Các bài luận về Tuần Triệt

Tuấn Anh

Thành viên tâm huyết
NHẬN ĐỊNH VỀ TUẦN TRIỆT
Tuần và Triệt thực tế ra không phải là hai sao trong Tử Vi nhưng thường được gọi là hai sao cho giản tiện. Trường hợp này cũng giống như vòng Tràng Sinh hay được gọi là sao vậy

Ngũ hành của Tuần Triệt
Triệt thì hành Kim (đới Thủy), còn Tuần thì hành Hỏa (đới Mộc)

Ý nghĩa
Triệt là chém ra thành từng mảnh
Tuần là vây hãm, có tác dụng làm kìm hãm, ngăn chận, cản trở

Cường độ ảnh hưởng của Tuần Triêt nói chung
Triệt tại cung Kim, Tuần tại cung Mộc và Hỏa thì có tác động mạnh hơn các nơi khác

Tỷ lệ ảnh hưởng của Tuần Triệt trên các cung
Tuần Triệt thì luôn luôn án ngữ hai cung và có cường độ ảnh hưởng lên hai cung khác nhau theo nguyên tắc ước lượng như sau:
Người Dương (Dương Nam, Dương Nữ) thì cung Dương bị ảnh hưởng hơn cung Âm, cụ thể cung Dương chịu 70%, cung Âm chịu 30% cường độ
Người Âm (Âm Nam, Âm Nữ) thì cung Âm bị ảnh hưởng nhiều hơn cung Dương, cụ thể ước lượng cung Âm chịu 80%, cung Dương chịu 20%
Khi bị ảnh hưởng mạnh thì ta thường nói bị đương đầu, bị ảnh hưởng yếu thì ta nói bị chận đuôi

Cường độ ảnh hưởng của Tuần Triệt theo thời gian:
Triệt ảnh hưởng mạnh mẽ trong thời gian 30 năm đầu, tùy theo Cục mà có khác biệt (như Thủy nhị cục thì 32 năm đầu), sau đó thì từ từ yếu đi nhưng không thể coì là không có
Tuần thì ngược lại, ảnh hưởng không đáng kể vào khoảng 30 năm đầu, nhưng mạnh sau đó
Hai yếu tố trên rất quan trọng nhưng thường bị coi thường khi coi về Tuần Triệt, nhất là khi coi đại hạn. Cường độ ảnh hưởng từ yếu đến mạnh tạm được sắp xếp theo thời gian như sau:
Dưới khoảng 30 tuổi
Tuần chặn đuôi
Tuần đương đầu
Triệt chặn đuôi
Triệt đương đầu
Trên khoảng 30 tuổi
Triệt chặn đuôi
Triệt đương đầu
Tuần chặn đuôi
Tuần đương đầu
Trong từng trường hợp trên thì cũng có diễn biến động của riêng nó, bởi vì quá trình thay đổi của Tuần Triệt là quá trình biến đổi, Tuần thì từ từ mạnh lên, Triệt thì từ từ giảm xuống. Như vậy trong trường hợp tuần chặn đuôi thì sẽ nhẹ nhất vào lúc 1 tuổi và mạnh nhất vào khoảng 30 tuổi. Nhận định này nên được bổ xung chú ý khi coi đại hạn

Tuần Triệt là hai sao có rất nhiều ảnh hưởng được liệt kê dưới đây, có thể sự phân tích có những trùng lập nhưng để làm sáng tỏ vấn đề Tuần Triệt hơn
Ảnh hưởng của Tuần Triệt lên các cung:
Thông thường thì đóng tại cung nào thì Tuần Triệt sẽ gây trục trặc cho cung đó bất kể là đương đầu hay chặn đuôi, trừ khi đóng tại cung Vô Chánh Diệu trong trường hợp khống có hung tinh đắc địa hoặc tại Tật Ách thì hợp. Đây là điểm quan trọng bởi vì chưa cần coi các sao trong cung, người ta đã có thể nêu sơ lược được vài điểm trong cuộc sống vì thông thường Tuần Triệt đóng tại 4 cung trong tổng số 12 cung
Tuần Triệt đương đầu tại Mệnh thì thuở nhỏ cực khổ gian nan (nhưng nếu gặp chính tinh lạc hãm thì đỡ hơn), tại Thân thì khi lập nghiệp sẽ gặp khó khăn ban đầu. Nếu chặn đuôi thì đỡ hơn. Thân Mệnh đồng cung gặp Tuần Triệt đương đầu thì coi như nếu có sự nghiệp trước 30 tuổi thì phải bị gãy đổ rồi bắt lại từ đầu trong giai đoạn lập thân
Tuần Triệt đóng tại Quan thì gây trục trặc cho quan trường nghề nghiệp như lận đận, hay phải thay đổi, không bền vững, thăng giáng. Tùy theo bị chặn đuôi hoặc đương đầu và gặp Tuần hay Triệt mà lận đận nhiều hay không. Vì quan trường có ý nghĩa nổi bật trong giai đoạn lập thân nên cần chú ý phân biệt giữa Tuần và Triệt vì Tuần có tác dụng mạnh hơn về hậu vận
Tuần Triệt đóng tại cung Tài thì tiền bạc tụ tán, lúc có lúc không, trừ khi vào đại vận tốt, và thường bị gặp khó khăn khi kiếm tiền. Tạo lập điền sản rất quan trọng trong giai đoạn lập thân nên, do đó gặp Tuần thì nên chú ý. Dù gì đi chăng nũa mà bị Tuần Triệt thì hầu như khó giàu có lớn được trừ trường hợp VCD đúng cách (ví dụ có Nhật Nguyệt sáng sủa chiếu)
Tuần Triệt đóng tại cung Thiên Di thì ra ngoài không lợi, ly hương thì tốt hơn
Tuần Triệt đóng tại cung Điền thì không được hưởng di sản của cha mẹ để lại, phải tự lập và thường bị gặp trục trặc trong vấn đề mua bán điền sản. Tạo lập điền sản rất quan trọng trong giai đoạn lập thân nên, do đó gặp Tuần thì nên chú ý. Dù gì đi chăng nũa mà bị Tuần Triệt thì hầu như khó giàu có lớn được trừ trường hợp VCD đúng cách (có Nhật Nguyệt sáng sủa chiếu)
Tuần Triệt đóng tại cung Phúc thì khiến họ hàng ly tán, không ở gần nhau, thường phải ly hương
Tuần Triệt đóng tại cung Phối thì gây trục trặc cho tình duyên hôn nhân như tình đầu tan vỡ, lập gia đình trễ, lập gia đình sớm thì gia đạo bất hòa dễ trục trặc dễ đưa đến chia ly, hoặc là yếu tố đưa đến không chồng không vợ. Cung Phối xấu xa mờ ám thì nên gặp Tuần hơn Triệt vì gặp Tuần thì về sau gia đạo dễ hạnh phúc hơn Triệt. Cung Phối đẹp đẽ gặp Triệt thì tuy có bị trục trặc ban đầu nhưng về sau thì vợ chồng cũng sống với nhau được...
Tuần Triệt đóng tại cung Nô thì bạn bè, người giúp việc lúc tụ lúc tán, không bền
Tuần Triệt đóng tại cung Tử thì gây trục trặc cho vấn đề con cái như không con, muộn có con, sinh con đầu lòng khó nuôi, con không hợp với cha mẹ
Tuần Triệt đóng tại cung Bào thì anh chị trưởng dễ chết sớm hoặc cùng khổ cô đơn, hoặc không gần nhau, hoặc dễ không hòa thuận
Tuần Triệt đóng tại cung Tật Ách bất kể là đương đầu hay chăn đuôi thì suốt đời mạnh khoẻ, ít bệnh tật, ít tai họa, tránh được tai họa trừ khi có sao kỵ Tuần Triệt như Thiên Tướng Tướng Quân thì nếu tai họa quá lớn thì lại đưa đến cái chết bất ngờ nhanh chóng
Tuần Triệt đóng tại cung Phụ Mẫu thì ly hương mới dễ làm nên hơn là ở gần cha mẹ, không hợp với cha hay mẹ, hoặc dễ sớm xa cách cha mẹ. Vì Phụ Mẫu có ảnh hưởng trong giai đoạn thiếu niên nên gặp Triệt có khác biệt khi gặp Tuần vì lúc đó Triệt đang mạnh mẽ
Tuần Triệt đóng tại cung hạn thì phải có khó khăn trong hạn đó, nhưng cần xét kỹ thời gian và tỷ lệ ảnh hưởng
Trường hợp Tuần Triệt đồng cung thì ảnh hưởng coi như ảnh hưởng liên tục. Như vậy nếu Tuần Triệt đồng cung tại Phối Tử thì là một bất hạnh trong cuộc sống gia đình, tại Điền Quan thì sự gây dựng sự nghiệp khó khăn, tại Phụ Phúc thì số tự lập, ly hương, bạc phúc...

Ảnh hưởng của Tuần Triệt đối với hành của sao
Sử dụng sự sinh khắc ngũ hành giữa hành của Tuần Triệt với hành sao tọa thủ, lấy hành của Tuần Triệt làm chủ, ta có thể nói rằng:
Nhìn chung thì hành Kim, Hỏa và Mộc bị ảnh hưởng nặng nhất, hành Mộc bị ảnh hưởng của Triệt hơn Tuần (vì Triệt Kim khắc Mộc trong khi đó Mộc sinh Tuần Hỏa) và hành Kim chịu ảnh hưởng của Tuần hơn Triệt (vì Tuần Hỏa khắc Kim trong khi đó Triệt Kim và Kim đồng hành), hành Thủy ít bị ảnh hưởng hơn (vì Triệt Kim sinh Thủy và Thủy khắc Hỏa Tuần), hành Thổ bị ảnh hưởng ít nhất (vì Tuần Hỏa sinh Thổ và Thổ sinh Triệt Kim)
Như vậy nếu chỉ xét về phương diện ngũ hành thì các sao Thổ nhu Ta Huu, Thien Qui, Loc Ton, Hoa Loc, Thien Phuc, Thien Qui, Tam Thai it bi anh huong cua Tuan Triet nhat, cac sao Thuy nhu Hoa Khoa, Van Xuong, Hoa Ky, Long Tri, Song Hao, Hong Loan, Bat Toa it chiu anh huong cua Tuan Triet, cac sao Moc, Kim, Hoa nhu Kinh Da, Khong Kiep, Hoa Linh, Thien Khong, Thien Hinh, Kiep Sat, Tang Mon, Bach Ho, Dao Hoa, Khoi Viet, Hoa Quyen Thien Ma, Phuong Cac, An Quang, Co Qua, Thien Quan chiu anh huong manh me cua Tuan Triet

Ảnh hưởng của Tuần Triệt đối với các loại tinh đẩu
Đối với chính tinh thì bị ảnh hưởng mạnh hơn phụ tinh (phàm cái gì càng mạnh mẽ thì càng bị ảnh hưởng của Tuần Triệt), trong đó Sát Phá Liêm Tham bị ảnh hưởng mạnh nhất
Về tính chất thì hung sát bại tinh (như Sát Phá Liêm Tham, Không, Kiếp, Kình, Đà, Hỏa Linh, Kiếp Sát, Thiên Không, Kiếp Sát...), tài tinh (Vũ Khúc, Thiên Phủ, Lộc Tồn, Hóa Lộc), quí tinh, quyền tinh (Thiên Tướng, Hóa Quyền, Quốc Ấn...), đào hoa tinh hay dâm tinh (Hồng Đào Riêu Thai...) bị ảnh hưởng mạnh mẽ hơn các tinh đẩu khác như phúc thiện tinh (Quang Quí, Quan Phúc...), trợ tinh (Tả Hữu)...lục bại tinh (Song Hao, Tang Hổ, Khốc Hư)
Tuần Triệt không làm thay đổi tính chất của hung tinh, cát tinh như biến hung tinh thành cát tinh, biến các tinh thành hung tinh mà thực chất thay đổi cường độ hành khí của sao, sự sáng tối của sao tức là thay đổi tính đắc hãm

Các trường hợp đặc biệt cần lưu ý
Thiên Tướng, Tướng Quân tối kỵ gặp Tuần hay Triệt cho dù là đắc hay hãm. Thiên Khôi kỵ Triệt hơn Tuần nhưng cần phối hợp các yếu tố khác khi luận đoán tốt xấu
Nhật Nguyệt đắc hãm gặp Tuần Triệt thì sáng lên, gặp Tuần hay hơn Triệt. Nhật Nguyệt miếu vượng gặp Tuần Triệt thì tối lại
Cự Cơ Tí Ngọ rất cần Tuần Triệt
Thiên Phủ kỵ Tuần hơn Triệt, gặp Tuần ví như kho trống không, trong khi gặp Triệt thì chỉ bị hao hụt

Ảnh hưởng của Tuần Triệt đến vấn đề miếu hãm
Sao đắc vượng miếu gặp Tuần Triệt thì giảm hoặc mất hết ý nghĩa tốt đẹp hoặc đôi khi trở thành hãm
Sao hãm địa gặp Tuần Triệt thì lại bớt xấu đi, hoặc trở thành tốt, là phản vi kỳ cách (đặc biệt cho Sát Phá Liêm Tham hãm địa) nhưng phải trải qua gian nan mới tốt được
Chú ý rằng quá trình thay đổi ảnh hưởng từ xấu qua tốt hoặc ngược lại là quá trình chuyển biến nên một sao cho dù sáng lại do ảnh hưởng của Tuần Triệt cũng không toàn vẹn như một sao bản chất là sáng sủa và ngược lại một sao bị tối đi do ảnh hưởng của Tuần Triệt cũng không tối tăm như một sao bản chất là tối hãm.

Ảnh hưởng đến các cung tam hợp xung chiếu
Tuần Triệt chỉ có ảnh hưởng gián tiếp đến cung tam hợp xung chiếu. Sao tại cung bị Tuần Triệt án ngữ bị thay đổi tính chất nên khi chiếu về cung khác cũng khác khi không bị Tuần Triệt. Cách VCD có Tuần Triệt chiếu thiết tưởng chỉ là để nói có Tuần Triệt tại các cung tam hợp xung chiếu mà thôi)
Triệt có tác động cản trở tất cả các hung tinh chiếu về bản cung, không sợ nguy hiểm do các sao này gây ra (Tam phương xung sát hạnh nhất Triệt nhi khả bằng). Tuần thì cản không được mạnh nên vẫn còn bị nguy hiểm phần nào
Tại bản cung có chính phụ tinh hãm địa nếu bị Triệt án thì cũng không đáng lo ngại vì họa hại do chính phụ tinh hãm địa gây ra. Nếu chính phụ tinh sáng sủa thì tùy trường hợp mà luận đoán sử dụng các nguyên tắc coi trên

Tuần Triệt tại cung Vô Chính Diệu (coi phần Vô Chính Diệu)

Tuần Triệt tháo dỡ
Đây là quan điểm do cụ Thiên Lương đưa ra. Mệnh Tuần hay Triệt thì khi đến đại hạn gặp Tuần hay Triệt sẽ tháo dỡ ảnh hưởng của Tuần hay Triệt

Tuần Triệt gặp sao Lưu
Tuần Triệt đồng cung tại tiểu hạn gặp Lưu Triệt thì ảnh hưởng của Tuần Triệt đồng cung sẽ giảm đi
Triệt tại tiểu hạn gặp Lưu Triệt thì ảnh hưởng của Triệt tăng lên
Tuần tại tiểu hạn gặp Lưu Triệt thì ảnh hưởng của Tuần giảm đi

