[trao đổi] [Thẩm thị Huyền không] sao Vận, sao Năm, sao Tháng, sao Ngày

dontsayloveme2

Thành viên kỳ cựu



Nguyên tắc tính Đại vận Tiểu Vận Niên vân Nguyệt vận Nhật vận

Điểm khởi đầu

Phép Cửu tỉnh ra đời và được áp dụng để tính vận khí . Do phép tính phải lấy thời điểm 5 hành Kim Mộc Thủy Hỏa Thổ cùng mặt trăng mặt trời và trái đất ở trên một đường thẳng làm điểm xuất phát của năm đầu kỷ nguyên niên lịch -
Năm Giáp tý đầu tiên tương ứng với Nhất bạch Thủy tinh
Tính trường khí của năm , tháng , ngày , giờ , thường người ta chỉ nói đến Dương khí . Nhưng để tính Vận mệnh đời người thì phải tính cả Âm lẫn Dương
- Trường khí theo số Dương tăng dần cũng là trường khí của Nam
- Trương khí theo số Âm giảm dần là trường khí của nữ
Trường khí Cửu tinh không những chi phối các Đại vận , Tiểu vận mà còn chi phối cả Niên vận , Nguyệt vận , Nhật vận , và Thời vận nhưng quan trọng người ta chỉ quan tâm đến Tiểu vận và Niên vận
Cửu tinh của năm ( Niên vận ) của tháng ( Nguyệt vận )
Cửu tinh của năm , tháng theo quy tăc nghịch tức là theo quy luật số âm các số nhỏ dần từ 9-8-7-6-5-4-3-2-1-9
Theo trật tự này thì cứ 36 tháng được 4 vòng cửu tinh . Từ đó ta có quy luật
[chú thích: tháng giêng được hiểu là toàn bộ thời gian của tiết lập xuân và khí vũ thuỷ; như vậy thông thường ngày chứa tiết lập xuân có 1 phần thuộc tháng chap - 1 phần thuộc tháng giêng; ngày chứa tiết kinh trập có 1 phần thuộc tháng giêng - 1 phần thuộc tháng hai]
- Tháng Giêng các căm Tý Ngọ Mão Dậu là thuộc Bát bạch thổ tinh
- Tháng giêng các năm Dần Thân Tỵ Hợi là thuộc Nhị hắc Thổ tinh
- Tháng giêng các năm Thìn Tuất Sửu Mùi là thuộc Ngũ Hoàng Thổ tinh
* Năm giáp tý đầu tiên của vòng Giáp tý đầu thượng nguyên là Nhất bạch , vòng giáp tý Trung nguyên là Nhị hắc và của Hạ nguyên là Tam bích
Bảng....
[chú thích: 1 nguyên là 60 năm từ giáp tí đến quý hợi; chọn 1 năm giáp tí nào đó là 1, năm ất sửu tiếp theo là 2, đến năm quý hợi là 6 [(9x6)+6=60]. Kết thúc nguyên thứ 3 có quý hợi 9
ví dụ năm 1932 là 1, năm 1992 là 7, năm 2052 là 4
10-1 = 9; 10-7 = 3; 10-4 = 6;
15-6 = 9; 6-3 = 3; 6-0 = 6;
lấy năm dương lịch chia cho 9 lấy phần dư; lấy 15 trừ phần dư ≥6; lấy 6 trừ phần dư <6
1932:9 dư 6 > 9 cửu
1992:9 dư 3 > 3 tam
2052: 9 dư 0 >6 lục
]

* Tháng Giáp tý đầu tiên thuộc kỷ nguyên xa xưa cũng được nạp trường khí Nhất bạch Thủy tinh
* Ngày Giáp tý đầu tiên xưa kia cũng như Năm Tháng đều tương ứng với tiết Đông chí và mang trường khí Nhất bạch

Cửu tinh của ngày ( Nhật vận )

