Huyên không phi tinh

dontsayloveme2

Thành viên kỳ cựu
Mất công vẽ cái bảng chiếu thần (theo Thẩm thị Huyền không), anh vẫn bị cuốn sách kia làm cho lẫn lộn. Vận 7 chiếu thần ở số 4 (mầu đỏ), tức là KHÔN.
Còn cuốn sách anh đọc, Vận 7 chiếu thần ở Cấn, Tốn (sai khác với Thẩm thị Huyền không), vì CHIẾU THẦN LÀ THÀNH MÔN của chấn (sai ghê gớm).
Thẩm thị Huyền không, mỗi vận có rất nhiều thành môn chẳng hạn vận 7, CUNG CẤN có sơn cấn là thành môn của hướng tí và mão, sơn dần là thành môn của hướng quý và ất, CUNG TỐN có sơn thìn là thành môn của hướng bính; ngoài ra còn có các sơn khác cũng là thành môn nhưng của hướng khác, như tí và mão là thành môn của hướng cấn.

Cần lưu ý khi sơn thành môn thuộc cung chiếu thần của vận như mùi là thành môn của hướng canh trong các vận 2, 7, 8, 9; còn cung khôn chỉ là chiếu thần trong vận 7 thôi!
Khi ứng dụng chiếu thần thì theo bảng phi tinh từng nhà cụ thể; khi gặp nhà có thành môn thì phải lưu ý vì ở vị trí thành môn có thêm 1 bảng phi tinh khác. Nên ở trên đã viết
quan trọng: vận 7 phải đưa 4 vào giữa phi nghịch để kiểm chứng!
 

Quốc Quỳnh

Thành viên nhiệt tình
Trang 552 cuốn Thẩm thị Huyền không. Vận chủ Thất Xích lấy cung KIỀN làm chính cát LINH THẦN, cung KHÔN làm chiếu thần thúc đẩy điều tốt (cát), hai cung KHẢM TỐN là cát chiếu.

.
Trang 552 viết : Vận chủ Thất xích lấy cung Chấn làm chính cát......Thầy lại viết lấy cung KIền thì không nhầm là gì mà còn tự ái
 

dontsayloveme2

Thành viên kỳ cựu
không sợ sai, không bao giờ tự ái, chỉ vì thấy anh đang theo cuốn này lại lại sang cuốn khác, sợ anh theo cuốn đó thì phí công anh. E anh sau một thời gian lại tin chiếu thần và thành môn là 1 thì nguy hiểm. Thực ra chưa thấy tài liệu tiếng Việt nào giải thích được thành môn và chiếu thần. Một thầy phong thủy làm được bao nhiêu nhà từ vận này sang vận khác để mà kiểm chứng những thứ như thành môn và chiếu thần.
Bảng chiếu thần các vận thì không sai!
 

dontsayloveme2

Thành viên kỳ cựu
Tặng anh, nội dung của bát sát hoàng tuyền
khảm thìn, khôn mão, chấn thân,
tốn dậu, kiền ngọ, đoài tỵ,
cấn ngọ, li hợi, vi sát diệu
theo đó các phương thành môn như
nhâm - thìn, khôn - mão, ất - thân,
tốn - dậu, càn - ngọ, tân - tỵ,
cấn - ngọ, đinh - hợi, có "thủy" là sát!

không biết dùng thành môn, không bảo người khác dùng.
 

Tuấn Anh

Thành viên tâm huyết
Viết về Thành môn một vài bài không hết được
Bảng TM.JPG
Nhận xét
- Nếu lập hướng mà hướng nằm ở vị trí Tứ xung như Tý Ngọ Mão Dậu thì thành môn ở 4 quẻ Càn Tốn Cấn Khôn và ngược lại nếu lập hướng ở ví trí 4 quẻ thì thành môn ở vị trí Tứ xung
- Lập hướng ở Can thì Thành môn ở Chi
- Lập hướng ở Chi thì Thành môn ở Can
- Hướng + - 45 độ = Thành môn
 

