Lịch và lịch Việt Nam - GS Hoàng Xuân Hãn

Sơn Chu

Quản trị viên
Link download: https://docs.google.com/file/d/0Bx8qCCvg984bOGM4TWFSUmdERGs/edit?usp=sharing

NỀN TẢNG VÀ PHÂN LOẠI CỦA LỊCH

Lịch là phép qui định những khoảng thời gian có những tên quen thụôc : năm, tháng, ngày, giờ. Những khái niệm ấy, có lẽ tuỳ thứ tứ “ngày tháng năm giờ” đã lần lượt nảy ra trong trí nhân loại, bởi nó nhiều quan hệ với sinh hoạt và tín ngưỡng của loài người. Thật vậy, sự an toàn và làm lụng rất gắn bó với cái sáng tối, cái nóng lạnh. Mà cái sáng tối, cái nóng lạnh hẳn đã được tháy liên hệ với mặt trời và mặt trăng hiện hay khuất. Vì lẽ ấy các phép lịch đều đã được cấu tạo trên nền tảng vận chuyển của hai vì nhật, nguyệt tuần hoàn trên bầu trời.

những phép lịch xưa ta còn biết và các phép lịch nay dùng đều phát gốc như vậy. nhưng, như sau sẽ giải, vì khó lòng ghép ngày tháng cho hợp ghín với vận chuyện của cả hai vùng, cho nên một số lịch pháp đã chỉ chú trọng vào năm, theo dõi vận chuyển của mặt trời mà thôi, mặc dầu vẫn giữ tháng, nhưng manh mối với mặt trăng đã đoạn tuyệt. Thí dụ là công lịch ngày nay thế giới đều dùng, tuy quá trình nó đã trải qua nhiều điểm vô lý. Người ta gọi nó là dương lịch (lịch theo mặt trời). ngược lại, có thứ lịch, như lịch Ả rập, chỉ chú ý vào tháng cho ăn nhịp với tuần trăng tròn khuyết; mặc dầu cũng có nhóm 12 tháng làm năm, nhưng quan niệm thời tiết dính với năm thì hoàn toàn bỏ rơi, vì ngày đầu ănm di chuyền từ mùa xuận qua mùa đông đến thu, hạ. Lịch ấy được liệt vào hạng âm lịch (lịch theo mặt trăng). hạng lịch thứ ba, gọi là âm dương lịch, tìm cách vừa gắn tháng với tuần trăng, vừa gắn năm với thời tiết; nghĩa là chú trọng đến cả hai vùng. Thuộc hạng này có hầu hết các lịch xưa của các cổ văn minh thế giới, nhất là của Hán tộc qua các triều đại trong bốn nghìn năm.

Sau đây, tôi sẽ trình bày những nguyên lí của phép âm dương lịch, và tuỳ từng điểm, tôi sẽ so sánh với các phép lịch khác. Cuối cùng, tôi sẽ xét những phép lịch dùng ở nước ta. Điểm đặc biệt là nếu sự lịch dùng ở nước ta khác lịch nhà thanh ở Trung Quốc từ năm 1644 đến năm 1812. Để giúp các nhà nghiên cứu Việt sử, tôi sẽ trình bày ước lược những thành tựu của những công trình tính lại lịch đại việt trong khoảng thời gian ấy.

NGÀY

1.1 Thời gian ngày

Khái niệm ngày đã phôi thai bởi trời có sáng tối, mặt trời có mọc lặn. Khoảng thời gian từ khi mới mọc đến khi lặn gọi là ban ngày, khoảng thời gian từ khi lặn đến khi mọc gọi là ban đêm. Riêng ban ngày hoặc ban đêm có dài, có ngắn. Nhưng sau ban ngày ngắn thì ban đêm dài. Nếu tính gộp lại một chuỗi ban ngày với ban đêm liên tiếp, thì ta có thể coi khoảng thời gian giữa hai lần mặt trời mọc là hằng định. Tiếng thường gọi nó là một ngày đêm. Khi không cần nói chính xác, thì gọi nó là một NGÀY. Tôi sẽ dùng âm - từ NGÀY với nghĩa ấy. NGÀY là đơn vị thời gian chủ chốt của LỊCH.