Khẩu quyết Tử bạch khởi nhật viết rằng :
Đông chí Nhất Thất Tứ
Hạ chí Cửu Tam Lục
Dương thuận Đông chí hậu
Âm nghịch thôi Hạ chí

Cách này trước hết tra ngày theo lục thập hoa giáp ,xem ngày ấy thuộc khí nào trong tam nguyên cửu vận , ngày theo lục thập hoa giáp không luận tiết mà luận khí
Ví dụ : Ngày Giáp Tuất sau Vũ thủy ,( ắt an Vũ thủy từ 7 )
Giáp tý 7 tính theo chiều thuận Ất sửu 8 ,Bính dần 9, Đinh Mão 1......đến Giáp tuất 8 vậy ngày Giáp tuất là ngày Bát bạch nhập trung cung
Hoặc muốn tính ngày Nhâm thân sau Xử thử ,vì xử thử chủ quản sau Hạ chí cho nên khởi tinh Xử thử từ 3 , tức lấy Giáp tý của khí sau Xử thử khởi từ 3 theo chiều nghịch thì : Giáp tý 3- Ất sửu 2 - Bính dần 1 Đinh mão 9 .......Nhâm thân 4
Ngày Nhâm thân sau xử thử là Tứ lục nhập trung cung
Phàm mọi tiết khí trước Đông chí đều lấy Âm nghịch Hạ chí làm mốc tính toán , mọi tiết khí trước Hạ chí đều lấy dương thuận Đông chí làm mốc tính toán . Theo đó một ngày trước Đông chí là ngày Giáp tý thì ngày Giáp tý này vẫn do khí Sương giáng quản vậy Giáp tý là 6 , mà Ất sửu là ngày Đông chí nên Ất sửu phải lấy Giáp tý Đông chí mà tính
Có người hỏi như thế có thoát tiết không vì số không liên tục . Đây là sự khác biệt về Âm Dương cho nên đừng nới chệch một ngày đến chệch môt giờ cũng phải tính như vậy
Hơi khó hiểu đọc mãi rồi sẽ hiểu -
Tôi xin cung cấp cho bạn một tờ lịch trong đó Đông chí là ngày Giáp tý
Bạn thử tìm xem đến năm nào lại có một tờ lịch mà Đông chí là ngày Giáp tý
Đó là tờ lịch tháng 12 năm 1899
Xem bảng
đông chí (giáp tí) 1 tiểu hàn (kỉ mão) 7 đại hàn (giáp ngọ) 4 lập xuân (kỉ dậu) 1
vũ thuỷ (giáp tí) 7 kinh trập (kỉ mão) 4 xuân phân (giáp ngọ) 1 thanh minh (kỉ dậu) 7
cốc vũ (giáp tí) 4 lập hạ (kỉ mão) 1 tiểu mãn (giáp ngọ) 7 mang chủng (kỉ dậu) 4
hạ chí (giáp tí) 9 tiểu thử (kỉ mão) 3 đại thử (giáp ngọ) 6 lập thu (kỉ dậu) 9
xử thử (giáp tí) 3 bạch lộ (kỉ mão) 6 thu phân (giáp ngọ) 9 hàn lộ (kỉ dậu) 3
sương giáng (giáp tí) 6 lập đông (kỉ mão) 9 tiểu tuyết (giáp ngọ) 3 đại tuyết (kỉ dậu) 6
chưa thấy chỗ nào giải thích, phi tinh ngày quý hợi cốc vũ – cuối mang chủng giống phi tinh ngày giáp tí hạ chí – cuối lập thu, phi tinh ngày quý hợi sương giáng – cuối đại tuyết giống phi tinh ngày giáp tí đông chí – cuối lập xuân.
 

