Bánh chưng xanh - Linh hồn Tết Việt

mimi1986

Điều hành cấp cao
Bánh Chưng Xanh - Linh Hồn Tết Việt


Tương truyền có từ thời vubcx.jpega Hùng thứ 6, bánh chưng song hành cùng lịch sử dân tộc và trở thành linh hồn ngày Tết ở Bắc Bộ. Trong mâm cỗ đón xuân ngày nay, những chiếc bánh chưng xanh vuông vắn khiến ta nhớ đến sự tích bánh chưng, bánh dày tượng trưng cho quan niệm về vũ trụ của người Việt xưa .
Câu ca xưa: "Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ. Cây nêu, trang pháo, bánh chưng xanh” đã từng đồng hành với biết bao thế hệ người Việt Nam ta mỗi độ xuân về.

Bánh chưng được làm từ các nguyên liệu gạo nếp, đậu xanh, thịt lợn và gói trong lá dong... Bánh được làm vào các dịp Tết cổ truyền của dân tộc Việt và vào ngày mùng 10 tháng 3 Âm lịch (ngày giổ tổ Vua Hùng).
Những người từng trải qua những cái Tết xưa (những năm 40-50 của thế kỷ trước) thường nhớ về Tết cổ truyền với những chiếc bánh chưng được chọn lựa cầu kỳ từ chiếc lá dong, hạt nếp cái hoa vàng, đỗ xanh cho tới lạt tre. Những năm kháng chiến chống Mỹ, để nuôi quân đánh giặc, người dân miền Bắc dành hết lương thực, thực phẩm vì tiền tuyến nên chiếc bánh chưng cũng đơn giản hơn nhưng lại giá trị hơn cả vì Tết chỉ có mỗi nồi bánh chưng xanh. Với những ai trải qua những cái Tết chiến tranh, và cả những năm còn trong thời kỳ bao cấp, nồi bánh chưng gợi lại cho họ kỷ niệm khó quên một thời khó khăn, thiếu thốn.
Ngày nay, đối với những bạn trẻ sinh vào nửa sau thập kỷ 80 của thế kỷ XX, tục nấu bánh chưng ngày Tết có vẻ như chỉ còn là một nghi thức. Thế hệ 9X sống tại các thành phố lớn dường như không có được cái cảm giác náo nức đêm giao thừa ấm cúng quây quần quanh nồi bánh chưng với gia đình. Giờ đây, bánh chưng cho ngày Tết được mua tại các siêu thị, cửa hàng hoặc qua hình thức cung ứng dịch vụ. Ở nông thôn, hương vị Tết còn cảm nhận được phần nào qua nồi bánh chưng Tết.
Không khí ngày Tết bây giờ không còn thấy cảnh các bà các chị tất bật những ngày giáp tết, nào rửa lá dong, nào ngâm gạo hay đãi đỗ, cảnh trẻ con mặt mũi háo hức ngồi xem bố mẹ gói bánh, cảnh già trẻ lớn bé ngồi trông nồi bánh chưng qua đêm, ngoài trời sương lạnh, buốt giá không át được không khí ấm nồng quanh bếp lửa hồng .

Với nhiều thế hệ, chiếc bánh chưng là niềm hân hoan của ngày Tết sum họp, đoàn tụ. Những chiếc bánh đẹp, dày dặn, vuông thành sắc cạnh được dành riêng để bày bàn thờ cúng ông bà tổ tiên, bánh nhỏ gói riêng cho trẻ con như món quà đầu năm... Truyền thống vẫn còn đó, nhưng dường như không còn mấy nguyên vẹn, công cụ để nấu chín chiếc bánh chưng ngày nay có nơi, có chỗ bị thay thế bằng nồi áp suất hoặc lửa ga. Dù sao thì Tết đến, xuân về, hình ảnh những chiếc bánh chưng vẫn nhắc nhở mỗi người chúng ta về giá trị dân tộc truyền thống …
Thời nay, những nguyên liệu làm bánh chưng vẫn vậy: vẫn gạo nếp, đậu xanh, nhân thịt, lá dong. Bánh muốn ngon thì phải chuẩn bị nguyên liệu thật chu đáo, gạo ngâm đãi thật kỹ, đậu xanh đồ vừa chín tới, thịt có cả nạc, bì, mỡ, ướp đủ gia vị, gói xong phải luộc ngay bánh mới xanh. Để chiếc bánh vuông đẹp, "chín rền" thì lúc gói phải “đỗ trong gạo, gạo trong lá”, gói chặt tay, không cần ép mà bánh vẫn để được lâu, miếng bánh sau khi khi cắt nhân đỗ, thịt nạc luôn cân đối ở tất cả các phần. Tết cổ truyền và hình ảnh những chiếc bánh chưng xanh là nét đẹp truyền thống văn hoá dân tộc Việt.

