậu lại không tin thì sao!

- Tôi không nói Phá Quân uy lực mạnh hơn Thất sát mà là Phá quân có khả năng đơn thương độc mã tốt hơn Thất sát. Chính thế nên mới có thể ở ngôi Quân. Theo tôi, hao chỉ là hóa khí tức là hệ quả của việc đơn thương độc mã. Khi anh đơn thương độc mã thì rõ ràng thiệt haị nhiều hơn có bè cánh nên phát sinh tính Hao. Chính vì Phá Quân có thể độc lực chiến đấu nên mới hay ở vị trí tiên phong, khám phá và nếu không phục thì dễ thành nghịch.

Mệnh Thất sát thì có thể có thần tượng chứ mệnh Phá Quân e rằng không thể tôn ai làm thần tượng.

Tử vi là nhân sinh quan, hiểu về tử vi phụ thuộc nhiều vào nhân sinh quan của từng người nên khó có thể tranh luận. 10 năm nữa, có thể kiennd sẽ nhìn nhận các thứ khác hẳn hôm nay. Chính thế nên thực lòng tôi không muốn thảo luận nhiều. Không phải vì ngại gì mà vì tôi thấy rõ hệ quy chiếu của bạn để nhìn nhận tử vi khác tôi, và nó sẽ còn thay đổi theo bề dày kinh nghiệm sống và thăng trầm bạn sẽ trải qua trong thời gian tới.
 

kiennd

Thành viên
Theo tôi, hao chỉ là hóa khí tức là hệ quả của việc đơn thương độc mã. Khi anh đơn thương độc mã thì rõ ràng thiệt haị nhiều hơn có bè cánh nên phát sinh tính Hao. Chính vì Phá Quân có thể độc lực chiến đấu nên mới hay ở vị trí tiên phong, khám phá và nếu không phục thì dễ thành nghịch.
Về điểm này tôi không có sự đồng tình. Nói rằng "hao chỉ là hóa khí tức là hệ quả của việc đơn phương độc mã" e rằng quá coi nhẹ cái tính chất Hao của Phá Quân, cái mà theo tôi, đó chính là đặc điểm nổi bật nhất để đưa ra những nhận định tiếp theo về Phá Quân.

Trong tổ hợp Sát Phá Tham, tính biến động của Phá Quân là lớn nhất, cũng bởi cái tính Hao này:
- Mệnh Phá Quân, Hao trong tự bản Mệnh
- Mệnh Thất Sát, Hao trong công danh sự nghiệp
- Mệnh Tham Lang, Hao trong tiền tài vật chất
Vì vậy, tổ hợp Sát Phá Tham, vị thế của Phá Quân đắc vị hay thất vị có vai trò, ảnh hưởng quan trọng. Đó là xét theo tính lý, chứ không xét về sự mạnh hay yếu.

Thêm vào đó, những lập luận như:

- Phá Quân tối hỉ tự thân hóa Lộc hoặc đồng hội với Lộc Tồn
( Tý Ngọ cung nhập miếu, Đinh Kỷ Quý sinh nhân phúc hậu, Bính Mậu sinh nhân chủ khốn )
- Phá Quân không dễ thuận tòng Tử Vi
- Phá Quân không ngại Tuần, Triệt, Không, Kiếp
- Phá Quân phù hợp cho vị trí tiên phong hãm trận
- Phá Quân thích hợp đơn thương độc mã
- Phá Quân không thể tôn ai làm thần tượng

Là cũng bởi cái tính Hao này mà ra. Bởi tính lý là giống hay khác nhau mà thôi.

Tử vi là nhân sinh quan, hiểu về tử vi phụ thuộc nhiều vào nhân sinh quan của từng người nên khó có thể tranh luận. 10 năm nữa, có thể kiennd sẽ nhìn nhận các thứ khác hẳn hôm nay. Chính thế nên thực lòng tôi không muốn thảo luận nhiều. Không phải vì ngại gì mà vì tôi thấy rõ hệ quy chiếu của bạn để nhìn nhận tử vi khác tôi, và nó sẽ còn thay đổi theo bề dày kinh nghiệm sống và thăng trầm bạn sẽ trải qua trong thời gian tới.
Vì ở đây là topic trao đổi dưới nhãn quan của Vương Đình Chi, nên tôi cũng chỉ đem cái kiến thức đọc từ sách của ông Vương mà ra trao đổi.

Còn đúng là trong tranh luận luôn phải chấp nhận một điều là quan điểm có thể khác nhau ( là điều bình thường ), và quan điểm tương lai có thể khác bây giờ ( điều này đúng với tất cả mọi người, gồm có anh và tôi ). Nhưng, còn biết mình kém cỏi thì còn trao đổi.

