Huyên không phi tinh

quaduong

Thành viên nhiệt tình
Trong kinh thấu giải

Kiền ngộ Tốn thời, vi nguyệt khuất,
Khôn phùng lôi địa hiện thiên căn,
Thiên căn nguyệt khuất nhàn lai vãng,
Tam thập lục cung đô thị xuân
Nghĩa là: Kiền gặp cung Tốn thì trăng bị khuất. Khôn gặp cung Chấn thì thấy rõ chân
trời.. Cái thiện căn với nguyệt khuất qua lại thông rồi; thì cả 36 cung đều là sáng sủa đẹp như mùa xuân.
Vì vậy mà La kinh chứa đựng tất cả, hóa ra 36 tầng; tầng nào cũng ẩn diệu, chữnào cũng
nhập huyền, tức là dấu cái kỳdiệu vào chỗ đen tối.
Các thầy địa lý phần nhiều là không nhận xét cái căn nguyên đó, không nghiên cứu cái thể dụng đó,
Trong La kinh thấu giải riêng Tầng Thứ nhất có 4 câu thơ trên đã dài 4 trang rồi , ở đó người ta ta phân tích rất kỹ các vấn đề mọi người đang viết , mọi người tìm đọc và ngẫm xem có nên viết tiếp những điều đang viết nữa không
 

dontsayloveme2

Thành viên kỳ cựu
36 nét hóa ra 36 cung, 36 cung nào?
36 nét hóa ra 36 vòng, nét nào hóa ra vòng nào?
Mấy câu này thiệu khang tiết viết về dịch học trước cuốn la kinh thấu giải cả nghìn năm, mà tác giả la kinh thấu giải diễn đạt xuyên tạc ý của thiệu ung đến mức không chấp nhận được.
Chính Thiệu Ung đã giải thích mấy câu này rồi, "quẻ Phục thâu tóm: Khôn, Lâm, Minh di, Chấn, Truân, Di, đều 6 hào", "quẻ Cấu thâu tóm: Càn, Độn, Tụng, Tốn, Tỉnh, Đại quá, đều 6 hào", "như Quải đến Bác, Lý đến Khiêm, Phục đến Cấu, Tiểu súc đến Dự, 1 thời Càn Khôn đến 9 (đồ tròn từ Càn đếm thuận hay nghịch đến 9 thì đều biến), tráo trở Đoài Cấn dùng 9, 1 thời Càn Khôn đến 9, tráo trở giao Chấn Tốn dùng 9, lệ mà tìm đấy đều được 2 lần 18 là 4 lần 9 thành 36 số", "trên dưới cắt mà làm đôi, thời âm dương cương nhu thái thiếu chia vậy".
 

quaduong

Thành viên nhiệt tình
Lại phải nói đến hai chữ khái niệm : Kinh dịch là gì ? La kinh là gì ?
 

Hoàng Long1111

Thành viên năng nổ
Tôi theo dõi chuyên mục này nói riêng và diễn đàn nói chung thấy có điều lạ
- Chuyên mục Huyền không phi tinh hẳn hoi có đến 525 bài mà chẳng có chuyên môn tý nào ?
Tại sao lại phải tìm tòi chứng minh Tiên Hậu thiên , Âm Dương Quái quẻ , xuất xứ bát quái , Thái Dương Thái Âm ..... nếu thấy rằng các vị tiền nhân dùng sai , phân tích sai thì nên có một chuyên mục khác để trình bày học thuyết mới mẻ của mình một cách hệ thống bài bản ( Có đề cương đàng hoàng )
- Xem ra cũng chỉ có 4 nick thôi chủ bút ,Tuấn Anh , quaduong, Quốc Quỳnh chuyên mục nào cũng chỉ 4 người
Ở diễn đàn này tuy có phân biệt các thành phần tham gia nhưng tựu chung lại vẫn là những người đam mê huyền học
nhưng tại sao họ không tham gia vào các bài viết của các bạn
Ở đây có lớp học các môn Phong thủy đàng hoàng có lớp tức có thầy tại sao các học viên không tham gia thảo luận ngay trong diễn đàn này , hay các thầy không cho
Xin lỗi các thầy tôi thấy những bài viết trong chuyên mục này nhiều chỗ râu ông nọ cắm cằm bà kia , thậm chí cò sai tại sao các thầy , các Hội viên , học viên không lên tiếng bày tỏ quan điểm của mình .....
To :dontsayloveme2
Thay vì những bài viết như vậy bạn nên đi sâu vào ứng dụng và thực dụng thì hơn
Chúc bạn thành công trong những môn Huyền học
 
