Hoàng tuyền

dontsayloveme2

Thành viên kỳ cựu
Đây là tài liệu do minhthong09 dịch và đưa lên trang tuvilyso.net, có chú thích Tài liệu này là gia bảo của họ Lê ở Thanh Oai Bối Khê.
Với số vốn Nho học ít ỏi hạn hẹp tôi tạm dịch một số từ Hán Việt mong các bạn giúp bổ túc phần thiếu xót.
1) Nhập Thủ: Nhập là đi vào Thủ là đầu như chữ Nguyên thủ là người lãnh tụ. Như vậy Long Nhập Thủ là Long dẫn khí vào huyệt và có tính cách quan trọng như một người cầm đầu hay lãnh tụ.
2) Tiêu Xuất: Tiêu là triệt tiêu làm cho mất đi và Xuất là đi ra như xuât ngoại.
3) Quan Lộc đáo Đường: Quan là làm Quan, Lộc là Bổng Lộc,đáo là đến và Đường là Minh Đường nơi thuỷ tụ phía trước huyệt. Vị trí Quan Lộc tính theo cách an sao Lộc Tồn trong Tử Vi như can Giáp Lộc tại Dần..v..v.. Trong trường hợp Canh hướng thì Lộc tại Khôn Thân.
4) Triều lưu là chảy đến.
5) Quản giáo thử dịa xuất Anh Hiền: Quản là Quản di Ngô một danh sư của Đia Lý Chính Tông trước thời Quách Phác, giáo là giảng dạy, thử địa là thế đất này và Xuất Hiền Tài là sinh ra người hiền lương và tài giỏi.
 

dontsayloveme2

Thành viên kỳ cựu
Giải thích cách dùng La kinh cho Hoàng Tuyền.

1) Nếu như Long từ tay phải Đinh, Ngọ, Tỵ nhập thủ mà Ta lập Canh hướng mà lại có Khôn thuỷ lai tiêu xuất ở phương Quý Sửu như thế là Quan lộc đáo Đường. Sách có nói rằng: Canh hướng thuỷ triều lưu nhập Khôn. Quản giáo thử địa xuất Anh Hiền. Nhưng nếu Khôn thượng tiêu khứ mà ngộ (lầm) Canh hướng như thế là lưu phá Quan Lộc gây nên chết non bại tuyệt và đó là Sát nhân Hoàng Tuyền.

2) Nếu như các Long từ tay phải Hợi Nhâm Tý Quý Sửu Cấn nhập thủ xem là các Âm Long thuộc Thuỷ Thổ Ta lập Đinh hướng kiêm Mùi tức là Mộ hướng của Hợi Mão Mùi. Trước mặt Huyệt có giòng nước chảy từ Trái qua Phải xuất khứ ở Khôn như thế thuộc về Cứu Bần Hoàng Tuyền "Đinh Khôn chung thị vạn tư sương". Trái lại như thuỷ khứ tại vi trí Đinh Mùi Ta lập Mùi Đinh hướng Khôn thân thuỷ lai như thế là phối Tử Tuyệt thuỷ của Hợi Mão Mùi lai đáo Đường cho nên là Sát Nhân Hoàng Tuyền.

3) Nếu lại có Long là Dương Thuỷ Thổ phía tay trái dến Nhập Thủ. Trước mặt Huyệt có giòng nước chảy từ Phải qua Trái xuất khứ tại Ất Thìn. Nên lập hướng Khôn kiêm Thân như thế là lập Sinh hướng của Khôn Mhâm Ất Thân Tý Thìn. Canh là Tham Lang thuỷ cứu người sắp tuyệt tự có con rất mau hoặc được Khôn thuỷ nghịch chuyển triều Đường giúp việc học hành đổ đạt cũng mau. Nhưng nếu Canh thuỷ Khứ lại là Hoàng Tuyền Sát Nhân.