Đứng về khoa thiên văn quan sát mà nói, thì mặt trời hình như dính vào bầu trời, một quả thiên cầu ban ngày màu xanh, bao bọc quanh ta, và ban đêm, mang các vì tinh tú, kể cả mặt trăng nữa. Vì vậy thiên cầu cũng gọi là tinh cầu. Nếu nhìn lâu tinh tú ban đêm, ta lại thấy hình như tinh cầu mang các tinh tú mà quay dần dần đều đặn từ đông sang Tây. Cái trục quay đối với xứ ta, cũng như đối với Âu châu và Bắc mĩ, nằm chéo với mặt đất, hướng lên trời theo phương chính Bắc, trỏ gần đúng ngôi sao Bắc cực. Suốt đêm sao này đứng im; các sao gần nó, như chòm Bắc đẩu quay vòng chung quanh nó trên mặt đất. Còn những ngôi sao xa nó, thì đã mọc ở một điểm cố định ở chân trời phương Đông, và sẽ lặn tại một điểm cố định tại chân trời phương Tây. Suy từ đó ta sẽ hiểu rằng : hễ có ngày đêm là mặt trời theo thiên cầu mà quay, cho nên có lúc hiện lên, có lúc lặn khuất dưới mặt đất. Cái trục quay kia được đặt tên là Thiên trục. Độ chênh của nó trên mặt đất là vĩ độ của nơi ta đứng nhìn. Nó càng cao thì khí hậu nơi này càng lạnh. (hình 1)

Ta hãy quan sát chân trời khi mặt trời mọc lặn. Ta sẽ thấy rằng những điểm mọc lặn thay đổi với thời gian. Sự ấy chứng minh rằng : mặt trời không liên đới với tinh tú và quay chậm hơn tinh cầu mỗi ngày gần 4 phút.
 

dontsayloveme2

Thành viên kỳ cựu
Cảm ơn anh Sơn, vừa đọc cái dưới đây, thấy cần cẩn thận với lịch tờ, bloc dương - âm của các nhà xuất bản lớn.

Vừa mới rồi, ông Điều với danh nghĩa Trưởng Ban lịch Nhà nước lại viết Lời giới thiệu và làm người hiệu đính cho cuốn Nghiên cứu lịch vạn niên - Tra cứu Âm dương lịch vạn niên 121 năm (1900-2020) của tác giả Nguyên Mạnh Linh, Nxb Tự điển bách khoa, 2005. Lần này ông Điều còn đứng ra hiệu đính, tức là kiểm tra, sửa chữa những thiếu sót của cuốn lịch này. Dùng danh nghĩa Trưởng Ban lịch Nhà nước ở đây, là “đóng dấu bảo đảm” cho một cuốn lịch rởm! Ông Chuyên đã viết, kiến thức của ông Điều rất đáng ngờ. Sai sót được nêu dưới đây xác nhận điều nghi ngại đó là có cơ sở.
Chúng tôi chỉ tạm nêu hai chỗ sai không thể chấp nhận được ở cuốn lịch này. Một xảy ra vào năm 1968: ngày 30 tháng Chạp năm Đinh Mùi là ngày 29-1-1968 (trang 315); ngày mồng 1 tháng Giêng năm Mậu Thân cũng là ngày 29-1-1968 (trang 316). Thế là lịch Dương có 2 ngày 29-1 liền nhau. Xảy ra sai sót này vì năm Đinh Mùi của Nguyễn Mạnh Linh là lịch Trung Quốc, năm Mậu Thân là lịch Việt Nam. Lịch các năm Giáp Tý (1984), Ất Sửu (1985) cũng sai.
Ngoài những sai sót lặt vặt, có 2 sai sót lớn về lịch pháp, mà một người không chuyên cũng có thể nhận ra: 2 tháng nhuận liên tiếp quá gần nhau: Năm Giáp Tý (1984) mới nhuận vào tháng Mười (trang 349), mà đầu năm sau - Ất Sửu (1985) đã nhuận vào tháng Hai (trang 350), chỉ cách nhau 4 tháng! Ta biết thông thường 2 tháng nhuận liên tiếp phải cách nhau vào khoảng 30 – 32 tháng. Đây chính là chỗ “đầu Ngô, mình Sở”, vì lịch Trung Quốc nhuận tháng Mười năm Giáp Tý (1984), lịch Việt Nam nhuận tháng Hai năm Ất Sửu (1985). Ngạc nhiên hơn nữa là ở cuốn lịch này, năm Ất Sửu (1985) không có tháng Giêng, và do đó tất nhiên không có ngày Tết nguyên đán!!!
 
Last edited by a moderator:
Top