Thanh nang Áo ngữ

iHi

Moderator
@ dontsay: Mạng là tự do nhưng trong học thuật không nên biến ý người khác thành ý của mình. Ý của Namphong bên hkls trao đổi đã lâu...
 

Sơn Chu

Quản trị viên
@ dontsay: Mạng là tự do nhưng trong học thuật không nên biến ý người khác thành ý của mình. Ý của Namphong bên hkls trao đổi đã lâu...
Link toàn bộ phần bài viết của bác Namphong bên hkls đây ạ: https://drive.google.com/file/d/0B1Vn4hDxJ1NeMXZoSWt4bk9kV0U/edit?usp=sharing
Thực ra mấy cái này ai đã nghiên cứu không ít thì nhiều đều biết cả rồi...

Diễn đàn này là Diễn đàn của CLB Phong thủy Thăng Long mà...heheh
 

dontsayloveme2

Thành viên kỳ cựu
Nguyên không pháp giám Mở đầu bằng Thư Hùng đồ, lấy Tiên thiên bát quái làm thư hùng đồ, Sai.
Ly Chấn gọi thiếu âm, Sai.
Tốn Khảm gọi thiếu dương, Sai.
Đơn cử một đồ, các đồ bên trong còn sai nhiều lắm.
Đó có thể là tác giả cố tình sai vì tác giả có để một cái đúng vô cùng quan trọng!


Là cái mình thấy khi đọc các bài viết, chỉ là vài ý nhỏ chưa thể đưa vào kiến thức của mình. Để vào "chat", ai muốn nhận xét gì ở đó cũng được, đâu có phải bài viết. Bài viết cũng không nhất thiết phải nói là ý của ai nếu là bài viết trao đổi kiến thức. NP nổi ở HKLS phần lớn nhờ các bài dịch, NP nêu ý cá nhân thường có người khác đồng tình hay phản đối, hay nói gì đó tương tự. Giả sử NKPG có những chỗ đúng, và 1 cái đúng vô cùng quan trọng, không chắc NP đã biết đâu. AS thì "qua các bài viết" thấy 1 điểm hơn người khác là đi các tỉnh thành, các nước lớn để xem nhiều rồi. AS có cái hay là tự nghi ngờ kiến thức của mình, và của các sách đã đọc. NP thì ngược lại hoàn toàn, năm xưa rút ra kết luận gì là khẳng định chắc nịch, ngoa ngôn gọi "nguỵ tam hợp", "nguỵ huyền không". Với người đọc phong thuỷ amateur như dontsay, không đọc được sách TQ, đọc cái gì NP viết ra đều phải nghi ngờ. Ngay trước NP diễn giải NKPG theo ý NP, và cho là bản chuẩn đó!

Mọi người đọc đoạn dưới chơi.
Khôn Nhâm Ất Cự môn tòng đầu xuất
Cấn Bính Tân vị vị thị Phá quân
Tốn Thìn Hợi tận thị Vũ khúc vị
Giáp Quý Thân Tham lang nhất lộ hành


NP: 9 tinh đâu chỉ Tham Cự Vũ Phụ Bật là cát, Phá Lộc Văn Liêm là hung mà Tham Cự Vũ Phụ Bật cũng có lúc hung, Phá Lộc Văn Liêm cũng có lúc cát, tùy thời mà chuyển, tùy cục mà luận, đó mới là hiểu Ai tinh.
(bản dịch: Tăng Nhất Hạnh sáng tác quái lệ để làm rối nước ngoài, chuyên lấy tham cự vũ tam cát, kì thật thì không phải!)