dontsayloveme2

Thành viên kỳ cựu
Đây là điều cần giải thích
phi tinh 1: giáp tí (19/12/2014) ... đông chí (22/12/2014) ... 3 ngày
phi tinh 6: quý hợi
phi tinh 7: giáp tí (17/2/2015) ... vũ thuỷ (19/2/2015) ... 2 ngày
phi tinh 3: quý hợi
phi tinh 4: giáp tí (18/4/2015) ... cốc vũ (20/4/2015) ... 2 ngày
phi tinh 9: quý hợi
phi tinh 9: giáp tí (17/6/2015) ... hạ chí (22/6/2015) ... 5 ngày
phi tinh 4: quý hợi
phi tinh 3: giáp tí (16/8/2015) ... xử thử (23/8/2015) ... 7 ngày
phi tinh 7: quý hợi
phi tinh 6: giáp tí (15/10/2015) ... sương giáng (24/10/2015) ... 9 ngày
phi tinh 1: quý hợi
giả sử cách phi tinh trên [6 ngày giáp tí gần 6 trung khí giữa mùa nhất] là đúng thì ngày giáp tí gần đông chí và hạ chí nhất có phi tinh giống ngày quý hợi liền trước. Vẫn không thoả mãn sự liền mạch ±1 của phi tinh.
 

Tuấn Anh

Thành viên tâm huyết
Nghiên cứu lưu nhật phi tinh trước tiên phải biết công thức bài bố của nó

Cần tra ngày Giáp tý của 6 trung khí
1- Vũ thủy trong tháng Giêng
2 - Cốc vũ trong tháng 3
3 - Hạ chí trong tháng 5
4 - Xử thử trong tháng 7
5 - Sương giáng trong tháng 9
6 - Đông chí trong tháng 11
Sáu Trung khí này cũng phân chia âm dương , gồm 3 âm và 3 dương
Kinh viết " Đông chí nhất Dương sinh , hạ chí nhất âm trưởng " cho nên
- Đông chí , Vũ thủy , Cốc vũ thuộc Dương
- Hạ chí ,Xử thử , Sương giáng thuộc Âm
Do sao của mỗi ngày bay vào trung cung có phân biệt âm dương nên hình thành hai công thức
1,- Dương thức ( Bay thuận )
Đông chí Nhất Thất Tứ
Dương thuận Đông chí hậu

- Ngày Giáp tý sau Đông chí lấy sao Nhất bạch nhập trung và lần lượt các ngay tiếp theo là Nhị hắc - Tam bích - Tứ lục...
Công thức trị nhật của phi tinh mỗi ngày bay thuận cho đến ngày cuối cùng của lục thập hoa giáp Quý Hợi thì dừng
- Ngày Giáp tý sau Vũ thủy lấy sao Thất Xích nhập Trung phi thuận qua hôm sau là Bát bạch - Cửu tử cứ tiếp tục như trên cho đến ngày cuối cùng cuả lục thập hoa giáp là ngày Quý hợi thì dừng
- Ngày Giáp tý sau Cốc vũ lấy sao Tứ lục nhập cung phi thuận tiếp ngày sau là Ngũ hoàng - Lục bạch ...Cứ tiếp tục cho đến ngày cuối cùng của lục thập hoa giáp thì dừng
2 ,- Âm thức ( Bay nghịch )
Hạ chí Cửu Tam Lục
Âm nghịch thôi Hạ chí

- Ngày Giáp tý sau Hạ chí lấy Cửu tử nhập cung phi nghịch qua ngày hôm sau là Bát bạch tiếp sau là Thất xích......tiếp tục cho đến ngày cuối cùng cua hoa giáp là ngày Quý hợi thì dừng
- Ngày Giáp tý sau Xử thử lấy sao Tam bích nhập trung hôm sau Ất sửu là Nhị hắc - Nhất bạch ...... Cho đến ngày cuối của hoa giáp Quý hợi thì dừng
- Ngày Giáp tý sau Sương giáng lấy sao Lục bạch nhập trung tiếp sau Ất Sửu là sao Ngũ hoàng - Tứ lục.... Tiếp tục cho đến ngày cuối của hoa giáp Quý hợi thì dừng
Sau Quý Hợi thì dừng thì đến cái gì cho phù hợp