Qua hình dáng chiếc bánh chưng, bánh dày, không thể không liên tưởng đến ý nghĩa của hai chữ "vuông tròn" trong ngôn ngữ ta. Phát xuất từ quan niệm nguyên thuỷ về sự sinh thành, tổ tiên ta đã khéo lựa chọn hai thứ phẩm vật tượng trưng dùng trong việc cúng lễ trời đất, ông bà đã nhắc đến tư tưởng hòa hợp của hai hình thể: "rỗng" và "đặc", "vuông" và "tròn". Tuy tương khắc nhau như "trời" và "đất", "đàn ông" và "đàn bà", chúng có thể và phải kết hợp với nhau theo lẽ "trời đất phát dục vạn vật" như lời dạy của thần nhân cho Lang Liêu. "Lẽ vuông tròn" đó nói lên sự tốt đẹp trong tình nghĩa vợ chồng và trong mối quan hệ như câu thơ của Nguyễn Du:
"Khuôn thiêng biết có vuông tròn hay chăng?"
hay câu:

"Trăm năm tính cuộc vuông tròn,
Phải dò cho đến ngọn nguồn lạch sông".
Bánh chưng gợi nhớ đến Tết hay Tết gợi nhớ đến việc gói bánh chưng. Có lẽ, sự hoà quyện đó đã trở thành một biểu trưng văn hoá của dân tộc Việt - Bánh chưng biểu trưng cho Tết. Do vậy, năm hết, Tết về người là lại nhớ và có bánh chưng. Vì thế, công việc chuẩn bị gói bánh chưng mỗi khi Tết đến đã là một phong tục đẹp trong văn hoá Việt Nam.
Nhịp sống hiện đại ngày nay tuy có bận rộn hơn, sung túc hơn thì truyền thống văn hoá ẩn sâu trong chiếc bánh chưng ngày Tết vẫn rất cần trao truyền lại cho giới trẻ. Nên chăng, tục gói bánh chưng ngày Tết, ngoài ý nghĩa ẩm thực truyền thống cần nâng lên thành di sản văn hoá để trân trọng giữ gìn cho các thế hệ mai sau.
bc.jpeg
 

iHi

Moderator
Cảm ơn mimi, bài viết rất bổ ích. Tết cổ truyền sắp đến, Mimi có thể bớt chút thời gian nêu cụ thể từng công đoạn gói bánh chưng được không - cả gói tay và gói khuôn ?
Hy vọng qua bài trả lời của mimi sẽ giúp iHi gói được bánh chưng phụ giúp ba mẹ :)
 

mimi1986

Điều hành cấp cao


Từ Nam ra Bắc, từ xưa đến nay, bánh chưng đã có không ít thay đổi đấy các bạn ạ!
Bánh chưng – món bánh thể hiện lòng biết ơn của con cháu với cha ông và đất trời – lâu nay đã có vị trí thật đặc biệt trong tâm thức người Việt. Từ xưa tới giờ, chiếc bánh truyền thống ngày Tết này đã có biết bao thay đổi qua mỗi vùng miền từ hương vị tới hình dáng và công thức chế biến.





Bánh chưng đã có biết bao thay đổi qua mỗi vùng miền từ hương vị với hình thức và công thức chế biến.
“Gói ghém” cả một nền văn minh nông nghiệp lúa nước, với gạo nếp, đậu xanh, thịt lợn trong chiếc bánh vuông vắn, xanh mướt là hình ảnh của chiếc bánh chưng đất Bắc. Những cái Tết xưa, người ta thường kể lại rằng để gói được chiếc bánh chưng ngon phải chuẩn bị rất cầu kỳ từ những chiếc lá dong, hạt nếp cái hoa vàng, đỗ xanh cho đến lạt tre.