Tiếp theo là phần bổ sung thông tin của ASVN.
 

dontsayloveme2

Thành viên kỳ cựu
1- Câu này cả hai phái Tam Hợp cũng như huyền không đều cho là đúng nhưng giải thích khác nhau. Một dựa vào thể (Long) một dựa vào dụng (Kỳ môn)

2- Cách Minh Thông giải thích là kiến giải của phái Tam Hợp chỉ kỵ thuỷ chảy đi mà không kỵ thuỷ chạy lại

3- Long từ phải tới tiêu xuất ở quí sửu thì nước từ trái lại xuất tại mộ khố là kim cục tả hành tính thuận chiều kim đồng hồ thì khôn là Lâm Quan. Theo quan điểm của phái Tam Hợp thì tại lâm quan cần tiến thuỷ thần nếu gặp thoái thần thì gọi là thuỷ phá Lâm Quan tức hoàng tuyền. Các cục khác cũng tương tự mà giải thích.

Quan điểm của ASVN: giải thích như vậy nếu xét lâm quan đơn thuần thì OK nhưng còn sinh, quan đới, đế vượng... thì sao? xem ra lời giải thích của phái Tam Hợp trong trường hợp này là chưa thoả đáng.

(chỉ lấy một cục làm ví dụ - Kim cục)

Sửu ngưu nạp canh đinh chi khí (Tức nước phương đinh vợ tại quan đới phối với nước phương canh chồng tại phương vượng đi ra tại mộ sửu là hợp với cách của kim cục)

Canh đinh khôn thượng thị hoàng tuyền (Minh thông đã giải thích)

Quý qui cấn vị phát văn chương (quý là mộ khố của kim cục, theo Phái Tam Hợp thì mộ khố là kho tàng thâu liễm nước cần qui về đây, tuy vậy lại chảy đi tại đây thì không tốt mà cần phải vòng sang tử, tuyệt mà khứ mới là thượng cách do vậy mới có câu của cụ Tả Ao: "nước sinh nước vượng chầu về nước tử nước tuyệt chảy đi mặc lòng")

Căn cứ vào ba câu khẩu quyết trên (cùng mộ khố cùng phối thuỷ) ta có thể thấy chúng có liên quan đến nhau chặt chẽ như cùng do một người thông hiểu một loại "lý luận" mà viết ra vậy.

Quan điểm của người ASVN: rõ ràng là Phái Tam hợp là chủ nhân của các câu khẩu quyết trên ấy vậy mà Thẩm Trúc Nhưng lại cho rằng không phải do phái Tam Hợp viết ra mà chỉ giải thích nó sai đi thì thật là không đúng.

Ta sẽ phân tích hai câu còn các câu khác thì tương tự
1-Canh đinh khôn thượng thị hoàng tuyền
2-Tân nhập kiền cung bách vạn trang

Câu một : một cuộc đất có thể có "Tám cung thành môn" (Ông thày Tàu dạy có hai thôi làm cho quân ta học theo chúng không chịu suy nghĩ thì thua nó rồi còn gì). Giả sử ta lập canh hoặc đinh hướng thì đinh là âm nhân nguyên long còn canh là dương địa nguyên long trong khi khôn là dương thiên nguyên long vậy theo nguyên tắc "đồng nguyên nhất khí" thì phạm vào Hoàng Tuyền

Câu hai : Tân hướng lấy hợi là thành môn nói Kiền có nghĩa là hợi tàng trong đó - Nhất quái quản tam sơn (nếu giải thích như vậy thì không sai nhưng quá thâm hiểm).

Tiếp theo là phần chép lại Thẩm thị Huyền không của longly.
 

dontsayloveme2

Thành viên kỳ cựu
Có người hỏi: Thuyết Bát Sát Hoàng Tuyền là như thế nào?

(Thẩm Trúc Nhưng) Đáp rằng: Thuyết Bát Sát khởi nguồn từ phép Chiêm Phệ của Dịch học, chẳng liên quan gì tới môn Địa Lý. Ngày nay phái Tam Hợp áp dụng thuyết này nhưng họ không biết rõ nguyên lưu. Nếu lấy từng hào của 24 sơn phối hợp thì sẽ biết ngay sự sai lầm của nó. Tuy họ Tưởng (Tưởng Đại Hồng) bác bỏ thuyết này nhưng ông lại không vạch ra điều sai lầm này, thật là đáng tiết. Nay xin lấy từng cữ của 24 sơn ra trình bày đối chiếu ở đây để có thể thấy rõ ràng hơn.