Tóm lại, ngoại trừ trường hợp ngoại lệ, mọi tinh đẩu đắc vượng miếu không nên bị Tuần Triệt án ngữ, tinh đẩu hãm địa rất cần Tuần Triệt cứu giải cái xấu. Khi bị Tuần Triệt án ngữ cần chú ý là bị Tuần Triệt đương đầu hay chặn đuôi và để ý thời gian.
Khi chính tinh sáng sủa hợp Mệnh (như sao sinh Mệnh hay đồng hành) thì không nên bị Tuần Triệt đưa đến phá cách nặng, ví dụ như cung sinh sao, sao sinh Mệnh mà gặp Tuần Triệt thì càng xấu vì sao sinh Mệnh khiến Mệnh tốt lên hẳn mà lại bị Tuần Triệt phá hỏng. Trong trường hợp này nếu Mệnh không hợp với sao thì gặp Tuần Triệt cũng đỡ xấu hơn trường hợp trên
Khi chính tinh lạc hãm khắc Mệnh thì cần được Tuần Triệt án ngữ, trường hợp này lại hay hơn là được chính tinh lạc hãm hợp Mệnh gặp Tuần Triệt. Nói chung là nếu càng xấu về vị trí ( bị hãm) và tương quan ngũ hành (bị khắc) thì gặp Tuần Triệt càng tốt, hễ càng tốt về vị trí và tương quan ngũ hành thì gặp Tuần Triệt càng xấu. Một số người đã diễn tả điều này bằng cách nói Tuần Triệt thay đổi ngũ hành của cung

Vài ví dụ phân tích
Thiên Cơ (Mộc), Thiên Lương (Mộc) miếu địa rất kỵ Tuần Triệt (vì hành Mộc)nhưng là phúc tinh nên cũng đỡ lo ngại, kỵ Triệt hơn Tuần.Trẻ tuổi gặp Tuần chặn đuôi thì cũng khá tốt
Thiên Cơ (Mộc), Thiên Lương (Mộc) nếu hãm địa thì rất cần Tuần Triệt.
Thai Ám sáng sủa gặp Tuần Triệt thì đỡ bị ảnh hưởng hơn so với Thái Dương sáng sủa do hành Thủy
Sát Phá Liêm Tham hãm địa rất cần Tuần Triệt (vì hành là Kim, Hỏa, Mộc và là hung sát tinh)
Sát Phá Liêm Tham đắc vượng miếu kỵ gặp Tuần Triệt vì là hung tinh hành Kim Hỏa Mộc, nhất la Sát và Tham (còn Phá Quân thì đỡ bị ảnh hưởng).
Liêm Tham Tỵ Hợi hãm đia thì gap Tuần Triệt rất tốt, giảm thiểu nhiều tai họa tù tội
Thiên Đồng (Thủy) đắc vượng miếu cung không sợ Tuần Triệt lắm vì là phúc tinh hành thủy, hãm thì lại cần Tuần Triệt
Vũ Khúc (Kim) đắc vượng miếu kỵ Tuần Triệt vì là tài tinh hành Kim
Không Kiếp Tang Hổ đắc thì không nên gặp Tuần Triệt vì là hung tinh đắc đia hành Hỏa, Kim, Mộc mất hết ảnh hưởng hay đẹp
Ví dụ Mệnh Tủ Vi Thiên Tướng cư Thìn (ở Dương cung) bị Tuần. Thiên Tướng bị ảnh huỏng mạnh hơn Tử Vi vì là hành Thủy và do bản chất kỵ Tuần Triệt của nó. Vì là Tuần nên 30 năm đầu chưa bị tai họa (tai nan, benh tat...) vì ảnh hưởng Tuần chưa mạnh. Dương Nam, Dương Nữ thì bị Tuần đương đầu, do đó sau 30 tuổi dễ bị tai họa lớn. Âm Nam Âm Nữ thì bị Tuần chặn đuôi nên sau 30 tuổi có gặp tai họa cũng không mạnh được. Mệnh Thổ (ăn sao Tử Vi, khắc sao Thiên Tướng) đỡ bị ảnh hưởng xấu hơn (Tử Vi gặp Tuần không đáng sợ bằng Thiên Tướng) Mệnh Thủy (ăn sao Thiên Tướng mà Tướng lại sáng sủa, khắc sao Tử Vi) (chỉ nêu đại cương khả năng xảy ra, còn cần xét trong bối cảnh Mệnh Thân Phúc Đại Hạn mới quyết định được)
st
 

Tuấn Anh

Thành viên tâm huyết
Tuần Triệt

Tuần Triệt là sao phá , đóng ở cung nào thì gây trở ngại cho cung
- Ở Mệnh thì thiếu thời lận đận
- Ở Thân trắc trở gian truân
- Ở Phu thê thì không hay về tình duyên
- Ở Tử thì hao con
- Ở tài ít khi có tiền
...................................................
Duy chỉ có ở Tật Ách thì Tuần Triệt phá tán bệnh tật , tốt cho sức khỏe cho người
Tuần Triệt đóng tại cung Tật Ách bất kể là đương đầu hay chăn đuôi thì suốt đời mạnh khoẻ, ít bệnh tật, ít tai họa, tránh được tai họa trừ khi có sao kỵ Tuần Triệt như Thiên Tướng Tướng Quân thì nếu tai họa quá lớn thì lại đưa đến cái chết bất ngờ nhanh chóng

Tuần - Triệt đóng ở Quan

Đóng ở Quan thì chắc chắn gây trục trặc cho quan trường ở hai trạng thái
* Chậm công danh
* Công danh lận đận , chật vật
* Công danh thăng giáng thất thường

Nói một cách tổng quát :

Tuần Triệt đóng tại Quan thì gây trục trặc cho quan trường nghề nghiệp như lận đận, hay phải thay đổi, không bền vững, thăng giáng. Tùy theo bị chặn đuôi hoặc đương đầu và gặp Tuần hay Triệt mà lận đận nhiều hay không. Vì quan trường có ý nghĩa nổi bật trong giai đoạn lập thân nên cần chú ý phân biệt giữa Tuần và Triệt vì Tuần có tác dụng mạnh hơn về hậu vận
Gặp Triệt công danh chậm lúc trẻ tuổi , về già mới hanh thông
Gặp Tuần , sự trục trặc có tính triền miên , tuy không nặng như Triệt nhưng kéo dài có khi đến hết đời

Nói một cách chi tiết

* Trường hợp cung Quan có chính tinh
Chính tinh đóng ở Quan có thể sáng sủa hoặc hãm
Nếu chính tinh sáng , Tuần Triệt làm cho bớt sáng . Vì thế công danh có thể bị trở ngại châm phát triển hoặc trục trặc , không lâu bền , có nhiều hung sự xảy ra dẫn đến mát quan , mất chức không thi thố tài năng được . Nếu tại Quan mà có Thiên Tướng hay Tướng Quân thì càng bất lợi
Tuy nhiên chế giảm cho cung Quan bị Tuần Triệt
- Quan có Sát Phá Liêm Tham hay bại tinh sáng sủa gặp Tuần Triệt thì bền vững , không đến nỗi phải lụn bại , thăng trầm
- Quan ở Sửu Mùi có Âm Dương tọa thủ đồng cung quan lộc được rực rỡ vì tại Sửu Mùi Âm Dương xấu nên khi gặp Tuần Triệt thì sáng trở lại và tại đây vốn là âm cung nên tốt cho hậu vận
- Chính tinh ở Quan mà hãm địa , Tuần Triệt phục hồi độ sáng cho chính tinh công danh vinh hiển tuy nhiên không tránh khỏi trắc trở vì thế phát về hậu vận . Đặc biệt Sát Phá Tham Liêm hay bại tinh hãm mà gặp Tuần Triệt thì phát nhanh . Tuần Triệt tương hợp với Sát Phá Liêm Tham , với Thiên Tướng dù Đắc hay Hãm cũng gây họa
* Trường hợp Quan VCD
Cung VCD giống như người không nhìn thấy mặt , không rõ chân tướng . Để định sắc thái cho cung này phải mượn Chính diệu xung chiếu để nhận diện cung VCD , chỉ có thế xung chiếu mới làm ảnh hưởng tực tiếp và cung VCD , cho nên Quan VCDphụ thuộc vào Chính tinh đối diện hay dở đều phụ thuộc vào nó , tuy nhiên cũng không hoàn mỹ

Duy chỉ có 2 biệt lệ làm khởi sắc cho Quan VCD đó là :
a , Cung Quan có Tuần hoặc Triệt án ngữ
b , Nhật Nguyệt cùng sáng sủa hợp chiếu hay xung chiếu

TẠI SAO ? SAO TRIỆT KHÔNG AN TẠI TUẤT HỢI
 
Last edited by a moderator:

trungtvls

Điều hành cấp cao
Cảm ơn bác Tuấn Anh, bác đăng bài viết và ghi rõ trường phái hoặc nguồn gốc thì tốt hơn ạ.
Về Tuần Triệt cũng có nhiều quan điểm của nhiều người khác nhau ạ
 

Tuấn Anh

Thành viên tâm huyết
Cảm ơn bác Tuấn Anh, bác đăng bài viết và ghi rõ trường phái hoặc nguồn gốc thì tốt hơn ạ.
Về Tuần Triệt cũng có nhiều quan điểm của nhiều người khác nhau ạ
Theo bác - những bài viết trên thuộc trường phái nào ? nếu liệt kê ra thì nhiều những cái tên lắm .....
Và quan điểm khác về Tuần Triệt của bác như thế nào ?

TẠI SAO ? SAO TRIỆT KHÔNG AN TẠI TUẤT HỢI
 
Last edited by a moderator:

Sơn Chu

Quản trị viên
Góp vui với mọi người mấy bài sưu tầm được:

Phần 1: Tác giả - Vũ Tài Lục
Tuần với Triệt đều có chung một tác động gọi bằng không vong, gọi tắt là Triệt Không và Tuần Không, mà nguyên tên là Triệt lộ không vong và Tuần trung không vong.
Tuần và Triệt khi chấn đóng đều đứng liền hai cung.
Với Triệt không thì cung dương là chính và cung âm là phụ với người tuổi dương can. Với người tuổi âm can thì cung âm là chính và cung dương là phụ. Chính thì tác động mạnh hơn, phụ tác động yếu hơn.
Bản chất Triệt không gồm có không hư và ảo tưởng giống như Thiên, Địa Không. Nhưng nó còn mang đến những chướng ngại đột nhiên, điểm này mới là chủ yếu; gọi bằng Triệt lộ ví như người đang đi đường mà đường bị sụt xuống hoặc có núi lở ngăn chặn Triệt mất đường đi lối về.
Triệt gây hại nhất đối với Lộc Mã, mệnh có Lộc Mã hoặc vận có Lộc Mã mà gặp Triệt thì kể như không Lộc Mã. Triệt có thêm lưu niên Triệt nữa chứ không chỉ có Triệt đóng chết trên lá số.
Thường thấy phổ biến lý luận rằng sau ba mươi tuổi thì ảnh hưởng Triệt không còn. Chẳng có gì để chứng minh điều này là đúng. Qua kinh nghiệm thì bất cứ lúc nào Triệt cũng gây hại hoặc làm cho đỡ hại trước hay sau ba mươi gì cũng như nhau. Có thể suy ra rằng sau ba mươi tuổi tác đã chín chắn, có phần nào kinh lịch thì sự tai hại bớt đi chăng?
Luận cứ Triệt đáo kim cung sẽ giúp cho những sao ở hai cung này tốt đẹp hơn không đúng. Cung Thân (Kim) mà có Lộc Mã bị Triệt vẫn bị hỏng như thường.
Triệt kị nhất đối với sao Thiên Tướng rồi mới đến Tử Vi, Thiên Phủ, Thiên Đồng, Thiên Lương, nói chung thì Triệt hãm hại cát tinh nhiều hơn hung tinh. Mệnh Thiên Tướng gặp Triệt dễ bị tai nạn lớn nguy hại cho tính mạng, càng đắc địa càng nặng. Có câu ca rằng:
"Thiên Tướng miếu địa gặp ngay
Triệt Không án ngữ thân nay khó toàn
Hoặc vì súng đạn đao gươm
Tứ chi đầu mặt tật thương đó mà"

Triệt chỉ đem lại lợi ích khi nó gặp Thái Âm, Thái Dương hãm, như Âm ở Dần Mão Thìn Tỵ, Dương ở Dậu Tuất Hợi Tí; hoặc nó gặp các hung sát tinh bất lợi cho Mệnh cho vận.
Sách Tử Vi Đẩu Số tinh diệu tổng đàm viết: Mệnh Thiên Đồng Thiên Lương đứng cùng Hóa Kị mà gặp Triệt Không án ngữ thành ra người tuyệt đối chủ quan.
Sách Tử Vi Đẩu Số Toàn Thư không nói gì đến cách Mệnh Vô Chính Diệu gặp Triệt Tuần Thiên Địa Không tức tam Không hoặc tứ Không, nhưng tập Thần Kế Định Số của Lê Quí Đôn thì có đề cập đến ảnh hưởng tốt của Triệt khi vào cung Mệnh VCD qua các câu phú:
- Mệnh vô chính diệu hoan ngộ tam Không hữu song Lộc phú quí khả kì
(Mệnh không có chính tinh rất mừng có tam Không giàu sang khi có cả song Lộc)
- Mệnh Triệt Thân Tuần tu cần vô hữu chính tinh vãn niên vạn sự hoàn thành khả đãi
(Mệnh bị Tuần, Thân gặp Triệt được Mệnh không chính tinh lúc vào luống tuổi đời mới tốt đẹp)
Trở lại với sách Tử Vi Đẩu Số Toàn Thư ta thấy lời chú ghi bên dưới câu phú về Thiên Không như sau: “Mệnh cung Kim Không tắc phát nhị hạn nên gặp phúc, nếu Thủy Không sẽ lan tràn ngập lụt, Mộc Không ắt là gẫy đổ, Thổ Không thì đất sụt”
Phải chăng Triệt đáo kim cung và Tuần cư hỏa địa căn cứ vào câu phú trên đây? Nó đòi hỏi phải Mệnh vô chính diệu mới thật toàn bích? Nếu vậy thì Mệnh VCD chỉ ở cung Kim cung Hỏa mới hay?
Nói sang Tuần Không toàn danh của nó là Tuần trung không vong. Tuần cũng phân ra chính với phụ như Triệt. Tuần sức công phá của tính chất “triệt lộ” không bằng Triệt, bởi vậy Thiên Tướng sợ Triệt gây nguy hại hơn Tuần.
Triệt phá hoại đột nhiên từ hoàn cảnh. Tuần lại trễ nải tự nơi mình. Cho nên mới có cái cách Thìn Tuất Phá ngộ Tuần Khoa lại nên hay. Nhờ Tuần khiến tự mình sửa lại cho ngay ngắn bản chất xông xáo bừa bãi của Phá Quân. Sự khác biệt căn bản giữa Tuần với Triệt là thế.
Nói tóm lại Tuần công phá nhẹ hơn Triệt chứ không phải Tuần kéo dài sự phá hoại còn Triệt thì sau ba chục tuổi thì hả hơi đi.
Về tính không tưởng, ảo tưởng, Tuần Triệt kém Thiên Không ở điểm: Thiên Không khi thành tư tưởng triết lý có thế hệ tổ chức hơn Tuần Triệt. Tuần Triệt tư tưởng triết chỉ đột nhiên thôi. Bởi vậy Thiên Không gặp Xương Khúc hay hơn Xương Khúc bị Tuần Triệt.
Sao rất kị với Triệt khác là Thiên Mã. Thiên Mã ngộ Triệt gọi bằng Triệt túc Mã, ngựa gẫy chân. Mã đứng với Lộc bị Triệt làm ăn thất bại. Mã đứng một mình không cần Lộc dễ bị té ngã thương tích (đã bàn đến luận ở Lộc Mã)
Tìm hiểu thêm về Tuần Triệt qua các câu phú:
- Tam Không độc thủ phú quí nan toàn
(Mệnh vô chính diệu chỉ có tam Không mà thiếu Khoa Quyền Lộc Lộc Tồn thì giàu sang không lâu bền)
- Tuần Triệt ngộ Thiên Hình tha hương cách lý
(Mệnh có Tuần Triệt gặp sao Thiên Hình thường xa quê hương bản quán)
- Tuần Triệt bất khả ngộ Lộc Tồn tư cơ phá hoại
(Tuần Triệt không nên gặp Lộc Tồn cơ nghiệp không giữ được)
- "Tuần Triệt án ngữ trạch điền
Tư cơ cha mẹ không truyền đến cho"
- Tam không hội Văn Xương ư thê cung thiềm cung triết quế
(cung thê không chính tinh có Văn Xương với tam Không thì lấy vợ con nhà danh giá)
- "Triệt Tuần ngộ Mã hành thê vị
Vợ bỏ chồng đào tị tha hương"
- "Cung huynh đệ Triệt Tuần xung củng
Chim đầu đàn bay bổng xa khơi"
- "Tam Không chiếu hội tao cát diệu
Lại dưỡng tinh có đạo con nuôi"
(cung tử tức không chính tinh gặp tam Không và sao Dưỡng)
- "Không phùng Phá Tử phối vào
Vợ chồng trắc trở ba tao mới thành"
(Cung Phu Thê có Tử Phá bị Tuần Triệt)
- "Triệt Tuần xung khắc chẳng sai
Thiên Hư bất chính cả hai vợ chồng"
- Phúc hữu chính tinh kị ngộ Triệt Tuần hoặc gia sát diệu lai ngộ Kiếp Cự thủy nịch tử
(Cung Phúc sao chính sợ gặp Triệt Tuần lại thêm Kiếp Cự dễ chết đuối)
- "Tam Không xung sát hạnh Triệt khả bằng
Tứ chính giao phùng kị Tuần trực đối"
(Vận hạn bị các hung sát chiếu mà cung vận hạn có Triệt sẽ đỡ, vận hạn có nhiều sao tốt chiếu mà cung vận hạn có Tuần trở thành vô ích)
- "Thân cư Thê vị, Triệt Tuần lai xâm thiếu niên ai lệ nãi thất tình
Gia lâm cát tú lương duyên mãn kiếp"
(Thân đóng Thê bị Tuần Triệt tuổi trẻ thất tình, có cát tinh phò trợ thì luống tuổi được duyên lành)
- Thân cư Quan Lộc nhược kiến Triệt Tuần Kiếp Kị nam nhân phong vân vị tế, hựu phùng cát diệu vũ lộ thừa ân khả dãi quá trung tuần dĩ hậu
(Thân đóng cung Quan Lộc bị Triệt Tuần Kiếp Kị tuổi trẻ danh phận bôn ba, có cát tinh hội tụ ngoài tuổi năm mươi mới được hưởng ơn mưa móc)
- Thân tại Quan cung gia sát diệu Triệt Tuần, nữ mệnh nan bảo thân danh
Gia kiến Bạch Tang thân cô trích ảnh, nghi gia vãn tuế tất thành
(Thân đóng Quan Lộc gặp sát tinh và Triệt Tuần, số gái khó bảo toàn danh tiết lại thêm Bạch Hổ Tang Môn thì cô đơn phải muộn tuổi mới lấy chồng)
- "Triết túc Đà Mã sum vầy
Tử Mã Tuần Triệt đêm ngày khảm kha"
(Mã bị Tuần Triệt là ngựa chết cuộc đời khảm kha)
- "Mệnh vô chính diệu tam Không
Nhật Nguyệt giao chiếu dự phần công khanh"
- "Cái ngộ Mộc gái nào đoan chính
Mã gặp Không thì tính tang bồng"
(Triệt Không và Địa Kiếp)
- "Tam Không ngộ Dưỡng đinh ninh
Nuôi con nghĩa tử giúp mình yên vui"
- "Dưỡng Thai Triệt Vượng thấu vào
Trong anh em có dị bào chẳng không "
- "Tang Môn Hư Khốc chẳng hay
Tuần Triệt viễn phối họa may mới thành"
(Đây là những sao đóng ở cung Phu Thê)