Những chiếc bánh chưng được gói vuông vắn trong những chiếc lá dong là hình ảnh quen thuộc thường thấy tại miền Bắc.
Ngày nay, những nguyên liệu làm bánh chưng không thay đổi gồm: gạo nếp, đậu xanh, thịt lợn và lá dong. Bánh muốn ngon thì phải chuẩn bị nguyên liệu thật chu đáo: gạo ngâm đãi thật kỹ; đậu xanh đồ vừa chín tới; thịt có cả nạc, bì, mỡ, ướp đủ gia vị; gói xong phải luộc ngay bánh mới xanh. Để chiếc bánh vuông đẹp, chín rền thì lúc gói phải “đỗ trong gạo, gạo trong lá”, gói chặt tay, không cần ép mà bánh vẫn để được lâu. Miếng bánh sau khi cắt, nhân đỗ và thịt nạc phải luôn cân đối ở tất cả các phần.





Ngày nay, những nguyên liệu làm bánh chưng không thay đổi gồm: gạo nếp, đậu xanh, thịt lợn và lá dong.
Xưa kia, mỗi khi Tết đến, các gia đình thường cùng nhau gói bánh chưng rồi quây quần, háo hức cạnh nồi bánh, chờ luộc bánh chín. Nhưng ngày nay, do cuộc sống bộn bề, con người bận rộn, bánh chưng thường được mua sẵn tại các cửa hàng bày bán khắp nơi vào dịp Tết. Chủng loại bánh chưng cũng đa dạng hơn, nào là bánh chưng xanh truyền thống, bánh chưng gấc đỏ, bánh chưng cốm hay bánh chưng chay… đều có thể mua được. Ở miền Bắc, món bánh chưng ngày nay là món hàng quà bán hàng ngày, tuy nhiên bánh chưng vẫn là món ăn nghi lễ trong các ngày Lễ hội, Giỗ, Tết.
12012mbtbanhchung01.jpg



Ở miền Bắc, chủng loại bánh chưng ngày càng đa dạng hơn từ bánh chưng gấc đỏ, bánh chưng cốm, bánh chưng chay…
Người miền Nam lại có loại “bánh chưng” của riêng mình gọi là bánh tét. Nguyên liệu vẫn vậy nhưng bánh được gói thành hình trụ dài. Bánh tét thường được gói với ít đỗ và rất ít hoặc không có thịt, để có thể ăn được đến cả những ngày sau Tết. Bánh tét có thể dùng lá chuối thay cho lá dong. Với 2 đến 4 chiêc lá xếp theo chiều dọc, rải gạo, đỗ theo chiều của lá và quấn bằng lạt giang để bó chặt chiếc bánh. Ở miền Nam, bánh tét có rất nhiều loại như: bánh tét chay không nhân, bánh tét mặn, bánh tét ngọt và bánh tét nhân thập cẩm…



Người miền Nam thường gói bánh chưng thành hình trụ dài và gọi là bánh tét.




Bánh tét có phần nhần giống bánh chưng nhưng thường được gói với ít đỗ và rất ít hoặc không có thịt, để có thể để ăn lâu dài cho đến cả những ngày sau Tết.
Từ năm 1802, sau khi đất nước được thống nhất dưới thời Gia Long, bắt đầu có sự kết hợp văn hoá cổ truyền của đất Bắc và văn hoá mới phong phú của vùng đất mới phương Nam. Do đó, ngày Tết ở miền Trung họ gói cả bánh chưng và bánh tét. Bánh chưng ở miền Trung thì thường được gói bé hơn chiếc bánh chưng ngoài Bắc và đặc biệt ít nhân hơn. Bánh tét thì giống như trong miền Nam, tuy nhiên, món bánh này lại không được dùng làm quà biếu trong những ngày đầu năm như ở miền Nam, bởi tên gọi “đòn bánh tét” nghe như đòn roi (Trẻ con miền Trung ngày xưa, mỗi khi lỡ ham chơi lêu lổng, bị cha mẹ la rầy kêu về, nghe câu doạ: “Đi mau về nhà được ăn bánh tét” thì hồn vía lên mây).