Trong "Bát Diệu Sát quyết" có viết:

"Khảm long Khôn thố Chấn sơn hầu
Tốn kê Kiền mã Đoài xà đầu
Cấn hổ Ly trư vi sát diệu
Mộ trạch phùng chi nhất thời lưu"

(Khảm là rồng, Khôn là thỏ, sơn Chấn là khỉ
Tốn là gà, Kiền là ngựa, Đoài là đầu rắn
Cấn là cọp, Ly là heo, thảy đều sát diệu - tức các sao dữ
Nhà cửa mộ phần gặp một trong số đó là chấm dứt)

Phàm trong tám quẻ thuần, lục thân mà khắc bản quái tức là sát diệu, tức sát diệu là hào quan quỷ. Nhưng thật ra không thể cố chấp đoán định hào quan quỷ là sát diệu, vì hào quan quỷ cũng có lúc cát có lúc hung. Cố chấp định rằng hào quan quỷ là sao dữ, tong môn Bốc Phệ còn không được, huống hồ trong môn Địa Lý. Chẳng hạn như:

1) Khảm là rồng, Khảm thuộc thuỷ, nội quái hào sơ là Mậu Dần mộc; hào nhị là Mậu Thìn thổ; hào tam là Mậu Ngọ hoả; ngoại quái hào tứ là Mậu Thân kim; hào ngũ là Mậu Tuất thổ; hào thượng là Mậu Tý thủy. Do Mậu Thì thổ có thể khắc Khảm thủy, mà Thìn thuộc long, cho nên gọi Khảm là rồng. Diệp Cửu Thăng lại nói: cung Khảm có hai hào quỷ, vì vậy Mậu Tuất cùng là sát diệu của cung Khảm.

2) Khôn là thỏ, Không thuộc thổ, nội quái hào sơ là Ất Mùi thổ; hào nhị là Ất Tỵ hoả; hào tam là Ất Mão mộc; ngoại quái hào tứ là Quý Sửu thổ; hào ngũ là Quý Hợi thủy; hào thượng là Quý Dậu kim. Do Ất Mão mộc có thể khắc Khôn thổ, mà Mão thuộc thỏ nên gọi là Khôn thỏ.

3) Chấn là khỉ, Chấn thuộc mộc, nội quái hào sơ là Canh Tý thủy; hào nhị là Canh Dần mộc; hào tam là Canh Thìn thổ; ngoại quái hào tứ là Canh Ngọ hỏa; hào ngũ là Canh Thân kim; hào thượng là Canh Tuất thổ. Do Canh Thân kim có thể khắc Mão mộc, mà Thân là thuộc khỉ cho nên gọi Chấn là khỉ.

Còn lại dựa theo phép Chiêm Bốc mà suy ra, có thể thấy ngay dùng phép Chiêm Bốc ứng dụng vào Địa Lý là có nhiều điều không hợp.

Có người hỏi: "Bát sát hoàng tuyền" được Tích Ngô Tử xem là phép tắc đúng đắn, không biết thật sự có lý hay không?

Đáp rằng: Rất có lý, ông ta rất tinh thông lý thuyết phái Tam Hợp, nay lại học theo Huyền Không đã ngộ ra bí quyết thành môn, nhất định có thể nghiền ngẫm thấu đáo lý lẽ của nó. Ông ta viết như sau:

"Canh Đinh Khôn thượng thị hoàng tuyền
Khôn hướng Canh Đinh bất khả ngôn
Tốn hướng kỵ hành Ất Bính thượng
Ất Bính tu phòng Tốn thuỷ tiên
Giáp Quí hướng trung ưu kiến Cấn
Cấn hướng tu chi Giáp Quí hiềm
Kiền hướng Tân Nhâm hành bất đắc
Tân nhâm thuỷ lộ phạ phú Kiền”

Không có chữ nào là không có ý nghĩa tinh xảo, từng chữ đều hữu dụng. Những người học theo phái Huyền Không thì cho rằng đây là cách dùng của phái Tam Hợp nên không chịu tham khảo thêm, cũng có rất nhiều người còn rêu rao đây là ngụy pháp.