dontsayloveme2

Thành viên kỳ cựu
Thực chất, không phụ thuộc vào tra bảng, thành môn dùng hay không đều do hướng tính ở hướng và hướng tính ở hướng thành môn.
nhà tọa tốn hướng càn, xây dựng trong vận 8, lấy tí làm thành môn
vận 8:
7-8-1---3-3-5---5-1-3
6-9-2---8-7-9---1-5-7
2-4-6---4-2-4---9-6-8
sao vận ở sơn tí là 4
sơn thứ 2 sao chẵn phi thuận nên không có thành môn
vận 9:
8-7-2---4-3-6---6-5-4
7-6-3---9-8-1---2-1-8
3-2-7---5-4-5---1-9-9
sao vận ở sơn tí là 5
sơn thứ 2 sao lẻ phi nghịch nên có thành môn
muốn xem thành môn dùng được hay không phải lấy 5 đưa vào giữa
6---1---8
7---5---3
2---9---4
kết hợp với sao hướng của vận 8
7-1-6---3-5-1---5-3-8
6-2-7---8-9-5---1-7-3
2-6-2---4-4-9---9-8-4
tại sơn tí, sao hướng vận 8 là 4 hợp với sao hướng vận 9 là 9, sơn tí là thành môn!
sơn tí không phải là hoàng tuyền của sơn tốn (xem bài hoàng tuyền ở trên).
 
Last edited by a moderator:

Tuấn Anh

Thành viên tâm huyết
Ví dụ về Thành môn

Ví dụ 1 : Vận 4 Tọa Tý hướng Ngọ

TM TN.JPG

Vận 4 Tý sơn Ngọ hướng - Hướng tinh của phi tinh bàn là 3 là sao thoái khí , tọa hướng phạm Sơn phá tài - Chỉ còn xem Thành môn để bù lại
Thành môn hướng Ngọ là Tốn Khôn
- Ở Tốn phi tinh vận là 3 , 3 nhập cung phi nghịch 4 đến Tốn ( 4 là vượng tinh )vậy là được vượng khí Chính Thành môn
- Ở Khôn phi tinh vận là 1 , 1 nhập cung phi nghịch 4 đến Khôn ( 4 là vượng tinh ) vậy là được vượng khí ở Thành môn phụ
Cùng lúc được cả Thành môn Chính và phụ cho nên không sợ khi 3 thoái khí
 

Quốc Quỳnh

Thành viên nhiệt tình
Ví dụ về Thành môn

Ví dụ 1 : Vận 4 Tọa Tý hướng Ngọ

View attachment 719

Vận 4 Tý sơn Ngọ hướng - Hướng tinh của phi tinh bàn là 3 là sao thoái khí , tọa hướng phạm Sơn phá tài - Chỉ còn xem Thành môn để bù lại
Thành môn hướng Ngọ là Tốn Khôn
- Ở Tốn phi tinh vận là 3 , 3 nhập cung phi nghịch 4 đến Tốn ( 4 là vượng tinh )vậy là được vượng khí Chính Thành môn
- Ở Khôn phi tinh vận là 1 , 1 nhập cung phi nghịch 4 đến Khôn ( 4 là vượng tinh ) vậy là được vượng khí ở Thành môn phụ
Cùng lúc được cả Thành môn Chính và phụ cho nên không sợ khi 3 thoái khí
Cảm ơn TA bạn trình bày dễ hiểu quá
 

Tuấn Anh

Thành viên tâm huyết
Những điều cần chú ý khi lập Thành môn

Không phải hai bên của một lập hướng bất kỳ đều có thể lập được thành môn
Bát quái có 24 sơn hướng , mỗi quẻ có 3 hướng mỗi hướng lại phải lấy chỗ đồng nguyên để làm thành môn
Lập hướng ở chỗ Thiên nguyên long ,phải lấy chỗ Thiên nguyên long hai bên để làm thành môn
Lập hướng ở chỗ Nhân nguyên long ,phải lấy chỗ Nhân nguyên long hai bên để làm thành môn
Lập hướng ở chỗ Địa nguyên long ,phải lấy chỗ Địa nguyên long hai bên để làm thành môn
Như vậy đảm bảo khí đồng nguyên trong sạch không được pha tạp thì mới có hiệu lực , nếu không thì âm dương lệch nhau là nói đến Hoàng tuyền
Về nguyên tắc hai bên của mỗi lập hướng đều có chính thành môn và thành môn phụ . Nhưng Âm Dương của Tọa Hướng không giống và bay tới âm dương hươnhs tinh thiên bàn
- Hai bên cùng lúc tồn tại thành môn chính và thành môn phụ
- Chỉ có một bên có thành môn chính hoặc thành môn phụ , còn một bên không có
- Cả hai bên không có thành môn để chọn
Vậy tại sao lại xuất hiên 3 trường hợp này
* Thứ nhất do Tam nguyên của lập Tọa hướng tạo thành . Tọa hướng lập ra có 3 nguyên Thiên Địa Nhân
Nếu lập tọa hướng Thiên nguyên long thì yêu cầu thành môn hai bên là Thiên nguyên long ... chỉ có thỏa mãn yêu cầu như vậy thì mới đảm bảo đồng nguyên nhất khí
*Thứ hai Do tính chất của Hậu thiên bát quái nguyên cung của phi tinh thiên bàn hai bên quyết định
Ví dụ : Tuất sơn Thìn hướng ,thành môn của hai bên là Giap và Bính đều là địa nguyên long đảm bảo đồng nguyên nhất khí
 