Ngày Tết ở miền Trung, người ta gói cả bánh chưng và bánh tét.
Ngoài ra, ở một số vùng miền núi của nước ta cũng có loại bánh chưng mang nét đặc biệt của riêng mình. Ví dụ như ở Sapa, họ gói bánh chưng thành từng chiếc nhỏ, không vuông như bánh Bắc, cũng chẳng dài như bánh Nam, có hai loại là bánh chưng trắng và bánh chưng đen. Còn về phần nhân thì cũng giống bánh chưng dưới xuôi gồm: vỏ gạo nếp (có thể là gạo nếp thường hoặc gạo nếp cẩm), nhân đậu, thịt mỡ. Món bánh này có vị mềm dẻo, dễ ăn nên rất được người Sapa và du khách ưa chuộng.
banhchung02.jpg


banhchung09.jpg


Bánh chưng đen Sapa – loại bánh đặc biệt gồm: vỏ gạo nếp, nhân đậu nhưng với hình dáng thuôn dài và đặc biệt là “lớp áo” đen là lạ.
Ngày nay, do cuộc sống bận rộn, nhiều gia đình đã không còn giữ thói quen gói bánh chưng ngày Tết. Thế nhưng, đâu đó vẫn còn hình ảnh các mẹ tất bật rửa lá dong, ngâm gạo, đãi đỗ, trẻ con háo hức xem bố mẹ gói bánh, rồi cả gia đình quây quần quanh nồi bánh chưng qua đêm… Một hình ảnh đẹp và thật ấm áp làm sao!

 

mimi1986

Điều hành cấp cao
Cách gói bánh chưng bằng tay
Nguyên liệu
Lá: Thường là lá cây dong tươi. Lá dong chọn lá dong rừng bánh tẻ, to bản, đều nhau, không bị rách, màu xanh mướt. Tuy nhiên, tùy theo địa phương, dân tộc, điều kiện và hoàn cảnh, lá gói bánh có thể là lá chít (một loại tre), lá chuối hay thậm chí cả lá bàng , giấy bạc.
Lạt buộc: Bánh chưng thường dùng lạt giang được chẻ từ ống cây giang. Lạt được ngâm nước muối hay hấp cho mềm trước khi gói.
Gạo nếp: Gạo nếp thường dùng gạo thu hoạch vụ mùa. Gạo vụ này có hạt to, tròn, dẻo đều và mới thu hoạch sẽ thơm dẻo hơn các vụ khác. Nhiều người chọn nếp cái hoa vàng hay nếp nương, thực ra không đến nỗi cầu kỳ như thế vì đây là loại bánh mang tính đại chúng.
Đỗ xanh: Đỗ thường được lựa chọn công phu, tốt nhất là loại đỗ trồng ở vùng đồi trung du Việt Nam (Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Phú Thọ v.v. sẽ thơm và bở hơn). Sau thu hoạch đỗ cần phơi nắng đều thật khô, sàng sẩy hết rác, bụi, hạt lép, phân loại hạt rồi đóng vào hũ, lọ bằng sành là tốt nhất
Thịt: Thường là thịt lợn, chọn lợn ỉ được nuôi hoàn toàn bằng phương pháp thủ công (nuôi chuồng hoặc nuôi thả, thức ăn bằng cám rau tự nhiên không dùng thuốc tăng trọng hoặc thức ăn gia súc). Thịt ba chỉ (ba dọi) với sự kết hợp của mỡ và nạc cho nhân bánh vị béo đậm đà, không khô bã như các loại thịt mông, thịt nạc thăn. Một số nơi, như tại Trường Sa, những người lính còn làm món bánh chưng với nhân độc nhất vô nhị là dùng thịt chó hay thịt gà.

Nguyên liệu làm bánh chưng.

