Vị trí mở cổng cửa, liệu Lưu Bá Ôn có chém gió

dontsayloveme2

Thành viên kỳ cựu
Vị trí mở cổng cửa, liệu baotran có chém gió

Tứ Hành Liên Châu hợp Huyền Không Ngũ Hành(hay dụng pháp Khai môn lập hướng của Huyền Không):
Nhiều người dùng Huyền Không lập hướng được tinh bàn vượng sơn vượng hướng nhưng rốt cục lại bại, đương nhiên có nhiều yếu tố dẫn đến cục vượng sơn vượng hướng bại nhưng trong đó Tứ hành liên châu hợp Huyền không ngũ hành phạm khắc sát là một yếu tố quan trọng.
Khi nghiên cứu về Huyền không hẳn nhiều người gặp dạng tinh bàn đặc biệt: Tam ban quái. Tam ban quái có 3 loại: Xảo quái, Liên châu và Thất tinh đã kiếp. Dụng Tam ban quái có thể sẽ phát cực nhanh hoặc suy cùng tận. Các sách nói về Tam ban quái chỉ nói ngắn gọn một câu: "cần xem xét loan đầu và bố trí ngũ hành giữa các cung sao cho thông khí và không khắc sát". Chẳng khác nào một câu đánh đố nhau. Loan đầu thì ở phạm vi bài này tôi không bàn đến nhưng "bố trí ngũ hành giữa các cung sao cho thông khí và không khắc sát" kỳ thực là việc dụng Tứ hành liên châu hợp Huyền không ngũ hành khai môn lập hướng không phạm khắc sát.

Huyền không ngũ hành

Bính Đinh Dậu Ất thuộc Hoả
Kiền Khôn Mão Ngọ thuộc Kim
Quý Hợi Giáp Cấn thuộc Mộc
Tuất Canh Sửu Mùi thuộc Thổ
Tý Dần Thìn Tốn Tân Tỵ Thân Nhâm thuộc Thuỷ

Kinh viết:
"hướng tòng thuỷ lập"
Dựa vào thuỷ để lập hướng, nơi thành thị không có thực thuỷ thì dùng hư thuỷ, chính là ngã ba, ngã tư gần nhất nhà hay con đường lớn gần nhà.

"vạn thuỷ đô tòng thiên thượng khứ
quần long giai hướng địa trung hành
"
Thuỷ xem ở thiên can, long định ở địa chi.

Dụng Huyền không ngũ hành nhận thuỷ lập hướng, khai môn cầu sinh tránh sát:
Như thuỷ ở Bính, Đinh thì lập hướng, khai môn ở Tuất, Canh, Sửu, Mùi là tương sinh. Ở Dậu, Ất là đồng hành. Là tốt.
Nếu lập hướng, khai môn ở Tý Dần Thìn Tốn Tân Tỵ Thân Nhâm là sát, hung hiểm.

Tứ hành liên châu(Huyền không đại quái)
Xuất từ tứ kinh:
- Thiên bảo kinh: Cấn Bính Ất Tý Dần Thìn, 6 vị thuộc Kim, danh xưng Nhất long, 6 vị thuộc Dương
- Long tử kinh: Khôn Nhâm Tân Ngọ Thân Tuất, 6 vị thuộc Mộc, danh xưng Nhị Long, 6 vị thuộc Âm
- Huyền nữ kinh: Càn Canh Đinh Mão Tỵ Sửu, 6 vị thuộc Thuỷ Thổ, danh xưng Tam long, 6 vị thuộc Dương
- Bảo chiếu kinh: Tốn Giáp Quý Hợi Dậu Mùi, 6 vị thuộc Hoả, danh xưng Tam long, 6 vị thuộc Âm
Đây là Thiên Địa âm dương quái trong Ngũ hành, nên gọi Tứ kinh.
Bốn long vị Kim Mộc Thuỷ Hoả, tương sinh thì cát, tương khắc thì hung , hoạ phúc ở trong tương sinh tương cát.
Gọi tứ hành liên châu vì cách nhau 4 vị, như Cấn cách Ất 4 vị, Dần cách Thìn 4 vị...