Đến đây tôi cũng thấy tạm đủ. Nếu anh muốn tiếp thì tôi sẽ welcome ( như thú vui mỗi ngày thôi ), còn không có hứng thảo luận tiếp thì tôi cũng Ok thôi. Quan điểm, vui là chính !

Thân!
 
Last edited by a moderator:

Tuetvnb

Administrator
Em xin được hỏi Thầy: trong trường hợp Tả Hữu hội về thế Tử Phá thì nó phò trợ Tử Vi hay Phá Quân ạ? Em hỏi thế vì thấy rằng trong nhiều trường hợp Tả Hữu gặp cát phò cát, gặp hung phò hung!
Trường hợp này phải xét từ vị trí cụ thể của tả hữu, với bản chất "ngộ cát phù cát, tòng hung phù hung" "phù thịnh bất phù suy", nên phải căn cứ thêm các tá tinh khác mới đoán định được.


@Kiennd : Đây là phần luận đoán về 14 chính tinh của họ Vương, nhưng không có nghĩa đã là chân lý.
Một sao luôn có nhiều ý nghĩa kèm theo, trong đó bao gồm 2 loại "cố hữu" và "hệ quả", ví dụ : tính Hao là bản chất cố hữu của Phá, nhưng tính "cô độc" là hệ quả của tính Hao, vì thế nên không nên xét đoán chỉ dựa vào 1 tính lý nào đó. Với mỗi một hoàn cảnh xác định sẽ đi kèm với một tính lý nhất định. Thất Sát hay Phá quân thì cái nhận xét "chiến tướng" "uy lực" chỉ là khái niệm tương đối, một hình ảnh ẩn dụ không hơn không kém, giống như cách nói ví von bình thường ta hay dùng. CÒn về bản chất gốc của vấn đề, vẫn phải căn cứ vào HUNG TINH mà đoán định.

Cái gọi là "hóa khí" kia, cũng chưa phải là 1 định nghĩa gốc của vấn đề, nó là cái TÍNH được suy từ bản chất gốc mà ra. Không thể lấy nó để giải thích cho bản chất tinh diệu được.

"Cách cục" là cốt lõi của tử vi, nhưng để phân tích rõ ràng cách cục, cũng phải nắm rõ được nguyên lý vận hành, cấu tạo, bản chất của từng cách cục mới có thể cho ra kết quả. Ví như cái đoạn phân tích về tính Hao trong từng trường hợp Phá quân đóng ở Mệnh, Tài hay ở quan của kiennd cũng chưa hẳn là như thế. Bởi cũng 1 tính HAO, nhưng tùy theo vị trí mà bản chất đã thay đổi. Nếu nói Phá đóng Quan thì Hao trong sự nghiệp, vậy khi Phá đóng Mệnh, thì cái Hao ấy có ảnh hưởng đến công danh không? hoặc khi Phá nhập quan cung, thì cách cục của Mệnh đã nghiêng về tính lý của Thất sát, tính Hao của phá liệu có bảo toàn? lấy 1 trường hợp cụ thể, khi Mệnh Cư Dần - Thân, thì xưa nay vẫn chẳng luận là "Thất Sát Dần-Thân, nhất sinh tước lộc vinh xương", nếu cứ nhận định là Thất sát nhập mệnh, ắt có Phá đóng cung Quan, công danh sự nghiệp sẽ "hao" thì khó lý giải được cách cục Thất Sát Dần - Thân.

Việc trao đổi học thuật, đặt câu hỏi để tìm ra được chân lý cũng là một điều hay.
 

Du Vịnh

Hội viên
@Tuetvnb: trên con đường đến chân lý lúc nào cũng có sự trao đổi tranh luận + hỏi/đáp. Nhưng có sự trao đổi tranh luận +hỏi/đáp chưa chắc là đang trên con đường đến chân lý mà có khi trên con đường xa rời chân lý hơn. Riêng về tử vi, tôi thấy tranh luận 1 hồi là 99,9% là rơi vào cảnh thày bói xem voi.

Y như người giàu thì tai to, nhưng tai to chưa chắc đã giàu, thấy tai to vội mừng mà quay đi thảo luận nghiên cứu cái tai mà tưởng là đã hiểu hết về cái sự giàu.