Gia vị các loại: Hạt tiêu, hành củ dùng để ướp thịt làm nhân. Muối dùng để trộn vào gạo, đỗ xanh và ướp thịt. Đặc biệt thịt ướp không nên dùng nước mắm vì bánh sẽ chóng bị ôi, thiu. Ngoài ra một số loại gia vị khác ít phổ biến hơn cũng được sử dụng như thảo quả, tinh dầu cà cuống thường sử dụng tẩm ướp trong nhân bánh tại Hà Nội xưa, tuy nay ít nơi còn cầu kỳ gia thêm loại gia vị này.
Phụ gia tạo màu: Bánh chưng với màu xanh của nếp được tạo thành bằng cách quay mặt trên của lá dong, lá chuối (mặt có màu xanh thẫm) vào trong, áp với bề mặt của gạo nếp. Một số nơi còn sử dụng các phụ gia khác như lá dứa hay lá giềng xay nhuyễn vắt lấy nước trộn gạo vừa tạo hương thơm vừa tạo cho bánh có màu xanh ngọc.
Chuẩn bị
Lá dong: Rửa từng lá thật sạch hai mặt và lau thật khô. Rửa càng sạch bánh càng đỡ bị mốc về sau. Trước khi gói lá dong được người gói bánh dùng dao bài mài thật sắc (loại dao nhỏ chuyên dùng để gọt) cắt lột bỏ bớt cuộng dọc sống lưng lá để lá bớt cứng, để ráo nước (nếu lá quá giòn có thể hấp một chút để lá mềm dễ gói).
Gạo nếp: Nhặt loại bỏ hết những hạt gạo khác lẫn vào, vo sạch, ngâm gạo ngập trong nước cùng 0,3% muối trong thời gian khoảng 12-14 giờ tùy loại gạo và tùy thời tiết, sau đó vớt ra để ráo. Có thể xóc với muối sau khi ngâm gạo thay vì ngâm nước muối.
Đỗ xanh: Đỗ làm dập vỡ thành các mảnh nhỏ, ngâm nước ấm 40° trong 2 giờ cho mềm và nở, đãi bỏ hết vỏ, vớt ra để ráo. Nhiều nơi dùng đỗ hạt đã đãi vỏ trong khi những nơi khác cho vào chõ đồ chín, mang ra dùng đũa cả đánh thật tơi đều mịn và sau đó chia ra theo từng nắm, mỗi chiếc bánh chưng được gói với hai nắm đậu xanh nhỏ. Cũng có một số nơi nhét sẵn thịt lợn vào giữa nắm đỗ.

Nguyên liệu để làm bánh chưng phải được chuẩn bị kỹ từ trước.

Thịt lợn: Thái thành miếng to bản và dài, tẩm ướp chút muối, hạt tiêu bột (tốt nhất là hạt tiêu đã được rang thơm, tán nhỏ), hành củ, không dùng nước mắm khi ướp.
Gói bánh
Bánh chưng được gói không khuôn tại một gia đình, với chiếc lá trong cùng quay mặt xanh vào trong để tạo màu cho gạo, 2 lá quay mặt xanh ra ngoài với dụng ý hình thức.Thông thường có hai cách gói bánh chưng: gói bằng tay không hoặc gói theo khuôn hình vuông khoảng 20 cm x 20 cm x 7cm sẵn có. Khuôn thường làm bằng gỗ.
Cách gói tay thông thường
Rải lạt xuống mâm tròn tạo hình chữ thập. Đặt 2 chiếc lá dong lên trên lạt, nằm chồng 1/2 theo chiều dài lá lên nhau, chú ý phải quay mặt trên của 2 lá ra phía ngoài và mặt kém xanh hơn (mặt dưới) vào trong. Lượt sau: 2 lá rải như lượt đầu nhưng vuông góc với lượt đầu, chú ý là lần này lại phải làm ngược lại, quay mặt trên lá (xanh hơn) lên trên, mặt kém xanh hơn, úp xuống dưới.
Gạo nếp, xúc 1 bát đầy đổ vào tâm của hình chữ thập, dùng tay gạt đều, tạo hình vuông mỗi cạnh 20 cm. Lấy 1 nắm đỗ xanh bóp nhẹ và rải đều vào giữa vuông gạo đến gần hết bìa gạo.
Thịt lợn, lấy 1, 2 miếng tùy cỡ đã thái rải đều vào giữa bánh
Lấy tiếp 1 nắm đỗ xanh nữa bóp nhẹ rải đều phủ lên trên thịt
Xúc 1 bát gạo nếp đổ lên trên và phủ khỏa đều, che kín hết thịt và đỗ
Gấp đồng thời 2 lá dong lớp trên vào, vừa gấp vừa vỗ nhẹ để tạo hình khối vuông
Gấp tiếp đồng thời 2 lá dong lớp dưới vào như lớp trên, vừa gấp vừa lèn chặt tay
Dùng lạt buộc xoắn lại tạo thành hình chữ thập
Hai bánh chưng buộc úp vào nhau thành một cặp

Gói bánh chưng bằng tay.