Khẩu quyết dụng Tứ hành liên châu chỉ có bấy nhiêu, nhưng hoạ phúc do nó mang lại không phải nhỏ.
Tứ hành liên châu cũng như Huyền không ngũ hành, nhận thuỷ lập hướng khai môn, dùng sơn hướng để xét.
Định thuỷ lai hay ngã ba, ngã tư đường, lộ lớn gần nhà xem đến sơn nào trong bát can tứ duy: Càn Khôn Cấn Tốn Giáp Ất Bính Đinh Canh Tân Nhâm Quý
- Dựa vào tứ hành liên châu để xét: dùng đồng hành và tương sinh
+ Nhất long thuộc Kim phải hợp cùng Tam long Thuỷ Thổ là cát
+ Nhị long thuộc Mộc phải hợp với Tứ long thuộc Hoả là cát
Cách đồng hành:
hướng(hay môn): Tý Dần Thìn gặp thuỷ Cấn Bính Ất
hướng(hay môn): Ngọ Thân Tuất gặp thuỷ Khôn Nhâm Tân
hướng(hay môn): Mão Tỵ Sửu gặp thuỷ Càn Canh Đinh
hướng(hay môn): Hợi Dậu Mùi gặp thuỷ Tốn Giáp Quý
Cách tương sinh:
hướng(hay môn): Tý Dần Thìn gặp thuỷ Càn Canh Đinh
hướng(hay môn): Mão Tỵ Sửu gặp thuỷ Cấn Bính Ất
đây là Nhất log gặp Tam long, Thổ sinh Kim, Kim sinh Thuỷ

hướng(hay môn): Ngọ Thân Tuất gặp thuỷ Tốn Giáp Quý
hướng(hay môn): Hợi Dậu Mùi gặp thuỷ Khôn Nhâm Tân
đây là Nhị long gặp Tứ long, Mộc sinh Hoả

Ví dụ: khi xây nhà ở phương Ất gần đó có ngã ba lớn, đây là cục Nhất long hành Kim, các hướng có thể lập và khai môn là: Tý Dần Thìn Mão Tỵ Sửu. Đây là Nhất long hợp Tam long: đồng hành và tương sinh, dương hướng, dương môn, dương thuỷ mới thuần tuý không tạp loạn Âm Dương. Nếu hợp với Nhị long và Tứ long là Âm Dương sai thác. Đây mới thực là nghĩa lý Nhất khí đồng nguyên(chỉ mới nhất khí thôi, còn chữ đồng nguyên phần kết hợp với tinh bàn Huyền không mới rõ). Do vậy nói Nhâm Tý sai thác âm dương là đúng nhưng nói Sửu Cấn sai thác âm dương là sai.

Tứ hành liên châu hợp Huyền không ngũ hành:
Tức là xét khai môn lập hướng cho cục hợp với Tứ hành liên châu và cả Huyền không ngũ hành:
ví dụ:
ở phương Cấn của cuộc đất có Thuỷ hoặc ngã ba, ngã tư đường. Tính tứ hành liên châu thì cuộc đất này thuộc Nhất long hành Kim, hợp với Tam long Thuỷ Thổ nên hướng và khai môn ở các sơn: Tý Dần Thìn Mão Tỵ Sửu.
Theo Huyền không ngũ hành thì lại thuộc Mộc, dụng tương sinh là lấy Thuỷ sinh cho Mộc nên các sơn lập hướng khai môn là: Quý Hợi Giáp Cấn Tý Dần Thìn Tốn Tân Tỵ Thân Nhâm.
Vậy chúng ta có các sơn vừa hợp Tứ hành liên châu vừa hợp Huyền không ngũ hành là: Tý Dần Thìn Tỵ.

Dụng vào tinh bàn Huyền không:
Như vậy theo Tứ hành liên châu và Huyền không ngũ hành cục trên có 4 hướng hợp để lập hướng khai môn là Tý Dần Thìn Tỵ. Lập tinh bàn vận 8 chính hướng cho 4 hướng trên như sau:
Hướng Tý toạ Ngọ:
473---838---651
562---384---116
927---749---295
Nhận xét: song tinh đáo toạ, hướng đầy hoả, nếu gặp cách toạ không triều mãn có thể dụng cách sơn điên thuỷ đảo: dụng Thành môn hướng tại sơn, dụng thành môn sơn tại hướng mà tốc phát.
Đánh giá: cục không dễ dùng

Hướng Dần toạ Thân:
471---936---258
369---582---714
825---147---693
Nhận xét: tinh bàn thượng sơn hạ thuỷ, sơn tinh phục ngâm toàn bàn. Bàn đắc cách tam ban xảo quái giải được thượng sơn hạ thuỷ nhưng không giải được phục ngâm của sơn tinh. Lại thêm ở hướng có thuỷ nên sơn thần nguy nan. Vì đắc Tam ban, hợp ngũ hành thông khí nên phát tài nhưng khó tránh hao người.
Đánh giá: cục có thuỷ sát người dù phát tài cũng không nên dùng

Hướng Tỵ toạ Hợi:
178---533---351
269---987---715
624---442---896
Nhận xét: tinh bàn được vượng sơn vượng hướng lại thông khí được toàn bàn nên cát tường, tuy vậy do 8 thổ sát 1 thuỷ nên đối với người mệnh thổ không được tốt.
Đánh giá: nên dụng hướng này xây nhà lập hướng, khai môn.

