Lý giải mối Quan hệ bất biến giữa các quẻ

Quốc Quỳnh

Thành viên nhiệt tình
Một ví dụ về sự thay đổi của bạn
Bảng 1
Ngũ quỷ
Ngũ quỷ
Lục sát
Thiên y
Phục vị
Phục vị
Họa hại
Diên niên
Khôn
Thiên y
Lục sát
Sinh khí
Tuyệt mạng
Tuyệt mạng
Sinh khí
Diên niên
Họa hại

" Chữ đỏ là thay đổi của bạn "
Khẩu quyết: “Bát phương cửu tinh quyết”:

-- Ngôi Chấn: Diên – Sinh - Họa - Tuyệt – Ngũ – Thiên - Lục
-- Ngôi Tốn: Thiên – Ngũ - Lục - Họa – Sinh - Tuyệt - Diên
-- Ngôi Ly: Lục – Ngũ - Tuyệt – Diên - Họa – Sinh - Thiên
-- Ngôi Khôn: Thiên – Diên - Tuyệt – Sinh - Họa – Ngũ - Lục
-- Ngôi Đoài: Sinh - Họa – Diên - Tuyệt - Lục – Ngũ - Thiên
-- Ngôi Càn: Lục – Thiên – Ngũ - Họa - Tuyệt – Diên - Sinh
-- Ngôi Khảm: Ngũ – Thiên – Sinh – Diên - Tuyệt - Họa - Lục
-- Ngôi Cấn: Lục - Tuyệt - Họa – sinh – Diên – Thiên – Ngũ.
Như vậy khẩu quyết trên được thay đổi
- Ngôi Khôn : Lục –Họa – Sinh – Tuyệt – Diên – Ngũ – Thiên
Đấy là chưa nói đến biến quái
 

dontsayloveme2

Thành viên kỳ cựu
Bát trạch giống như giấu bớt.
Đó là các sao xoay vòng tự nhiên. Dùng biến hào thì sai cũng không nhiều chỉ cần nhớ đổi chỗ sao ở khôn và sao ở tốn là được. Quan sát đường thiên xích, các số chẵn 2 4 6 8 nằm ở đâu, các số lẻ 1 3 7 9 nằm ở đâu,
4---9---2
3---5---7
8---1---6
biến đổi thành
9---4---7
8---5---2
3---6---1
bản chất là 4 số lẻ xoay thuận chiều kim đồng hồ, 4 số chẵn xoay ngược chiều kim đồng hồ; ở trên là 2 đường, còn 6 đường nữa.
 

dontsayloveme2

Thành viên kỳ cựu
Nôm na là các khí (du tinh: tuyệt mạng, thiên y,...) lưu chuyển ở các hướng theo từng cặp,
8 sao, 2 sao 1 cặp, phục vị - lục sát, ngũ quỷ - thiên y, diên niên - tuyệt mạng, sinh khí - hoạ hại,
8 hướng, 2 hướng 1 cặp, tốn - li, khôn - đoài, càn - khảm, cấn - chấn,
xét các trạch dương (can, chấn, khảm, cấn) thì các sao nào ở các hướng dương (can, chấn, khảm, cấn), các sao nào ở các hướng âm (tốn, li, khôn, đoài);
tương tự khi xét các trạch âm (tốn, li, khôn, đoài);
có 2 trạch dương và 2 trạch âm toạ đông, tây, nam, bắc;
có 2 trạch dương và 2 trạch âm toạ đông nam, đông bắc, tây nam, tây bắc.
 

quaduong

Thành viên nhiệt tình
Tóm lại vẫn là đổi chỗ cho nhau không theo một quy luật nào cả
- Khi ... : Chữ đậm về phía này - Chữ nhạt về phía kia
- Khi ....: Chữ nhạt về phía này thì Chữ đậm về phía kia
 
Last edited by a moderator:

dontsayloveme2

Thành viên kỳ cựu
quy luật xoay chuyển tự nhiên
phù hợp tiên thiên theo Quy luật: Khảm Li Chấn Tốn là a b c d thì cấn đoài càn khôn là e f g h
Khảm Li Chấn Tốn là e f g h thì cấn đoài càn khôn là a b c d.
Viết rồi viết lại vậy.
phục - lục - thiên - ngũ nằm ở bốn hướng dương (càn chấn khảm cấn) của trạch dương (tọa càn chấn khảm cấn),
và nằm ở bốn hướng âm của trạch âm.
 