Phần 2:
Tác giả - Trừ Mê Tín
Tuần và Triệt thực tế ra không phải là hai sao trong Tử Vi nhưng thường được gọi là hai sao cho giản tiện. Trường hợp này cũng giống như vòng Tràng Sinh hay được gọi là sao vậy?

Ngũ hành của Tuần Triệt
Triệt thì hành Kim (đới Thủy), còn Tuần thì hành Hỏa (đới Mộc)

Ý nghĩa
Triệt là chém ra thành từng mảnh
Tuần là vây hãm, có tác dụng làm kìm hãm, ngăn chận, cản trở
Cường độ ảnh hưởng của Tuần Triêt nói chung
Triệt tại cung Kim, Tuần tại cung Mộc và Hỏa thì có tác động mạnh hơn các nơi khác.
Tỷ lệ ảnh hưởng của Tuần Triệt trên các cung Tuần Triệt thì luôn luôn án ngữ hai cung và có cường độ ảnh hưởng lên hai cung khác nhau theo nguyên tắc ước lượng như sau:
- Người Dương (Dương Nam, Dương Nữ) thì cung Dương bị ảnh hưởng hơn cung Âm, cụ thể cung Dương chịu 70%, cung Âm chịu 30% cường độ.
- Người Âm (Âm Nam, Âm Nữ) thì cung Âm bị ảnh hưởng nhiều hơn cung Dương, cụ thể ước lượng cung Âm chịu 80%, cung Dương chịu 20%.
Khi bị ảnh hưởng mạnh thì ta thường nói bị đương đầu, bị ảnh hưởng yếu thì ta nói bị chận đuôi.
Cường độ ảnh hưởng của Tuần Triệt theo thời gian:
- Triệt ảnh hưởng mạnh mẽ trong thời gian 30 năm đầu, tùy theo Cục mà có khác biệt (như Thủy nhị cục thì 32 năm đầu), sau đó thì từ từ yếu đi nhưng không thể coì là không có.
- Tuần thì ngược lại, ảnh hưởng không đáng kể vào khoảng 30 năm đầu, nhưng mạnh sau đó.
Hai yếu tố trên rất quan trọng nhưng thường bị coi thường khi coi về Tuần Triệt, nhất là khi coi đại hạn. Cường độ ảnh hưởng từ yếu đến mạnh tạm được sắp xếp theo thời gian như sau:
- Dưới khoảng 30 tuổi:
Tuần chặn đuôi, Tuần đương đầu, Triệt chặn đuôi, Triệt đương đầu.
- Trên khoảng 30 tuổi:
Triệt chặn đuôi, Triệt đương đầu, Tuần chặn đuôi, Tuần đương đầu
Trong từng trường hợp trên thì cũng có diễn biến động của riêng nó, bởi vì quá trình thay đổi của Tuần Triệt là quá trình biến đổi, Tuần thì từ từ mạnh lên, Triệt thì từ từ giảm xuống. Như vậy trong trường hợp tuần chặn đuôi thì sẽ nhẹ nhất vào lúc 1 tuổi và mạnh nhất vào khoảng 30 tuổi. Nhận định này nên được bổ xung chú ý khi coi đại hạn.
Tuần Triệt là hai sao có rất nhiều ảnh hưởng được liệt kê dưới đây, có thể sự phân tích có những trùng lập nhưng để làm sáng tỏ vấn đề Tuần Triệt hơn.
Ảnh hưởng của Tuần Triệt lên các cung:
Thông thường thì đóng tại cung nào thì Tuần Triệt sẽ gây trục trặc cho cung đó bất kể là đương đầu hay chặn đuôi, trừ khi đóng tại cung Vô Chánh Diệu trong trường hợp khống có hung tinh đắc địa hoặc tại Tật Ách thì hợp.
Đây là điểm quan trọng bởi vì chưa cần coi các sao trong cung, người ta đã có thể nêu sơ lược được vài điểm trong cuộc sống vì thông thường Tuần Triệt đóng tại 4 cung trong tổng số 12 cung.

Tuần Triệt đương đầu tại Mệnh thì thuở nhỏ cực khổ gian nan (nhưng nếu gặp chính tinh lạc hãm thì đỡ hơn), tại Thân thì khi lập nghiệp sẽ gặp khó khăn ban đầu. Nếu chặn đuôi thì đỡ hơn. Thân Mệnh đồng cung gặp Tuần Triệt đương đầu thì coi như nếu có sự nghiệp trước 30 tuổi thì phải bị gãy đổ rồi bắt lại từ đầu trong giai đoạn lập thân

Tuần Triệt đóng tại Quan thì gây trục trặc cho quan trường nghề nghiệp như lận đận, hay phải thay đổi, không bền vững, thăng giáng. Tùy theo bị chặn đuôi hoặc đương đầu và gặp Tuần hay Triệt mà lận đận nhiều hay không. Vì quan trường có ý nghĩa nổi bật trong giai đoạn lập thân nên cần chú ý phân biệt giữa Tuần và Triệt vì Tuần có tác dụng mạnh hơn về hậu vận.

Tuần Triệt đóng tại cung Tài thì tiền bạc tụ tán, lúc có lúc không, trừ khi vào đại vận tốt, và thường bị gặp khó khăn khi kiếm tiền. Tạo lập điền sản rất quan trọng trong giai đoạn lập thân nên, do đó gặp Tuần thì nên chú ý. Dù gì đi chăng nũa mà bị Tuần Triệt thì hầu như khó giàu có lớn được trừ trường hợp VCD đúng cách (ví dụ có Nhật Nguyệt sáng sủa chiếu)

Tuần Triệt đóng tại cung Thiên Di thì ra ngoài không lợi, ly hương thì tốt hơn.

Tuần Triệt đóng tại cung Điền thì không được hưởng di sản của cha mẹ để lại, phải tự lập và thường bị gặp trục trặc trong vấn đề mua bán điền sản. Tạo lập điền sản rất quan trọng trong giai đoạn lập thân nên, do đó gặp Tuần thì nên chú ý. Dù gì đi chăng nũa mà bị Tuần Triệt thì hầu như khó giàu có lớn được trừ trường hợp VCD đúng cách (có Nhật Nguyệt sáng sủa chiếu).

Tuần Triệt đóng tại cung Phúc thì khiến họ hàng ly tán, không ở gần nhau, thường phải ly hương.

Tuần Triệt đóng tại cung Phối thì gây trục trặc cho tình duyên hôn nhân như tình đầu tan vỡ, lập gia đình trễ, lập gia đình sớm thì gia đạo bất hòa dễ trục trặc dễ đưa đến chia ly, hoặc là yếu tố đưa đến không chồng không vợ. Cung Phối xấu xa mờ ám thì nên gặp Tuần hơn Triệt vì gặp Tuần thì về sau gia đạo dễ hạnh phúc hơn Triệt. Cung Phối đẹp đẽ gặp Triệt thì tuy có bị trục trặc ban đầu nhưng về sau thì vợ chồng cũng sống với nhau được...

Tuần Triệt đóng tại cung Nô thì bạn bè, người giúp việc lúc tụ lúc tán, không bền.

Tuần Triệt đóng tại cung Tử thì gây trục trặc cho vấn đề con cái như không con, muộn có con, sinh con đầu lòng khó nuôi, con không hợp với cha mẹ.
Tuần Triệt đóng tại cung Bào thì anh chị trưởng dễ chết sớm hoặc cùng khổ cô đơn, hoặc không gần nhau, hoặc dễ không hòa thuận.

Tuần Triệt đóng tại cung Tật Ách bất kể là đương đầu hay chăn đuôi thì suốt đời mạnh khoẻ, ít bệnh tật, ít tai họa, tránh được tai họa trừ khi có sao kỵ Tuần Triệt như Thiên Tướng Tướng Quân thì nếu tai họa quá lớn thì lại đưa đến cái chết bất ngờ nhanh chóng

Tuần Triệt đóng tại cung Phụ Mẫu thì ly hương mới dễ làm nên hơn là ở gần cha mẹ, không hợp với cha hay mẹ, hoặc dễ sớm xa cách cha mẹ. Vì Phụ Mẫu có ảnh hưởng trong giai đoạn thiếu niên nên gặp Triệt có khác biệt khi gặp Tuần vì lúc đó Triệt đang mạnh mẽ.
Tuần Triệt đóng tại cung hạn thì phải có khó khăn trong hạn đó, nhưng cần xét kỹ thời gian và tỷ lệ ảnh hưởng.