Hướng Thìn toạ Tuất:
876---432---654
765---987---219
321---543---198
Nhận xét: tinh bàn thượng sơn hạ thuỷ, nhìn sơ qua thì rất xấu không dùng được. Tuy nhiên bàn này lại được Liên châu tam ban quái, nhờ hợp Từ hành liên châu và Huyền không ngũ hành nên Liên châu tam ban phát huy tác dụng, giải trừ được thượng sơn hạ thuỷ. Nếu hướng này phía hướng cao hơn phía toạ hoặc phía trước có nhiều nhà cao, phía sau trống không là đất cát lành. Nếu bằng nhau cũng dùng được, nhược bằng hướng thấp hơn toạ thì không nên dùng.
Đánh giá: cục này dùng được, trừ khi phía trước thấp phía sau cao mới phải bỏ mà thôi.

Theo Thẩm thị huyền không nếu hướng Sửu mà cửa rộng để lấn sang cả Cấn là phạm âm dương sai thác, nếu lấn sang Quý là phạm xuất quái. Thực ra cách phân âm dương 24 sơn của Thẩm thị huyền không chỉ là âm dương của thế tinh để phi thuận nghịch khi lập tinh bàn mà thôi HOÀN TOÀN KHÔNG PHẢI ÂM DƯƠNG CỦA SƠN. Sự thực thì Sửu kiêm Cấn là âm kiêm âm, toàn là âm long cả sao lại không được? Sửu kiêm Quý mới là âm dương tương kiêm, khí quẻ hỗn tạp. Nói Sửu kiêm Quý xuất quái là đúng nhưng nói là quái Cấn xuất quái qua Khảm là sai, phải nói là quái Ly xuất quái qua quái Chấn mới là đúng.
 

dontsayloveme2

Thành viên kỳ cựu
24 sơn ai tinh đồ giải, liệu tritri có chém gió

A/ TÂM ĐIỂM LẬP CỰC


B/ CÁCH ĐO HƯỚNG NHÀ

C/ SONG TINH PHỐI CÁT - HUNG







 

dontsayloveme2

Thành viên kỳ cựu
Re: 24 sơn ai tinh đồ giải, liệu tritri có chém gió









 
Last edited by a moderator:

dontsayloveme2

Thành viên kỳ cựu
Re: 24 sơn ai tinh đồ giải, liệu tritri có chém gió









 
Last edited by a moderator:

dontsayloveme2

Thành viên kỳ cựu
Re: 24 sơn ai tinh đồ giải, liệu tritri có chém gió









 
Last edited by a moderator:

dontsayloveme2

Thành viên kỳ cựu
Re: 24 sơn ai tinh đồ giải, liệu tritri có chém gió









 
Last edited by a moderator:

dontsayloveme2

Thành viên kỳ cựu
Re: 24 sơn ai tinh đồ giải, liệu tritri có chém gió

D/ VẬN 8 - 24 AI TINH ĐỒ GIẢI






(đang viết dở)
 
Last edited by a moderator:

dontsayloveme2

Thành viên kỳ cựu
Re: 24 sơn ai tinh đồ giải, liệu tritri có chém gió

E/ TRỰC HƯỚNG ĐỒ.













 
Last edited by a moderator:

iHi

Moderator
Bạn dont day nên đổi lại tiêu đề, tiền bối Lưu Cơ là bậc kinh bang tế thế và cũng là bậc tổ sư về huyền thuật...

Thông binh pháp ai hơn Tôn Vũ
Giỏi thiên văn phải kể Lưu Cơ
...
 