quaduong

Thành viên nhiệt tình
hợi tí sửu là tam hội thủy cục nên hợi là âm thủy, tí là dương thủy,
dần mão thìn là tam hội mộc cục nên dần là dương mộc. mão là âm mộc,
tỵ ngọ mùi là tam hội hỏa cục nên tỵ là âm hỏa, ngọ là dương hỏa,
thân dậu tuất là tam hội kim cục nên thân là dương kim, dậu là âm kim.
xét về hội tụ thành nhóm ngũ hành, không phải ngũ hành từng chi riêng,
Đây là hình ảnh cho Tam hội
Tam hội.JPG
- Trong 12 Địa chi người ta đã phân rõ Âm dương như trong hình rồi
Vì thế tất cả các chữ nên trong đoạn văn trên đều sai
- Xét về Ngũ hành phụ thuộc vào ngũ hành của tứ chính
 
Last edited by a moderator:

dontsayloveme2

Thành viên kỳ cựu
trước hết là hình này,
Dần, Mão thuộc mộc, phương đông, mùa xuân. Tỵ, Ngọ thuộc hỏa, phương nam, mùa hạ. Thân, Dậu thuộc kim, phương tây, mùa thu. Hợi, Tý thuộc thủy, phương bắc, mùa đông. Thìn, Mùi, Tuất, Sửu thuộc thổ, ở giữa các mùa.
Mùa xuân mộc vượng nên dần, mão là mộc, cuối mùa thổ vượng nên thìn là "thổ đới mộc" (tam hội mộc).
xét về hội tụ thành nhóm ngũ hành, không phải ngũ hành từng chi riêng,
xét riêng thì chỉ có thổ đới thủy và thổ đới hỏa thôi. Nên thìn tuất trong hình 24 sơn bên trên là đường chia đôi.
 

quaduong

Thành viên nhiệt tình
Mùa xuân mộc vượng nên dần, mão là mộc, cuối mùa thổ vượng nên thìn là "thổ đới mộc" (tam hội mộc).
xét về hội tụ thành nhóm ngũ hành, không phải ngũ hành từng chi riêng,
- Thứ nhất : Không phải Mộc vượng mà Dần Mão mới là Mộc
" Nếu Mộc không vượng thì Dần Mão là gì ?"
- Thứ hai :Không phải là nhóm ngũ hành mà trong Tam hội hay Tam cục thì hành của mỗi tam hội hay Tam cục phụ thuộc vào chữ giữa ( Tứ Chính )của mỗi hội hay cục
 

dontsayloveme2

Thành viên kỳ cựu
trước hết là hình này,
Tí dương thủy,
Sửu âm thổ,
Dần dương mộc,
Mão âm mộc,
Thìn dương thổ,
Tỵ âm hỏa,
Ngọ dương hỏa,
Mùi âm thổ,
Thân dương kim,
Dậu âm kim,
Tuất dương thổ,
Hợi âm thủy.

Một tháng âm lịch từ sóc tới sóc, quỹ đạo mặt trăng và quỹ đạo mặt trời quyết định thủy triều và "24 mùa nhỏ" trên trái đất. Từ đó định ngũ hành cho địa chi. Mùa xuân mộc vượng, dần mộc, mão mộc, tháng cuối mùa mộc suy nhưng vẫn vượng hơn hỏa, kim, thủy. Sang mùa hè, lập hạ, tỵ là hỏa xong vẫn còn "dư âm của mùa xuân" là mộc.
Thìn là thổ vừa chỉ "thổ" vừa chỉ "mộc", phần "mộc" mạnh hơn nhưng vẫn là "thổ". Nhưng đến giữa mùa hè và mùa thu phần "thổ khô" lại trội hơn phần "hỏa nóng", khoảng thời gian này được coi là "thổ" đích thực, "thổ đới hỏa". Tương tự với tuất và sửu.

Đem địa chi phối hợp với phần thiên can, tiền nhân chia 4 thổ ra 2 thổ đới thủy (1 âm 1 dương), 2 thổ đới hỏa (1 âm, 1 dương), khỏi cần viết nữa nhỉ.
 

