Bàn về bói mưa (chiêm vũ) thời cổ

kilantu84

Moderator
Mưa có quan hệ lớn tới sản xuất nông nghiệp, mưa ít thì hạn hán, mưa quá nhiều lại thành lũ lụt. Do đó, thời cổ (Trung Hoa), với văn minh nông nghiệp là đặc trưng, con người chú trọng quan trắc, dự báo các quan hệ khí hậu, mưa, nắng, tích lũy được nhiều kinh nghiệm quý báu. Những kinh nghiệm này sau khi được các nhà chiêm đoán khí hậu dùng hình thức mê tín, thủ pháp gò ép tổ chức lại, hình thành nên tư tưởng "Chiêm Vũ" (bói mưa) cổ đại. Chiêm Vũ là một trong những nội dung quan trọng được rất nhiều nhà chiêm đoán khí hậu quan tâm, thí dụ như trong sách "Tướng Vũ Thư" có "Hầu Vũ Pháp", trong sách " Dịch Phi Hậu" có "Vũ Chiêm", sách "Điền Gia Ngũ Hành " thời Nguyên trong các tiết luận mưa, luận mây, luận nắng, luận ráng trời, luận đất.... đều có nội dung của "Vũ Chiêm", có thể nói bói mưa có địa vị đặc biệt trong thuật chiêm đoán khí hậu thời cổ (Trung Hoa cổ đại)
 

kilantu84

Moderator
Về phương pháp bói mưa.
Phương pháp bói mưa của người Trung Hoa cũng rất đa rạng, muôn màu muôn vẻ, và cũng có nhiều phương pháp có sự ảnh hưởng của sự mê tín.
Căn cứ vào phản ứng với mưa của các loài động vật để phán đoán có mưa hay không. Có sách viết rằng:"Ngã lai tư đông, linh vũ kỳ mông, Quán minh vu điệt, phụ hoan vu thất" (Thi Kinh) - (dịch: Ta tới từ phía đông, mưa nhỏ mịt mù, chim vịt kêu ngoài gò, vợ ta vui vẻ trong nhà). - Quán (con giang) là  một lại chim vơi giỏi, nếu trời sắp mưa, con Giang kêu rất lâu, để biểu thị tâm trang hoan hỉ của nó, do đó người ta xem nó có hoan hỉ hay không để chiêm đoán có mưa hay không.
Lại có sách viết "Nghi phong huyệt hộ, đại vũ tương chí" - (Kiến lấp kín hang, mưa lớn sắp đến). - Có thể thấy, thời cổ đại đã có tri thức về mối quan hệ giữa loài kiến và việc đoán mưa.Sách Hoài Nam Tử viết: "Chu biệt phù vu thủy thương, tất đại vũ. Thiên thả vũ dã, ngư dĩ kiểm kiểm. Hắc lệ thần cầu, tiềm tuyền nhi cứ, tường vũ tắc dược" - (Con ba ba nổi trên mặt nước ắt có mưa lớn. Trời vừa mưa, cá nổi lên thở. Con rồng thần ở sâu dưới suối, sắp mưa thì nhảy lên".Căn cứ vào phản ánh của động vật dưới nước đối với việc trời sắp mưa mà đoán.
Người cổ đại còn căn cứ vào sự thay đổi của mặt Trăng, mặt Trời, của tinh tú để bói mưa. Trong sách "Sư Khoáng Chiêm" viết: Nhật thượng hữu quán vân, đại giả tức vũ, tiểu giả thiếu vũ.- (Mây trùm mặt trời, nếu lớn, ắt có mưa, nhỏ ít mưa). Sách "Tướng Vũ Thư" lại viết: Nhật dục thập thời, nhật thương hữu quán vân, bất vấn đại tiểu, thị tứ phương hắc giả, đại vũ, thanh giả tieur vũ. Hầu nhật thỉ xuất, nhật chính trung, hữu vân phúc nhật nhi tứ phương hữu vân hắc giả, đại vũ, thanh giả, tiểu vũ. Thường dĩ lục giáp chi nhật, bình đán thanh minh đông hướng vọng, nhật thỉ xuất thời, nhật thượng hữu vân, đại tiểu quán nhật trung, thanh giả di Giáp, Ất vũ, xích giả, Bính Đinh vũ, bạch giả Canh Tân vũ, hắc giả Nhâm Quý vũ, hoàng giả Mậu Kỷ vũ. (Mặt trời sắp lặn, trên mặt trời có mây phủ, không cần biết lớn nhỏ, nhìn bốn phương tối đen, mưa lớn, nếu là màu xanh, mưa nhỏ. Khi mặt trời mới mọc lên chính giữa, có mây phủ trùm và bốn phương có mây đen, mưa lớn, nếu là màu xanh, mưa nhỏ.. Thường vào ngày lục giáp, vào tiết thanh minh sáng sớm nhìn về hướng đông, mặt trời vừa lên, trên có mây, lớn hay nhỏ, suốt trong mặt trời, nếu là màu xanh mưa vào ngày Giáp Ất, nếu là màu đỏ, mưa vào ngày Bính Đinh, màu trắng mưa vào ngày Canh Tân, màu đen mưa vào ngày Nhâm, Quý, màu vàng mưa ngày Mậu Kỷ...).
Nhiều sách ghi lại cách bói mưa bằng việc quan sát Trăng. Căn cứ vào mặt trăng phán đoán lượng mưa lớn hay nhỏ." Nguyệt Ly vu Tất, tì báng đà hĩ" - (Mặt trăng gần sao Tất, mưa trút tầm tã)..."Nhập nguyệt nhất nhật nhị nhật tam nhật, nguyệt sắc xích hoàng giả, kỳ nguyệt thiếu vũ, nguyệt sắc thanh giả, kỳ nguyệt đa vũ" - (ngày mồng một, mồng hai, mồng 3, màu trăng đỏ vàng, tháng ây ít mưa, màu trắng, xanh tháng ây mưa nhiều"...Do căn cứ vào sự thay đổi của mặt trời, mặt trăng và các vì tinh tú để chiêm đoán còn liên quan nhiều tới các tri thức khác nên một số những điều nói ở đây có mang tính khoa học hay không còn chờ sự nghiên cứu thêm.
Ngoài ra còn rất nhiều sách viết về thuật "Chiêm Vũ"..nhưng đại đa số nội dung gò bó, chịu sự ảnh hưởng của quan niệm "Thiên nhân hợp nhất - Thiên nhân cảm ứng" nội dung nhiều mơ hồ, hoang đường thiếu thuyết phục.
 
Top