Có người lại hỏi thêm: Phép "Bát sát hoàng tuyền" càng suy nghĩ càng rối rắm không đầu mối. Tôi đã nghiềm ngẫm từng chữ để tìm tinh nghĩa nhưng rốt cuộc cũng chẳng hiểu gì. Đương thời chỉ sử dụng phép này một cách cứng nhắc để hạ tánh cho người mà thôi. Nay muốn biết ý của nó căn cứ ở đâu, tinh túy của nó là ở chổ nào? Xin tiên sinh chỉ giáo cho.

Đáp rằng: Lý của nó là thành môn. Câu "Canh Đinh Khôn thượng thị hoàng tuyền" (Canh đinh ở Khôn là hoàng tuyền) là nói về các cuộc đất sơn Giáp hướng Canh, lấy cung Khôn làm thành môn; sơn Quý hướng Đinh cũng có thể lấy cung Khôn làm thành môn. Nhưng Canh địa nguyên thì thành môn ở Mùi, Đinh nhân nguyên thì thành môn ở Thân, nếu gặp Khôn tức phạm vào bệnh âm dương khác biệt, cho nên mới nói hoàng tuyền (suối vàng).

Câu "Khôn hướng Canh Đinh bất khả ngôn" (Hướng Khôn thì không thể nói Canh Đinh) là chỉ thành môn của sơn Cấn hướng Khôn ở hai cung Ly Đoài. Là Khôn thiên nguyên đương dụng Ngọ của cung Ly và Dậu của cung Đoài làm thành môn. Nếu dùng thuỷ Đinh Canh tức là phạm vào bệnh âm dương khác biệt.

Chỉ hai câu này thôi là đã bao quát hết phép tam nguyên ngũ tinh rồi vậy. Chỉ sợ người học không hiểu nên nay lại giải thích thêm hai câu, còn lại ắt tự nhiên sẻ thấu triệt.

Câu "Tốn hướng kỵ hành Ất Bính thượng" (Hướng Tốn kỵ đi trên Ất Bính) là chỉ thành môn của sơn Kiền hướng Tốn ở hai cung Chấn Ly, là Tốn thiên nguyên dùng Mão của cung Chấn, Ngọ của cung Ly làm thành môn. Nếu dùng thủy Ất Bính tức phạm vào bệnh âm dương khác biệt.

Câu "Ất Bính tu phòng Tốn thuỷ tiên" (Ất Bính trước tiên cần phải phòng Tốn thuỷ) là nói sơn Tân hướng Ất lấy cung Tốn làm thành môn. Sơn Nhâm hướng Bính cũng lấy cung Tốn làm thành môn. Nhưng Ất nhân nguyên thì thành môn tại Tỵ; Bính địa nguyên thì thành môn tại Thìn, nếu gặp Tôn tức phạm vào bệnh âm dương khác biệt.

Bí quyết của ông (Tích Ngô Tử) không kém thủy pháp của Tư Mã Đầu Đà, suy ngẫm kỹ lưỡng sẽ thấy rành rành là rất cần cho thuỷ pháp. Người học cứ tịnh tâm đọc từng chữ từng câu, tự sẽ ngộ ra bí quyết thủy pháp của ông.

Lấy thủy đến làm thủy hoàng tuyền, thủy đi làm bát sát, nếu ở phương sinh mà vắt ngang qua thì không kỵ những lời này. Người truyền dạy không nói ra bí quyết khiến cho hậu nhân không hiểu được, tôi nay lạm phép chú giải thêm vào. Phàm trước hướng không có thủy thì khí mạch không thể kết được, lúc ấy không thể không làm theo những lời này để tuyển chọn mộ.

Họ Tưởng (Tưởng Dại Hồng) khi biện luận cứ một mực nặng lời chê trách người khác mà không đính chính chỗ sai lầm để quét sạch ngụy pháp khiến cho phái Tam Hợp không còn đất dung thân; tuy ông có công mở đầu nhưng đây cũng là sở đoản của họ Tưởng. Như ông nói "Địa chi Bạch Hổ lưỡng hoàng tuyền" thì thật là vô lý quá, ngay cả những người học theo phái Tam Hợp cũng không tin được. Lại còn nói "Cứu bần hoàng tuyền" là "Bát sát hoàng tuyền".

Có người hỏi: Cứu bần hoàng tuyền so với sát nhân hoàng tuyền là khác nhau, nhưng khi thực hiện thì giống nhau là sao?