Có người hỏi như thế có thoát tiết không vì số không liên tục . Đây là sự khác biệt về Âm Dương cho nên đừng nới chệch một ngày đến chệch môt giờ cũng phải tính như vậy
 

dontsayloveme2

Thành viên kỳ cựu
một năm có 6 chu kì 60 ngày, hay 40 chu kì 9 ngày
nguyên có 2 trường phái, 1 cho là có xuôi có ngược, 1 cho là chỉ có xuôi từ 1 đến 9
buộc phải quy ước mỗi năm có 360 "ngày+" [bản chất là chia cung hoàng đạo thành 360 góc phù hợp với thiên văn], bắt đầu bằng "ngày+" giáp tí (phi tinh 1) kết thúc bằng "ngày+" quý hợi (phi tinh 9)
cách này hoàn toàn giống với cách tính ra 24 tiết khí [thay vì chia thành 24 góc thì chia thành 360 góc], dùng chương trình có thể tính dễ dàng [từ mấy giờ ngày nào đến mấy giờ ngày nào do phi tinh số mấy quản].
toán học, có thể nói mỗi cung hoàng đạo được chia thành 30 "ngày+", hay mỗi tiết, mỗi khí đều được chia thành 15 "ngày+".
 

Tuấn Anh

Thành viên tâm huyết
Nhật.JPG

Giáo sư Tiến sĩ Hoàng Tuấn đã áp dụng để viết " Nguyên lý chọn ngày THEO LỊCH CAN CHI "
 

dontsayloveme2

Thành viên kỳ cựu
Trong 1 cuốn sách khác Hoàng Tuấn viết,
trong 180 ngày đó có 3 vòng giáp tí, nhưng chỉ có giáp tí đầu ứng với Đông Chí (có sách viết ứng với Đại Tuyết)... Do ngày giáp tí thường đi trước đông chí 5 đến 10 ngày,... lấy ngày giáp tí gần đông chí hay đại tuyết nhất (trước hoặc sau) là nhất bạch, từ đó đi thuận hết 180 ngày... đến ngày giáp tí với hạ chí nhất (trước hoặc sau) là cửu tử, từ đó đi ngược hết 180 ngày
là theo một trường phái đã được diễn đạt dễ hiểu hơn ở trên
phi tinh 1: giáp tí (19/12/2014) ... đông chí (22/12/2014) ... 3 ngày
phi tinh 6: quý hợi
phi tinh 7: giáp tí (17/2/2015) ... vũ thuỷ (19/2/2015) ... 2 ngày
phi tinh 3: quý hợi
phi tinh 4: giáp tí (18/4/2015) ... cốc vũ (20/4/2015) ... 2 ngày
phi tinh 9: quý hợi
phi tinh 9: giáp tí (17/6/2015) ... hạ chí (22/6/2015) ... 5 ngày
phi tinh 4: quý hợi
phi tinh 3: giáp tí (16/8/2015) ... xử thử (23/8/2015) ... 7 ngày
phi tinh 7: quý hợi
phi tinh 6: giáp tí (15/10/2015) ... sương giáng (24/10/2015) ... 9 ngày
phi tinh 1: quý hợi
giả sử cách phi tinh trên [6 ngày giáp tí gần 6 trung khí giữa mùa nhất] là đúng thì ngày giáp tí gần đông chí và hạ chí nhất có phi tinh giống ngày quý hợi liền trước. Vẫn không thoả mãn sự liền mạch ±1 của phi tinh.
Vậy tại sao mỗi sách ông này viết 1 kiểu? CẢ 2 CÁCH không thoả mãn sự liền mạch ±1 của phi tinh.
 
Last edited by a moderator:
Top