Last edited by a moderator:

dontsayloveme2

Thành viên kỳ cựu
Gửi anh Hoàng Long, tôi chẳng đam mê huyền học cóc gì đâu, nhưng tôi thích rõ đúng sai,
anh có thể xem ở mục Mối quan hệ bất biến giữa các quẻ, tôi nêu ra hẳn một quan điểm khác về bát trạch,
cũng như ở mục Huyền không phi tinh này, tôi đã nêu ra rất nhiều điểm vô tình thu thập được từ cuốn Thẩm thị Huyền không, cái này thì chẳng phải tôi phát kiến ra nhưng lại khác với những gì người ta viết về phi tinh phổ biến trên mạng. Vậy sao người ta học cái sai đó từ mạng, đọc không thủng TTHK, có người vẫn dám đi xem phong thủy cho người ta, tôi biết một số người như thế vẫn kiếm trên chục triệu một lần tư vấn.

Còn nói thật sự một câu về thực tế, thực tế chỉ là chuyện hoang đường, không có duyên làm thầy, không đọc được tài liệu chân chính, chỉ hại người - hại mình mà thôi. Một phép bát trạch khai môn phóng thủy thôi, liệu có thầy nào đã nghiệm chứng được 1/4 số trường hợp. Tôi thì hẳn không có duyên làm thầy, nhưng vẫn mong có duyên đọc được tài liệu chân chính, mà muốn hiểu được tài liệu phong thủy chân chính, kiến thức sơ khai như hà đồ, lạc thư,... phải chân chính.

Nên ở #485 trang 49, tôi đã viết như thế này,
các vị xưa ngẫm lẽ tự nhiên mà ra các môn như tử vi, phong thủy, thật đều là lẽ tự nhiên.
sau dùng can, chi, ngũ hành, bát quái để diễn đạt; thực ra can, chi,... cũng theo lẽ tự nhiên cả.
chúng ta có 1 thói quen là đọc cái gì, thấy ai bảo gì cũng thấy đúng, thấy hay; vậy sao áp dụng vào thực tế sai be bét.
Như thấy hợp bát trạch mà không tốt, đổ lỗi cho phi tinh, xem lại phi tinh cũng thấy hợp, lên mạng tìm hiểu ra môn đại quái, nhờ người ta sửa bản vẽ theo đại quái, về sửa nhà sửa cửa thấy làm ăn cũng khá dần lên, được vài năm vừa làm vừa rượu chè khách khứa, lòng mề hỏng, vợ hư, con mất dậy. Hối không kịp, lại nhờ tư vấn, lại phát hiện phạm sai lầm theo phi tinh chủ về bệnh gan.
Đi xem lại tử vi thì sao lá số tốt thế, lại dở sách ra tra cách cục. Lại đoán do cục này, cục kia. Rồi hoang mang đi xem mộ ông, mộ cụ.
Trong khi đó nhà hàng xóm chẳng xem gì cả, gia đình hạnh phúc, cũng làm to, buôn lớn, nhưng chỉ nhờ nhất quyết không rượu bia mà sức khỏe tốt. Nhà vẫn nhà đó chẳng năm nào xếp lại đồ, phòng làm việc ở công ti bàn kê vẫn 1 chỗ, mở cửa ra còn thấy toilet nữa.
Nếu hứng thú cứ phải tìm hiểu đạo tự nhiên đã. Trong tự nhiên cái giống tứ tượng nhất, cái gì giống bát quái nhất. Không đi từ gốc thì đi từ ngọn, đem các môn tử vi, phong thủy đối chiếu ngược. Chẳng gì bằng xem cho chính mình.
Anh QuocQuynh xem hạn tháng cho bản thân xem đúng đến đâu, bao nhiêu lần quẻ dịch ứng nghiệm, kiến thức của mình về bát trạch và huyền không ứng với nhà mình thế nào. Lúc đó mới thấy cái tủ to to này kê ở đây là vấn đề, hay là tự nghi ngờ kiến thức tìm học môn mới; hay là nhờ thầy; hay là mặc kệ.
Ví dụ như tứ tượng, hiện có hai quan điểm phổ biến.
quan điểm thứ nhất, thái dương gồm càn đoài, thiếu âm gồm tốn khảm.
quan điểm thứ hai, thái âm gồm cấn khôn, thiếu dương gồm tốn khảm.
Bây giờ tôi thấy cả hai quan điểm này đều không đúng. Tất nhiên không có cách nào bắt anh thấy giống tôi thấy.
nếu anh muốn biết quan điểm của tôi tức là anh có chút nghi ngờ kiến thức bản thân. hoặc anh muốn biết để chứng minh tôi sai.
Nói thêm về ứng dụng, phong thủy nhà ở, sắp xếp của từng thứ trong một ngôi nhà nó còn ảnh hưởng ghê gớm hơn "lí khí" nhiều, tôi để ý nhà nào đồ đạc trật tự, ngăn nắp, kiến trúc tốt (lúc nhìn nhận cái này phải để đầu trống không về "lí khí") đều gia đình hạnh phúc, có thu nhập tốt.
 