Đáp rằng: Khẩu quyết "Cứu bần hoàng tuyền" có viết rằng:

"Tân nhập Kiền cung bách vạn trang
Quý qui Cấn vị phát văn chương
Ất hướng Tốn lưu thanh đương quý
Đinh Khôn chung thị vạn tư tịch"
(Tân vào cung Kiền thì nhà cửa trăm vạn
Quý quy về cung Cấn thì phát về văn chương khoa cử
Ất hướng về cung Tốn thì quý hiển trong sạch
Đinh tới Khôn thì thiên kinh vạn quyển)

Lời này thoạt xem giống như câu đố. Thật ra ý nói cử ra bốn quẻ chính để dùng bốn quẻ duy, mà cũng có thể dùng bốn quẻ chính làm cứu bần hoàng tuyền. Như Tân Quý Ất Đinh của nhân nguyên thì thành môn Tân ở Kiền, Quý ở Cấn, Ất ở Tốn, Đinh ở Khôn mà thôi. Không nói đến Hợi Dần Tỵ Thân, vì bốn chữ này bao quát ở trong bốn quái Kiền Cấn Tốn Khôn rồi.

Khẩu quyết "Cứu bần hoàng tuyền" lại viết rằng:

"Dòng thủy chầu hướng Canh nhập vào Khôn là cai quản đất này xuất người hiền tài.
Dòng thủy chầu hướng Nhâm nhập vào Khôn thì con cháu ngày sau sẽ có tiếng tâm vẻ vang"

Đây là cử ra các cuộc Canh Bính Giáp Nhâm, đều là quẻ tứ chính của địa nguyên. Phàm thủy hai bên phải trái của hướng hợp nguyên vận tức là thành môn, cho nên nói Canh tại Khôn, Bính tại Tốn, Giáp tại Cấn, Nhâm tại Kiền mà thôi; không nói đến Thìn Tuất Sửu Mùi, vì bốn chữ này đã bao quát ở trong Khôn Tốn Cấn Kiền rồi.

Còn hoàng tuyền không đề cập thiên nguyên là vì như đã đề cập ở trên: "Trong Ất cần phòng Tốn thuỷ trước ..."

Tóm lại, hoàng tuyền không luận sát nhân mà cũng không luận cứu bần, nên linh hoạt sử dụng, không được cứng nhắc, sát nhân hay cứu bần cách nhau chỉ gang tấc thôi. Người đời nay theo phái Tam Hợp, một khi gặp hoàng tuyền thì lời giải thích đều thuộc bàng môn, muốn xem nhà của người cho tốt thật là khó vậy.

Có người hỏi: Hoàng tuyền có lý lẽ nhất định không?

Đáp rằng: Vật trong thiên hạ hiện ra tượng có thể thấy được, tức phải có số để suy tịnh Như hai câu: "Tân nhập Kiền cung bách vạn trang, Ất hướng Tốn lưu thanh đương quý" là nói thành môn ở Kiền Tốn, Kiền là thiên môn, Tốn là địa hộ, hướng Tân dùng thành môn của Kiền, không có đáo sơn đáo hướng. Song tinh hội hợp ở đầu hướng, vận 8 có thể dùng thành môn, ngược lại, hướng Ất dùng thành môn của Tốn thì không có đáo sơn đáo hướng. Song tinh hội hợp ở đầu hướng, vận 2 có thể dùng thành môn, Nhị Bát là số hợp thập. Lấy đó mà suy như sơn Giáp hướng Canh, sơn Canh hướng Giáp, cũng lấy Kiền Tốn làm thành môn. Sơn Giáp hướng Canh ở vận 4 là đáo sơn đáo hướng, cung Kiền có thể dùng làm thành môn tức sơn Canh hướng Giáp. Vận 6 đáo sơn đáo hướng, cung Tốn có thể dùng làm thành môn, Lục Tứ là hợp thập. Mấu chốt huyền diệu trong đó là ở chỗ lưu hành đối đãi mà thôi.

Tăng Xuân Nghi(*) nói: Phàm vận dụng thủy pháp mà đắc pháp tức là thành môn, vận dụng không đúng pháp tức là hoàng tuyền.

Bạch Hạc Minh(**) giải thích: Hai câu trên là tinh yếu của toàn thiên.

