Lý giải mối Quan hệ bất biến giữa các quẻ

dontsayloveme2

Thành viên kỳ cựu
hà đồ + lạc thư = tiên thiên + hậu thiên
nhưng không được dùng cái này chứng minh cái kia (dùng cái không biết để chứng minh cái không biết)
quái vốn chỉ là quái mà không có số, số chỉ là số mà không có quái,
chỉ từ khi Thiệu Khang Tiết viết tài liệu về tượng số thì tự nhiên có cái kiểu không hiểu từ đâu có sắp xếp quái như vậy thì lấy số giải thích, không hiểu sắp xếp của số thì lấy quái giải thích.
xem lại cách dùng số của Thiệu Khang Tiết đâu có giống các cách dùng sau này.

Ví dụ,





khi lấy số của hà đồ xếp vào phương vị lạc thư, ghép với thứ tự quái tiên thiên,
càn dương, đoài âm, kim,
li dương, chấn âm, mộc,
tốn âm, khảm dương, hỏa,
cấn âm, khôn dương, thủy.
nên khảm li hợp chấn tốn do mộc sinh hỏa, cấn đoài hợp càn khôn do kim sinh thủy.
Vậy sao thủy sinh mộc lại không hợp?
 

dontsayloveme2

Thành viên kỳ cựu
trước hết là hình này,
Hà Đồ mộc, hỏa, kim, thuỷ, tự nhiên 4 mùa xuân, hè, thu, đông.
Nửa 16 - 49 tổng bằng 20, Nửa 27 - 38 tổng bằng 20;

1847 (dương âm âm dương) cũng tổng bằng 20,
2936 (âm dương dương âm) cũng tổng bằng 20.

Vốn 1, 3, 7, 9 là dương, 2, 4, 6, 8 là âm,
còn khi chia thành hai nhóm thì nửa chứa 1 gọi là dương, nửa chứa 2 gọi là âm.
 
Last edited by a moderator:

Tuấn Anh

Thành viên tâm huyết
Người xưa cũng đã quy nạp tính chất ngũ hành , danh xưng hay phù hiệu theo từng nhóm thuật ( Bốc dịch , Tử vi , Phong thủy Tứ trụ …) riêng biệt. Chúng ta nên nhớ cho rằng, dù bất kỳ nhánh thuật nào, họ dùng bất cứ một dạng phù hiệu nào theo mỗi cách quy nạp của họ thì những phù hiệu đó có những cái khác nhau
Ví dụ : Sao Phá quân còn gọi là Dao quang là ngôi sao cuối cùng trong chòm sao Bắc đẩu
Truyền thuyết Phong thần Sao Phá quân là Trụ vương là ông vua được người ta đặt cho là :
Bát quái = Đoài , Ngũ hành = Kim , Thiếu nữ ….
Hoặc như Tham lang……Phong thần là Đát kỷ thuộc nhóm Tam nương nhưng, Bát quái là Khảm ,Trung nam

– Tức là người ta đã đặt ra và để gán vào nó một lượng thông tin nào đó cho khỏi nhầm lẫn và tiện sử dụng mà thôi, chúng ta đừng mất công truy tìm sự khởi nguồn của nó
Tuy nhiên khi sử dụng cũng phải phân biệt là ta đang sử dụng cho môn nào
tất nhiên không ai ngăn cấm mình muốn tìm hiểu sâu thêm.
 
Last edited by a moderator:

Quốc Quỳnh

Thành viên nhiệt tình
-Tất cả đối xứng qua tâm
- Gấp đôi theo đường vạch thì thấy đối xứng
 
Last edited by a moderator:

dontsayloveme2

Thành viên kỳ cựu
* Nửa càn đoài li chấn thể hiện, dương giảm (càn → chấn) âm tăng (đoài → li),
Nửa khôn cấn khảm tốn thể hiện, âm giảm (khôn → tốn) dương tăng (cấn → khảm).
* Nửa đoài càn tốn khảm ở trên, Nửa li chấn khôn cấn ở dưới,
Hào dưới không biến, Hào trên biến,
quái thuộc tượng dương ở nửa trên biến thành quái thuộc tượng âm ở dưới,
quái thuộc tượng âm ở nửa trên biến thành quái thuộc tượng dương ở dưới.
* chữ tượng trong tứ tượng.
 