Với cách gói có khuôn các giai đoạn cũng được tiến hành như trên. Tuy nhiên, người ta cắt tỉa bớt lá dong cho gọn (vừa kích thước khuôn) và đặt trước các lớp lá xen kẽ nhau vào trong khuôn (Ba hoặc bốn lá, nếu gói bốn lá, bánh sẽ vuông đẹp hơn. Khi đó thường thì hai lá xanh quay ra ngoài xếp tại hai góc đối xứng nhau, và hai lá xanh quay vào trong để tạo màu cho bánh). Sau khi đã cho nhân vào trong, các lớp lá lần lượt được gấp lại và sau đó được buộc lạt.
Cách gói bánh có khuôn thì bánh đều nhau hơn và chặt hơn do được vỗ đều gạo, nén chặt, còn gói không khuôn thì bánh được gói nhanh hơn do đỡ mất công đo cắt lá theo kích thước khuôn. Bánh được gói không khuôn thì mặt trên lá được quay ra ngoài, còn với bánh có khuôn thì mặt dưới lá lại được quay ra ngoài.
Luộc bánh
Lấy xoong to, dầy với dung tích trên 100 lít tùy theo số lượng bánh đã được gói. Rải cuộng lá dong thừa xuống dưới kín đáy nhằm mục đích tránh cho bánh bị cháy. Xếp lần lượt từng lớp bánh lên đến đầy xoong và xen kẽ các cuộng lá thừa cho kín nồi. Đổ ngập nước nồi và đậy vung đun. Người nấu bánh thường canh giờ tính từ thời điểm nước sôi trong nồi và duy trì nước sôi liên tục trong 10 đến 12 giờ. Trong quá trình đun, thỉnh thoảng bổ sung thêm nước nóng để đảm bảo nước luôn ngập bánh (người thực hiện thường đặt sẵn ấm nước bên cạnh bếp đun bánh để tận dụng nhiệt lượng). Những chiếc bánh ở trên có thể được lật giở để giúp bánh chín đều hơn, tránh tình trạng bị lại gạo sau này. Trong lúc đun, có thể lấy bánh ra, rửa qua trong nước lạnh, thay một lượt nước mới khác, bánh sẽ rền, ngon hơn.
Ép bánh, bảo quản
Sau khi luộc xong, vớt bánh ra rửa sạch lá trong nước lạnh cho hết nhựa, để ráo. Xếp bánh thành nhiều lớp, dùng vật nặng đè lên để ép bánh cho ra nước, chắc mịn (tục gọi là để cho rền bánh) và phẳng đều trong vài giờ. Hoàn tất công đoạn ép bánh, bánh được treo lên chỗ khô ráo trong nhà để bảo quản.
Bánh thường được treo ở nơi thoáng mát, không bụi bặm, ẩm thấp để tránh bị mốc và ôi thiu, tùy thời tiết có thể để được hàng tháng trời không hỏng. Nhiều vùng ngày xưa còn đưa bánh xuống ngâm dưới ao hoặc giếng nước để bảo quản, lá bánh với nhựa của gạo khi nấu là lớp màng ngăn nước lọt vào làm hỏng bánh. Cách ngâm nước bảo quản bánh chưng tương truyền gắn với sự tích vua Quang Trung​ tiến quân ra Bắc Hà vào dịp tết nguyên đán năm Kỷ Dậu (1789), nhân dân bỏ bánh chưng xuống ao, ngừng ăn tết nhằm hoàn tất đại cuộc phá Thanh và ăn tết muộn sau đó. Tuy nhiên, hiện cũng ít nơi còn sử dụng phương thức bảo quản này.
Trên bàn thờ ngày tết không thể thiếu bánh chưng và bánh thường được bày theo cặp. Nhiều người cầu kỳ còn bóc bỏ lớp lá bên ngoài của bánh và gói lại bằng lá tươi mới, sau đó buộc lạt màu đỏ trước khi đặt lên bàn thờ.