(*) Một phong thuỷ gia cùng thời với họ Thẩm
(**) Một phong thuỷ gia Hồng Kông, sau thời của họ Thẩm.
 

quaduong

Thành viên nhiệt tình
TẦNG THỨ BA: BÁT SÁT HOÀNG TUYỀN

Khảm Long, Khôn Thố, Chấn sơn Hầu
Tốn Kê, Kiền Mã, Đoài Xà đầu
Cấn Hổ, Ly Trư, vi sát diệu
Trach, mộ phùng chi, nhất khắc hưu
Trên đây là cái sát hàng đầu, rất kỵ cho việc tạo táng. Người ta thường gọi là Bát sát, chỉ có 8 cái phương sát:

Khảm long kỵ Thìn và Tuất 2 thuỷ lại,
Khôn long kỵ Mão thuỷ lại,
Chấn long kỵ Thân thuỷ lại,
Tốn long kỵ Dậu thuỷ lại,
Kiền long kỵ Ngọ thuỷ lại,
Đoài long kỵ Tỵ thuỷ lại,
Cấn long kỵ Dần thuỷ lại,
Ly long kỵ Hợi thuỷ lại,
mỗi long chỉ có 1 sát.
Còn về chọn ngày tạo mệnh thì ở năm, tháng, ngày, giờ kỵ dụng. Ví dụ như Khảm sơ thì kỵ mậu thìn, mậu tuất, Khôn sơn kỵ ất mão, Chấn sơn kỵ canh thân, Tốn sơn kỵ tân mậu, kiền sơn kỵ nhâm ngọ, Đoài sơn kỵ đinh tỵ, Cấn sơn kỵ bính dần, Ly sơn kỵ kỷ hợi. Đó, đều do ở hào quan quỹ của hỗn thiên ngũ hành phạm sát.
Nếu tạo táng hay sửa chữa mộ ở phương đó cả hai việc; Trước hết đem thái tuế của năm, vào trung cung, tiến theo chiều thuận phi luân chuyển; sau lấy nguyệt kiến của tháng và ngày giờ phi ra 9 cung, như gặp quý tỵ, quý hợi của năm tháng ngày giờ vào trung cung, thì mậu tuất, mậu thìn đến nhất bạch, không nên sửa chữa ở phương khảm và tạo táng ở khảm sơn. Nếu gặp kỷ dậu niên, kỷ dậu nguyệt, kỷ dậu nhật, kỷ dậu thời nhập trung cung, chuyển đến ất mão là nhị hắc đáo khôn sơn thì có thể sửa hay là tạo táng ở khôn sơn được. Nếu như quý sửu niên, hay nguyệt, nhật, thời nhập trung cung phi chuyển đến canh thân, tân dậu đáo tam bạch, tứ lục thì không nên tu tạo ở 2 sơn chấn, tốn. Tân tỵ niên, nguyệt, nhật, thời nhập trung cung, luân chuyển tới ngọ là lục bạch, đáo kiền thì không nên tu tạo ở kiền sơn. Quý hợi niên, nguyệt, nhật, thời vào trung cung, luân chuyển đến bính dần là bát bạch đáo cấn thì không nên tu tạo ở cấn sơn. Ất mão niên, nguyệt, nhật, thời nhập trung cung phi chuyển đến đinh tỵ là thất xích đoài thì không nên tu tạo ở đoài sơn. Ất mùi niên, nguyệt, nhật, thời nhập trung cung phi chuyển đến kỷ hợi là cửu tử đáo ly, thì không thể tu tạo ở ly sơn được.Đó đều là bát sát quy cung, thì quyết định bách nhật nội, đại sinh hung hoạ thật nên tránh, đó là 8 cung sát nên cẩn thận chơ phạm vào.