Dịch nốt cái sao Phá Quân mà thành ra tranh luận nhiều quá, kỳ thực mỗ chán Vương Đình Chi rồi, giờ chuyển sang Balzac.
 

kiennd

Thành viên
@Tuetvnb: trên con đường đến chân lý lúc nào cũng có sự trao đổi tranh luận + hỏi/đáp. Nhưng có sự trao đổi tranh luận +hỏi/đáp chưa chắc là đang trên con đường đến chân lý mà có khi trên con đường xa rời chân lý hơn. Riêng về tử vi, tôi thấy tranh luận 1 hồi là 99,9% là rơi vào cảnh thày bói xem voi.

Y như người giàu thì tai to, nhưng tai to chưa chắc đã giàu, thấy tai to vội mừng mà quay đi thảo luận nghiên cứu cái tai mà tưởng là đã hiểu hết về cái sự giàu.

Khi đã tham gia tranh luận, nên hạn chế có cái tư tưởng kiểu này. Nếu người ta

Dịch nốt cái sao Phá Quân mà thành ra tranh luận nhiều quá, kỳ thực mỗ chán Vương Đình Chi rồi, giờ chuyển sang Balzac.
Cái gì cũng có giá của nó. Tranh luận 10 cuộc, có được 2,3 cuộc có thêm tri thức, còn hơn là không có cuộc nào. Nhưng vì chỉ có 2,3 trong số 10 cuộc mà cho rằng nó vô ích rồi bác bỏ nó đi thì e rằng không ổn chút nào. Có tranh luận thì mới biết mình đang đúng hay sai, hoặc đang khiếm khuyết điều gì. Còn cứ "bế quan tỏa cảng", chỉ tin vào tri thức, giác ngộ của mình, không thèm tranh luận, thử hỏi ai mới gọi là "vội mừng mà tưởng là hiểu hết" ?

Đôi khi một câu nói vu vơ của người nào đó lại giúp cho ta ngộ ra nhiều điều mà bấy lâu ta không tìm ra. Đó cũng là lợi ích của tranh luận. Và người am hiểu thì nói chuyện với kẻ bình thường cũng nhìn được ra cái hay, còn lại cứ phải nói chuyện với "cao nhân" mới biết được cái hay cái dở của đời thì e rằng tự hạn chế bản thân mình quá.

Nếu anh dịch đúng, thì tôi cũng không tham gia làm gì ! Tuy nhiên, tôi xuất phát tham gia cũng vì bản dịch, chứ không có ý tranh luận hơn thua các quan điểm với nhau. Và, vì quan điểm Tử Vi thì rất nhiều, nên trong phạm vi topic này là dịch của ông Vương, nên ta mới cùng dùng quan điểm đó để tranh luận để tránh mâu thuẫn quan điểm cá nhân, chứ không có ý coi Vương Đình Chi là hoàn toàn đúng đắn.

Thân!
 
Last edited by a moderator:

kiennd

Thành viên
"Cách cục" là cốt lõi của tử vi, nhưng để phân tích rõ ràng cách cục, cũng phải nắm rõ được nguyên lý vận hành, cấu tạo, bản chất của từng cách cục mới có thể cho ra kết quả. Ví như cái đoạn phân tích về tính Hao trong từng trường hợp Phá quân đóng ở Mệnh, Tài hay ở quan của kiennd cũng chưa hẳn là như thế. Bởi cũng 1 tính HAO, nhưng tùy theo vị trí mà bản chất đã thay đổi. Nếu nói Phá đóng Quan thì Hao trong sự nghiệp, vậy khi Phá đóng Mệnh, thì cái Hao ấy có ảnh hưởng đến công danh không? hoặc khi Phá nhập quan cung, thì cách cục của Mệnh đã nghiêng về tính lý của Thất sát, tính Hao của phá liệu có bảo toàn? lấy 1 trường hợp cụ thể, khi Mệnh Cư Dần - Thân, thì xưa nay vẫn chẳng luận là "Thất Sát Dần-Thân, nhất sinh tước lộc vinh xương", nếu cứ nhận định là Thất sát nhập mệnh, ắt có Phá đóng cung Quan, công danh sự nghiệp sẽ "hao" thì khó lý giải được cách cục Thất Sát Dần - Thân.

Việc trao đổi học thuật, đặt câu hỏi để tìm ra được chân lý cũng là một điều hay.
Gửi anh tuetvnb, về phần trao đổi của anh, em có một số ý kiến như sau :

Bởi cũng 1 tính HAO, nhưng tùy theo vị trí mà bản chất đã thay đổi. Nếu nói Phá đóng Quan thì Hao trong sự nghiệp, vậy khi Phá đóng Mệnh, thì cái Hao ấy có ảnh hưởng đến công danh không? hoặc khi Phá nhập quan cung, thì cách cục của Mệnh đã nghiêng về tính lý của Thất sát, tính Hao của phá liệu có bảo toàn?

