Lão Tử + Đạo Đức kinh

dontsayloveme2

Thành viên kỳ cựu
Re: Truyện lão tử

Chính lệnh mập mờ thì dân thuần hậu; chính lệnh rõ ràng thì dân kiêu bạc. Hoạ là chỗ dựa của phúc, phúc là chỗ nấp của hoạ, ai biết được cứu cánh ra sao? Hoạ phúc không có gì nhất định. Chính có thể biến thành ta, thiện có thể biến thành ác. Loài người mê hoặc đã từ lâu rồi.
[FONT=&amp]Ch[/FONT][FONT=&amp]ỉ có bậc thánh nhân, nên tuy chính trực mà không làm thương tổn người, tuy có cạnh gốc mà không hại người, tuy cương trực mà không phóng túng, xúc phạm người, tuy sáng rỡ mà không chói loà.[/FONT]

Trị dân và tu thân thì không gì bằng tiết kiệm; có tiết kiệm thì mới sớm phục tòng đạo; sớm phục tòng đạo thì tích được nhiều đức; tích được nhiều đức thì không gì không khắc phục được; không gì không khắc phục thì năng lực của mình không biết tới đâu là cùng; năng lực không biết tới đâu là cùng thì trị được nước; nắm [FONT=&amp]được cái gốc của đạo trị nước, thì có thể tồn tại được lâu dài. Như vậy là rễ sâu, gốc vững, cái đạo trường tồn[/FONT].

Trị nước lớn cũng như nấu nướng cá nhỏ. [FONT=&amp]Dùng đạo mà trị thiên hạ thì quỉ không linh; chẳng những quỉ không linh mà thần cũng không làm hại được người; chẳng những thần không hại được người mà thánh nhân cũng không làm hại người. Hai bên không làm hại nhau, cho nên đức quí cả về dân.[/FONT]
 

dontsayloveme2

Thành viên kỳ cựu
Re: Truyện lão tử

Nước lớn nên ở chỗ thấp, chỗ qui tụ của thiên hạ, nên giống như giống cái trong thiên hạ. Giống cái nhờ tĩnh mà thắng giống đực, lấy tĩnh làm chỗ thấp. Cho nên nước lớn mà khiêm hạ đối với nước nhỏ thì được nước nhỏ xưng thần; nước nhỏ mà khiêm hạ đối với nước lớn thì được nước lớn che chở. Như vậy là một bên khiêm hạ để được, một bên khiêm hạ mà được. [FONT=&amp]N[/FONT][FONT=&amp]ước lớn chẳng qua chỉ muốn gồm nuôi nước nhỏ, nước nhỏ chẳng qua muốn thờ nước lớn. Khiêm hạ thì cả hai đều được như ý muốn; nhưng nước lớn phải khiêm hạ mới được.

[/FONT]
Đạo là chỗ ẩn náu của vạn vật, là vật quí của người tốt, chỗ nhờ cậy của người không tốt.
Lời nói hay có thể làm cho mình được tôn trọng, hành vi đẹp có thể làm cho mình hoá cao thượng. Nhưng còn người không tốt thì sao lại bỏ? Cho nên lập ngôi thiên tử, đặt ngôi tam công, dù hai tay bưng ngọc bích lớn đi trước xe tứ mã, cũng không bằng quì dâng đạo đó lên.
[FONT=&amp]N[/FONT][FONT=&amp]gười xưa sở dĩ quí đạo là vì đâu? Chẳng phải là vì: hễ cầu cái gì được cái nấy, có tội thì được tha ư? Vì vậy mà đạo được thiên hạ quí.[/FONT][FONT=&amp]

[/FONT]
Trị theo chính sách vô vi, thi hành theo nguyên tắc vô sự, giữ thái độ điềm đạm. Xem cái nhỏ như lớn, cái ít như nhiều, lấy đức báo oán. Giải quyết việc khó từ khi còn dễ, thực hành việc lớn từ khi còn nhỏ việc khó trong thiên hạ khởi từ chỗ dễ, việc lớn trong thiên hạ khởi từ lúc còn nhỏ. Do đó thánh nhân trước sau không làm việc gì lớn mà thực hiện được việc lớn.
[FONT=&amp]N[/FONT][FONT=&amp]gười nào hứa một cách dễ dàng quá thì ít tin được, cho việc gì cũng dễ làm thì sẽ gặp nhiều cái khó. Cho nên thánh nhân coi việc gì cũng khó mà rốt cuộc không gặp gì khó[/FONT].
 