Trường hợp Tuần Triệt đồng cung thì ảnh hưởng coi như ảnh hưởng liên tục. Như vậy nếu Tuần Triệt đồng cung tại Phối Tử thì là một bất hạnh trong cuộc sống gia đình, tại Điền Quan thì sự gây dựng sự nghiệp khó khăn, tại Phụ Phúc thì số tự lập, ly hương, bạc phúc .
Sử dụng sự sinh khắc ngũ hành giữa hành của Tuần Triệt với hành sao tọa thủ, lấy hành của Tuần Triệt làm chủ, ta có thể nói rằng:
Nhìn chung thì hành Kim, Hỏa và Mộc bị ảnh hưởng nặng nhất, hành Mộc bị ảnh hưởng của Triệt hơn Tuần (vì Triệt Kim khắc Mộc trong khi đó Mộc sinh Tuần Hỏa) và hành Kim chịu ảnh hưởng của Tuần hơn Triệt (vì Tuần Hỏa khắc Kim trong khi đó Triệt Kim và Kim đồng hành), hành Thủy ít bị ảnh hưởng hơn (vì Triệt Kim sinh Thủy và Thủy khắc Hỏa Tuần), hành Thổ bị ảnh hưởng ít nhất (vì Tuần Hỏa sinh Thổ và Thổ sinh Triệt Kim).
Như vậy nếu chỉ xét về phương diện ngũ hành thì các sao Thổ nhu Tả Hữu, Thiên Quí, Lộc Tồn, Hóa Lộc, Thiên Phúc, Tam Thai ít bị ảnh hưởng của Tuần Triệt nhất.
Các sao Thủy như Hóa Khoa, Văn Xương, Hóa Kỵ, Long Trì, Song Hao, Hồng Loan, Bát Tọa ít chịu ảnh hưởng của Tuần Triệt.
Các sao Mộc, Kim, Hỏa như Kình Đà, Không Kiếp, Hỏa Linh, Thiên Không, Thiên Hình, Kiếp Sát, Tang Môn, Bạch Hổ, Đào Hoa, Khôi Việt, Hóa Quyền ,Thiên Mã, Phượng Các, Ân Quang, Cô Quả, Thiên Quan chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của Tuần Triệt.
Đối với chính tinh thì bị ảnh hưởng mạnh hơn phụ tinh (phàm cái gì càng mạnh mẽ thì càng bị ảnh hưởng của Tuần Triệt), trong đó Sát Phá Liêm Tham bị ảnh hưởng mạnh nhất.
Về tính chất thì hung sát bại tinh (như Sát Phá Liêm Tham, Không, Kiếp, Kình, Đà, Hỏa Linh, Kiếp Sát, Thiên Không, Kiếp Sát...),
tài tinh (Vũ Khúc, Thiên Phủ, Lộc Tồn, Hóa Lộc),
quí tinh, quyền tinh (Thiên Tướng, Hóa Quyền, Quốc Ấn...),
đào hoa tinh hay dâm tinh (Hồng, Đào, Riêu, Thai...) bị ảnh hưởng mạnh mẽ hơn các tinh đẩu khác như phúc thiện tinh (Quang, Quí, Quan, Phúc...), trợ tinh (Tả, Hữu)...lục bại tinh (Song Hao, Tang, Hổ, Khốc, Hư).
Tuần Triệt không làm thay đổi tính chất của hung tinh, cát tinh như biến hung tinh thành cát tinh, biến các tinh thành hung tinh mà thực chất thay đổi cường độ hành khí của sao, sự sáng tối của sao tức là thay đổi tính đắc hãm.
Thiên Tướng, Tướng Quân tối kỵ gặp Tuần hay Triệt cho dù là đắc hay hãm.
Thiên Khôi kỵ Triệt hơn Tuần nhưng cần phối hợp các yếu tố khác khi luận đoán tốt xấu.
Nhật Nguyệt đắc hãm gặp Tuần Triệt thì sáng lên, gặp Tuần hay hơn Triệt. Nhật Nguyệt miếu vượng gặp Tuần Triệt thì tối lại.
Cự Cơ Tí Ngọ rất cần Tuần Triệt
Thiên Phủ kỵ Tuần hơn Triệt, gặp Tuần ví như kho trống không, trong khi gặp Triệt thì chỉ bị hao hụt.
Ảnh hưởng của Tuần Triệt đến vấn đề miếu hãm
Sao đắc vượng miếu gặp Tuần Triệt thì giảm hoặc mất hết ý nghĩa tốt đẹp hoặc đôi khi trở thành hãm.
Sao hãm địa gặp Tuần Triệt thì lại bớt xấu đi, hoặc trở thành tốt, là phản vi kỳ cách (đặc biệt cho Sát Phá Liêm Tham hãm địa) nhưng phải trải qua gian nan mới tốt được.
Chú ý rằng quá trình thay đổi ảnh hưởng từ xấu qua tốt hoặc ngược lại là quá trình chuyển biến nên một sao cho dù sáng lại do ảnh hưởng của Tuần Triệt cũng không toàn vẹn như một sao bản chất là sáng sủa và ngược lại một sao bị tối đi do ảnh hưởng của Tuần Triệt cũng không tối tăm như một sao bản chất là tối hãm.
Ảnh hưởng đến các cung tam hợp xung chiếu
Tuần Triệt chỉ có ảnh hưởng gián tiếp đến cung tam hợp xung chiếu. Sao tại cung bị Tuần Triệt án ngữ bị thay đổi tính chất nên khi chiếu về cung khác cũng khác khi không bị Tuần Triệt. Cách VCD có Tuần Triệt chiếu thiết tưởng chỉ là để nói có Tuần Triệt tại các cung tam hợp xung chiếu mà thôi).
Triệt có tác động cản trở tất cả các hung tinh chiếu về bản cung, không sợ nguy hiểm do các sao này gây ra (Tam phương xung sát hạnh nhất Triệt nhi khả bằng).
Tuần thì cản không được mạnh nên vẫn còn bị nguy hiểm phần nào.
Tại bản cung có chính phụ tinh hãm địa nếu bị Triệt án thì cũng không đáng lo ngại vì họa hại do chính phụ tinh hãm địa gây ra. Nếu chính phụ tinh sáng sủa thì tùy trường hợp mà luận đoán sử dụng các nguyên tắc coi trên
Đây là quan điểm do cụ Thiên Lương đưa ra. Mệnh Tuần hay Triệt thì khi đến đại hạn gặp Tuần hay Triệt sẽ tháo dỡ ảnh hưởng của Tuần hay Triệt.
Tuần Triệt gặp sao Lưu
Tuần Triệt đồng cung tại tiểu hạn gặp Lưu Triệt thì ảnh hưởng của Tuần Triệt đồng cung sẽ giảm đi.
Triệt tại tiểu hạn gặp Lưu Triệt thì ảnh hưởng của Triệt tăng lên.
Tuần tại tiểu hạn gặp Lưu Triệt thì ảnh hưởng của Tuần giảm đi.
Tóm lại, ngoại trừ trường hợp ngoại lệ, mọi tinh đẩu đắc vượng miếu không nên bị Tuần Triệt án ngữ, tinh đẩu hãm địa rất cần Tuần Triệt cứu giải cái xấu. Khi bị Tuần Triệt án ngữ cần chú ý là bị Tuần Triệt đương đầu hay chặn đuôi và để ý thời gian.
Khi chính tinh sáng sủa hợp Mệnh (như sao sinh Mệnh hay đồng hành) thì không nên bị Tuần Triệt đưa đến phá cách nặng, ví dụ như cung sinh sao, sao sinh Mệnh mà gặp Tuần Triệt thì càng xấu vì sao sinh Mệnh khiến Mệnh tốt lên hẳn mà lại bị Tuần Triệt phá hỏng. Trong trường hợp này nếu Mệnh không hợp với sao thì gặp
Tuần Triệt cũng đỡ xấu hơn trường hợp trên
Khi chính tinh lạc hãm khắc Mệnh thì cần được Tuần Triệt án ngữ, trường hợp này lại hay hơn là được chính tinh lạc hãm hợp Mệnh gặp Tuần Triệt. Nói chung là nếu càng xấu về vị trí ( bị hãm) và tương quan ngũ hành (bị khắc) thì gặp Tuần
Triệt càng tốt, hễ càng tốt về vị trí và tương quan ngũ hành thì gặp Tuần Triệtcàng xấu. Một số người đã diễn tả điều này bằng cách nói Tuần Triệt thay đổi ngũhành của cung.
Vài ví dụ phân tích
Thiên Cơ (Mộc), Thiên Lương (Mộc) miếu địa rất kỵ Tuần Triệt (vì hành Mộc) nhưng là phúc tinh nên cũng đỡ lo ngại, kỵ Triệt hơn Tuần.Trẻ tuổi gặp Tuần chặn đuôi thì cũng khá tốt.
Thiên Cơ (Mộc), Thiên Lương (Mộc) nếu hãm địa thì rất cần Tuần Triệt.
Thai Âm sáng sủa gặp Tuần Triệt thì đỡ bị ảnh hưởng hơn so với Thái Dương sáng sủa do hành Thủy.
Sát Phá Liêm Tham hãm địa rất cần Tuần Triệt (vì hành là Kim, Hỏa, Mộc và là hung sát tinh).
Sát Phá Liêm Tham đắc vượng miếu kỵ gặp Tuần Triệt vì là hung tinh hành Kim .Hỏa Mộc, nhất la Sát và Tham (còn Phá Quân thì đỡ bị ảnh hưởng).
Liêm Tham Tỵ Hợi hãm địa thì gặp Tuần Triệt rất tốt, giảm thiểu nhiều tai họa tù tội.
Thiên Đồng (Thủy) đắc vượng miếu cung không sợ Tuần Triệt lắm vì là phúc tinh hành thủy, hãm thì lại cần Tuần Triệt.
Vũ Khúc (Kim) đắc vượng miếu kỵ Tuần Triệt vì là tài tinh hành Kim Không Kiếp Tang Hổ đắc thì không nên gặp Tuần Triệt vì là hung tinh đắc đia hành Hỏa, Kim, Mộc mất hết ảnh hưởng hay đẹp.
Ví dụ Mệnh Tủ Vi Thiên Tướng cư Thìn (ở Dương cung) bị Tuần. Thiên Tướng bị ảnh huỏng mạnh hơn Tử Vi vì là hành Thủy và do bản chất kỵ Tuần Triệt của nó. Vì là Tuần nên 30 năm đầu chưa bị tai họa (tai nạn, bệnh tật...) vì ảnh hưởng Tuần chưa mạnh.
Dương Nam, Dương Nữ thì bị Tuần đương đầu, do đó sau 30 tuổi dễ bị tai họa lớn. Âm Nam Âm Nữ thì bị Tuần chặn đuôi nên sau 30 tuổi có gặp tai họa cũng không mạnh được. Mệnh Thổ (ăn sao Tử Vi, khắc sao Thiên Tướng) đỡ bị ảnh hưởng xấu hơn (Tử Vi gặp Tuần không đáng sợ bằng Thiên Tướng) Mệnh Thủy (ăn sao Thiên Tướng mà Tướng lại sáng sủa, khắc sao Tử Vi) (chỉ nêu đại cương khả năng xảy ra, còn cần xét trong bối cảnh Mệnh Thân Phúc Đại Hạn mới quyết định được)
Ví dụ Mệnh Liêm Tham cư Tỵ (cung Âm) là cách hình ngục nan đào gặp Triệt. Vì là Triệt nên 30 năm đầu có tác động mạnh. Cả hai sao đều bị ảnh hưởng mạnh của Triệt vì là hung tinh hành Hỏa và Mộc. Dương Nam, Dương Nữ thì chịu 30% tác động của Triệt, sau 30 tuổi phải đề phòng tù tội. Âm Nam, Âm Nữ chịu 80% tác động của Triệt nên không có gì xảy ra 30 năm đầu. Sau đó thì đề phòng những mức độ tù tội nhẹ hơn.
Ví dụ Thất Sát (Kim) cư Dần (Dương cung) mạng Kim gặp Tuần, Dương Nam thì chịu 70% ảnh hưởng, 30 năm đầu tuy có bị ảnh hưởng nhưng không đến nổi nào, sau 30 năm thì bị tác động mạnh mẽ nên bị tai nạn hoặc bị bệnh như bệnh tâm thần.
Cự Cơ Mão Dậu gặp Song Hao thì là phú cách nhưng gặp Tuần Triệt thì lại là phá cách .

Phần 3: Tác giả - Không rõ tên – Sở Lưu Hương sưu tầm
1. Các Nhận Định Về Tuần Triệt

Hành của Tuần & Triệt
Có người cho rằng Tuần và Triệt không có hành gì hết. Có người cho Tuần là Hỏa và Triệt là Kim. Chỉ có một điều mà tất cả mọi người đồng ý là Tuần và Triệt có thể làm sao xấu bớt xấu, sao tốt bớt tốt. Như vậy trong khoa Tử Vi, có tiềm ẩn định phân biệt các sao chính tinh và phụ tinh ra 2 loại cát và hung, trong khi Tuần và Triệt là 2 sao có thể là hung tinh hay cát tinh tùy theo nơi 2 sao án giữ.

Sự huyền bí cuả 2 sao Tuần và Triệt cũng vòng quanh theo 2 lý lẽ Âm Dương và Ngũ Hãnh. Hai sao Tuần Triệt nầy là 2 sao đặt biệt hơn các sao khác về mặt ngũ hành. Theo tôi nghĩ, Tuần Triệt không phải chỉ có một hành duy nhất, mà cả ba hành thay đổi tùy theo vị trí tọa thủ. Tuần an theo vòng Thiên Địa Nhân (Giáp thìn, Giáp dần, Giáp tý, Giáp tuất, Giáp thân, Giáp ngọ).

Tuổi phần - Tuần an - Tam Tài - Hành
_____________________ __________ ________ _____
Giáp Thìn => Quý Sửu - Dần, Mão - Thiên - Hỏa
Giáp Dần => Quý Hợi - Tý, Sửu - Địa - Thủy
Giáp Tý => Quý Dậu - Tuất, Hợi - Nhân - Kim
Giáp Tuất => Quý Mùi - Thân, Dậu - Thiên - Hỏa
Giáp Thân => Quý Tị - Ngọ, Mùi - Địa - Thủy
Giáp Ngọ => Quý Mão - Thìn, Tị - Nhân - Kim

Sao Triệt an theo vòng Can (Giáp, Ất, Bính, Đinh, Mậu, ...). Nếu Triệt và Tuần là 2 sao có ảnh hưởng với các sao khác giống nhau chỉ là mạnh hay nhẹ tùy theo trước sau 30 năm, thì 2 sao nầy thì cũng phải cò hành như nhau .

Tuổi phần - Triệt an tại - Hành
___________ __________ ____
Giáp, Kỷ - Thân, Dậu - Hỏa
Ất, Canh - Ngọ, Mùi - Thủy
Bính,Tân - Thìn, Tị - Kim
Đinh, Nhâm - Dần, Mão - Hỏa
Mậu, Quý - Tý, Sửu - Thủy

Sự ảnh hưởng của Tuần & Triệt
Trước tiên ta bắt đầu suy đoán sự ảnh hưởng của Tuần và Triệt thì ta phải ghi nhớ rằng ngũ hành của các sao không bị thay đổi mà hành của cung bị thay đổi.
Như vậy 2 vị trí đắc địa của Tuần và Triệt là ở cung Kim và cung Hỏa. Khi Triệt đáo Kim cung (cung Thân, Dậu), thì Triệt mang hành Hoả (THIÊN). Và khi Tuần lâm địa Hỏa (cung tị, ngọ) thì Tuần mang hành Kim (NHÂN) và Thủy (ĐỊA). Theo ngũ hành tương khắc, thì ta biết cung Kim bị khắc Hỏa Triệt, và cung Hỏa khắc Thủy Tuần. Có nghĩa là Hỏa Triệt đáo Kim cung (cung Thân, Dậu), và khi Thủy Tuần lâm địa Hỏa (Ngọ), thì Tuần và Triệt là chổ hoạnh phát mạnh mẽ nhất.

Thí dụ 1: Khi sao Mộc an tại cung Kim, thì sao Mộc nầy là hãm địa. Nhưng khi có Hỏa Triệt đáo Kim cung, thì Hỏa Triệt làm cho cung Kim nầy trở thành cung Kim đái Thủy. Cho nên khi sao Mộc an taị cung Kim đái Thủy thì sẽ từ hãm địa hóa thành đắc địa. Vì thế cho nên trong Tử Vi có câu Triệt đáo Kim cung là như thế.

Thí dụ 2: Trong khi sao Thủy an tại cung Kim, thì sao Thủy nầy là miếu địa. Nhưng khi có Hỏa Triệt đáo Kim cung, thì sao Thủy nầy cũng như là sao Thủy an tại cung Kim đái Thủy thì sao Thủy nầy cùng lắm trở từ miếu địa thành đắc địa chứ không thành hãm địa

Thí dụ 3: Khi sao Kim an tại cung Hỏa hay cung Ngọ, thì sao Kim nầy là hãm địa. Nhưng khi có Thủy Tuần lâm địa Hỏa, thì Hỏa cung trở thành Hỏa đái Thủy cung. Cho nên những sao Kim an tại Hỏa cung có Thủy Tuần án giữ thì lại trở từ hãm địa thành đắc địa.

Thí dụ 4: Khi sao Thổ an tại cung Hỏa, thì sao Thổ nầy là miếu địa. Nhưng khi có Thủy Tuần lâm Hỏa cung, thì Hỏa cung trở thành Hỏa đái Thủy cung. Cho nên những sao Kim như an tại cung Hỏa đái Thủy cung thì những sao Thổ nầy lại trở từ miếu địa thành bình hòa

Thí dụ 5: Người sinh giờ Tý tháng 2 năm 1969, Kỷ Dậu có bản mệnh là Thổ an tại cung Mão là cung Mộc. Đây là cách Mộc áp Lôi Kinh, rất là xấu. Cái hên của người nầy là năm Kỷ Dậu là năm trong từ năm Giáp Thìn đến Quý Sửu cho nên Tuần an tại cung Dần Mão mang ngũ hành là Hỏa. Sao Hỏa Tuần nầy hóa cung Mão thành Mộc đái Thổ, cho nên số người nầy không mang cái họa cách "Mộc áp lôi kinh".
----------------------------------

HIỆU LỰC TUẦN, TRIỆT Ở TỬ VI DẨU SỐ

"Sự mạc minh ư hữu hiệu, Luận mạc dịnh ư hữu chứng"
(Sự việc không gì tỏ hơn là thí dụ. Biện luận không gì quyết định hơn là có chứng cứ)

Thế mà trong cac lọai sách viết về TỬ VI, chưa có thấy khẳng định rõ ràng khuôn phép cho 2 sao Tuần, Triệt. Vì thế bài viết này cũng là phiếm luận như những câu chuyện về huyền thọai phi tần mỹ nữ, vương tử hoàng tôn: "Cứ lượt qua mà giải trí, chẳng nên coi trọng gì để mất đi hoà khí khi bất đồng ý kiến.".
Tuần là Tuần trung không vọng
Triệt là Triệt lộ không vong.