Tả vi dương, Tý Quý chí Hợi Nhâm
Hữu vi âm, Ngọ Đinh chí Tị Bính

(bản dịch: Nguyên Không xưa ghi chú từ tí sửu tới tuất hợi tả toàn là dương, từ ngọ tới tân mùi hữu toàn là âm, thì sai vậy. – không cố định bên tả là dương bên hữu là âm)
NP: “Xuân Hạ sinh trưởng”, dương khí thượng thăng, nhất dương tại Tý, nhị dương tại Sửu... lục dương tại Tị; “Thu Đông thâu thành”, dương khí tiêu tức, nhất dương tiêu tại Ngọ, nhị dương tiêu tại Mùi... lục dương tiêu tại Hợi, đó là “Tả vi dương, Tý Quý chí Hợi Nhâm”
NP: “Thu Đông tiềm phục”, âm khí hạ giáng, nhất âm tại Ngọ, nhị âm tại Mùi... lục âm tại Hợi; “Xuân Hạ khởi sinh”, âm khí thượng tiêu, nhất dương tiêu tại Tý, nhị dương tiêu tại Sửu... lục dương tiêu tại Tị, đó là “Hữu vi âm, Ngọ Đinh chí Tị Bính”

Hướng phóng thủy, Sinh vượng hữu cát hưu tù phủ

(bản dịch: bất luận nước đi hay lại trên hướng, nếu hợp sinh vượng thì hướng là cát, đi cũng cát, gặp hưu tù đi hung, mà đến cũng hung.)
NP: Nơi sinh vượng nước đến hay đi đều vượng, nơi suy tử nước đến hay đi đều suy tử. Long Hướng Thủy cùng trong một quẻ là toàn cát.

Tòng ngoại sinh nhập danh vi tiến
Định tri tài bảo tích như sơn
Tòng nội sinh xuất danh vi thoái
Gia nội tiễn tài giai phế tận
Sinh nhập khắc nhập danh vi vượng
Tử tôn cao quan tận phú quý
(bản dịch: thuỷ sinh hướng khắc hướng là tiến thần, hướng sinh thuỷ khắc thuỷ là thối thần
phải lấy ai tinh pháp quyết, xét kĩ suy vượng sinh tử, rồi sau xu cát lánh hung, chuyển hoạ làm phúc)
NP: hướng sinh cho thủy, thủy lại sinh cho Long (tọa), thế thủy hùng mạnh bao nhiêu thì vượng khí lớn bấy nhiêu. [lời bàn ngược với bản dịch, vượng khí – thối thần]
 

iHi

Moderator
Cảm ơn Dontsay nói rõ ý, cùng là thành viên bình đẳng chẳng ai bắt ai thế này thế khác.
"Ta về ta tắm ao ta,
Dù trong dù đục ao nhà vẫn hơn.?".
hỷ xả.
 

Sơn Chu

Quản trị viên
Không hiểu cái chỗ đóng khung: Tăng Nhất Hạnh của DS là muốn nói gì nhỉ?
 

dontsayloveme2

Thành viên kỳ cựu
GỘP TẢ PHỤ, HỮU BẬT THÀNH THAM, CỰ, LỘC, VĂN, LIÊM, VŨ, PHÁ, PHỤ BẬT để xếp vào các quái (QUÁI LỆ)

KHÔN SƠN KHÔN HƯỚNG KHÔN THỦY LƯU
Đó là huyền không đại quái pháp hướng thủy kiêm thu, cử 4 sơn làm lệ, kỳ dư đều thuần thanh trong quẻ nội, sơn ở trong quẻ kiền là hướng quẻ nội cung kiền, mà thu nước quẻ nội cung kiền, tức long hướng thủy 3 điều đều quy sinh vượng vậy, không phải thuyết hồi long cố tổ, hoặc nói trạng nguyên hoặc nói đại tướng, hoặc nói chợt giàu (PHÚ QUÝ VĨNH VÔ HƯU), đều cử làm ý là vậy không nên câu chấp.
(Thiên Ngọc Kinh bản dịch)
Chỉ ứng với vận nào, nguyên nào thôi, không như QUÁI LỆ ở trên.
 

Tuetvnb

Administrator
Bộ Thanh Nang, tương truyền của Dương Quân Tùng (nhưng về sau nhiều người xác quyết là không phải). Gồm có 3 bộ phận :

- Thanh Nang Kinh
- Thanh Nang Áo Ngữ
- Thanh Nang Tự
Trong đó, Thanh Nang Áo Ngữ là lời nói rút gọn, cô đọng và chỉ điểm riêng về Ai Tinh Pháp. Thanh Nang Tự là lời nói đầu ghi trong Thanh Nang Kinh, chỉ thị về Quái lệ. 3 bộ phận này có liên quan mất thiết với nhau, vì thế nên đọc cả trước khi kết luận điều gì.