dontsayloveme2

Thành viên kỳ cựu
Re: Truyện lão tử

Cái gì an định thì dễ nắm, điểm chưa hiện thì dễ tính, giòn thì dễ vỡ, nhỏ thì dễ phân tán. Ngăn ngừa sự tình từ khi chưa manh nha, trị loạn từ khi chưa thành hình.
Cây lớn một ôm, khởi sinh từ cái mầm nhỏ; đài cao chín tầng khởi từ một sọt đất, đi xa ngàn dặm bắt đầu từ một bước chân.
Dụng tâm làm thì thất bại, cố chấp ý riêng thì hỏng việc. Vì vậy thánh nhân không làm nên không bại, không chấp trước nên không hỏng việc.
Người ta làm việc, thường gần tới lúc thành công lại thất bại, vì không cẩn thận như lúc đầu. Dè sau như trước thì không hỏng việc, cho nên thánh nhân chỉ muốn một[FONT=&amp] điều là vô dục, không quí bảo vật; chỉ muốn học cho được vô tri vô thức để giúp mọi người lầm lạc trở về với đạo, giúp vạn vật phát triển theo tự nhiên, mà không dám làm.[/FONT]

Thời xưa, người khéo dùng đạo trị nước thì không làm cho dân khôn lanh cơ xảo, mà làm cho dân đôn hậu chất phác. Dân sở dĩ khó trị là vì nhiều trí mưu. Cho nên dùng trí [FONT=&amp]mưu trị nước là cái hoạ cho nước, không dùng trí mưu trị nước là cái phúc cho nước. Biết phép tắc thì gọi là “huyền diệu”. Đức huyền diệu sâu thẳm, cùng với vạn vật trở về gốc rồi sau mới đạt được sự thuận tự nhiên.[/FONT]

[FONT=&amp]S[/FONT][FONT=&amp]ông biển sở dĩ làm vua trăm khe lạch vì khéo ở dưới thấp nên làm vua trăm khe lạch. Vì thánh nhân muốn ở trên dân thì phải nói lời khiêm hạ, muốn ở trước dân thì phải lùi lại sau. Vì vậy thánh nhân ở trên mà dân không thấy nặng cho mình, ở trước mà dân không thấy hại cho mình; vì vậy thiên hạ vui vẻ đẩy thánh nhân tới trước mà không chán. Không tranh với ai cho nên không ai tranh giành với mình được.[/FONT]
 

dontsayloveme2

Thành viên kỳ cựu
Re: Truyện lão tử

Thiên hạ bảo đạo của ta lớn, cơ hồ không có gì giống nó cả. Vì nó lớn quá nên không có gì giống nó cả. Nếu có thì nó đã là nhỏ từ lâu rồi.
Ta có ba vật báo mà ta ôm giữ cẩn thận: một là lòng từ ái, hai là tính kiệm ước, ba là không dám đứng trước thiên hạ. Vì từ ái mà sinh ra dũng cảm; vì kiệm ước nên hoá ra sung túc, rộng rãi; vì không dám đứng trước thiên hạ nên mới được làm chủ thiên hạ. Nếu không từ ái mà mong được dũng cảm; không kiệm ước mà mong được sung túc, rộng rãi; không chịu đứng sau người mà tranh đứng trước người, thì tất phải chết! Vì từ ái nên hễ chiến đấu thì thắng, cố thủ thì vững.
[FONT=&amp]Trời muốn cứu ai thì cho người đó lòng từ ái để tự bảo vệ.[/FONT]

[FONT=&amp]Viên tướng giỏi không tỏ ra vũ dũng, người giỏi tác chiến không tỏ ra hung hăng, người khéo thắng dịch không giao phong với địch, người khéo chỉ huy thì tự đặt mình ở dưới người. Như vậy là có cái đức không tranh với người, như vậy là biết dùng sức của người, như vậy là hoàn toàn hợp với đạo.