- Triệt như án tử hình, Tuần như vòng lao lý. Triệt phá quyết liệt, Tuần bũa nhốt vậy. Tại sao??? Tạm lý sự cùn là các thầy xem năm tháng ngày giờ chỉ kiêng cử cái giờ Triệt lộ không vong chứ nào để ý đến và xem cái Tuần không trung vong ra gì.
- Tại sao Triêt lộ không dám chiếm đóng ở Tuất Hợi (là ở phương Kiền, là phương Tây bắc, là phương có Địa võng)??? Vậy là khi găp đại, tiểu hạn gì mà gặp Triệt là ta có thể yên chí dời giường ngũ của mình về phương Tây Bắc của nhà ở hoặc cắt hai tấc vuông (lương địa) lưới chài cá địa võng) loại đã cũ, đã dùng rồi bọc trong người là "trí định tâm an" Qua đó thì thầy Triệt cũng có chỗ khắc chế, cũng có chỗ trị được. Nói ngang nói ngược, vô sách vô sư giống như "Em về điểm phấn tô son lại" và "Em về rũ áo lau son phấn". Thích cái nào thì xào cái ấy. Vậy thôi!
- Triệt, Tuần đồng cung thì dĩ nhiên tác dộng mạnh hơn là tách rời. Bè phái ma, tập đoàn ma.
- Triệt, Tuần là cái loại "tam vô", là cái loại du thủ du thực, ai muốn chơi kiểu gì thì nó chơi theo kiểu đó, nó chỉ hành cho mình mất ngủ chứ nó chẳng cần "ngũ hành" gì cả.
- Tuần, Triệt tới cung nào là bất lợi cho cung đó. Nó là lọai "cõng rắn cắn gà nhà"
- Triệt, Tuần làm cho cung vô chính diệu vượng hưng lên vì bán nhà cho kẻ cướp còn hơn là để nhà hoang vô chủ.
- Tuần, Triệt làm đảo nghĩa các sao đồng cung: Vào nhà găp thằng xấu thằng hung thì nó phải thua và chịu phép, gặp kẻ hiền tốt thì phải sợ và nghe theo nó, cái này ví như "dương cực âm sinh, âm cực dương sinh" xâu xấu hoá tốt, xấu tốt lẫn lộn thì rõ ràng là gần mực thì đen vậy.
- Tuần, Triệt mà hội chiếu, xung chiếu, tam chiếu thì chẳng còn tác dụng gì bao nhiêu vì nó đang bận chém giết, bao vây bắt bớ rồi.
- Tuần, Triệt ở Thân, Mệnh có thể tốt, có thể xấu. Nên khi gặp quân hung ác thì "tránh voi chẳng xấu mặt nào". Cho nên khi gặp trường hợp đó thì cuôc đời đừng nên vỗ ngực xưng danh đòi làm chủ nhân ông làm gì, cứ đứng ở hậu trường mà chỉ tay năm ngon như cụ Trạng Trình, cụ Nguyễn Thiếp, cụ Đào Duy Từ, cụ Ngô Đình Nhu là cũng tạm ổn một đời rồi.
- Giữa hai cung của Tuần, Triệt. Bên nào nặng, nhẹ ??? ToThiếnBut nà lỡ dang dến cái vận hạn "Cự, Đồng phùng La, Võng ngộ Khoa tịnh" nên nói toạc ra cho sướng cái miệng vậy. Hà cớ gì mà phải tâm thiên lương địa, phải nhị bát, phải tam thất, phải tuổi tác âm dương cho nó cực cái thân hơn. Cứ xem cái hạn của Cục, của Mệnh, của Tuổi, của Sao hằng năm (như năm gặp sao Thái Bạch, Thái Dương, gặp Tam Tai v.v ..) nó nằm ở cung nào thì cung đó phải bị ảnh hưởng nhiều hơn vậy.

Những cái biết trong lúc "trà dư tửu hậu" đã tuông sém hết rồi. Còn lại cái thực là phải có cái chuẩn, phải có những câu "Phú" để "chứng cứ" thì mới đưa được cái đám Tuần, Triệt ra Pháp đình xử, chứ bèn không nó chối phăng phét, nó làm như là nó chưa có tiền án tiền sự gì thì làm sao mà mình kết án cho nó tâm phục khẩu phục.

MỘT SỐ CÂU PHÚ LUÂN BÀN VỀ HIỆU LỰC TRIỆT, TUẦN .

- Triệt Tuần đóng tại Ách cung, Rai nào cũng khỏi nạn nào cũng qua
- Tương quân ngọ Triệt trước miền, Ra đường gặp giặc mình liền tan thây
- Sát tinh hung dieu, Triệt đẩu cư lai, bất cập a hành, nan phùng tai ách vân lại (không e sợ lũ hung ác sát chi cả)
- Manh Triệt, Thân Tuần, tu cần vô hữu chính tinh, vãn niên vạn sự hoàn thành khả đai.
- Manh Tuần, Thân Triệt hỉ đắc văn đoàn chi hội, phú quí văn tài cánh phát chung niên.
- Thiên phủ gặp Tuần là kho rỗng, gặp Không vong trở thành hung họa.
- Thiên phủ lâm Tuần, Triệt suy vì tiền tài.
- Phúc vô chính điệu tu cần Không tú Tuần) kỵ ngộ Triệt tinh.
- Âm, Dương, Tuần, Triệt tại tiền, Mẹ cha định đã chơi tiên thuở nào.
- Mệnh, Thân dù có lâm Không, Kiep, Gia Triệt, Tuần chẳng khiếp tai nguy.
- Triệt ,Tuần ngộ Mã, Hình Thê vị, Vợ bỏ chồng đào tỵ tha phương.
- Cung Huynh đệ Triệt, Tuần xung củng, Chim đâu đà bay bỗng xa chơi.
- Triệt, Tuần đóng tại cung Điền, Tư cơ cha mẹ không truyền đến cho.
- Thê cung Tuần, Triệt khắc xung, Thiên hư bất chính cả hai vợ chồng.
- Mão, Thìn nhộ Triệt Tà dương, Phải phòng bếp núc trong nhà lôi thôi.
- Mệnh viên mà hội với Tuần, Lại thêm Hoá kỵ rõ ràng sứt môi.
- Tuần,Triet duong dâu thieu nien tân khổ .
- Tuần, Triệt cư Phụ mẫu xuất ngọai phương khả thành danh.
- Tuần, Triệt bất khả ngộ Lộc tồn, tư cơ phá hoại.
- Triệt, Tuần Diên, Mệnh cha truyền tay không.
- Thân hội Di cung, Triệt, Tuần hãm nhập,vãn tuế hồi hương phương túc cát, nhược hựu kiến sát tinh, sự nghiệp viên thành xứ ngoại.
- Thân cư Quan lộc hội sát diêu Triệt, Tuần nữ mệnh nạn bảo thanh danh.
- Thân cư Thê vị Tuần, Triệt lai xâm, Thiếu niên ai lệ nãi thất tình.
- Tử vi mà gặp không vong là đế ngộ hung đồ.
- Hình phùng Tuần, Triệt, phá khủng tao hoạn hoạ chi nhân.
- Hai tù tinh Liêm, Tham Tỵ Hợi, Ngộ Triệt, Tuần phản hữu kỳ công .

--------------------------------

1. NHẬN ĐỊNH VỀ TUẦN TRIỆT
Triệt: hành Kim đới Thủy
Tuần: hành Hỏa đới Mộc
Ý nghĩa:
Triệt: là chém ra thành từng mảnh
Tuần: là vây hảm, có tác dụng kìm hãm, ngăn chặn, cản trở

Triệt Tuần ảnh hưởng lên các hành của sao:
Nói chung:
Hành Kim, Hỏa và Mộc: bị ảnh hưởng mạnh nhất
(Hành Mộc bị ảnh hưởng của Triệt hơn Tuần,
Hành Kim chịu ảnh hưởng của Tuần hơn Triệt)
Hành Thủy: bị ảnh hưởng ít hơn
Hành Thổ: bị ảnh hưởng yếu nhất

Cường độ ảnh hưởng của Tuần Triệt theo thời gian:
Triệt mạnh ở 30 năm đầu (tùy theo cục, ví dụ Thủy nhị cục thì 32 năm đầu), sau đó yếu đi
Tuần mạnh ở 30 năm sau (tùy theo cục), trước đó thì yếu

Cường độ ảnh hưởng của Triệt Tuần tác dụng lên các cung
Nguyên tắc: người Dương (Dương Nam, Dương Nữ) thì cung Dương bị ảnh hưởng hơn cung Âm
người Âm (Âm Nam, Âm Nữ) thì cung Âm chịu ảnh hưởng mạnh hơn cung Dương
Cứ thế ước lượng:
Dương Nam. Dương Nữ: cung Dương chịu 70% , cung Âm 30% cường độ ảnh hưởng
Âm Nam, Âm Nữ: cung Dương chịu 20%, cung Âm 80% cường độ ảnh hưởng

Ảnh hưởng:
Sao đắc vượng miếu gặp Tuần Triệt mất hết ý nghĩa tốt đẹp vì bị khắc chế
Sao hãm địa gặp Tuần Triệt thì lại trở thành tốt, là phản vi kỳ cách (nhưng phải trãi qua gian nan mới tốt được)
Đặc biệt: Thiên Tướng, Tướng Quân (dù đắc hay hãm) rất kỵ Tuần Triệt, kỵ Triệt hơn Tuần.
Thiên Phủ kỵ gặp Tuần
Cự Cơ (Cự Môn, Thiên Cơ) Tí Ngọ rất cần gặp Tuần Triệt
Nhật Nguyệt hãm địa gặp Tuần Triệt thì sáng lên, vượng miếu gặp Tuần Triệt thì tối lại

Tuần Triệt tác động đến các cung:
ví dụ Tật Ách rất cần Tuần Triệt
Phúc cung vô chính diệu rất cần Tuần nhưng lại kỵ Triệt
Phu Thê gặp Tuần Triệt la trắc trở tình duyên.
Triệt đóng tại một cung có các sao xấu chiếu về cung đó thì có khả năng cản lại các nguy hiểm do các sao xấu chiếu về (Tam phương xung sát hạnh nhất Triệt nhi khả bằng)

Vài ví dụ:
Thiên Cơ (Mộc), Thiên Lương (Mộc) miếu địa rất kỵ Tuần Triệt nhưng nếu hãm địa thì rất cần Tuần Triệt.
Thái Âm sáng sủa gặp Tuần Triệt thì đỡ bị ảnh hưởng hơn so với Thái Dương sáng sủa
Sát Phá Tham hãm địa rất cần Tuần Triệt, đắc vượng miếu kỵ gặp Tuần Triệt, nhất là Sát và Tham (còn Phá Quân thì đỡ bị ảnh hưởng).
Liêm Tham Tỵ Hợi hãm địa thì gặp Tuần Triệt rất tốt
Thiên Đồng (Thủy) đắc vượng miếu cũng không sợ Tuần Triệt lắm, hãm thì lại cần Tuần Triệt
Vũ Khúc (Kim) đắc vượng miếu rất kỵ Tuần Triệt
Các sao Thổ như Tả Hửu, Thiên Quí, Lộc Tồn, Hóa Lộc, Thiên Phúc, Thiên Qui, Tam Thai ít bị ảnh hưởng của Tuần Triệt nhất
Các sao Thủy như Hóa Khoa, Văn Xương, Hóa Kỵ, Long Trì, Song Hao, Hồng Loan, Bát Tọa ít chịu ảnh hưởng của Tuần Triệt
Các sao Mộc, Kim, Hỏa như Kình Đà, Không Kiếp, Hỏa Linh, Thiên Không, Thiên Hình, Kiếp Sat' Tang Môn, Bạch hổ , Đào Hoa, Khôi Việt, Hóa Quyền Thiên Mã, Phượng Các, Ân Quang, Cô Quả, Thiên Quan chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của Tuần Triệt
Ví dụ Mệnh Tử Vi Thiên Tướng cư Thìn (ở Dương cung) bị Tuần.
Ví dụ là Tuần nên ở 30 năm đầu chưa bị tai họa (tai nạn, bệnh tật...)
Thiên Tướng bị ảnh hưởng mạnh hơn Tử Vi

Dương Nam, Dương Nữ :
- Chịu 70% tác động của Tuần, do đó sau 30 tuổi dể bị tai họa lớn

Âm Nam, Âm Nữ:
- Chịu 20% tác động của Tuần nên sau 30 tuổi có gặp tai họa cũng không mạnh được (Chỉ nêu đại cương, còn phải xét Thân, Mệnh, Phúc, Tật và Đại hạn mới quyết định được)
Ví dụ Mệnh Liêm Tham cư Tý (cung Âm) là cách hình ngục nan đào gặp Triệt,
Vì là Triệt nên 30 năm đầu có tác động mạnh cho nên Cả hai sao đều bị ảnh hưởng mạnh của Triệt.

Dương Nam, Dương Nữ:
- Chịu 30 % tác động của Triệt. Sau 30 tuổi phải đề phòng tù tội

Âm Nam, Âm Nữ:
- Chịu 80 % tác động của Triệt nên không có gì xãy ra 30 năm đầu. Sau đó thì đề phòng nhưng mức độ tù tội nhẹ hơn
Ví dụ Thất Sát (Kim) cư Dần (Dương cung) gặp Tuần, Dương Nam thi chịu 70% ảnh hưởng, 30 năm đầu tuy có bị ảnh hưởng nhưng không đến nỗi nào, sau 30 năm thì bị tác động mãnh mẽ, bị tai nạn hoặc bị bệnh tâm thần.....
Tuần Triệt trong Tử Vi giống như hiện tượng những lỗ đen trong vũ trụ. Lỗ đen chính là những vùng tập trung năng lượng vật chất cực kỳ cao có lực hấp dẫn vô cùng lớn. Tất cả mọi năng lượng, ánh sáng của các sao hay vật thể bay qua, rơi vào lỗ đen đều bị hút chặt lại. Chính vì điều đó Tuần Triệt không phải là sao mà chỉ là vùng mà khi các sao sáng bay vào thì năng lượng tốt đẹp của chúng bị hút mất nên những đặc tính tốt bị kém đi, những sao mờ ám xấu xa, những hung tinh bay qua cũng mang theo những tính chất xấu, hung hoạ phá tán cũng bị hut mất những đặc tính này. Điều đó cho thấy những sao chính tinh miếu địa sáng sủa rơi vào cung có Tuần Triệt thì những tính chất tốt của sao miếu vượng cũng bị hút mất nhiều, nhưng không có nghĩa là thành xấu xa, những sao hung, sát tinh bị hút mất bớt những đặc tính xấu chứ không làm chúng trở thành như những sao sáng sủa được là vậy. Như vậy những sao phúc thiện tinh như Khôi Việt, Quan Phúc, Quang Quý gặp Tuần Triệt cũng bị triết giảm bớt những đặc tính tốt và sức phù trợ cứu giải nhưng không phải đổi tính chất của chúng.

Tuần Triệt gỡ nhau cũng như vậy, khi Mệnh có Tuần hay Triệt đi đến đại vận gặp Triệt hay Tuần thì lực hút của chúng ngược chiều nhau (Tuần an theo Địa chi, đi hết 12 cung vừa vặn 60 năm đúng một vòng Giáp Tý, Triệt an theo Thiên Can, thay đổi vị trí hàng năm trên Thiên bàn, 10 năm đi hết 1 vòng) gây nên trạng thái gần cân bằng tại cung Tuần Triệt ảnh hưởng, do vậy những đặc tính của các sao được phục hồi và năng lượng ảnh hưởng phục hồi tác dụng theo như tính chất cũ trong khoảng thời gian ảnh hưởng của đại vận, tiểu vận.

-----------------------------------------------

(1) Nhận định về căn tính cuả Tuần Triệt.
(2) Yếu tố căn bản về Tuần Triệt gỡ (Cách thế được coi là Tuần Triệt gỡ).
(3) Không phaỉ lúc naò Tuần Triệt gỡ cũng tốt
.

(1) Nhận định lại căn tính của Tuần Triệt
Tuần Triệt có phải là Sao (tinh đẩu) không?
Nếu Tuần Triệt là tinh đẩu thì đương nhiên Tuần Triệt sẽ có khả năng chiếu như các tinh đẩu khác. Nếu TT không phải là tinh đẩu thì Tuần Triệt không có khả năng chiếu.

Nếu Tuần Triệt không chiếu thì lý thuyết Tuần Triệt gỡ từ đâu ra?
Nếu Tuần Triệt đóng cùng vị trí mà tháo gỡ lẫn nhau thì các sát baị tinh khác đóng cùng vị trí cũng có đặc tính này?
Theo như ks thì Tuần Triệt không phải là tinh đẩu mà là 1 cửa ngõ (noí theo như Thiên Tướng thì Tuần Trung và Triệt Lộ là khoảng không gian) có khả năng bao trùm trên 2 cung và thay đổi đặc tính của các sao toạ thủ trong 2 cung đó. Sự thay đôỉ hay caỉ hóa cuả Tuần Triệt trên các sao chỉ có tính cách tương đôí chứ không tuyệt đôí. Khả năng cuả Tuần Triệt không dừng ở các tinh đẩu mà còn ảnh hưởng trên Âm Dương Ngũ Hành cuả cung bị Tuần Triệt chận đóng.
Thí dụ: Tham Lang hãm điạ tại cung Tí ngộ Triệt sẽ bị cải hoa’ trở thành ngay thẳng chính chuyên chứ TT không co’ khả năng biến Tham Lang trở nên miếu điạ được . Trường hợp ngoại lệ của Tuần Triệt , có 1 số Sao không bị ảnh hưởng và bị caỉ hóa bởi Tuần Triệt , đó là các Phúc Thiện tinh Hoá Khoa, Thiên Quan, Thiên Phúc, Ân Quang Thiên Quý, v.v…

(2) Những yếu tố căn bản của cách thế Tuần Triệt gỡ
Mệnh có Tuần hay Triệt, Ðaị Hạn gặp Tuần Triệt thì được coi là cách Tuần Triệt gỡ.
Thí dụ: Dương Nam, Mệnh ngộ Tuần, ÐH đến cung Quan có Triệt. Nếu là Âm Nam n hư thí dụ trên, ÐH đi ngược chiều kim đồng hồ không gặp Triệt thì không coi là cách Tuần Triệt gỡ, mặc dù Tuần Triệt ở thế Tam Hợp . Như đã nêu lên ở phiá trên, vì TT không phaỉ là Sao nên không chiêú, do đó không gỡ . Khi TT thaó gỡ thì không tháo gỡ luôn mà chỉ thaó gỡ trong khoảng thời gian hạn định, khoảng thơì gian này có thể là suốt Ðaị Hạn, hay là chỉ có 1 vaì năm hoặc là 1 vaì tháng trong năm .