Bánh chưng vuông thường được cắt chéo bằng chính lạt gói bánh đó.

Trên mâm cỗ ngày Tết, bánh chưng vuông thường được cắt chéo bằng chính lạt gói bánh đó, bánh chưng dài thường cắt lát ngang, gọi là "đồng bánh", để ăn cùng với dưa hành, nước mắm rắc chút bột tiêu. Ra sau tết, bánh có thể bị lại gạo, bị cứng, khi đó người ta thường đem rán vàng trong chảo mỡ và ăn kèm với dưa góp.
Trên đây là các công đoạn chuẩn bị và cách gói bánh chưng thông thường tại các gia đình cộng đồng người Việt vào dịp Tết.
@ IHI: mimi thuộc thế hệ giữa 8x những năm đầu 9x gia đình vẫn gói bánh chưng, giờ chỉ còn trong ký ức. Vẫn mong bao giờ cho đến ngày xưa :D
 

mimi1986

Điều hành cấp cao
Gói bánh chưng bằng khuôn


Gói khuôn thì hơi rắc rối ở phần xếp lá vào khuôn, còn lại thì làm nhẹ nhàng hơn gói bằng tay rất nhiều. Bánh gói khuôn có hình dáng rất đẹp, vuông thành sắc cạnh. Tết chưng bàn thờ hay đem biếu là khỏi chê.
Đầu tiên là phải có khuôn gỗ. Khuôn gỗ phải hình vuông, không đáy, không nắp. Sử dụng khuôn 15x15, cao 5cm cho ra bánh khoảng 1,3kg - 1,5 kg.
Bánh gói khuôn quan trọng là cách xếp lá và bẻ mép lá cho khéo thì bánh ra rất đẹp. Gói khuôn sẽ cần 6 lá cho 1 bánh.
Lá sau khi lau sạch, tước bỏ sống lá thì cắt bỏ gốc lá và đầu lá sao cho khi gấp đôi lá lại sẽ có chiều dài bằng với chiều dài khuôn.
Lá sau khi cắt, gấp đôi theo chiều dọc

P1310066.jpg
Sau đó gấp đôi theo chiều ngang
P1310067.jpg
Xếp 2 sợi lạt thành hình chữ thập rồi cho khuôn lên.Cầm lá cho vào 1 bên cạnh khuôn

P1310069.jpg
Mở lá ra theo chiều dọc, cho mép lá kia sát cạnh khuôn cùng bên. Lá sẽ tạo thành 1 góc vuông

View attachment 230
Phần mép lá nằm phía dưới thì bẻ mép 2 cạnh lá lại, tạo thành hình tam giác dưới đáy

P1310072.jpg
Dùng 1 lá khác lặp lại như vậy với góc đối diện
View attachment 232
Dùng thêm 2 lá cho vào hai góc còn lại, 2 lá này khi cho vào phần mép phía dưới không cần bẻ mép lá thành hình tam giác nữa mà mở hẳn ra. Mở ra để tạo thành đáy cho nếp lên trên
P1310076.jpg

(còn tiếp)
 

mimi1986

Điều hành cấp cao
Dùng thêm 1 lá không cần xếp cho hẳn vào trong khuôn. Mục đích là tạo nên 1 lớp đáy chắc chắn, khi nấu bánh lâu, bánh sẽ không bị xì ra


P1310078.jpg
Cho nếp , đậu, thịt lên lá
P1310080.jpg

Trên cùng là lớp nếp và thêm 1 lá đậy hẳn lên trên nếp. Xếp các mép lá thừa lại cho gọn, xếp 2 bên rồi xếp lại lần nữa. Lấy khuôn ra khỏi bánh ( cách dễ nhất là nhấc khuôn ra và kéo khuôn đeo vào tới khuỷu tay, khi bánh cột 1 sợi lạt rồi thì mới cho khuôn ra ngoài hẳn). Cột 3 lạt ngang

P1310081.jpg

Cột 3 lạt dọc. Vậy là xong. Bánh gói khuôn bao giờ cũng đẹp, 10 cái như 10.
P1310082.jpg
 

thuypx1983

Thành viên
dân gian ta đã truyền lại câu ca dao sau:

Thịt mỡ dưa hành câu đối đỏ
Cây nêu tràng pháo bánh trưng xanh
 
Top