dontsayloveme2

Thành viên kỳ cựu
Re: số tam ban, liệu Bùi Quốc Hùng có chém gió

3/ Bàn về quẻ Tam ban
Quẻ nối liền nhau được hình thành trên cơ sở hai cung Sơn và hướng hợp thành 10 gọi là quẻ Tam ban.Hai cung cùng nhau sinh thành như Nhất và Lục , Nhị và Thất , Tam và Bát, Tứ và Cửu, Ngũ và Thập là các số Thiên tiên bát quái sinh thành. Hai cung cùng nhau hợp thành 10 như Khảm nhất - Ly cửu; Khôn nhị - Cấn bát;Chất Tam - Đoài thất ; Tốn tứ - Càn lục; là các cung đối nhau của Hậu thiên bát quái. Các cung hợp nhau thành 10 tức là 2 khí thông nhau. Trên cơ sở này sinh ra 2 quẻ là loại quẻ " Tam ban liền số " và một loại quẻ " Tam ban phụ mẫu ".
* Quẻ Tam ban liền số có 9 loại : 1-2-3; 2-3-4; 3-4-5; 4-5-6; 5-6-7; 6-7-8; 7-8-9; 8-9-1; 9-1-2.
Các loại quẻ Tam ban này thích hợp dùng với hai loại Linh thần và Chính thần.
Thí dụ: Vận 1, sơn Tý hướng Ngọ. Vì là vận 1 nên Chính thần ở tại cung Khảm 1 còn Linh thần ở tại cung đối chiếu qua Trung-cung là cung Ly 9. Nơi cung tọa là cung Khảm (Tý nằm trong cung Khảm) có phi tinh của Tọa và Hướng là 2 (Nhị-hắc) và 9 (Cửu-tử) trong khi ở cung hướng là cung Ly (Ngọ nằm trong cung Ly) có phi tinh là 1 (Nhất-bạch) và 1 (Nhất-bạch). Bốn phi tinh ở 2 cung tọa và hướng hợp thành quẻ Tam ban quái là Cửu Nhất Nhị (9, 1, 2). Quẻ Tam ban này có thể thông khí 3 vận Cửu, Nhất và Nhị. Một vận vượng thì 2 vận kia đều vượng.


* Quẻ Tam ban phụ mẫu như : 1-4-7 ; 2-5-8 ; 3-6-9 ; Các loại quẻ Tam ban này lấy sự sinh thành của Sơn và Hướng làm cơ sở , bao hàm hợp thành 10 trong đó.
Phụ mẩu Tam ban quái là các bộ 3 số cách khoảng nhau là 3: Nhất Tứ Thất, Nhị Ngũ Bát hay Tam Lục Cửu. Khi các cung Ly với Càn Chấn, Khảm với Tốn Ðoài đều có Phụ mẫu Tam ban quái tới thì gọi là đồng liệt. Như Hướng ở cung Ly có Nhất-bạch, ở cung Càn có Tứ-lục và ở cung Chấn có Thất-xích chứ không phải ở mổi cung Ly, Càn, Chấn đều phải có Vận, Tọa và Hướng tạo thành Phụ mẫu Tam ban quái làm thông khí trong cả Tam Nguyên Cửu Vận. Loại quẻ này lấy hợp số sinh thành của tọa và hướng của các cung Ly và Khảm làm cơ sở. Như Nhất Tứ Thất là khí của vận 1, 4 và 7 thông nhau nên đương vận có thể rút mượn khí của 2 vận kia để dùng trước...


