Lễ cầu an

kilantu84

Moderator
Lễ cầu an được tổ chức vào cuối xuân, đầu hạ. Người xưa cho rằng mùa ấy thường có dịch khí do quỷ thần gây ra, nên cầu cúng cho dân làng được an lành.
Tục thờ làm hai đàn, một đàn nội và một đàn ngoại. Đàn nội thờ Trời, Phật, Thánh, Nam Tào, Bắc Đẩu và thần Đương Niên, Đương Cảnh, Ngũ Phương chi thần
Đàn ngoại thờ Minh Vương, có hai viên văn, võ đứng đầu, văn cầm bút, đứng tả, võ cầm kiếm đứng bên hữu, ngoài có 5 vị ôn chúa, mỗi vị một sắc mũ, áo, có 5 thanh kiếm và 5 lá cờ
Lại có một hình nhân tay chống thanh quất trông vào đàn nội, gọi là ông Giám đàn.
Các đồ cúng thường là hương, hoa, đăng, trà quả. Trong khi dâng cúng, có hai vị sư, mặc áo cà sa tiến hành nghi thức làm lễ.
Dâng lục cúng xong thì cúng cát đoạn, hoặc gọi là cát khiên. Có một sợi dây chăng từ đầu nọ tới đầu kia, treo quần áo giấy và sáu trăm ba mươi đồng kẽm. Cúng xong, pháp sư cầm dao cắt sợi dây cho đứt đôi, tượng trưng cho cắt đứt sợi dây oan nghiệt để giải cứu chúng sinh.
Tiếp đến cúng cây phướng còn gọi là tràng phiên, sau khi cúng tràng phiên. Người ta cúng thí thực rồi tiếp tới là phóng sinh. Cúng thí thực là cúng cơm nắm, cháo, bỏng… để bố thí chúng sinh còn phóng sinh là mua cá, ốc, chim … rồi đem thả cho nó được sống lại, việc làm đó là làm phúc đức để cầu lấy việc bình an.
 

trungtvls

Điều hành cấp cao
Lễ này thường được tiến hành ở vùng miền nào bạn ơi ? Quê mình ở Quảng Bình, Nghệ an, không biết gì về lễ này cả
 

kilantu84

Moderator
Lễ này thường được tiến hành ở vùng miền nào bạn ơi ? Quê mình ở Quảng Bình, Nghệ an, không biết gì về lễ này cả

hijj, có mà bạn, nghi lễ này từ thời xưa đã có rồi, chắc bạn chưa có dịp được biết đó thôi. ah mà giờ thì cũng ít khi được thấy nghi lễ cầu an này thật.
 
Top