Last edited by a moderator:

Hoàng Long1111

Thành viên năng nổ
kiến thức sơ khai như hà đồ, lạc thư,... phải chân chính
Đâu là sách chân chính đâu là sách không chân chính ?
Ngẫm lại dân gian có câu " Tử vi xem bói cho người . Số thầy thì để cho ruồi nó bâu " Không đơn giản chỉ là châm biếm thôi đâu nó thâm thúy lắm
 

dontsayloveme2

Thành viên kỳ cựu
Lấy các quãng thời gian trong 1 ngày làm ví dụ,
theo chiều kim đồng hồ,

từ chấn đến càn,
* 2 quái trước, âm dương của quái khác âm dương của tượng, thiếu âm Chấn (dương), thiếu dương Li (âm),
* 2 quái sau, âm dương của quái giống âm dương của tượng, thái âm Đoài (âm), thái dương Càn (dương),

từ tốn đến khôn,
* 2 quái trước, âm dương của quái khác âm dương của tượng, thiếu dương Tốn (âm), thiếu âm Khảm (dương),
* 2 quái sau, âm dương của quái giống âm dương của tượng, thái dương Cấn (dương), thái âm Khôn (âm),

nửa trên đoài càn tốn khảm quản 4 tiết, nửa dưới cấn khôn chấn li quản 4 tiết (tứ thời bát tiết, bốn mùa chỉ chia thành tám tiết, chứ không phải là 8 tiết khí này trong 24 tiết khí)

đoài và cấn khi so sánh với mùa, là quãng thời gian nằm giữa lạnh và nóng, nóng và lạnh,
đoài và cấn khi so sánh với ngày đêm, là quãng thời gian nằm giữa đêm và ngày, ngày và đêm.

từ cấn đến khôn là dương tiêu, âm trưởng, từ chấn đến li là dương trưởng, âm tiêu,
từ đoài đến càn là âm tiêu, dương trưởng, từ tốn đến khảm là âm trưởng, dương tiêu,
nên chấn li đoài càn, dương trưởng - âm tiêu - âm tiêu - dương trưởng, thường được gọi là nửa dương,
tốn khảm cấn khôn, âm trưởng - dương tiêu - dương tiêu - âm trưởng, thường được gọi là nửa âm.

