Tín ngưỡng thờ mẫu ở việt nam

kilantu84

Moderator
Tín ngưỡng thờ mẫu là một nét đặc trưng của tín ngưỡng dân gian Việt Nam. Người ta cho rằng tín ngưỡng này bắt nguồn từ tín ngưỡng thờ Mẹ Đất vốn đã có từ thời tiền sử.
Ở nước ta điện thờ Mẫu có ở khắp nơi từ đồng quê tới thành thị, rồi miền núi…Nơi thờ Mẫu có khi chỉ là một ban thờ nhỏ trong nhà, cũng có khi lại to lớn như một điện phủ nguy nga.
Do ảnh hưởng của đạo giáo Trung Hoa, tín ngưỡng thở Mẫu ở nước ta phát triển hình thành tín ngưỡng thờ Tam Phủ (Thiên phủ ở miền Trời có Mẫu Cửu Trùng, Sơn phủ ở miền rừng núi có Mẫu Thượng Ngàn, Thủy phủ ở miền sông nước có Mẫu Thoải). Tứ phủ bao gồm 3 Phủ trên tức là Tam phủ và Phủ Trần Gian có Mẫu Liễu Hạnh. (ở Việt Nam ta đền thờ Mẫu Liễu Hạnh ở Thanh Hóa “Đền Sòng” là cổ nhất, ngoài ra còn có Phủ Giầy “Nam Định”, Phủ Tây Hồ “Hà Nội”). Tới thế kỉ XVI, trên cơ sở tín ngưỡng Tam Phủ, Tứ Phủ với sự ra đời của Thánh Mẫu Liễu Hạnh, một tôn giáo bản địa sơ khai được hình thành, đó là đạo Mẫu. Đạo Mẫu đã có bước phát triển, bước đầu hình thành một hệ thống tương đối nhất quán về điện thần với các Phủ, các hàng Điện Thần của Đạo mẫu có hàng chục vị nhưng tựu lại đều dưới sự điều khiển của Tam Tòa Thánh Mẫu, trong đó có một vị Mẫu cao nhất – Mẫu Liễu Hạnh, được xem như là hóa thân của Mẫu Thượng Thiên. Những nghi lễ của Đạo Mẫu đã bước đầu được chuẩn hóa trong đó nghi lễ “hầu bóng” là một điển hình.
Cho tới nay, tín ngưỡng thờ Mẫu đã phát triển sâu rộng trong cả nước, được nhiều người Việt ở nước ngoài thờ phụng. Ở mỗi địa phương tín ngưỡng thờ Mẫu đều có sắc thái văn hóa riêng do ảnh hưởng của quá trình phát triển kinh tế, và sự giao lưu văn hóa giữa các vùng miền.
Hầu hết các điện thờ Mẫu thường được xây dựng tại những nơi đất lành có sông hồ bao bọc, hoặc dựng lại một không gian cần phải có ứng với thuật phong thủy của người xưa.Tại các vùng cao, điên thờ Mẫu thường được xây dựng trong các hang động.
Trong điện thờ Mẫu vị trí chư vị thánh thần được sắp xếp theo 3 tầng:
- Tầng trên không,
- Tầng ngành trên ban, bệ thờ
- Tầng trệt
Ở tầng không là sự hiện diện cảu đôi mãng xà (còn gọi là Ông Lốt) tượng trưng cho quan lớn Tuần Tranh. Một con màu trắng, một màu sẫm quấn trên sà ngang phía bên trái bên trên bàn thờ.
Ở tầng ngang bên trên ban bệ thờ là một dãy bàn (có khi chỉ gồm một bàn) từ ngoài vào cao dần, là nơi ngự của Thánh Mẫu và các chư vị Thánh.
Ở hạ ban (tầng trệt) bao giờ cũng thờ ông Năm Dinh hay thánh Ngũ hổ tướng quân, với biểu trưng là tượng hoặc bức tranh hổ, phía trước tượng hoặc tranh có đặt một bát hương.
Trong các điện thờ Mẫu, trước ban thờ Mẫu có treo tầng tầng lớp lớp các đồ vàng mã như nón (quai thao, nón chóp), hài, thuyền rồng, đèn lồng,.. với đủ màu sắc, kích thước. Điều này rất dễ hiểu vì trong đạo thờ Mẫu, từ Thánh Mẫu tới các hàng Quan, hàng Chầu, ông Hoàng, các Cô, Cậu đều gồm các vị thần linh xuất thân từ mọi miền đất nước, chốn núi rừng, nơi ven biển…. Điều này cũng thể hiện ngay ở những bộ xiêm y màu sắc rực rỗ mặc trong những điệu múa thiêng liêng khi làm lễ.
 
Top