[/FONT]
Thuật dụng binh có câu: “Ta không dám làm chủ mà chỉ muốn làm khách, không dám tiến một tấc, thà chịu lùi một thước". Như vậy dàn trận mà không thành hàng, xua đuổi mà không dám đưa cánh tay ra. Tuy có binh khí mà như không dùng binh khí, tuy có địch mà như không chạm trán với địch.
[FONT=&amp]Hoạ không gì lớn bằng khinh địch, khinh địch thì sẽ mất những vật báo của ta. Cho nên khi hai bên cử binh giao chiến, bên nào từ ái bên đó sẽ thắng lợi.[/FONT]
 

dontsayloveme2

Thành viên kỳ cựu
Re: Truyện lão tử

[FONT=&amp]Lờ[/FONT][FONT=&amp]i của ta rất dễ hiểu, rất dễ làm, mà thiên hạ không ai hiểu được, làm được. Lời của ta có tôn chỉ, việc của ta có căn bản. Vì thiên hạ không hiểu ngôn luận của ta nên không biết ta. Người hiểu ta rất ít, người theo cũng rất hiếm [quí]. Cho nên thánh nhân bận áo vải thô mà ôm ngọc quí trong lòng[/FONT].

[FONT=&amp]Biết mà làm ra vẻ ngu tối là cao minh; không biết mà làm ra vẻ biết rõ, sáng suốt là sai lầm. Thánh nhân sở dĩ không có tật sai lầm đó vì nhận cái tật đó là tật[/FONT][FONT=&amp]. Cho cái tật sai lầm đó là tật cho nên mới không sai lầm.[/FONT]

Dân mà không sợ sự uy hiếp của vua thì sự uy hiếp lớn của dân sẽ đến với vua. Đừng bó buộc đời sống của dân, đừng áp bức cách sinh nhai của dân. Vì không áp bức dân nên dân mới không bức lại vua.
Vì vậy thánh nhân biết quyền năng của mình mà không biểu lộ ra, yêu cái đức của mình mà không tự cho là tôn quí. Cho nên bỏ cái sau mà giữ cái trước.
 

dontsayloveme2

Thành viên kỳ cựu
Re: Truyện lão tử

Mạnh mẽ về dám làm thì chết, mạnh mẽ về không dám làm thì sống. Hai cái đó cùng là mạnh mẽ, mà một cái được lợi, một cái bị hại; ai mà biết được tại sao trời lại ghét cái đó? Dẫu thánh nhân cũng còn cho là khó biết thay.
Đạo trời không tranh mà khéo thắng, không nói mà khéo đáp, không gọi mà vạn vật tự tới, bình thản vô tâm mà khéo mưu tính mọi việc.
[FONT=&amp]L[/FONT][FONT=&amp]ưới trời lồng lộng, thưa mà khó lọt [[/FONT]Thiên võng khôi khôi, sơ nhi bất thất[FONT=&amp]].[/FONT]

Dân không sợ chết thì sao lại dùng tử hình doạ dân? Nếu làm cho dân luôn luôn sợ chết, mà có kẻ nào phạm pháp ta cũng bắt được mà giết thì ai còn dám phạm pháp nữa?
[FONT=&amp]Có đấng “ti sát” [đạo trời] chuyên lo việc giết, nếu vua chúa thay đấng ti sát mà giết dân thì cũng như thay thợ đẽo. Thay thợ đẽo thì ít khi không đứt tay[/FONT].

Dân sở dĩ đói là vì nhà cầm quyền thu thuế nặng nặng quá, cho nên dân đói. Dân sở dĩ khó trị là vì nhà cầm quyền dùng chính lệnh phiền hà, cho nên dân khó trị. Dân sở dĩ coi thường cái chết là vì nhà cầm quyền tự phụng dưỡng quá hậu, cho nên dân coi thường sự chết.
[FONT=&amp]N[/FONT][FONT=&amp]hà cầm quyền mà vô dục, đạm bạc thì hơn là quí sinh, hậu dưỡng.[/FONT]
 
Last edited by a moderator:

dontsayloveme2

Thành viên kỳ cựu
Re: Truyện lão tử

Người ta sinh ra thì mềm yếu mà khi chết thì cứng đơ. Thảo mộc sinh ra thì mềm dịu mà khi chết thì khô cứng.
[FONT=&amp]Cho nên cứng mạnh là cùng loài với chết, mềm yếu là cùng loài với sống. Vì vậy binh mạnh thì không thắng, cây cứng thì bị chặt. Cứng mạnh phải ở dưới, mềm yếu được ở trên.