Sau đây là giảng giải rỏ hơn về Phụ mẫu Tam ban quái:
Cung Càn là Thiên-môn, cung Tốn là Ðịa-hộ là 2 cung quan trọng trong phép đả kiếp. Trong trường hợp vượng tinh đáo hướng:
a) Phi tinh ở cung Càn và cung Ly tương hợp với cung Chấn thành Phụ mẫu Tam ban quái gọi là chân đả kiếp. Tức là chân hợp thì tự phát vì lệnh tinh ở đầu hướng.
b) Phi tinh ở cung Tốn và cung Khảm tương hợp với cung Ðoài thành Phụ mẫu Tam ban quái gọi là giả đả kiếp. Tức là giả hợp.
Số ở Trung-cung là số sinh (còn gọi là số lập cực), trong khi số thành là:
a) số ở cung Khảm trong các vận 1, 2, 3, 4 và
b) số ở cung Ly trong các vận 6, 7, 8, 9.
Hợp số sinh thành là số sinh hợp với số thành tạo thành một trong các cặp sau đây:
a) Nhất Lục (cùng họ),
b) Nhị Thất (đồng đạo),
c) Tam Bát (bạn bè),
d) Tứ Cửu (bằng hửu),
Ðây còn gọi là các cặp số đồng một khí vì là “cùng họ” hoặc “đồng đạo” hoặc “bạn bè” hoặc “bằng hửu” nên hợp nhau. Các cặp số này là các cặp số sao của các chòm sao của 4 hướng của Hà-đồ.
Sau đây là những phân tích từ thấp đến cao về phép này:
1. Bất cứ ở vận nào, số của Vận ở Trung-cung đều hợp với cung Ly hay cung Khảm thành cặp số có cùng một khí vì Vận-bàn được bày bố theo chiều thuận của Lường-Thiên-Xích. Cho nên số sinh thành của tiên thiên bát quái là số của Trung cung hợp với cung Khảm hoặc với cung Ly.
2. Nếu số ở Hướng (hay Tọa) của Trung-cung có thể hợp với số ở Hướng (hay Tọa) của cung Ly và Tọa (hay Hướng) ở Trung-cung có thể hợp với Tọa (hay Hướng) của cung Khảm cùng một lúc thì 3 cung hợp thành số của Tiên-thiên Bát-quái. Như vậy tọa và hướng cùng thông khí với Trung-cung. Trường hợp tổng số của Hướng (hay Tọa) ở cung hướng, cung tọa hay Trung-cung là 10 (hợp thập) cũng được coi là thông khí giửa các cung này.
3. Khí của quẻ trước, giửa và sau liên thông nhau sẻ xuất hiện sự liên thông khí của Thượng nguyên, Trung nguyên và Hạ nguyên nên các nguyên đều dùng được. Như những cuộc mà ở cung hướng có các sao ở Tọa và Hướng là Nhất + Nhất có thể dùng để thông khí của vận 4 và 7, tức là hợp thành quẻ Tam ban Nhất Tứ Thất. Nhị + Nhị có thể dùng để thông khí của các vận 5 và 8 tức là hợp thành quẻ Tam ban Nhị Ngủ Bát...
4. Muốn biết ba loại quẻ Phụ Mẫu Tam ban là Nhất Tứ Thất, Nhị Ngũ Bát, Tam Lục Cửu xuất hiện ở các cung vị nào thì phải xem cung có song tinh đáo hướng. Nếu song tinh đáo hướng xuất hiện ở cung Ly 9 tức là Cửu, là vận 9 Hạ-nguyên nên nguyên và vận mà nó đối ứng là vận 3 Thượng-nguyên (cung Chấn) và vận 6 Trung-nguyên (cung Càn). Tức là Phụ Mẫu Tam ban quái xuất hiện ở các cung Chấn Càn Ly. Như vậy:
a. Khảm 1 hay Tốn 4 hay Ðoài 7 thì Phụ Mẫu Tam ban quái xuất hiện ở các cung Khảm Tốn Ðoài. Còn gọi là Khảm cung đả kiếp.
b. Khôn 2 hay Trung-cung 5 hay Cấn 8 thì Phụ Mẫu Tam ban quái xuất hiện ở các cung Khôn Trung-cung Cấn. Còn gọi là Khôn Cấn đả kiếp hay Tam-ban xảo quái.
c. Chấn 3 hay Càn 6 hay Ly 9 thì Phụ Mẫu Tam ban quái xuất hiện ở các cung Chấn Càn Ly. Còn gọi là Ly cung đả kiếp.
Ngoài ra còn có trường hợp toàn cuộc hợp thành quẻ Phụ Mẫu Tam ban tức là Vận, Tọa và Hướng của mổi cung hợp nhau lại thành Phụ Mẫu Tam ban quái. Trường hợp này không cần điều kiện song tinh đáo hướng. Thí dụ: Vận 2, sơn Cấn hướng Khôn.
5. Trong cách tuyễn chọn hướng thì sau đây là các cách tuyễn chọn có công dụng tốt từ cao xuống thấp:
a) Phụ Mẫu Tam-ban xảo quái: có thể thông khí cả 3 nguyên nên có được tốt lành lâu đời, phồn vinh, hưng thịnh mà không bị giới hạn Thướng Sơn Há Thủy. Nếu có thể đảo ngược cách kỵ long thì càng tuyệt diệu.
b) Toàn cuộc hợp thập.
c) Phụ Mẫu Ly cung đả kiếp.
d) Vượng sơn vượng hướng (Ðáo sơn đáo hướng) có 2 cung Thành-môn.
e) Vượng sơn vượng hướng.
f) Phụ Mẫu Khảm cung đả kiếp.
g) 2 cung Thành-môn.

