Bàn về cách Minh-Ám

Tuetvnb

Administrator

“Khoa minh - Lộc ám, vị liệt tam thai”
“Minh Lộc – Ám Lộc, cẩm thượng thiêm hoa”



Đây là 2 cách khá đặc biệt trong các cách Tử vi đẩu số. Đã có rất nhiều nhà Tử vi phân tích về cách cục này, đặc biệt – trong tạp chí KHHB phát hành trước năm 1975 tại Sài Gòn, Giáo sư Hoàng Quân đã có một số bài viết phân tích chi tiết về các cách cục này.

Tuy nhiên, theo như cách nhìn nhận và giải thích của Giáo sư Hoàng Quân thì cũng cần bàn lại đôi điều.

Trong bài viết, Gs Hoàng Quân định nghĩa “...Gọi là Khoa minh lộc ám khi Hóa Khoa thủ mệnh, nhị hợp có Hóa Lộc hoặc Hóa Lộc thủ mệnh, nhị hợp có Hóa Khoa....” – Như vậy thì chưa đúng lắm, cần phải xem xét thêm.

Trước hết phải tìm hiểu thế nào là “Minh”, “Ám”.

Trong hệ thống địa chi, có 2 trường hợp được gọi là HỢP, đó là Tam Hợp và Lục Hợp:

+ Tam Hợp, hay còn gọi là Minh hợp, gồm 4 nhóm : Dần – Ngọ – Tuất, Hợi – Mão – Mùi, Thân – Tý – Thìn, Tỵ - Dậu - Sửu

+ Nhị hợp, hay còn gọi là Ám hợp, gồm 6 cặp : Tý – Sửu, Dần – Hợi, Mão – Tuất, Thìn – Dậu, Tỵ - Thân, Ngọ - Mùi.

Như vậy

- Cách Khoa MINH – Lộc ÁM, tức là mệnh cung mà có Hóa Khoa trong Tam Hợp, Hóa Lộc (Hoặc Lộc Tồn) trong Nhị Hợp thì ứng cách “Khoa minh - Lộc ám, vị liệt tam thai”.

- Cách MINH Lộc – ÁM Lộc, tức là có Hóa Lộc trong tam hợp (minh) – Lộc tồn trong Nhị hợp (ám), hoặc ngược lại.

Có vài quan điểm được nêu ra ở đây:

Thứ nhất, có quan điểm cho rằng, 2 cách cục này chỉ xét riêng với Tứ Hóa, nghĩa là chữ Lộc ở đây thuần túy là Hóa Lộc chứ không có mặt Lộc Tồn. Nếu vậy, cách cục phải diễn lại như sau :

- Khoa Minh – Lộc Ám, Mệnh cung có Hóa Khoa trong Tam hợp, Hóa Lộc trong Nhị hợp
- Minh lộc – Ám lộc, Mệnh cung có Hóa Lộc trong tam hợp (HOẶC) Hóa Lộc trong Nhị hợp

Đẩu số toàn thư thì chú Lộc là Thiên Lộc, nhưng một số quan điểm khác thì cho rằng Lộc ở đây phải là Hóa Lộc. Theo nhìn nhận cá nhân, thì có lẽ Lộc ở đây là Hóa Lộc thì khả năng ứng hợp sẽ cao hơn. Vì nếu rơi vào cách này, thì ít nhất Mệnh cung cũng được từ 1 đến 2 cát hóa hợp chiếu, đó là tối quý. Nếu được cả Khoa Lộc hội hợp thì “vị chí tam thai – chức đến Tam công”, còn nếu chỉ có Lộc chiếu về thì cũng được “cẩm thượng thiêm hoa – Trên gấm thêu hoa” tô điểm thêm cho lá số.

Thứ 2, quan điểm về mức độ thành đạt của cách này, có đúng như Phú đoán “vị chí tam thai” (“Tam thai” là 1 trong 3 ngôi vị tể phụ triều đình)? – Đối với tử vi, nhất là các câu Phú tử vi, thì chỉ nên hiểu theo “ý”, mà chớ dụng “ngôn”. 2 cách trên được coi là Quý Cách – mà Quý cách thì đương nhiên là thuộc hàng sang quý. Nhưng còn có làm được đến Tam thai hay không, thì cần nhiều điều kiện nữa như Chính tinh sáng sủa, hội được quý tinh, văn tinh phò trợ... Vì dù sao, tử vi vẫn phải lấy chính tinh làm trọng.

Đặt vấn đề ra như thế, mong các cao nhân, bạn hữu rộng đường bàn luận.
 

trungtvls

Điều hành cấp cao
Cách an tứ hóa theo Nam phái



CAN
Hóa LộcHóa KhoaNhận xét
GiápLiêm TrinhVũ KhúcLiêm Trinh và Vũ Khúc vốn trong tam hợp - an theo Tử vi nên khả năng có Khoa lộc là Cao
ẤtThiên CơTử viTử vi và thiên cơ liền kề, giáp nhau nên chỉ có thể là Ám - khi đó, Tử vi và Thiên Cơ phải nhị hợp => Tử vi ở Sửu và Mùi là có cách này
BínhThiên ĐồngVăn Xương2 bộ sao khác nhau nên không kết luận được
ĐinhThái ÂmThiên CơTử vi Ngọ/Tí - Âm hợi - Cơ tỵ
Tử vi Tỵ/hợi - Âm tí - Cơ thìn
Tử vi Thìn/tuất - Âm sửu - Cơ mão - có thể hợp chiếu vào mệnh
Tử vi Mão/Dậu - Cơ Âm đồng cung Dần/Thân
Tử vi Dần/Mão - Cơ sửu - Âm mão - có thể hợp chiếu

Trường hợp này CAO
MậuThamHữu Bật2 bộ sao khác nhau nên không kết luận được
KỷThiên Lương12 thế đứng của Tử Vi không có Vũ và Lương tam hợp hoặc nhị hợp ???
Canh*NhậtThái ÂmÂm Dương thường hợp chiếu nên cách này hay xẩy ra -> CAO
Tân*CựVăn Khúc2 bộ sao khác nhau nên không kết luận được
Nhâm*LươngThiên PhủNhị hợp khi Phủ ở Tuất/Thìn;
QuýPháThái ÂmNhị hợp khi Âm(H) ở Dần, Phá(H) ở Hợi hoặc Âm(V) ở Thân, Phá (H) ở Tỵ;
 
Last edited by a moderator:
Top