[/FONT]
Đạo trời giống như buộc dây cung vào cung chăng? Dây cung ở cao quá thì hạ nó xuống, ở thấp quá thì đưa nó lên; dài quá thì bỏ bớt đi, ngắn quá thì thêm vào. Đạo trời bớt chỗ dư, bù chỗ thiếu. Đạo người thì không vậy, bớt chỗ thiếu mà cấp thêm cho chỗ dư. Ai là người có dư mà cung cấp cho những người thiếu thốn trong thiên hạ? Chỉ có người đắc đạo mới làm được như vậy.
[FONT=&amp]Cho nên thánh nhân làm mà không cậy khéo, việc thành mà không quan tâm tới, không biểu hiện đức của mình ra[/FONT][FONT=&amp].

[/FONT]
Trong thiên hạ không gì mềm yếu bằng nước mà thắng được những vật cứng không gì bằng nó, không gì thay nó được. Yếu thắng mạnh, mềm thắng cứng, không ai không biết lẽ đó nhưng không ai thực hành được. Cho nên thánh nhân bảo: “Chịu nhận cái ô nhục trong nước thì mới làm [FONT=&amp]chủ xã tắc được, chịu nhận tai hoạ trong thiên hạ thì mới làm vua thiên hạ được”. Lời hợp đạo nghe như ngược đời[/FONT].
 

dontsayloveme2

Thành viên kỳ cựu
Re: Truyện lão tử

Giải được cái oán lớn thì vẫn còn chút oán thừa, như vậy sao gọi là phải? Cho nên thánh nhân cầm phía bên trái tờ khế [hợp đồng] mà đời không nhận. Người có đức thì cầm [phía trái] tờ khế, người không có đức thì đòi người ta phải trả. [FONT=&amp]Đạo trời không tư vị ai, chỉ gia ân cho người có đức[/FONT][FONT=&amp].[/FONT]

Nước nhỏ, dân ít, dù có khí cụ gấp chục gấp trăm sức người cũng không dùng đến. Ai nấy đều coi sự chết là hệ trọng nên không đi đâu xa. Có thuyền, xe mà không ngồi, có binh khí mà không bày. Bắt dân dùng lại lối thắt dây thời thượng cổ. Thức ăn đạm bạc mà thấy ngon, quần áo tầm thường mà cho là đẹp, nhà ở thô sơ mà thích, phong tục giản phác mà lấy làm vui. Các nước láng giềng gần gũi có thể trông thấy nhau, nước này nghe được tiếng gà tiếng chó ở nước kia, mà nhân dân các nước ấy đến già chết cũng [FONT=&amp]không qua lại với nhau.[/FONT]

Lời nói chân thực thì không hoa mĩ, lời nói hoa mĩ thì không chân thực. Người “thiện” thì không cần biện giải [Thiện giả bất biện], người nào phải biện giải cho mình là người “không thiện” [biện giả bất thiện]. Người sáng suốt hiểu đạo thì tri thức không cần rộng, người nào tri thức rộng thì không sáng suốt, hiểu đạo.
Bậc thánh nhân vô dục, không tích trữ, càng giúp người, mình lại càng có dư, càng cho người, mình lại càng có nhiều. Đạo trời chỉ có lợi cho vạn vật chứ không có hại; đạo thánh nhân giúp người mà không tranh với ai.

[Ngày 26/8 Đinh Tị, nhằm ngày 12/7/1977]
 

Tuấn Anh

Thành viên tâm huyết
Re: Truyện lão tử



Lời nói chân thực thì không hoa mĩ, lời nói hoa mĩ thì không chân thực. Người “thiện” thì không cần biện giải [Thiện giả bất biện], người nào phải biện giải cho mình là người “không thiện” [biện giả bất thiện]. Người sáng suốt hiểu đạo thì tri thức không cần rộng, người nào tri thức rộng thì không sáng suốt, hiểu đạo.
Bậc thánh nhân vô dục, không tích trữ, càng giúp người, mình lại càng có dư, càng cho người, mình lại càng có nhiều. Đạo trời chỉ có lợi cho vạn vật chứ không có hại; đạo thánh nhân giúp người mà không tranh với ai.

[Ngày 26/8 Đinh Tị, nhằm ngày 12/7/1977]

Nểu bạn và mọi người viết bài Phản biện về những câu trên thì viết như thế nào ???
 
Top