I/ Từ vận 1 đến vận 9 , bất cứ sao nào nhập vào trung cung đều hình thành với Khảm hoặc Ly một số sinh thành Tiên thiên bát quái . Nhất nhập trung cung hợp với Khảm thành Nhất - Lục, Nhị nhập trung cung hợp với Khảm thành Nhị - Thất , Tam nhập trung cung hợp với Khảm thành Tam - Bát, Tứ nhập trung cung hợp với Khảm thành Tứ - Cửu , Lục nhập trung cung hợp với Ly thành Lục - Nhất Thất nhập trung cung hợp với Ly thành Thất - Nhị , Bát nhập trung cung hợp với Ly thành Bát - Tam , Cửu nhập trung cung hợp với Ly thành Cửu - Tứ. Do vậy số sinh thành của Thiên tiên bát quái phải là cung chính giữa với cung Khảm hoặc cung chính giữa với cung Ly cùng hợp với nhau.
II/ Nếu cung chính giữa hợp với cung Khảm lại hợp với cung Ly , 3 cung hợp lại thành số Tiên thiên bát quái thì Sơn và Hướng nhất quán với khí quẻ của trung cung , cùng thông Khí trước sau. .
III/ Sự liên thông Khí của quẻ trước, quẻ giữa và quẻ sau sẽ xuất hiện việc liên thông Khí của Thượng nguyên, Trung nguyên và Hạ nguyên , do đó các Nguyên đều dùng được.
IV/ Ba loại quẻ Tam ban 1-4-7; 2-5-8, 3-6-9 gọi là quẻ Tam ban xảo số. Ba sao nói trên (
1-4-7; 2-5-8, 3-6-9 )
đóng cùng một cung giống như một chuỗi ngọc đính liền nhau nên người ta gọi là " Tam châu liên thành cách " , tạo thành cách tốt đẹp , rực rợ.
Trong trạch bàn mà cung nào tam thông như vậy gọi là quẻ Tam ban xảo số.
Tam ban xảo số ở cung nào thì cung đó đại cát. Tam ban xảo số toàn bàn thì toàn bàn đại cát.
Trong 1944 cục của Huyền không phi tinh chỉ có 16 cục có Tam ban xảo số toàn bàn . Tam ban xảo số toàn bàn đẹp hơn rất nhiều cục Cung Ly đả kiếp và cục cung Khảm đả kiếp .
Theo sắp xếp của Huyền không học như sau :
1/ Tam ban xảo số . ( Đẹp gấp 3 mục 2 )
2/ Đáo Sơn đáo Hướng. ( Đẹp gấp 2 mục 3 ).
3/ Ly cung đả kiếp và Khảm cung đả kiếp .
Ví dụ : Nhà tọa Sửu - Hướng Mùi vận 6.


Nhà này được Tam ban xảo số toàn bàn.
5-8-2; 1-4-7; 3-6-9; 4-7-1; 6-9-3; 8-2-5; 9-3-6 ; 2-5-8; 7-1-4.
Nhà này đa cát tiểu hung.

4/ Cung Ly đả kiếp
Điều kiện để có Cung Ly đả kiếp là : Có song tinh ra hướng nhà , ba cung đó liên thông : LY- CHẤN - CÀN , tạo thành một trục tam giác liên hoàn khí giữa các khí ( 1-4-7, 2-5-8 ; 3-6-9 ). Ly cung đả kiếp có thể chống lại Phản, Phục ngâm, biến suy tinh của Sơn và Hướng thành Vượng tinh.
Trong 24 Sơn, Hướng, 216 cục ( Nếu bao gồm cả quẻ thay thế có 432 cục ) , phàm là cục Hạ thủy mà song tinh đáo hướng , đều có thể dùng phép " Đả kiếp " . Còn cục " Thượng Sơn - Hà Thủy " của 2 cung Khôn - Cấn đều có Tam ban xảo quái.

LY CUNG ĐẢ KIẾP CÁC VẬN
* Sơn Tý - Hướng Ngọ vận 1 : 1-4-7.
Vận 3 : 3-6-9.
Vận 6 : 3-6-9.
Vận 8 : 2-5-8.
* Sơn Dậu - Hướng Mão : Vận 2 : 2-5-8.
Vận 9 : 3-6-9.
* Sơn Thìn - Hướng Tuất : Vận 1 : 1-4-7.
Vận 4 : 1-4-7.
* Sơn Canh - Hướng Giáp : Vận 1 : 1-4-7.
Vận 8 : 2-5-8.
* Sơn Nhâm - Hướng Bính . Vận 2 : 2-5-8.
Vận 4 : 1-4-7.
Vận 7 : 1-4-7.
Vận 9 : 3-6-9.
* Sơn Tân - Hướng Ất : Vận 2 : 2-5-8.
Vận 9 : 3-6-9.
* Sơn Quý hướng Đinh . Vận 1 : 1-4-7.
vận 3 : 3-6-9.
Vận 6 : 3-6-9.
Vận 8 : 2-5-8.
* Sơn Tốn - Hướng Càn. Vận 6 : 3-6-9.
Vận 9 : 3-6-9.
* Sơn Tỵ - Hướng Hợi , Vận 6 : 3-6-9.
Vận 9 : 3-6-9.

5/ Khảm cung đả kiếp
Khảm cung đả kiếp chỉ hình thành khi song tinh ra hướng nhà , tạo được 3 cung : KHẢM - TỐN - ĐOÀI , tạo thành một trục tam giác : 1-4-7; 2-5-8, 3-6-9. Khảm cung đả kiếp có thể chống lại Thướng Sơn hoặc Hạ thủy.
Lưu ý : Nếu Thướng Sơn hoặc Hạ thủy đi cùng với Phản ngâm, Phục ngâm thì không chống được.