Bài ca về hỗn thiên ngũ hành:
Kiền Kim, Giáp Tý, ngoại Nhâm Ngọ
Khảm Thuỷ, Mậu Dần, ngoại Mậu Thân
Cấn Thổ, Bính Thìn, ngoại Bính Tuất
Chấn Mộc, Canh Tý, Canh Ngọ lân
Tốn Mộc, Tân Sửu ngoại Tân vị
Ly Hoả, Kỷ Mão, Kỷ Dậu tầm
Khôn Thổ, Ất Mùi gia Quý Sửu
Đoài Kim, Đinh Tỵ, Đinh Hợi bình
Nghĩa là Kiền thuộc kim thì kỵ giáp tý và nhâm ngọ 2 phương, 7 cung kia cũng theo như thế mà suy nhận.Không kể chính sát hay bàng sát, chỉ kỵ ở chổ nạp giáp. Canh, Thân, Tân, Dậu đồng phạm với Ất, Mão; Cấn, Dần đồng phạm Nhâm, Hợi. Sơn và thuỷ đều có sát, sơn có sơn sát, thuỷ có thuỷ sát. Lập hướng gồm kỵ cả. Cho nên thuỷ hai dòng chảy lại, nước bên hữu lại thì trưởng tử bại, nước bên tả lại thì con thứ hai bại, nước chảy ngang trước mặt thì con thứ ba bại. Xem nước ở trên mặt ruộng sẽ thấy.
Hướng kỵ:
Khảm long thì kỵ Thìn Tuất hướng
Cấn long thì kỵ Dần hướng
Chấn long thì kỵ Thân hướng
Tốn long thì kỵ Dậu hướng
Ly long thì kỵ Hợi hướng
Khôn long thì kỵ Mão hướng
Đoài long thì kỵ Tỵ hướng
Kiền long thì kỵ Ngọ hướng
Đây là hào quan quỷ về hỗn thiên ngũ hành của tiên thiên bát quái.