dontsayloveme2

Thành viên kỳ cựu
Nên hiểu: vì sao
VẬN 4
HƯỚNG MÃO KHÔNG CÓ THÀNH MÔN TỐN
HƯỚNG NGỌ CÓ THÀNH MÔN TỐN;
VẬN 6
HƯỚNG CANH CÓ THÀNH MÔN TUẤT.
 

Quốc Quỳnh

Thành viên nhiệt tình
Nên hiểu: vì sao
VẬN 4
HƯỚNG MÃO KHÔNG CÓ THÀNH MÔN TỐN
HƯỚNG NGỌ CÓ THÀNH MÔN TỐN;
VẬN 6
HƯỚNG CANH CÓ THÀNH MÔN TUẤT.
Nếu phải nên hiểu thì phải chứng minh là tại sao ?
Vì :
V4 Hướng Mão có Thành môn cả ở Cấn và Tốn ,hướng Ngọ có Thành môn ở Tốn Khôn
V6 Hướng Canh không có Thành môn
 

Tuấn Anh

Thành viên tâm huyết
Ví dụ 2

VD2.JPG

Mão thuộc Thiên nguyên long , thành môn ở Mão hướng là Cấn và Tốn . Vận 7 sao 1 đến Cấn ,sao 6 đến Tốn . Thiên nguyên long của nguyên cung Hậu thiên của 1 là Âm đưa 1 nhập cung phi nghịch vượng tinh 7 đến Cấn ( Cấn là thành môn của Mão ). Thiên nguyên long của nguyên cung Hậu thiên của 6 là Dương đưa 6 nhập cung phi thuận khiến cho 5 đến Tốn thấy ngay rằng Tốn không có vượng khí thành môn . Vì vậy ở cuộc này chỉ có thể lấy được Chính thành môn ( Cấn )
 

dontsayloveme2

Thành viên kỳ cựu


tốn ---- li ---- khôn
chấn -- --- -- đoài
cấn -- khảm -- càn
vận 1:
9---5---7
8---1---3
4---6---2
vận 6:
5---1---3
4---6---8
9---2---7
vận 2:
1---6---8
9---2---4
5---7---3
vận 7:
6---2---4
5---7---9
1---3---8
vận 3:
2---7---9
1---3---5
6---8---4
vận 8:
7---3---5
6---8---1
2---4---9
vận 4:
3---8---1
2---4---6
7---9---5
vận 9:
8---4---6
7---9---2
3---5---1
nhà hướng linh thần, cặp sao 2-7 ở hướng là hỏa, cặp sao 3-8 ở khôn là mộc, nếu dùng biện pháp thành môn ở cấn thì 2 của hướng gặp 7 của thành môn cũng là hỏa
vì 3-8 ở khôn là mộc, bố trí hợp với vượng sơn, vượng hướng là khó, bố trí để hợp cả thành môn thì khó quá!

bảng phi tinh cho hướng thành môn:
6-3-2---2-8-6---4-1-4
5-2-3---7-4-1---9-6-8
1-7-7---3-9-5---8-5-9
 

quaduong

Thành viên nhiệt tình
Bản thân cuộc này đã là vượng sơn vượng hướng rồi ( thể hiện ở hình trên )
Hai hình dưới để chỉ ra vị trí thành môn chỗ nào dùng được chỗ nào không dùng được ( Cách tìm vượng khí ở thành môn ) hình dưới bên phải chứng minh được ở Cấn có thể dùng thành môn
 

dontsayloveme2

Thành viên kỳ cựu
Bản thân cuộc này đã là vượng sơn vượng hướng rồi ( thể hiện ở hình trên )
Hai hình dưới để chỉ ra vị trí thành môn chỗ nào dùng được chỗ nào không dùng được ( Cách tìm vượng khí ở thành môn ) hình dưới bên phải chứng minh được ở Cấn có thể dùng thành môn
Cách giải thích này chưa cho ra, vận 6, hướng canh có thành môn tuất.
 
Top