Khi Tuần Triệt đóng vaò cùng 1 chỗ thì cường độ mạnh mẽ lên chứ không thaó gỡ , thủ tiêu (cancel) lẫn nhau; Ngoaị trừ trường hợp Tuần Triệt cố định gặp Lưu Tuần hay Lưu Triệt (sẽ bàn đến sau) … Trường hợp này thì có thaó gỡ nhưng không thaó gỡ hoàn toàn, có nghiã là chỉ thaó gỡ trong 1 khoảng khắc thơì gian ấn định chứ không thaó gỡ suốt vận hạn

(3) Không phaỉ lúc naò Tuần Triệt gỡ cũng tốt
Triệt được an theo Thiên Can (Dương), Tuần an theo Ðiạ Chi (Âm) nên Triệt sẽ có ảnh hưởng mạnh taị các cung Dương và yếu hơn taị các cung Âm; cũng thế Tuần sẽ tác động mạnh taị các cung Âm, và yếu hơn ở các cung Dưong . Theo cùng 1 chiều hướng lập luận đó, khi Tuần Triệt thaó gỡ thì : 2 cung ngộ Triệt sẽ được gỡ mạnh taị cung Dưong và gỡ yếu hơn taị cung Âm; còn 2 cung ngộ Tuần thì cung Âm sẽ được gỡ mạnh hơn taị cung Dương . Ðiều quan trọng là cần phaỉ minh xét cẩn thận các tinh đẩu thủ cung để xem Tuần Triệt gỡ là gỡ tốt hay là gỡ xấu

Lá số mẫu chia sẻ vơí các bạn, lá số này có cách Tuần Triệt gỡ mà mất mạng .
* Nam, 12 tháng 7 Ðinh Dậu (1957) giờ Mão
Mệnh ngộ Tuần có Thiên Tướng đắc Tứ Linh, Khôi Việt Quang Quý, Hổ Ðà Tuyệt (cách Tuyệt xứ phùng sinh) . Ðaị Hạn 36-45 tại cung Tử ngộ Triệt, Tuần Triệt gỡ, đến năm 1996 (Bính Tí chu Tuần Giáp Tuất) tận chung vì Ðaị Hạn có Hà Sát, Không Kiếp, Thiên Không , Lưu Tang Lưu Hổ, Lưu Hư Lưu Khốc; Còn Tiểu Hạn thì trong thế tam hợp ngộ Thiên Không Ðiạ Kiếp, Lưu Hư Lưu Khốc, Lưu Kình Lưu Ðà …. Số tận đang khi vận phát.
Nếu có dịp thì ks sẽ viết tiếp về Lưu Tuần và Lưu Triệt và những ảnh hưởng cuả Lưu Tuần Triệt trong các cách thế thaó gỡ Ðaị Hạn, Tiểu Hạn và Nguyệt Hạn.