Tuấn Anh

Thành viên tâm huyết
Bạn hiểu hai hình này thế nào
View attachment 850View attachment 851
Nguồn gốc của Hà đồ,
Theo truyền thuyết, vào thời cổ xưa có một mã thần xuất hiện trên sông Hoàng Hà, trên lưng mang một cuốn sách có hình đồ kèm theo khẩu quyết. do vậy người sau gọi là Hà đồ.
Khẩu quyết này được mô tả như sau:
“ Nhất Lục công tông, vi Thủy cư Bắc. Nhị Thất đồng đạo, vi Hỏa cư Nam. Tam Bát vi bằng, vi Mộc cư Đông. Tứ Cửu tác hữu, vi Kim cư Tây. Ngũ Thập … quân, vi Thổ cư Trung”
Ý chỉ:
-- Vị trí của sao nhất và lục ở phương bắc thuộc hành Thủy
-- Vị trí của sao nhị và sao thất ở phương nam thuộc hành Hỏa
-- Vị tri của sao tam và sao bát ở phương đông thuộc hành Mộc
-- Vị trí của sao tứ và sao cửu ở phương tây thuộc hành kim
-- Vị trí của sao ngũ và sao thập ở trung cung, thuộc hành thổ
Các sao là số lẻ: nhất, tam, ngũ, thất, cửu thuộc số dương dùng các chấm màu trắng làm biểu tượng. Các sao là số chẵn: nhị, tứ, lục, bát, thập thuộc số âm dùng các chấm đen làm biểu tượng.
Nguồn gốc Lạc thư
Cũng tương truyền rằng, vào thời cổ ở vùng Lạc dương có xuất hiện một con rùa thân trên lưng có hình vẽ cửu cung, khi người ta phát hiện ra hình đồ này có nhiều diệu dụng. và người ta gọi nó là Lạc thư. Khẩu quyết của nó được mô tả như sau:
“Đới Cửu lý Nhất, tả Tam hữu Thất, Nhị Tứ vi kiên, Lục Bát vi túc, ngũ cư trung vị”
Và người ta dịch rằng: Trên đội số 9 dưới đạp số 1, bên trái số 3 bên phải số 7, hai vai là số 2 và số 4, hai chân là số 6 và số 8 số 5 ở giữa. Các sao là số lẻ: nhất, tam, ngũ, thất, cửu thuộc số dương dùng các chấm màu trắng làm biểu tượng. Các sao là số chẵn: nhị, tứ, lục, bát, thập thuộc số âm dùng các chấm đen làm biểu tượng. (hình dưới)
Khi thực hành ứng dụng các sao này được biến hóa thành các màu riêng. Với phái Huyền không các sao này được gọi là: Nhất là Nhất bạch, Nhị là Nhị hắc, Tam là Tam bích. Tứ là Tứ lục, Ngũ là Ngũ hoàng, Lục là Lục bạch. Thất là Thất xích, Bát là Bát bạch, và Cửu là Cửu tử, và được gắn với một quan niệm như sau:
- Sao Nhất bạch thuộc thủy đóng ở phương Bắc, có tên là Tham lang.
- Sao Nhị hắc thuộc thổ đóng ở hướng Tây nam, có tên Cự môn
- Sao Tam bích thuộc mộc đóng phương Đông, có tên Lộc tồn
- Sao Tứ lục thuộc mộc đóng ở hướng Đông nam, có tên Văn khúc
- Sao Ngũ hoàng thộc thổ đóng ở trung cung, có tên Liêm trinh
- Sao Lục bạch thuộc kim đóng ở hướng Tây bắc, có tên Vũ khúc
- sao Thất xích thuộc kim đóng ở phương Tây, có tên Phá quân
- Sao Bát bạch thuộc thổ đóng ở hướng Đông bắc, có tên Tả phù
- sao Cửu tử thuộc hỏa đóng ở phương Nam, có tên Hữu bật
Người xưa theo mối quan hệ sinh – thành mà viết để lại cho đời sau:
Thiên Nhất sinh thủy thành địa Lục; Địa Nhị sinh hỏa thành thiên Thất
Thiên Tam sinh mộc thành địa Bát; Địa Tứ sinh kim thành Thiên Cửu
Thiên Ngũ sinh thổ thành địa thập.
Dịch biến theo một phương vị nhất định, có tượng vật tương ứng. Các phương vị của nó do câu: “Đế xuất hồ Chấn, tề hồ Tốn, tương kiến hồ Ly, chí dịch hồ Khôn, thuyết ngôn hồ Đoài, chiến hồ Càn, lao hồ hồ khảm, thành ngôn hồ Cấn”
Xét về Lịch sử Hà đồ và Lạc thư cách nhau khoảng 2000 năm
Hai hình đồ này tồn tại và ứng dụng mãi tới tận ngày nay.
Chúng ta nhận ra ở đây một sự không đồng bộ, nó không có cùng một chiều quay của khí. Bởi từ hình bên trái không thể quy ra hình bên phải.
 

Tuấn Anh

Thành viên tâm huyết
Khi đọc sách khảo cứu về Huyền Học, có một Dịch gia nói:

Tiên thiên Âm trước Dương sau.
Hậu thiên Dương trước Âm sau

Bạn nào biết xin giải thích giúp
 

dontsayloveme2

Thành viên kỳ cựu
Kĩ thuật kém nên Hình Thứ Hai vẽ ngược lối vẽ thông thường.
Cấn ☶Khảm ☵Chấn ☳Càn ☰
Thiếu niênThành niênTráng niênLão niên
chấn mới giao Âm mà Dương sinh, tốn mới tiêu Dương mà Âm sinh, đoài là trưởng Dương, cấn là trưởng Âm, CHẤN ĐOÀI LÀ ÂM Ở TRỜI, TỐN CẤN LÀ DƯƠNG Ở ĐẤT, cho nên CHẤN ĐOÀI [hào] trên Âm mà [hào] dưới Dương, TỐN CẤN [hào] trên Dương mà [hào] dưới Âm.

"Trời" là nói về sự bắt đầu sinh ra, cho nên [hào] Âm ở trên mà [hào] Dương ở dưới, ấy là cái nghĩa giao thái [CHẤN, ĐOÀI, tượng âm - đông chí - xuân phân].
"Đất" là nói về sự đã thành, cho nên [hào] Dương ở trên mà [hào] Âm ở dưới, ấy là cái ngôi tôn ti [TỐN, CẤN, tượng dương - hạ chí - thu phân].

Thêm chữ "hào" vào trước vài chỗ.
 

dontsayloveme2

Thành viên kỳ cựu
nam (trưởng), nữ (thứ), nữ (út), nam (phụ), nữ (trưởng), nam (thứ), nam (út), nữ (mẫu). Tại sao có thứ tự này?
 
Top