Tuấn Anh

Thành viên tâm huyết
Xác định Âm Dương cho 12 Địa chi
- Theo Địa lý truyền
- Theo Thuyết Thiên Can Và Địa chi
Theo Địa lý : Việc xác định Âm Dương của 12 Địa chi trong địa lý căn cứ vào Tam hợp của các Địa chi trong Thiên bàn 12 cung
Trong Thiên bàn 12 cung Chấn là Mão, Đoài là Dậu, Khảm là Tý,Ly là Ngọ
• Chấn Âm thì Mão Âm . Tam hợp của Mão là Hợi Mão Mùi , nên Hợi và Mùi cũng là Âm
• Đoài là Âm thì Dậu cũng Âm . Tam hợp của Dậu là Tỵ Dậu Sửu , nên Tỵ và Sửu cũng là Âm
• Khảm là Dương thì Tý cũng Dương Tam hợp của Tý là Thân Tý Thìn , nên Thân và Thìn là Dương
• Ly là Dương nên Ngọ cũng là Dương tam hợp của Ngọ là Dần Ngọ Tuất nên Dần và Tuất cũng là Dương
Vậy ta có
Tý Dần Thìn Ngọ Thân Tuất là Dương
Sửu Mão Tỵ Mùi Dậu Hợi là Âm
Theo thuyết Thiên Can và Địa chi :
Người ta đánh số cho 12 Địa chi
Tý = 1, Sửu =2, Dần = 3 , Mão = 4 ,Thìn = 5 , Tỵ = 6 , Ngọ = 7 , Mùi = 8 ,Thân =9 , Dậu = 10 , Tuất = 11 , Hợi =12
Số lẻ là Dương , số Chẵn là Âm
Vậy ta có :
Tý Dần Thìn Ngọ Thân Tuất là Dương
Sửu Mão Tỵ Mùi Dậu Hợi là Âm
" Đáng lẽ ra để có tính logic thì trước hết phải xác định Âm Dương của 8 quẻ trước sau đó đến Thiên can và Địa chi "
 
Last edited by a moderator:

dontsayloveme2

Thành viên kỳ cựu
trước hết là hình này,
mùa xuân, dần +mộc, mão -mộc, thìn +thổ,
mùa hè, tỵ -hỏa, ngọ +hỏa, mùi -thổ,
mùa thu, thân +kim, dậu -kim, tuất +thổ,
mùa đông, hợi -thủy, tí +thủy, sửu - thổ

giáp +mộc, ất -mộc
bính +hỏa, đinh -hỏa
mậu +thổ, kỉ -thổ
canh +kim, tân -kim
nhâm +thủy, quý -thủy

ghép vào la bàn 24 sơn,

> CẤN, dần + mộc, giáp +mộc, mão - mộc, ất -mộc, thìn +thổ,
> TỐN, tỵ -hỏa, bính +hỏa, ngọ +hỏa, đinh -hỏa, mùi -thổ,
> KHÔN, thân +kim, canh +kim, dậu -kim, tân -kim, tuất +thổ,
> CÀN, hợi -thủy, nhâm +thủy, tí +thủy, quý -thủy, sửu -thổ.
Riêng phong thủy, 24 sơn có nhiều loại âm dương và ngũ hành khác nhau, đoạn trên chỉ là 1 cách. Cách này phổ thông, không chỉ dùng trong phong thủy.
theo cách này, ngọ dương - Li dương, tí dương - Khảm dương, mão âm - Chấn âm, dậu âm - Đoài âm.
Càn Khôn Khảm Li dương, Cấn Tốn Chấn Đoài âm, đủ hiểu không xuất phát từ âm dương của quái. đây là người xưa dùng tên quái để đặt tên cho sơn thôi. Nên nếu viết chữ Càn ra thì cần viết rõ quái Càn hay sơn càn.
 

Quốc Quỳnh

Thành viên nhiệt tình
Có hai cách
- Càn Khôn Khảm Ly là Dương
- Đoài Chấn Tốn Cấn là Âm
Và :
- Càn Khảm Cấn Chấn là Dương
- Tốn Ly Khôn Đoài là Âm
Bác nào biết xin giải thích giùm
 

dontsayloveme2

Thành viên kỳ cựu
Anh đã thử tất cả các cách biến hào mà nam thành nữ, nữ thành nam chưa.

Nên càn chấn khảm cấn là dương nam, tức là dương với đúng nghĩa "dương";
Còn càn khôn khảm li là dương, tức dương ở đây là một nguyên tắc biến hào (ngôi thứ). Hay nói cách khác, gọi thế thôi chứ chẳng phải "dương".
Và cũng là nói về quái chứ không phải nói về sơn.
 
Last edited by a moderator:
Top