Phái Tử Vân luận về Tuần – Triệt
(Bài viết của tác giả Đằng Sơn – VDTT)
HỎI: Ông bảo ông đã nghiên cứu Tử Vi nhiều năm, vậy ông đã tìm ra một phương pháp khoa học để luận Tuần Triệt hay chưa? Chia sẻ được chăng?
ĐÁP : Như tôi đã trình bày ngay khi vào đề từ mấy bài trước là về Tuần Triệt hiện tôi có nhiều câu hỏi hơn là câu trả lời. Thế nhưng, việc xem số không thể chờ đợi đến khi mọi câu hỏi đều được trả lời thỏa đáng, nên tôi phải buộc lòng dựa vào kinh nghiệm và tư duy cá nhân suy diễn thêm để trám vào những lỗ hổng của cái lý khoa học. Hiển nhiên những điều mà tôi gọi là suy diễn chưa thỏa đòi hỏi của lô gích theo ý tôi mong muốn. Chúng có thể đúng mà cũng có thể sai, hy vọng rồi thời gian sẽ sớm trả lời.
Biết rằng khoa học là một diễn trình tiệm tiến, tôi mong mỏi những vị khác sẽ sửa sai hoặc đắp bồi thêm vào những suy luận của tôi để một ngày nào đó ở tương lai Tuần Triệt trở thành kiến thức thông dụng thay vì vẫn là một bí mật của Tử Vi như hiện tại.
Về việc chia sẻ, tôi chẳng có gì để mà dấu nghề. Hy vọng của tôi là sau khi đọc sách này độc giả sẽ biết tất cả những gì tôi biết, tức là cộng với những kiến thức có sẵn thì các độc giả chăm đọc sẽ hiểu biết khoa Tử Vi hơn tôi (và trong số đó biết đâu có người có phát kiến mới, lại viết sách cho tôi có dịp học hỏi!) Phải như thế mới mong Tử Vi mãi mãi tiến bộ như các ngành khoa học khác.
HỎI: Khi xem Tuần Triệt ông xét yếu tố nào đầu tiên?
Đầu tiên tôi xem Tuần Triệt đóng ở cung nào. Tuần Triệt có tính “bất thường” nên tôi dựa một phần vào sách cổ mà suy diễn ra rằng chúng án cung nào khiến cá tính của cung đó có tính “bất thường; ta có thể tùy cá tính của cung mà suy ra phần nào ảnh hưởng bất thường đó.
“Cá tính” đây ám chỉ, mệnh, phụ mẫu, phúc đức v.v… Như Tuần Triệt cư mệnh thì chính bản thân ta có sự bất thường. Cư các cung người còn lại, gồm “huynh đệ, phụ mẫu, phúc đức, nô bộc, phu thê, tử tức” luận tương tự, tức là đều “bất thường” cả. Chẳng hạn như Tuần Triệt cư huynh đệ thì hoặc anh em của ta có người bất thường, hoặc liên hệ giữa ta với anh em của ta có sự bất thường; Tuần Triệt cư phụ mẫu thì cha mẹ ta có sự bất thường, hoặc liên hệ giữa ta và cha mẹ ta có sự bất thường v.v… Còn lại các cung điền quan di tật tài cũng cứ dùng lý “bất thường” mà luận.
Bất thường đây không nhất thiết là có nghĩa xấu, mà chỉ có nghĩa là có một hoặc nhiều sự phát triển (hoặc thiếu phát triển) lạ lùng nào đó khác với thường tình. Như thường tình của đời hiện đại là một vợ một chồng, có ly dị cũng một hai lần mà thôi; nên người không bao giờ lập gia đình hoặc người thay vợ đổi chồng như cơm bữa đều có thể ứng với Tuần Triệt án ở phu thê. Lại như người rất ít bệnh hoặc bệnh tật triền miên đều có thể ứng với Tuần hoặc Triệt án ở cung tật ách. (Chú ý: Cách xem này là kết quả suy diễn của tôi, có khác với sách vở. Nếu độc giả cho rằng có thể đúng cũng đừng vội vàng áp dụng mà hãy chứng nghiệm trước đã.)
Còn chi tiết của sự bất thường là gì thì thực hành thường dễ hơn giải thích. Luật chung là phải dựa vào mệnh thân phúc v.v… để có một hình ảnh khái quát về lá số trước đã, khi xem vào chi tiết thì sự bất thường sẽ tự lộ ra.
Đại hạn cũng thế. Tôi cho rằng đại hạn hễ có Tuần Triệt là có sự bất thường cái đã, mọi chuyện khác tính sau.
HỎI: Nghĩa là mặc dù theo ông tuổi già ảnh hưởng của Triệt không đáng kể nữa, nếu vào đại hạn Triệt vẫn có sự “bất thường”?
ĐÁP: Chính thế! Ấy bởi vì tôi suy diễn thế này: Tuần Triệt là hai loại ảnh hưởng trong cung (như hai loại động đất có tác dụng tương tự dù sự hiển thị và cường độ khác nhau). Tuần thì tương đối dễ hiểu rồi, vì ta đều có thể công nhận là nó có tác dụng trọn đời. Về Triệt, hãy thử tưởng tượng một trận động đất có cường độ trên 7, khi hết động đất rồi ta có dám nói là hoàn cảnh trở lại bình thường hay không? Tôi nghĩ là không. Vào đại hạn có Triệt ở tuổi già cũng như đến một nơi đã từng trải qua một trận động đất kinh khủng, cảnh tàn phá chết chóc tất nhiên khiến người ta phải chấn động. Đó là chưa kể trong cảnh hỗn mang như vậy mọi trật tự và giá trị đều bị đảo lộn, ai dám chắc là người mới tới không bị nó ảnh hưởng?
Với người quyền biến cảnh hỗn mang có thể là tai họa rủi ro mà cũng có thể là cơ hội ngàn vàng, họa phúc khó lường. Nhưng với người tuổi già sức yếu tôi e trong tám chín mươi phần trăm trường hợp gặp cảnh hỗn mang chỉ chuốc lấy họa mà thôi. Bởi vậy theo cách xem của tôi người già đến hạn Tuần Triệt phải hết sức cẩn mật đề phòng. Nhất là mệnh hạn gặp cảnh “Triệt Tuần tháo gỡ”, bởi “tháo gỡ” đây cũng có thể là tháo gỡ khỏi nợ đời, cho hồn phách tự do chu du về nơi tiên cảnh.
Còn người chưa cao tuổi mà công danh lận đận, cơm áo ngược xuôi, theo tôi đừng vội thấy đại hạn đến Tuần Triệt mà sợ hãi như các sách cổ đã ghi. Nhiều khi đây là thời điểm đổi thay,là khúc quanh dẫn đến sự huy hoàng ở tương lai đó.
Dĩ nhiên đây chỉ là yếu tố thêm vào mà thôi. Vận không thể quá mệnh, nên phải xem cách cục nguyên thủy ra sao, lại phải phối hợp với cách cục của cung đại hạn rồi hãy luận hạn Tuần Triệt là tốt hay xấu.
HỎI: Rốt ráo thì vấn đề vẫn là xác định cung có Tuần Triệt tốt hay xấu. Đây là điểm rất lờ mờ của Tử Vi, các sách không nói rõ. Ông có phương pháp suy luận nào rõ nét chăng?
ĐÁP: Cách xem Tuần Triệt của tôi dựa nhiều vào suy diễn cá nhân nên hai chữ “phương pháp” không dám nhận.
Như đã trình bày nhiều lần, luật chung mà tôi áp dụng cho cung bị chính Tuần án ngữ là uy lực của các sao bị giảm 50%, chính Triệt 80-90% Phụ Tuần phụ Triệt tôi sẽ bàn sau; tạm thời khi tôi nói Tuần tôi ám chỉ “chính Tuần”, Triệt ám chỉ “chính Triệt”.
Tuần làm giảm 50%, nghĩa là tính chất tốt cũng như xấu của sao bị giảm nhưng vẫn còn phát huy được một phần nào. Tác dụng của Tuần lâu dài nên lý tính này không đổi (trừ trường hợp vào hạn Triệt như đã trình bày ở trên). Triệt làm giảm 80-90%, nghĩa là tính chất của sao bị đè nén không phát huy được, nhưng tác dụng của Triệt ngắn hạn nên sự đè nén này không có tính vĩnh viễn. Những điều này đã trình bày nhiều lần trong các bài trước, ở đây tôi chỉ nhắc lại để khỏi mất công lục tài liệu cũ.
Vì ảnh hưởng các sao bị giảm thiểu, Tuần và Triệt khiến cho tính chất của mọi cách cục đều bị thay đổi; nhưng không nhất thiết đảo lộn tốt thành xấu, xấu thành tốt… Vậy làm sao phân biệt xấu tốt? Xin thưa tôi chưa có câu trả lời thỏa đáng cho câu hỏi này trong mọi trường hợp. Tôi chỉ xin đề nghị vài điều, và ghi rõ độ khả tín của các điều này:
1.-Coi nhẹ ngũ hành: Tôi cho rằng ta không nên dựa vào lý ngũ hành sinh khắc để luận tác dụng của Tuần Triệt trên các sao, bởi sẽ có khi đúng khi sai.
Lời đề nghị này khả tín, vì như trình bày trong bài trước, lý ngũ hành của các sao không phải là kết quả của một bài toán nhất quán mà mỗi nhóm sao được suy bằng một hệ thống lý luận khác nhau, nên không thể nhất luật áp dụng lý sinh khắc với Tuần Triệt mà suy ra tốt xấu cho mọi sao được.
Mà thiết nghĩ luật sinh khắc của ngũ hành không cần thiết, vì ta đã biết tác dụng tổng quát của Tuần Triệt trên các sao như tôi đã trình bày nhiều lần. (Trừ một vài ngoại lệ tôi sẽ bàn sau).
2.-Phân định hoàn cảnh của chính tinh ngộ Triệt:
Xem Tuần Triệt như hai loại động đất xảy ra ở trong cung, tôi phân biệt theo ảnh hưởng ra hai loại chính tinh: Năm sao Âm Dương Tử Phủ Tướng một nhóm, nhóm kia gồm 9 chính tinh còn lại.
Luận Âm Dương và Tử Phủ Tướng trước. Trong TVHTKH1 tôi gọi Tử Phủ Âm Dương là 4 đế tinh. Cách gọi này đã gây nhiều phản kháng; thực ra điểm chính tôi muốn nói là Tử Phủ Âm Dương có vai trò lãnh đạo nên khác với 10 sao còn lại. Điểm này hết sức quan trọng, hiểu nó rồi thì sẽ giải thích được tại sao Tử Phủ Âm Dương có những cách cục khác hẳn các sao khác.
Riêng sao Thiên Tướng có một vai trò rất lạ lùng trong Tử Vi. Như đã trình bày trong TVHTKH1, theo lý hình thành thì Thiên Tướng là sao yếu đuối nhất trong nhóm động (tức nhóm 8 sao Tử Phủ Vũ Tướng Sát Phá Liêm Tham), nhưng vì lý vận hành mà Tướng được vĩnh viễn tam hợp với Phủ, tạo thành cặp quý tinh Phủ Tướng. Có thể nói Tướng là một loại “nửa ông nửa thằng” (theo ý nghĩa tốt), chẳng thể kể là thuộc giai tầng lãnh đạo, nhưng lại được hưởng nhiều quy chế đặc biệt dành riêng cho cấp lãnh đạo.
Tuần Triệt như hai loại động đất. Tác dụng của chúng là giảm thiểu tín hiệu của các sao, nên các nhân vật lãnh đạo đang ở ngôi cao (tốt) tất bị sụt xuống thấp (bớt tốt), các nhân vật đang ở chức quá thấp so với khả năng (xấu) có thể được trung ương cứu xét để thăng lên chức gần với khả năng hơn (bớt xấu). Thế nhưng từ quan điểm chủ quan thông thường của giới lãnh đạo thì từ ngôi cao sụt xuống không phải là bớt tốt mà là xấu, tương tự đang ở chức quá thấp mà được cứu xét là có hy vọng lên chức gần hơn với khả năng của mình, nên không phải bớt xấu mà là tốt. Dùng lý tương ứng ta suy ra:
Tử Phủ Tướng không có hãm địa nên gặp Tuần Triệt ví như ở ngôi cao sụt xuống ngôi thấp, gặp Tuần Triệt là hung hiểm (riêng Mão Dậu là hai cung yếu nhất của ba sao này thì lại có thể hưởng phúc của kẻ tu hành).
Âm Dương miếu vượng gặp Tuần Triệt ví như lãnh chúa ở ngôi cao sụt xuống ngôi thấp, hiểu lẽ tiến thủ thì vẫn hơn người; thế nhưng hiểu lẽ tiến thủ là ngoại lệ, nên đa số trường hợp là xấu.
Âm Dương hãm địa gặp Tuần Triệt ví như nhân tài đang ở vị trí quá thấp so với tài nghệ của mình bỗng được nâng lên một vị trí cao hơn (mặc dù vẫn là thấp so với tài nghệ). Rõ ràng là một tiến bộ, nhưng công tâm mà xét thì vẫn là chưa đạt hết tiềm năng. Bởi vậy Âm Dương hãm địa gặp Tuần Triệt là có cơ hội tốt để thành công, nhưng khó thành công lớn được. Trường hợp Âm Dương cùng cung ở Sửu Mùi gọi là “đắc địa” vì lý do đặc biệt xin xem phần hỏi đáp.
Chín chính tinh còn lại tôi phân ra các sao vũ dũng, thư sinh, và làng nhàng. Vũ dũng có Liêm Vũ Sát Phá Tham, thư sinh có Cơ Lương, làng nhàng có Đồng Cự.
Vũ dũng gặp Tuần Triệt lý tính giảm đi, nhưng vẫn còn tàn tích, không hết hẳn được. Như Phá Quân chủ phá hoại, gặp Tuần Triệt khuynh hướng phá hoại giảm đi, có thể thành ra thích sửa đổi. Như Vũ Phá cư Hợi là hãm địa, ngộ chính Triệt ở đây không có nghĩa trở thành tốt, mà chỉ là đỡ xấu đi thôi. Lại như Tham Lang cư Tý gặp Kình là cách “phiếm thủy đào hoa”, thường lông bông lãng đãng thích trăng hoa; nếu sinh trong tuần từ Giáp Dần đến Quý Hợi tất ngộ Tuần, có thể nhờ vậy mà không tỏ ra lông bông lãng đãng hoặc trăng hoa, nhưng khuynh hướng này vẫn tồn tại ở mức thấp và phải được thể hiện ra ở đâu đó (chẳng hạn là văn sĩ hoặc diễn viên, sở trường diễn tả các vai lãng tử).
Thư sinh gặp Tuần Triệt thì thay đổi hoàn cảnh. Tốt thành xấu, xấu đỡ hơn, chưa tốt hẳn dễ thành ra tốt. Hai sao Cơ Lương thỏa tính “thư sinh” nên miếu vượng ngộ Tuần Triệt ví như học trò giỏi giang nhưng chẳng may thi rớt nên giảm hẳn nhuệ khí, biến thành ra xấu. Cơ Lương hãm gặp Tuần Triệt như học trò nghèo được nhờ hoàn cảnh đổi thay mà tìm được việc dạy kèm trẻ kiếm tiền dằn túi, hoặc như học trò dở nhưng may nhờ thang điểm đổi mà đậu vớt kỳ thi cuối khóa; tốt đấy, nhưng chẳng thể nói là huy hoàng. Riêng Cơ Tý Ngọ và Lương cư Sửu (cách “nhật nguyệt tịnh minh”) là các trường hợp thiên về tốt nhưng không rõ nét lắm thì ví như người học trò tự xem mình quá thấp, cứ làm những việc lận cận đâu đâu; gặp Tuần Triệt ví như may nhờ gặp biến cố mà vỡ lẽ ra. Vỡ lẽ ra rồi thì chuyên tâm học tập thành tài, nên dễ tốt vậy.
Sao làng nhàng thì gặp Tuần Triệt chẳng hại gì, lại thường có lợi. Bởi thế chẳng sách nào nói Đồng sợ Triệt Tuần, các sách lại hay nói đến cách to là “thạch trung ẩn ngọc”, tức Cự Môn Tý Ngọ đắc Triệt Tuần.
3.- Định hoàn cảnh chung của các sao ngộ Tuần Triệt:
Tuần Triệt không làm các sao biến mất, chúng vẫn tồn tại trong cung, nhưng thể hiện ra ở một mặt khác.
Chẳng hạn trường hợp mệnh vô chính diệu, lại gặp hung tinh khắc mệnh rất nguy hiểm. Sách viết là cần có Triệt án ngay cung để hóa giải. Ảnh hưởng hóa giải của Triệt trong trường hợp này dĩ nhiên có, nhưng đồng thời cần ghi nhận rằng hung tinh ấy vẫn hiện hữu trong cung. Đây hung tinh ngộ Triệt ví như gã ăn cướp bị giam lỏng; có thể là mối họa của ta sau này (nhưng cũng có thể là thiện duyên, nếu ta ra công cải hóa được gã ăn cướp ấy về đường chính đạo). Bởi vậy cung có hung tinh khắc mệnh ngộ Triệt khác với cung trống ngộ Triệt. Ngược lại, cũng mệnh vô chính diệu, nhưng có quý tinh Khôi hoặc Việt thủ ngộ Triệt (can Canh hoặc Nhâm) thì ví như quý nhân bị hãm hại ngay trong nhà của ta, xấu hơn hẳn trường hợp cung trống ngộ Triệt. Xin nhớ đây chỉ là đề nghị của tôi, không dám nói là hoàn toàn khả tín, nhưng thiết nghĩ có phần nào cơ sở.
Phối hợp ba luật này với những gì đã biết về cách cục, thêm sự hiểu biết rằng khi cung gặp Tuần Triệt thì ảnh hưởng của tam phương tứ chính mạnh hẳn lên, tôi nghĩ rằng hai người khác nhau có thể luận ra cùng kết quả về ảnh hưởng tốt xấu của các cung trong đa số trường hợp. Thiểu số trường hợp còn lại thì mỗi người một ý, nhưng đó là hiện trạng của Tuần Triệt; khi có thêm đột phá thì tỷ lệ các trường hợp đồng thuận sẽ tăng lên theo.
Đó là mới nói chính Tuần, chính Triệt. Phụ Tuần và phụ Triệt tôi chỉ coi là yếu tố “giọt nước tràn ly”. Cách xem của tôi là trước hết bỏ Tuần Triệt ra không tính, sau khi định cách cục tốt xấu rồi thì cân lượng xem độ tốt xấu bao nhiêu. Nếu rất tốt thì giảm tốt đi (nhưng vẫn tốt), hơi tốt hoặc thành trung tính hoặc hơi xấu; trường hợp rất xấu và hơi xấu ngược lại; trung tính thì không có ảnh hưởng.
Theo cách xem này, khác biệt quan trọng giữa chính Triệt Tuần và phụ Triệt Tuần là chuyện xấu thành tốt tốt thành xấu xảy ra rất thường khi năm sao Âm Dương Tử Phủ Tướng gặp chính Tuần chính Triệt, nhưng rất hiếm khi chúng gặp phụ Tuần phụ Triệt.
Vài cộng hưởng đặc biệt của Tuần Triệt.
HỎI: Có sao nào là ngoại lệ của Tuần Triệt hay chăng? Rõ ràng hơn, có sao nào bị Tuần Triệt ảnh hưởng nặng nề hơn bình thường hoặc nhẹ hơn bình thường hay chăng?
ĐÁP: Trước khi trả lời câu này, cần nói rõ là –theo tôi- những trường hợp gọi là “ngoại lệ” của Tuần Triệt là vấn đề của ngôn từ hơn là hiện tượng.
Ta có thói quen gọi mọi thứ được an trên lá số Tử Vi là “sao”; nhưng theo suy luận của tôi Tuần Triệt không phải là sao, mà là hai ảnh hưởng trong các cung chúng đóng.
Ngoài Tuần Triệt ra, theo tôi vòng Thái Tuế và tứ Hóa cũng không phải là sao.
Vòng Thái Tuế chỉ giản dị là 12 phương vị phản ảnh tính thiên văn được áp đặt lên địa bàn nhờ có tính phù hợp tình cờ. Vai trò của vòng Thái Tuế ví như 12 bảng chỉ phương hướng, cho ta biết cung nào được hưởng địa lợi, cung nào phải đấu tranh, cung nào chậm trễ, cung nào dễ lỗ lã v.v… Tóm lại, vòng Thái Tuế đánh dấu đặc tính của các cung.
Vòng Thái Tuế dĩ nhiên ứng với đơn vị năm nên tôi cho rằng vòng này chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của Tuần vì Tuần ứng với đơn vị năm. Nhưng không phải là Tuần làm giảm ảnh hưởng của vòng Thái Tuế mà là Tuần và vòng Thái Tuế cộng hưởng với nhau. Từ cộng hưởng này không thôi ta đã có thể làm vài dự trắc. Chẳng hạn gặp trường hợp Bạch Hổ ngộ chính Tuần, ta phối hợp tính đấu tranh quyết liệt của Bạch Hổ với ảnh hưởng giảm thiểu của Tuần, đoán được là xác xuất thành công thấp hơn bình thường, bởi kẻ quyết liệt muốn thành công thì phải mong đợi vào biến chuyển cực đoan, nhưng gặp Tuần thì các yếu tố cực đoan trong cung đã bị giảm thiểu.
Có người sẽ bảo cách xem này chẳng có gì lạ, vì cho rằng Tuần giảm tác dụng của Thái Tuế cũng ra kết quả tương tự. Điểm khác ở đây là ảnh hưởng của Triệt. Như đã trình bày ở trên, Triệt giảm 80-90% tác dụng của các sao; nhưng vì nó ứng với tháng nên không có ảnh hưởng đáng kể gì với lý tính của các sao trong vòng Thái Tuế.
Tôi biết có người sẽ nói rằng cách Bạch Hổ ngộ Triệt rõ ràng là bị phá cách. Thế nhưng tôi cho rằng đây chỉ là một sự lầm lẫn giữa bản chất với hiện tượng mà thôi. Rõ ràng hơn, nếu tôi gặp số cung mệnh có Bạch Hổ ngộ Triệt tôi vẫn đoán người ấy cá tính thích đấu tranh quyết liệt (tức là bản tính không đổi của Bạch Hổ), còn chuyện “phá cách” thì lý vẫn như trường hợp Tuần, chẳng phải là Bạch Hổ bị giảm tác dụng mà là các yếu tố cực đoan mà Bạch Hổ cần để chiến thắng đã bị Triệt phá hủy, nên Bạch Hổ khó đạt mục tiêu.
Có người sẽ hỏi nếu vòng Thái Tuế ứng với chi năm không bị Triệt ảnh hưởng thì tại sao Đào Mã Cái Sát là bốn sao tam hợp hành của chi năm lại chịu ảnh hưởng của cả Tuần lẫn Triệt. Tôi xin trả lời rằng Đào Mã Cái sát là kết quả phối hợp của chi năm với ngũ hành, vòng Thái Tuế thì không; đó là một khác biệt hết sức quan trọng.
Kế tiếp xin vắn tắt về tứ Hóa.
Độc giả hẳn đã nghe những câu như “Kình Dương hóa Hình, Đà La hóa Kỵ”; tức là trong cảnh cực đoan Kình Dương sẽ biểu lộ tính “hình” (sát khí), còn Đà La biểu lộ tính “kỵ” (đố kỵ, ngăn trở v.v…) Theo tôi tứ Hóa ý nghĩa cũng tương tự như thế. Nói cách khác, tứ Hóa không phải là 4 sao mà là bốn trạng thái biến đổi của mà chính tinh và Xương Khúc Tả Hữu có thể trải qua. Như năm Giáp, ta biết hóa Lộc được cư trong cung có Liêm Trinh, hóa Lộc cung có Phá Quân, hóa Khoa cung có Vũ Khúc, hóa Kỵ cung có Thái Dương. Ấy bởi vì “năm Giáp Liêm Trinh hóa ra Lộc”. Tương tự, “Phá Quân hóa ra Quyền”, “Vũ Khúc hóa ra Khoa” , “Thái Dương hóa ra Kỵ”. Quan điểm này có thể lạ với làng Tử Vi Việt Nam, nhưng là cách nhìn tiêu chuẩn ở Đài Loan cũng như Hồng Kông trong hiện tại.
Chấp nhận như vậy thì sẽ thấy tứ Hóa không phải là bốn sao theo nghĩa bình thường, nên chẳng có lý do gì để chúng bị Tuần Triệt làm giảm ảnh hưởng.
Có người sẽ hỏi “Vậy tại sao cho rằng tứ Hóa bị Tuần Triệt ảnh hưởng có vẻ cho kết quả đúng trong nhiều trường hợp”. Tôi sẽ trả lời rằng đây lại là một trường hợp lầm lẫn giữa bản chất với hiện tượng. Hóa Lộc tượng mùa xuân, ta có câu tục ngữ “một con én không làm nổi mùa xuân”, nay giả như hoàn cảnh của cung bị Tuần Triệt án ngữ chẳng lấy gì làm đẹp (nhưng không đủ xấu để thỏa lý “tuyệt xứ phùng sinh”), thì một tính “Lộc” được chính tinh biến hóa ra làm sao đổi được tình trạng ấy? Cái lý cho Quyền, Khoa, Kỵ đại khái cũng thế.
Có người sẽ hỏi “Cho rằng tứ Hóa không bị Tuần Triệt ảnh hưởng có công dụng gì trong việc xem số?” Tôi sẽ trả lời rằng cách này có công dụng trong nhiều trường hợp, trong đó có các trường hợp gọi là “tuyệt xứ phùng sinh” mà tôi sẽ trình bày trong tập 3 của sách này nếu tôi có duyên viết đến tập ấy. Nhưng hãy đưa một thí dụ dễ hiểu để thấy sự khác biệt giữa cách xem này với cách xem truyền thống. Giả như ta xem một lá số thấy rằng nếu tính hóa Lộc từ cung xung chiếu về thì tốt, nhưng cung xung ngộ Triệt. Nếu cho rằng hóa Lộc bị Triệt phá hủy (như truyền thống) thì phải luận là xấu, theo cách mà tôi đề nghị thì vẫn luận là tốt như thường.
Ngoài ra, còn có một điểm tưởng là không liên hệ đến tác dụng giữa Tuần Triệt và tứ Hóa nhưng theo tôi cần ghi nhận làm dữ kiện tham khảo. Như tôi đã trình bày nhiều lần trong loạt bài này, đa số các sách Tử Vi ở Đài Loan bây giờ không xem Tuần Triệt là quan trọng . Dĩ nhiên họ làm thế là từ kinh nghiệm. Làng Tử Vi Việt Nam càng lúc càng trọng Tuần Triệt, dĩ nhiên cũng vì kinh nghiệm. Hai bên cùng theo kinh nghiệm cả, tại sao một bên trọng một bên khinh Tuần Triệt?
Tôi cho rằng sở dĩ có hiện tượng này là vì Tử Vi Đài Loan trọng tứ Hóa hơn thần sát, Tử Vi Việt Nam (tối thiểu trong giai đoạn hiện tại) dĩ nhiên ngược lại. Từ đó suy ra có một lời giải giả định nhưng giải thích được tại sao cả hai bên đều đúng mặc dù cách xem khác nhau, đó là tứ Hóa không bị Tuần Triệt ảnh hưởng!
HỎI: Âm Dương Sửu Mùi ngộ Tuần (hoặc Triệt) hóa Kỵ được nhiều sách gọi là “kỳ cách”; có lý hay chăng?
ĐÁP: Tôi cho rằng khi truyền lại cách này, người xưa đã dấu một phần bí quyết. Ta thử tái khám phá bí quyết này xem sao.
Trước hết muốn có Kỵ đóng cùng Nhật Nguyệt ở Sửu Mùi thì chỉ có 4 trường hợp sau đây:
Sinh năm Giáp: Liêm hóa Lộc, Phá hóa Quyền, Vũ hóa Khoa, Nhật hóa Kỵ. Tức là song Lộc ở tật, Quyền ở tử, Khoa ở bào. Tín hiệu rõ nhất là quan gặp cặp song Hao hãm địa, ngoài ra không có cách cục gì đặc biệt.
Sinh năm Ất: Cơ hóa Lộc, Lương hóa Quyền, Tử hóa Khoa, Nguyệt hóa Kỵ. Tức là Lộc cư Phúc được Lộc Tồn ở tài xung chiếu, Quyền cư quan, Khoa cư Điền.
Sinh năm Tân: Cự hóa Lộc, Nhật hóa Quyền, Khúc hóa Khoa, Xương hóa Kỵ. Tức là song Lộc cư Phúc, mệnh đắc Khoa Quyền. Ngoài ra, muốn Xương Khúc cư cùng Nhật Nguyệt thì phải sinh giờ Mão hoặc Dậu, đều là thân cư thiên di vô chính diệu được song Lộc Khoa Quyền hội họp.
Sinh năm Kỷ: Vũ hóa Lộc, Tham hóa Quyền, Lương hóa Khoa, Khúc hóa Kỵ. Tức là Khoa cư quan, mệnh ngộ hoặc xung Kình đắc địa và giáp Quyền Lộc. Ngoài ra, cũng như trường hợp năm Tân, thân cư thiên di vô chính diệu, nhưng kém trường hợp năm Tân vì không được tam Hóa hội họp.
Có thể thấy rằng sinh năm Ất, Tân, Kỷ đều có điểm đặc biệt khác người, nhưng năm Giáp thì phải đặt câu hỏi, bởi cách cục không có gì đặc biệt, nếu không muốn nói là dưới trung bình.
Vậy ta tạm kết luận muốn thành cách phải sinh các năm Ất, Kỷ, Tân. Nhưng tại sao lại cần phải có thêm điều kiện là Tuần hoặc Triệt án ngữ? Thưa, vì Âm Dương như hai lãnh chúa, ở cùng nơi tất sinh xung đột. Tác dụng của Tuần Triệt là chiết giảm hoặc triệt tiêu sự xung đột đó. Xung đột giảm thiểu hoặc biến đi rồi các cách kể trên tự nhiên sẽ thành hình.
Có thể thấy rằng các cách trên tốt không phải vì Kỵ, mà vì những cộng hưởng đi đôi với Kỵ. Đó là lý do tại sao tôi cho rằng người xưa đã giữ lại “bí quyết” khi truyền cách này cho chúng ta.
HỎI: Còn Không Kiếp, Thiên Không cũng thường được coi là có tính không vong, gặp Tuần Triệt phải luận làm sao?
ĐÁP: Thiên Không luôn luôn chiếm một vị trí cố định trong vòng Thái Tuế (trước Thái Tuế một cung), nên lời giải của tôi y hệt như trường hợp vòng Thái Tuế ở trên (không bị Triệt ảnh hưởng, cộng hưởng với Tuần thay vì bị Tuần ảnh hưởng). Nhưng chú ý rằng Thiên Không luôn luôn ở vị trí phụ Triệt nên ảnh hưởng của Tuần ở đó không mạnh.
Còn cặp Không Kiếp vốn thỏa mọi điều kiện của sao nên muốn nhất quán tất nhiên phải cho rằng chúng bị Tuần giảm 50% dài hạn, Triệt giảm 80-90% ngắn hạn.
HỎI: Cuối cùng, có người nói xem hạn phải thêm lưu Tuần lưu Triệt mới chính xác, đáng tin cậy chăng?
ĐÁP: Ly kỳ làm sao, mới vài ngày cách đây vấn đề này đã được đặt ra ở trên một mạng mệnh lý có uy tín. Phải chăng đây là một trong những diễn biến tưởng là tình cờ của cuộc đời mà thực ra đã được ông trời sắp xếp trước, vì khi bắt đầu viết loạt bài về Tuần Triệt hơn tháng trước tôi chẳng thể ngờ khá nhiều vấn đề tương tự lại được người khác đặt ra sau đó.
Trở lại câu hỏi. Khi xem hạn năm chúng ta lưu rất nhiều sao, như Tuế Tang Hổ Khốc Hư Lộc Kình Đà Thiên Mã. Tử Vi Đài Loan, Hồng Kông lưu thêm tứ Hóa (và nhiều người coi chúng quan trọng hơn hết). Đó đều là các sao thuộc đơn vị năm. Tuần mười năm chuyển động một lần, Triệt chuyển động một lần mỗi năm. Hiển nhiên có thể coi Triệt là sao năm, và nếu nghĩ rằng nó có tín hiệu mạnh thì lưu nó là hợp lý (chữ nếu ở đây rất quan trọng, xin xem thêm ý kiến riêng của tôi ở cuối). Nhưng đã lưu Triệt mà không lưu Tuần e không ổn. Thành thử đã lưu thì phải lưu cả hai sao.
Tử Vi Đài Loan có một điều tôi học được là họ phân ra “tầng ảnh hưởng” dựa theo khác biệt của đơn vị thời gian. Như cách cục nguyên thủy tất nhiên ảnh hưởng đại hạn, đại hạn tất nhiên ảnh hưởng niên hạn (tiểu hạn hoặc lưu niên, tùy phái), niên hạn tất nhiên ảnh hưởng nguyệt hạn, nguyệt hạn tất nhiên ảnh hưởng nhật hạn, nhật hạn tất nhiên ảnh hưởng thời hạn. Thế nhưng cách cục nguyên thủy chưa chắc có ảnh hưởng trên niên hạn, đại hạn chưa chắc có ảnh hưởng trên nguyệt hạn v.v… Theo quy luật đó, thêm lý giản dị của “dao cạo Occam” thì khi luận niên hạn, nguyệt hạn, thời hạn; nếu xét Tuần Triệt thì chỉ xét lưu Tuần, lưu Triệt mà thôi.
HỎI: Một số phái, chẳng hạn phái Thiên Lương (chú 1), cho rằng mệnh Tuần Triệt đến hạn Triệt Tuần, hoặc thân Triệt (sau 30 tuổi), đến hạn Tuần thì có hiện tượng “Triệt Tuần tháo gỡ cho nhau” nên được đắc ý; thuyết này có cơ sở gì chăng?
ĐÁP: Xin gọi đây là thuyết “Triệt Tuần tháo gỡ” cho gọn. Vì ông Thiên Lương không giải thích lý do, tôi đoán thuyết này là kết quả chứng nghiệm của riêng ông sau khi xem nhiều lá số. Tình cờ làm sao, cách đây mấy ngày trên một mạng mệnh lý tôi thấy có người –cũng dựa theo chứng nghiệm cá nhân- cho rằng thuyết này không đúng.
Chứng nghiệm cho kết quả trái nghịch nhau là một vấn nạn lâu đời của mệnh lý nói chung và Tử Vi nói riêng. Vì những chứng nghiệm với kết quả trái nghịch cứ xảy ra hoài hoài, ta không thể lấy chúng làm tiêu chuẩn định giá các thuyết chống đối nhau; và cho đến khi có những kết quả thí nghiệm thỏa điều kiện bất định của khoa thống kê, ta vẫn chỉ có cách dùng lý luận để định xem thuyết nào có xác xuất đúng cao nhất. (Dĩ nhiên, vì đúng sai còn chưa ngã ngũ, việc xem số lại không thể chờ đợi được nên khi thực hành thì mỗi người cứ việc tin theo cách của mình, miễn là đừng vội khẳng định cách mình không theo chắc chắn sai.)
Rất tiếc là về mặt lý luận tôi vẫn chưa xác định được giá trị của thuyết “Triệt Tuần tháo gỡ”, chỉ có vài điểm xin trình bày sau đây, hy vọng sau này có người sửa sai hoặc khai triển để tiến dần đến câu trả lời tối hậu.
Như đã trình bày trong vài bài trước, Tuần và Triệt đều ứng với hai can Giáp Ất đi sau một chu kỳ đầy đủ của thiên can và vì vậy cùng mang tính ‘không vong’. Vì điểm tương đồng này, ta có quyền suy diễn rằng các cung bị Tuần Triệt án ngữ có lý tính tương tự, mặc dù không nhất thiết y hệt.
Chú ý rằng tính ‘không vong’ của 2 cung mà Tuần án ngữ chỉ là một hình ảnh tương đối khi ta so sánh chúng với 10 cung trong vòng thiên can mà thôi; nên khi còn ở trong vòng thiên can ta thấy cung có Tuần mang tính ‘không vong’, nhưng một khi ta vào một cung mang tính ‘không’ giống hoặc từa tựa như Tuần thì cảnh ‘không’ ấy đối với ta chính là cảnh thật mà ta gặp, nên không kể là ‘không’ nữa! Chẳng hạn Tuần ở Tí Sửu; khi hạn chuyển đến Tí Sửu là đã vào địa vực của hai cung ‘không’, thì hoàn cảnh của hai cung này chính là hoàn cảnh ‘thật’ mà ta gặp phải.
Hiện tượng này trong bốc phệ rất quen thuộc, gọi là “xuất không”, thường được áp dụng trong việc đoán ứng kỳ, tức là đoán thời gian mà quẻ có ứng nghiệm. Như gieo quẻ xin việc. Ngày gieo quẻ tính ra thấy Tí Sửu không vong (tức là ngộ Tuần), hào Tí lại động ứng với sự kiện là có việc làm, thì đoán là ngày Tí hoặc tháng Tí có việc; ấy bởi vì lúc gieo quẻ Tí đang ‘không vong’, nên gặp Tí là đã ‘xuất không’, tức là đã biến thành ‘thật’.
Trở lại khoa Tử Vi. Ta biết Tuần 10 năm chuyển động một lần, sau 60 năm về chỗ cũ, Triệt 1 năm chuyển động một lần, sau 60 tháng về chỗ cũ. Con số 60 là đại chu kỳ gồm đủ can chi, nên xét trên tiêu chuẩn thời gian mà thôi thì Tuần chi phối yếu tố năm, Triệt chi phối yếu tố tháng. Theo cách thành lập lá số Tử Vi thì năm đại biểu toàn thể 12 cung, mỗi tháng đại biểu 1 cung.
Thử xét trường hợp mệnh có Tuần, đại hạn gặp Triệt. Vì cung có Triệt hoàn cảnh tương tự như Tuần, về tính chất đây cũng giống như trường hợp đến hạn “xuất không”, nên tính ‘không vong’ của Tuần (vốn kéo dài cả đời và ứng với toàn thể 12 cung) tạm thời bị hóa giải ở 2 cung có Triệt. Ta có thể giải thích hiện tượng Triệt tháo gỡ cho Tuần như vậy; mặc dù xin thú nhận là tôi chưa bằng lòng với cách giải thích này cho lắm. Rất mong được quý vị cao nhân bốn phương góp ý thêm vào cho phần lập luận được vững chắc hơn.
Hiện tượng ngược lại, tức mệnh Triệt đại hạn gặp Tuần, thì cái lý chắc chắn phải khác, ấy bởi vì Tuần ứng với đơn vị thời gian dài hơn Triệt (Tuần ứng năm Triệt ứng tháng, Tuần cả đời Triệt một phần đời). Xin đưa thí dụ so sánh cho dễ hiểu. Như một người lập dị không hớt tóc đã nhiều tháng, câu hỏi “Tháng nào anh sẽ hớt tóc?” nghe hợp lý, nhưng nếu một người mới chỉ hơn tháng chưa hớt tóc câu hỏi “Năm nào anh sẽ hớt tóc?” lại nghe vô lý (lẽ ra phải hỏi “Ngày nào anh sẽ hớt tóc?”). Ví “không hớt tóc” với “không” và “hớt tóc” với “xuất không”, mệnh Triệt đại hạn gặp Tuần nếu nói là tương tự như “xuất không” thì vô lý. Chỉ có thể nói là Triệt Tuần tương tự nhau, nên mệnh Triệt gặp hạn Tuần thì nhờ sự tương tự của hoàn cảnh mà áp lực nguyên thủy của Triệt được giảm đi. Nhưng Tuần vốn tác dụng yếu hơn Triệt, nên mệnh Triệt nếu gặp đại hạn Tuần ở nửa đời đầu e độ giảm thiểu không đáng kể.
Chú ý rằng những hiện tượng “tháo gỡ” trên đây có nghĩa Triệt ở hạn làm giảm tác dụng của Tuần ở mệnh thân và ngược lại. Giả như mệnh nhờ Tuần mà tốt hoặc đỡ xấu, gặp hạn Triệt tất độ tốt giảm đi, cái xấu phục hồi. Tức là ảnh hưởng tháo gỡ không nhất luật là tốt, mà có khi xấu có khi tốt, phải dựa theo cách cục nguyên thủy cũng như cách cục của đại hạn mà đoán. Điểm này có khác với cái lý của ông Thiên Lương, vì ông cho rằng hễ có “tháo gỡ” nói chung là tốt. Rõ hơn ông Thiên Lương cho rằng mệnh Triệt gặp đại hạn Tuần, mệnh Tuần gặp đại hạn Triệt đều đắc ý cả (chú 1). Tôi lại cho rằng có khi xấu khi tốt.
Nhưng đã nói trên, tôi chưa bằng lòng lắm với cái lý “Triệt Tuần tháo gỡ” trên đây, về phần chứng nghiệm thì chưa đủ thỏa tiêu chuẩn thống kê nên cũng không thể nói là “đúng theo kinh nghiệm”; chỉ xin ghi rõ ý của mình ra để người sau có sẵn cái nền mà tùy nghi sửa sai bổ khuyết.
HỎI: Còn trường hợp Tuần Triệt cùng cung thì sao? Có người bảo chúng tháo gỡ cho nhau nên không còn ảnh hưởng gì nữa, có người bảo ảnh hưởng của chúng hội tụ mạnh gấp bội; ai đúng ai sai?
ĐÁP: Tuần Triệt muốn cùng cung chỉ có những trường hợp sau đây
Năm------------- N.Hành ------------- Chính Tuần-Triệt---------- N.Hành
Giáp Tuất --------Hỏa----------------Thân (Điếu Khách)----------Kim
Ất Dậu------------Thủy ----------------Mùi (Điếu Khách)-----------Mộc
Bính Thân--------Hỏa----------------Thìn (Bạch Hổ) --------------Thủy
Đinh Mùi---------Thủy----------------Mão (Bạch Hổ)--------------Kim
Mậu Ngọ---------Hỏa----------------Tý (Tuế Phá)-----------------Kim
Kỷ Mão-----------Thổ-----------------Dậu (Tuế Phá)---------------Kim
Canh Dần-------Mộc-----------------Ngọ (Quan Phù)------------Mộc
Tân Sửu---------Thổ-----------------Tỵ (Quan Phù) --------------Thủy
Nhâm Tý--------Mộc-----------------Dần (Tang Môn)--------------Kim
Quý Hợi---------Thủy----------------Sửu (Tang Môn)--------------Kim