KHẢM CUNG ĐẢ KIẾP CÁC VẬN .
* Sơn Ngọ - Hướng Tý . Vận 2 : 2-5-8.
Vận 4 : 1-4-7.
Vận 7 : 1-4-7.
Vận 9 : 3-6-9.
* Sơn Mão - Hướng Dậu. Vận 1 : 1-4-7.
Vận 8 : 2-5-8.
* Sơn Tuất - Hướng Thìn . Vận 6 : 3-6-9.
Vận 9 : 3-6-9.
* Sơn Giáp - Hướng Canh . Vận 2 : 2-5-8.
Vận 9 : 3-6-9.
* Sơn Bính - Hướng Nhâm . Vận 1 : 1-4-7.
Vận 3 : 3-6-9.
Vận 6 : 3-6-9.
Vận 8 : 2-5-8.
* Sơn Ất - Hướng Tân . Vận 1 : 2-4-7.
Vận 8 : 2-5-8.
* Sơn Đinh - Hướng Quý . Vận 2 : 2-5-8.
Vận 4 : 1-4-7.
Vận 7 : 1-4-7.
Vận 9 : 3-6-9.* Sơn Càn - Hướng Tốn . Vận 1 : 1-4-7.
Vận 4 : 1-4-7.
* Sơn Hợi - Hướng Tỵ . Vận 1 : 1-4-7.
Vận 4 : 1-4-7.

TAM BAN XẢO QUÁI CÁC VẬN.
* Sơn Cấn - Hướng Khôn . Vận 2 - Toàn cục.
Vận 5 : Toàn cục.
Vận 8 : Toàn cục.
* Sơn Khôn - Hướng Cấn : Vận 2 - Toàn cục.
Vận 5 : Toàn cục.
Vận 8 : Toàn cục.
* Sơn Dần - Hướng Thân : Vận 2 - Toàn cục.
Vận 5 : Toàn cục. Vận 8 : Toàn cục.
* Sơn Sửu - Hướng Mùi : Vận 4 ; Toàn cục.
Vận 6 : Toàn cục.
* Sơn Mùi - Hướng Sửu : Vận 4 : Toàn cục.
Vận 6 : Toàn cục.
Như vậy trong cửu vận : Quẻ Tam ban Ly cung đả kiếp có 24 cục, Quẻ Tam ban Khảm cung đả kiếp có 24 cục, quẻ tam ban xảo quái cung Cấn có 16 cục . Công lại tất cả là 64 cục.

QUẺ TAM BAN ĐẢ KIẾP LY CUNG VÀ KHẢM CUNG​
Mỗi quẻ có 3 cục phạm phản , phục ngâm nên không thể xử dụng.
* Sơn Tốn - Hướng Càn - Vận 6 - Phạm PHẢN PHỤC NGÂM.
* Sơn Tỵ - Hướng Hợi - Vận 6 - Phạm PHẢN PHỤC NGÂM.
* Sơn Nhâm - Hướng Bính - Vận 9 - Phạm PHẢN PHỤC NGÂM.
* Sơn Bính - Hướng Nhâm - Vận 1 - Phạm PHẢN PHỤC NGÂM.
* Sơn Càn - Hướng Tốn - Vận 4 - Phạm PHẢN PHỤC NGÂM.
* Sơn Hợi - Hướng Tỵ - Vận 4 - Phạm PHẢN PHỤC NGÂM.


Phép Ly cung đả kiếp và Khảm cung đả kiếp được xử dụng khi khó chọn địa hình của âm hay dương trạch. So với phép vượng Sơn - Vượng Hướng , hai cung Thành môn, và toàn cục hợp thập thì phép đả kiếp đã cung cấp thêm cho ta một cách nữa để lựa chọn.Nó trội hơn phép vượng Sơn - Vượng Hướng và ngang công hiệu với toàn cục hợp thập. Trong 64 cục kể ở trên thì có quẻ Tam ban xảo quái hình thành trên 2 cung Cấn và Khôn là khó gặp nhất nhưng có giá trị nhất. 16 cục này gọi là toàn cục hợp thành quẻ Tam ban , có thể thông khí cả 3 nguyên là Thượng, Trung, Hạ nguyên , dùng nó tốt lành, đời đòi phồn thịnh. Quẻ Tam ban như thế không bi giới hạn của Thướng Sơn - Hạ thủy , nhưng nếu có thể dùng cách đảo ngược kỵ Long thì càng tốt đẹp. Sử dụng quẻ Tam ban cần phải phối hợp với cách cục của môi trường , phải có đắc Sơn để chế ngự Thủy , phải có đắc Thủy để thu hồi Sơn , hợp với Ngũ hành sinh khắc , bằng không sẽ phản tác dụng . Bỏi vậy các Phong Thủy Sư phải hết sức lưu ý và làm cho thuần thục.
Trong Ly cung đả kiếp và Khảm cung đả kiếp , công hiệu của Ly cung đả kiếp mạnh hơn. Phong thủy gọi là " Chân đả kiếp" ( Cướp đoạt thật sự ) , còn Khảm cung đả kiếp thì công hiệu nhỏ hơn gọi là : Giả đả kiếp " (cướp giả).