Xưa nay, có nhiều người dịch, nhiều chú giải. Đặc biệt là Tưởng Đại Hồng đã chủ giải khá chi tiết, tuy nhiên, vẫn chưa làm thỏa lòng các nhà nghiên cứu. Tất cả vẫn còn trong nghi vấn. Tuy nhiên, về những điều đúng đắn thì cũng được nhiều thứ sáng tỏ. Còn về những thứ nhẫm lẫn kể cũng không ít.

Tiếng Việt, cũng nhiều người dịch ra và chú giải. Nhưng thực sự chưa có quan điểm nào nêu được đến cùng vấn đề. Đấy là chưa kể dịch sai, ngôn ngữ chưa thông. Ví dụ như bản dịch của Cụ Tri Tri "nguyên bản viết : Đường sử Tăng Nhất Hạnh tác quái lệ..." phải dịch là "Nhà Đường sai Tăng Nhất Hạnh làm ra quái lệ", chứ không phải "Đường sứ Tăng Nhất Hạnh..." đại loại thế, tuy sự ảnh hưởng không nhiều, nhưng về mặt dịch thuật thì sẽ dễ làm nta hiểu sai vấn đề.

Thực ra, khẩu quyết của Thanh Nang Áo Ngữ, đã được lý giải và áp dụng từ cả mấy trăm năm nay rồi. Nó chính là phép bài bố phi bàn Ai tinh theo Lạc thư cửu tinh.

"Khôn nhâm ất, cự môn tòng đầu xuất
Cấn bính tân, vị vị thị phá quân..."

Đem Cự Môn (số 2) nhập trung cung, Phá Quân (số 7) nhập trung cung, tùy theo thuận nghịch mà bày bố thì sẽ có được kết quả như câu quyết.

Còn quan điểm của Tưởng Đại Hồng, đả kích chuyện Tham Cự Vũ là luôn là CÁT, rồi cho rằng đó là do nhà Đường sai Tăng Nhất Hạnh sáng tác ra để làm rối ngoại quốc, kỳ thực chưa phải là thế. Quái lệ vốn là chính quyết của Bát trạch Phái, Tham Cự Vũ vốn là Tam Cát. Do khác dòng, khác phái mà đả kích thì cũng chưa thể nói là đúng đắn.

Để ý, trong khẩu quyết Thang nang có đoạn viết :
"Minh huyền không, chỉ tại ngũ hành trung, Tri thử pháp, bất tu tầm nạp giáp"
(Để sáng tỏ Huyền Không, chỉ là ở Ngũ Hành. Biết được phép này, thì chẳng cần tìm phép Nạp Giáp làm gì)

Phép Nạp Giáp, vốn dĩ dùng để bày bố Du niên, định tam Cát, Lúc Tú, Bát Quý và Thập Nhị Cát Long. Nhưng đến Huyền Không, thì an Cửu tinh theo lạc thư, định sinh vượng suy tử theo vận. Vì thế nên mới nói rằng không phải cứ Tham Cự Vũ là lúc nào cũng tốt, mà còn phụ thuộc "trạng thái" theo thời gian nữa v.v....

Kể mà có thời gian, chú lại cẩn thận bộ này thì cũng sáng tỏ được nhiều điều.
 
Last edited by a moderator:

nguoinhaque

Thành viên
Mấy bộ sách này, mỗi người, mỗi phái mỗi lý giải khác nhau, đọc càng nhiều càng rối. Tốt nhất chỉ mang tính tham khảo.
 

Tuấn Anh

Thành viên tâm huyết
Dựa vào bài “Thế quái ca quyết” ta có thể tóm lược lại như sau:

- TÝ, QUÝ, GIÁP, THÂN dùng số 1 nhập trung.
- KHÔN, NHÂM, ẤT, MÃO, MÙI dùng số 2 nhập trung.
- TUẤT, CÀN, HỢI, THÌN, TỐN, TỴ dùng số 6 nhập trung.
- CẤN, BÍNH, TÂN, DẬU, SỬU dùng số 7 nhập trung.
- DẦN, NGỌ, CANH, ĐINH dùng số 9 nhập trung.

