Thần thoại về gió

kilantu84

Moderator
THẦN THOẠI VỀ GIÓ
Nói về gió và thần gió, ghi chép của “Sơn hải kinh” cho rằng gió đến từ hang núi, gió bốn phương do thần của bốn phương nắm giữ, như thần gió “Chiết Đan” nắm giữ gió đông, thần gió “Nhân” nắm giữ gió nam, nhưng đều không mô tả chi tiết tường tận.
Thời địa Sở từ, thần gió tên là Phi Liên, được người nước Sở sùng bái, tín ngưỡng. Sách “Tam phụ Hoàng Đồ” miêu tả hình dạng Phi Liên: “Phi Liêm, thần chim muông, có thể làm gió, thân giống hươu, đầu như chim, có sừng, đuôi như đuôi rắn, vằn như báo”
Thần gió của người phương Bắc là Vũ Sư hoặc Phong Bá, sách ghi rằng: Phong Bá …đầu chó, tóc đỏ, hình như quỷ, lưng beo, khố đỏ, mang túi gió, đứng trong mây.
Bất luận Phi Liêm hay Phong Bá, tình tiết tường tận của câu chuyện thần thoại về họ đều không được ghi chép rõ ràng. Đinh Sơn tiên sinh trong “Tứ Phong Chi Thần Dữ Phong Thần” của sách “Trung Quốc Cổ Đại Tôn Giáo Dữ Thần Thoại Khảo” có khảo cứu về thần gió, nhưng cũng chỉ có thể biết chút ít tông tích về thần thoại gió và thần gió cổ đại.
Trong giân gian, gọi thần gió bà, tên Mạnh Phong (bà gió), truyền thuyết bà ta dùng túi áo đựng gió, mở túi ra gió thổi to. Thuyền phu (người làm nghề sông nước) thường xuyên cúng tế Mạnh Bà. Các truyền thuyết trong dân gian cũng chỉ có những nét sơ lược, không nhiều tình tiết câu truyện cụ thể.
Thần thoại chuyên nói về khởi nguồn của gió mà chúng ta đọc được, có thần thoại “Phong Cô Nương” của dân tộc Hà Nhì được truyền miệng lại khá hoàn chỉnh. Câu truyện này trước nhất nói về thiên thần khi tạo ra mặt đất để lại trên đất một cái hốc to bằng bàn tay, đó là động gió. Sau đó lại kể quá trình con người tìm kiếm động gió: sau khi thiên thần tạo xong trời, đất rồi đi, con người đã chờ đợi 9999 năm không thấy có gió thổi. Con người nóng bức không chịu nổi, cây cối khô héo, hoa màu không nảy mầm, con người mất thời gian 3 năm mới tìm ra động gió, thì ra đó là vì Phong Cô Nương (cô nương gió) xinh đẹp đang ngủ trong động, người nàng lấp kín cửa động
Người ta lay tỉnh Phong Cô Nương dậy, khi nàng trở dậy, gió nổi lên, từ đó mùa xuân thổi gió đông, mùa hè thổi gió nồm, mùa thu thổi gió tây, mùa đông thổi gió bắc. Bốn mùa trong năm có bốn hướng gió khác nhau, mặt đất tràn đầy sự sống.
 
Top