Chú ý rằng hai năm Thìn Tỵ không thể nào có Tuần Triệt cùng cung.
Tôi ghi những trường hợp trên ra chẳng có mục đích gì khác hơn là để chúng ta nắm vững những gì đã biết. Tôi làm vậy vì -một lần nữa- tôi chưa tìm ra lập luận nào có tính quy luật cho các trường hợp này. Tôi chỉ có những ý nghĩ rời, hy vọng sau này có người sửa sai hoặc tiếp tục khai triển cho đến khi tìm ra một đáp án thỏa tiêu chuẩn khoa học.
Tôi xin chép lại đoạn sau đây từ trang 52 sách “Tử Vi nghiệm lý – Lý mệnh học” của ông Thiên Lương (chú 1):
“Mệnh; thân bị cả Tuần lẫn Triệt, tức là không còn gì để tháo gỡ, ngay khi đến đại vận tam hợp tuổi, ảnh hưởng tốt đẹp cũng chỉ thỏa mãn 50% là tối đa”.
Tôi đồng ý với kết luận này của ông Thiên Lương vì nó phù hợp với cái lý cơ bản của Tuần Triệt mà tôi đã trình bày trong vài bài trước. Đại khái Tuần Triệt đều có tác dụng giảm uy lực các sao trong cung chúng án ngữ. Giả như chúng là hai sao thì nói sao này triệt tiêu tác dụng của sao kia khả dĩ chấp nhận được, đằng này chúng là hai ảnh hưởng trong cung, ví như hai loại động đất khác nhau, cộng lại sao có thể thành hư không?
Tóm lại, tôi cho rằng khi Tuần Triệt cùng cung thì không tháo gỡ cho nhau được, trái lại ảnh hưởng của chúng tiếp trợ cho nhau nên mạnh gấp bội.
 
Top