Tuy nhiên nếu để ý kỹ thì ta sẽ thấy trong 24 sơn thì chỉ có 13 sơn là dùng Thế quái, còn lại 11 sơn không dùng, cụ thể là:

* 13 sơn dùng thế quái : Nhâm - Thân - Giáp - Mão - Ất -Thìn -Tốn -Tỵ - Canh -Sửu - Cấn - Dần -Bính
* 11 sơn không dùng thế quái: Tý - Quý - Mùi - Khôn - Dậu -Tân - Ngọ - Đinh - Tuất - Càn - Hợi ( Thế mà không thế )
- Cung KHẢM “NHÂM-TÝ-QUÝ” thuộc Nhất Bạch (Tham Lang), trừ NHÂM dùng Thế quái thành Nhị Hắc (Cự Môn), TÝ-QUÝ vẫn dùng Nhất bạch, tức không dùng Thế quái.
Nhâm dùng thế quái

- Cung KHÔN “MÙI-KHÔN-THÂN” thuộc Nhị Hắc (Cự Môn), trừ THÂN dùng Thế quái thành Nhất Bạch (Tham Lang), MÙI-KHÔN vẫn dùng Nhị Hắc, tức không dùng Thế quái.
Thân dùng thế quái

- Cung CHẤN “GIÁP-MÃO-ẤT” thuộc Tam Bích (Lộc Tồn), nhưng GIÁP dùng Nhất Bạch làm Thế Quái, còn MÃO-ẤT thì dùng Nhị Hắc làm Thế quái.
Giáp dùng Nhất
Mão Ất dùng Nhị

- Cung TỐN “THÌN-TỐN-TỴ” thuộc Tứ Lục (Văn Khúc), nhưng cả 3 đều dùng Lục Bạch (Vũ Khúc) làm Thế quái.

“THÌN-TỐN-TỴ dùng thế quái
- Cung CÀN “TUẤT-CÀN-HỢI” thuộc Lục bạch (Vũ Khúc), nhưng cả 3 đều dùng Lục Bạch tức không dùng Thế quái.

- Cung ĐOÀI “CANH-DẬU-TÂN” thuộc Thất Xích (Phá Quân), trừ CANH dùng Cửu Tử (Hữu Bật) làm Thế quái, còn DẬU-TÂN vẫn dùng Thất Xích (Phá Quân), nên không dùng Thế quái.
Canh dùng thế quái

- Cung CẤN “SỬU-CẤN-DẦN” thuộc Bát Bạch (Tả Phù), nhưng SỬU-CẤN dùng Thất Xích (Phá Quân) làm Thế quái, còn DẦN dùng Cửu Tử (Hữu Bật) làm Thế quái.
Sửu Cân dùng Thất xích
Dần dùng Cửu tử
- Cung LY “BÍNH-NGỌ-ĐINH” thuộc Cửu Tử (Hữu Bật), trừ BÍNH dùng Thất Xích (Phá Quân) làm Thế quái, còn NGỌ-ĐINH vẫn dùng Cửu Tử (Hữu Bật) tức không dùng Thế quái.
Bính dùng thế quái
 

Tuấn Anh

Thành viên tâm huyết
Mọi người có nhận xét gì về 3 ví dụ Thế quái này

Hình 1

185 2.JPG

Hình 2

185 V9.JPG

Hình 3

untitle 320.JPG
 
Last edited by a moderator:

Tuấn Anh

Thành viên tâm huyết
Mọi người có nhận xét gì về 3 ví dụ Thế quái này

Hình 1

View attachment 663

Hình 2

View attachment 664

Hình 3

View attachment 665
Thực ra 3 thí dụ trên là 3 dạng thế được rút ra từ ca quyết
- Thí dụ 1 - Thế cả Sơn - Hướng
- Thí dụ 2 - Nếu Sơn - Hướng có Ngũ hoàng thì không thế vì Ngũ hoàng không có phương hướng , chỉ thế Sơn Hướng không có Ngũ hoàng
- Thí dụ 3 - Không dùng thế ( Thế mà không thế )
 
Top