Nam Phong
 

quaduong

Thành viên nhiệt tình
Và đây một bài về Hoàng tuyền ( Suối Vàng )nữa
HOÀNG TUYỀN

Nói đến HOÀNG TUYỀN là nói đến 1 phương vị gần như bất khả xâm phạm trong PT vậy. Bởi các Hung Phương như THÁI TUẾ, NGŨ HOÀNG SÁT, TAM SÁT thì chỉ theo năm mà di chuyển đi, còn HOÀNG TUYỀN là phương vị cố định. Khi nhà, mộ mà xác định hướng nào đó là đã có 1 vài phương hướng không thể phạm. Chữ "phạm" ở đây ý nói ở nhưỡng nơi ấy có thể kiêng kỵ: phóng thủy (thải nước ra), đường đi, nước chầu lại, lạch nước...vv...thậm chí ngay cả trổ cửa, chọn ngày giờ khởi công cũng phải tránh nó nữa đấy !. Hôm nay, tôi xin giới thiệu với các anh chị, các bạn 2 loại HOÀNG TUYỀN thường được nói đến nhiều nhất trong khoa PT. Đó là: TỨ LỘ HOÀNG TUYỀN và BÁT SÁT HOÀNG TUYỀN. TỨ LỘ HOÀNG TUYỀN: Canh, Đinh KHÔN thượng thị HOÀNG TUYỀN Ất, Bính tu phòng TỐN thủy tiên Giáp, Quý hướng trung ưu kiến CẤN Tân, Nhâm thủy lộ phạ đương KIỀN. Tức là làm nhà lập hướng CANH-ĐINH nên cẩn thận với nước phương KHÔN. CANH hướng mà thấy ở phương KHÔN có nước nên chảy đến, chảy đi là phạm HOÀNG TUYỀN. ĐINH hướng mà làm nhà thì nước phương KHÔN nên chảy đi, chảy đến là phạm HOÀNG TUYỀN. ẤT hướng thì phương TỐN nước nên chảy đi, chảy lại là phạm HOÀNG TUYỀN. BÍNH hướng thì nước phương TỐN nên chảy chầu lại, chảy đi là phạm HOÀNG TUYỀN. GIÁP hướng thì nước phương CẤN nên chảy lại, nếu chảy đi là phạm HOÀNG TUYỀN. QUÝ hướng thì nước phương CẤN nên chảy đi, nếu chảy lại là phạm HOÀNG TUYỀN. TÂN hướng thì nước ở KIỀN (CÀN) nên chảy đi, nếu chảy đến là phạm HOÀNG TUYỀN. NHÂM hướng thì nước ở KIỀN nên chảy đến, chảy đi là phạm HOÀNG TUYỀN. BÁT SÁT HOÀNG TUYỀN : Khảm Long, Khôn Thố, Chấn sơn Hầu. Tốn Kê, Kiền Mã. Đoài Xà đầu. Cấn Hổ, Ly Trư vi SÁT diệu. Phạm chi MỘ-TRẠCH nhất tề hưu. Nhà TỌA (mặt sau nhà) KHẢM thì ở phương THÌN (Long là Rồng, là cung Thìn) không nên trổ Cửa, đào Giếng, kỵ thấy lạch nước. Nhà TỌA KHÔN thì ở phương MẸO là kỵ. Nhà TỌA CHẤN thì ở phương THÂN là kỵ. Nhà TỌA TỐN thì ở phương DẬU là kỵ. Nhà TỌA KIỀN thì ở phương NGỌ là kỵ. Nhà TỌA ĐOÀI thì ở phương TỊ là kỵ. Nhà TỌA CẤN thì ở phương DẦN là kỵ. Nhà TỌA LY thì ở phương HỢI là kỵ. Và ngược lại cũng vậy. Tức là nhà tọa THÌN thì kỵ phương KHẢM vậy...... Ngoài ra, khi chon ngày khởi công , cũng phải TUYỆT ĐỐI TRÁNH chọn nhằm ngày phạm phải BÁT SÁT HOÀNG TUYỀN này. Đây là 1 yếu quyết trong nghề, nay xin hé tý bí mật cho các anh chị, các bạn biết, hy vọng các anh chị, các bạn không phạm phải ĐẠI HUNG SÁT này khi làm nhà. Nhiều người không biết, khi làm nhà chỉ đến các thầy xem ngày để lựa ngày khởi công, ngày đổ mái...vv...mà không biết rằng ngày khởi công phải do 1 thầy địa lý chuyên nghiệp mới chọn chính xác được. Vì các thầy xem ngày chỉ ngồi tại nhà, giở sách ra xem ngày theo sách vỡ, không đến tận nơi xem hướng thì rất dễ chọn lầm những ngày HUNG KỴ so với HƯỚNG và TỌA SƠN. Không chỉ có BSHT, mà còn nhiều HUNG SÁT khác, HUNG TINH khác liên quan tới Sơn, Hướng và ngày giờ. Nay xin chỉ ra ngày kỵ của BSHT với các Sơn tương ứng của nó: -CÀN sơn : kỵ ngày Bính ngọ, Nhâm ngọ. -KHẢM sơn : ........... Mậu Thìn, Mậu Tuất. -CẤN sơn : ........... Giáp Dần, Bính Dần. -CHẤN-TỐN : ........... Canh Thân, Tân Dậu. -LY : ........... Quý Hợi, Kỷ Hợi. -KHÔN : ........... Ất mẹo. -ĐOÀI : ........... Đinh Tị. Ngoài ra, trong vấn đề về đường hướng nước của thuật PT còn 1 vài loại Hoàng Tuyền khác như: BÁT DIỆU SÁT THỦY: Giáp phạ lưu Dần, Ất phạ Thìn Bính -Ngọ, Đinh-Mùi yếu thương nhân Canh-Thân, Tân-Tuất tu dương tị Nhâm-Hợi, Quý-Sửu thị hung thần. BẠCH HỔ HOÀNG TUYỀN : Kiền, Giáp, Khảm, Quý,Thân,Thìn sơn Bạch Hổ chuyển tại Đinh-Mùi gian Cánh hữu Ly, Nhâm, Dần kiêm Tuất Hợi sơn lưu thủy chủ ưu phiền. Chấn, Canh, Hợi, Mùi tứ sơn kỳ thủy nhược lưu Thân khước bất nghi. Cánh hữu Đoài, Đinh, Tị kiêm Sửu phạm trước Ất-Thìn Bạch Hổ khi. Khôn, Ất nhị cung Sửu mạc phạm thủy lai tất nam định vô nghì. Cấn, Bính sầu phùng Ly thượng ,hạ. Tốn, Tân ngộ Khảm họa nan di. Thử thị Hoàng Tuyền chuyên Hướng luận Khai môn-Phóng thủy ắt sầu bi. Xin cẩn trọng nhắc lại 1 lần nữa: HOÀNG TUYỀN xin chớ phạm ./.
 
Top