Phá Quân nhập Mệnh thì tính HAO biểu hiện như vận mệnh cả đời, ứng vào bản tính, và nó ảnh hưởng tới toàn bộ các cung còn lại. Cụ thể Phá Quân nhập Mệnh hình thành con người luôn muốn xông pha, luôn muốn đổi mới, không chịu dừng chân, cho nên dù trong công danh sự nghiệp cung Quan (Tham Lang) đắc vị, tạo được thành tựu, thì bản thân (Phá Quân) sẽ vẫn không chịu ngồi im an hưởng, mà lại xông pha tới những trận chiến mới, lại phải gây dựng, lại phải đầu tư ... Chính vì tính chất này mà Quan, Tài (và cả các cung khác) đều bị lôi theo. Vì vậy, tính HAO ở đây có tính chất bao trùm toàn cục. Ở đây, tính HAO là Thể.

Với trường hợp Mệnh Thất Sát, Quan cung Phá Quân. Có lẽ lúc này cách cục đã nghiêng về tính lý của Thất Sát, nhưng tính Hao của Phá vẫn còn, theo cái vai trò của Thể - Dụng ?

khi Mệnh Cư Dần - Thân, thì xưa nay vẫn chẳng luận là "Thất Sát Dần-Thân, nhất sinh tước lộc vinh xương", nếu cứ nhận định là Thất sát nhập mệnh, ắt có Phá đóng cung Quan, công danh sự nghiệp sẽ "hao" thì khó lý giải được cách cục Thất Sát Dần - Thân.


Trong tổ hợp Sát, Phá, Tham, ngoài tính lý của bao sao này, còn hai sao cũng có vai trò rất quan trọng, đó là Phủ và Tướng. Phá luôn thấy Tướng ở đối cung, còn Sát luôn nhìn thấy Phủ tại đối cung.

Sát Phá Tham là tổ hợp biến động, chủ khai sáng, tiên phong. Nhưng phàm những công việc trên, để làm được, hoặc để chiến đâu lâu dài, cái rất quan trọng đó là có Lộc. Tựa như đội quân đi đánh trận thì phần lương thảo vô cùng quan trọng, mất lương thảo thì không cần đánh cũng thua. Do vậy Sát Phá Tham tối hỉ kiến Lộc, như đội quân có lương thảo đẩy đủ, đánh trận hết lại được cung cấp, là tốt đẹp. Cụ thể là Lộc Tồn, hoặc Tham hóa Lộc, Phá hóa Lộc. Sát không hóa, nhưng đối tinh luôn có Phủ (vốn là một tài tinh), do vậy, vị trí đắc thế của Phủ cũng là tối hỉ với Sát.

Phủ tại Dần Thân nhập miếu cùng Tử Vi, Quyền, Lộc đều đủ, Sát Phá Tham đủ lực. Do vậy phú có câu : "Thất Sát Dần Thân, nhất tước lộc vinh xương" ?

Đó là suy nghĩ hiện tại của em, mời anh cho ý kiến.

Thân!
 
Last edited by a moderator:

vnsteel

Điều hành cấp cao
七殺:

化七殺的剛剋, 唯祿星巳,

(1) Câu này hơi tối nghĩa, nguyên văn viết là “ Hóa Thất Sát đích cương khắc, duy Lộc tinh tỵ” - Chữ TỴ trong văn bản này là Chi Tỵ trong 12 địa chi, nhưng như thế không có nghĩa, ngờ rằng là nhầm với chứ TỴ nghĩa là TRÁNH ĐƯỢC.

Thưa thầy, chữ Tỵ (巳)ở đây cũng có nghĩa giống như Dã (也)。 Mời thầy tham khảo tại http://xh.5156edu.com/html3/9408.html



【名】
(象形。甲骨文字形,像在胎包中生长的小儿。本义:在胎包中成长的小儿)
同本义〖foetus〗
巳,似也。象子在包中形,包字从之。—朱骏声《说文通训定声》
巳则生已定也。——《淮南子·天文》
地支的第六位〖thesixthofthetwelveEarthlyBranches〗
与天干相配,用以纪年。如一九四一年为农历辛巳年
用以纪月,即农历四月
用以纪时,即上午九时至十一时。如:巳牌(九时到十一时)
十二生肖属蛇〖snake〗
巳,火也,其禽蛇也。——《论衡》

Theo cách hiểu này thì câu văn không còn tối nghĩa nữa , có thể hiểu là : " Để chế được tính cương khắc của Thất Sát, chỉ có thể dùng đến Lộc"
 
Top