Hoang ốc – thọ tử - kim lâu

kilantu84

Moderator
HOANG ỐC – THỌ TỬ - KIM LÂU

1. Hoang ốc – thọ tử
Cách tính: giơ 2 ngón tay trỏ và giữa ra trong đó mỗi đốt thể hiện một chữ, 6 đốt thể hiện 6 chữ, 6 chữ đó là: Nhất kiết, Nhị nghi, Tam địa sát, Tứ tấn tài, Ngũ thọ tử, Lục hoang ốc.
Cụ thể như hình bên dưới

clip_image001.jpg


Cách đếm như sau: khởi đầu đếm từ Nhất rồi đếm tiếp theo thứ tự Nhì, Tam,… rồi quay lại Nhất, cứ thế đếm đi. Mỗi đốt là 10 tuổi, hết tuổi chẵn chục thì cứ đếm tiếp các tuổi hàng đơn vị nhưng lúc này các đốt được đếm tiếp theo, mỗi đốt chỉ tính là 1 tuổi. Đếm đến tuổi cuối cùng nằm ở đốt nào thì sẽ chịu ảnh hưởng của chữ ở đốt đó. Nếu là Nhất kiết, Nhị nghi hoặc Tứ tấn tài thì rất tốt, còn nếu chữ đó là Tam địa sát, Ngũ thọ tử, Lục hoang ốc thì rất xấu
Ví dụ:
người 32 tuổi (tuổi âm lịch) ta tính như sau: Nhất kiết tính là 10 tuổi, 20 tuổi ở đốt nhị nghi, 30 tuổi tại đốt Tam địa sát, 31 ở Tứ tấn tài, 32 tuổi ở Ngũ thọ tử -à như vậy là xấu

Ví dụ 2:
Người 73 tuổi: đếm 10 tuổi ở Nhất kiết, Nhị nghi 20, Tam địa sát 30 tuổi, Tứ tấn tài 40 tuổi, Ngũ thọ tử 50 tuổi, Lục hoang ốc 60 tuổi, vòng lại tới Nhất kiết đếm 70 tuổi, 71 tuổi ở Nhì nghi, 72 tuổi ở Tam địa sát, 73 tuổi ở Tứ tấn tài, như vậy là tốt. Tuy nhiên theo cách tính kim lâu thì 73 tuổi lại không dùng được vì phạm vào kim lâu.
Ngày hoang ốc 4 mùa:
Mùa xuân hoang ốc tại ngày Thân
Mùa hạ hoang ốc tại ngày Dần
Mùa thu hoang ốc tại ngày Mão
Mùa đông hoang ốc tại ngày Mùi

2. Tứ kim lâu
Cần rõ, nếu phạm Kim lâu sẽ phải chịu sự ảnh hưởng tai hại của Kim Lâu, còn dai dẳng hơn cả bị Thọ tử hay sát chủ.
Tứ kim lâu gồm:
Nhất: kim lâu thân (bản thân)
Nhì: kim lâu thê (vợ)
Ba: kim lâu tử (con)
Bốn: kim lâu lục súc (kị gia súc không nuôi được)
* Phương pháp tính Kim lâu – Xin nêu ra 2 phương pháp
- Phương pháp tìm kim lâu theo bát quái cửu cung, theo thứ tự: nhất Khảm, nhì Khôn, tam Chấn, tứ Tốn, ngũ Trung, lục Càn, thất Đoài, bát Cấn, cửu Ly
(Đây cũng là thứ tự, phương vị của cửu tinh trên bát quái đồ)
Xòe 3 ngón tay: trỏ, giữa và nhẫn (áp út)

clip_image002.jpg

Cách đếm cũng giống như cách tính đếm hoang ốc (trang trước) chỉ khác đôi chút:
Khởi đầu đếm từ 10 tại Khôn, tiếp theo thứ tự là Đoài, Càn, Khàm, Trung cung, Cấn, Chấn, Tốn, Li rồi tiếp tục vòng thứ 2 từ Khôn… cuối cùng dừng ở cung nào thì sẽ mang đặc tính của cung đó. Nếu dừng lại ở 1 trong 4 cung Khôn, Càn, Cấn, Tốn là phạm Kim lâu dù là Kim lâu gì cũng nên tránh. Ví dụ: tính cho người 55 tuổi ta đếm như sau: 10 = Khôn, 20 = Đoài, 30 = Càn, 40 = Khảm, 50 = trung cung (đốt giữa của ngón tay giữa), 51= Cấn, 52 = Chấn, 53 = Tốn, 54 = Li, 55 = Khôn. Như vậy, tuổi 55 phạm vào Kim lâu thân. Cứ như vậy ta đếm xuôi hoặc ngược ta sẽ thấy: tuổi 56 = Đoài, 57 = Càn bị Kim lâu thê…
- phương pháp tìm kim lâu thứ 2: lấy tuổi ta (tuổi mụ) trừ mãi đi cho 9 hoặc chia cho 9, số dư còn bao nhiêu, nếu là các con số 1, 3, 6, 8 thì tuổi đó phạm kim lâu. (trừ hết hoặc chia hết cho 9 số dư được 0 thì được tính = 9)
Ví dụ người 55 tuổi: 55/9 = 6 dư 1 --> bị kim lâu
Qua hai phương pháp trên ta thấy:
Câu : 1, 3, 6, 8 Kim lâu phải hiểu là: theo phương pháp 1 (đếm trên đốt ngón tay hoặc tra bảng) thì 1, 3, 6, 8 là con số chỉ hàng chục (10, 30, 60, 80) bị kim lâu. Theo phương pháp thứ 2 (tính nhẩm) thì 1, 3, 6, 8 là số dư bị kim lâu.
Con số 1, 3, 6, 8 hàng chục hay là số dư đều thể hiện:
10 (hoặc số dư = 1) --> kim lâu thân
30 (hoặc số dư = 3) --> kim lâu thê
60 (hoặc số dư = 6) --> kim lâu tử
80 (hoặc số dư = 8) --> kim lâu lục súc
 
Top