 

dontsayloveme2

Thành viên kỳ cựu
"Lưu Bá Ôn" này là bút danh chung của 2 bố con Ngụy Lý Hứa Minh và Hứa Vinh. Em không tìm được bản t.h.a.n.h.n.a.n.g bình chú, anh tìm ở đâu gửi cho em 1 bản. Hơn nữa trong Táng Thư tiếng Việt có phần t.h.i.ê.n.n.g.ọ.c Cảm ơn anh nhé.
 

Tuetvnb

Administrator
Thực ra, nếu đọc kỹ thì ngay từ phần đầu tiên đã thấy rõ rồi.

Phần trích dẫn của donstayloveme2 là lấy trong cuốn “Địa lý toàn thư”, cuốn này là cuốn tổng hợp các kinh sách của nhiều nhà, do Long Vụ Trâu Đình Du Thiệp Viên tuyển, lấy tên Lưu Bá Ôn chắc để làm tăng thêm cái danh cho cuốn sách thôi.

Bát trạch chu thư, là sản phẩm của Hoàng Thạch Công và Dương Quân Tùng. Đều là hai đại sư của Tam Hợp Phái. Ngay phần giới thiệu đã viết “Thử Chu Thư giả, Hoàng Thạch Công sở tác, Dương Cứu bần đồng đoán, dĩ Tiên thiên bát quái chính phối, tương sinh khai môn chí hưng dã” (Cuốn Chu Thư này do Hoàng Thạch Công viết, Dương Quân tùng cũng đoán, lấy tiên thiên bát quái chính phối – tương sinh để khai môn, rất hưng thịnh). tra trong bản chữ Hán thì thấy cụ Lê Khánh Trường dịch cũng sát nghĩa.

Bản chất của Bát Trạch Chu Thư đã nói rõ, dùng đạo lý của Tiên thiên quái để khai môn, thu thủy, phóng thủy. Chính là diệu pháp của trường sinh bát quái. Nếu không hiểu được thì không nên xem thường.

Thanh Nang Bình Chú thì có nhiều cuốn, nhiều người chú rồi, trên mạng cũng nhiều người dịch, nhưng đều chưa được đúng đắn lắm. Chỉ có bản chú của Tưởng Đại Hồng là xưa nay vẫn được đánh giá cao. Hiện có bản chữ Hán, chưa dịch ra Việt ngữ. CLB nhà mình cũng có đấy.
 
Last edited by a moderator:

dontsayloveme2

Thành viên kỳ cựu
Kiêm hướng 2 bước, 1 - xác định kiêm hướng, 2 - áp dung kiêm hướng. Trực hướng 2 bước, 1 - xác định trực hướng, 2 - áp dụng trực hướng. Phải chăng nguyên lý quá phức tạp mà các sách đã liệt kê sẵn hỗ và thác mà không nhắc đên phương pháp xác định. Cảm ơn Thầy.
 

dontsayloveme2

Thành viên kỳ cựu

Hình 3/76 : Kiểu Khôn sơn Tam thần phóng thuỷ

Dương công đoán đnh: "Khôn son Cấnhướng là sao Liêm Trinh, đi trămbước không ngừng. Nhâm, Ất, Cấn thuỷ đến triều bái giaohảo, gia tộc phú quý song toàn hàng ngàn năm. Ất hướngThìn sinh, sơn Khởi tử sao Cư Môn. thuận số xê dịch, lấysố bước làm Nguyên thần, phóng sáu thước 1 tấc,hẹp thì một thước 6 tấc, bước thứ nhất là sao Liêm Trinh, bước thứhai là sao Tham Lang. Khai môn phóng thủy như vậy sẽ vô cùng cát lợi.

Toàn bộ đoạn này không hiểu chỗ nào hết
- Khôn son Cấn hướng là sao Liêm Trinh
- Nhâm, Ất, Cấn thuỷ đến triều bái giao hảo
- lấy số bước làm Nguyên than
- bước thứ nhất là sao Liêm Trinh, bước thứ hai là sao Tham Lang

 
Top