hết đoài sang càn là âm cực dương sinh - âm tiêu dương trưởng,
hết cấn sang khôn là dương cực âm sinh - dương tiêu âm trưởng, nên đều là tượng thái.
 

dontsayloveme2

Thành viên kỳ cựu
4 mùa, 8 tiết,
nửa trên đoài, càn, tốn, khảm ứng với xuân phân, lập hạ, hạ chí, lập thu,
nửa dưới cấn, khôn, chấn, li ứng với thu phân, lập đông, đông chí, lập xuân,

theo chiều kim đồng hồ, bát quái tiên thiên
nửa trên lần lượt là, thái âm, thái dương, thiếu dương, thiếu âm,
nửa dưới lần lượt là, thái dương, thái âm, thiếu âm, thiếu dương,
càn là thiên, khôn là địa;

cũng theo chiều kim đồng hồ, hà đồ
vòng trong lần lượt là đen, trắng, trắng, đen,
vòng ngoài lần lượt là trắng, đen, đen, trắng,
1 là thiên, 6 là địa;

để ÂM khớp với chấm đen, DƯƠNG khớp với chấm trắng, cùng theo chiều kim đồng hồ,
chỉ có cách sắp xếp này mà thôi [DUY NHẤT], khi đó

1 2 3 4, thái dương Càn ứng với số lẻ nhỏ nhất, thái âm Đoài ứng với số chẵn lớn nhất,
hai quái có tổng = 5,
* hai quái thái dương và thái âm cũng là quái dương và quái âm,
* hai quái thiếu âm và thiếu dương tương ứng là quái dương và quái âm,

6 7 8 9, thái âm Khôn ứng với số chẵn nhỏ nhất, thái dương Cấn ứng với số lẻ lớn nhất,
hai quái có tổng = 15,
* hai quái thái dương và thái âm cũng là quái dương và quái âm,
* hai quái thiếu âm và thiếu dương tương ứng là quái dương và quái âm.

quan trọng là hợp với quy luật thời gian 1 ngày, và quy luật thời tiết 1 năm.
 

Hoàng Long1111

Thành viên năng nổ
Câu hỏi của tôi là
Cơ sở lý luận nào cho hình nêu trên:
-Hình Hà đồ bên trong , tiếp theo là hai ô ngoài
Ví dụ hai ô dưới
* 1 ( 1 khoen trắng )thái dương ?, Càn lập Hạ ?
* 6 ( 6 khoen đen ) thái âm ?, Khôn lập Đông ?
Hỏi rõ hơn một tý :
Tại sao một khoen trắng mà gọi là Thái dương và Càn lập hạ
Tại sao 6 khoen đen gọi là Thái âm và Khôn lập Đông
Trong khi đó
- Đông chí, Tiểu Hàn, Đại Hàn, Lập Xuân, Vũ Thủy, Kinh Trập do Khảm chủ quản; --
- Xuân phân, Thanh Minh, Cốc Vũ, Lập Hạ, Tiểu Mãn, Mang Chủng do Chấn chủ quản;
- Hạ Chí, Tiểu Thử, Đại Thử, Lập Thu, Xử Thử, Bạch Lộ do Ly chủ quản;
- Thu Phân, Hàn Lộ, Sương Giáng, Lập Đông, Tiểu Tuyết, Đại Tuyết do Đoài chủ quản.
Mỗi Quái có 6 Hào, mỗi Hào quản một Tiết Khí, và mỗi Tiết Khí có Sơ Hậu, Thứ Hậu, Mạt Hậu nên 24 Tiết Khí có tổng cộng 72 Hậu.
..........................................................................................................
 

dontsayloveme2

Thành viên kỳ cựu

Càn ứng với số lẻ nhỏ nhất trong bốn số 1 2 3 4, Đoài ứng với số chẵn lớn nhất trong bốn số 1 2 3 4,
Khôn ứng với số chẵn nhỏ nhất trong bốn số 6 7 8 9, Cấn ứng với số lẻ lớn nhất trong bốn số 6 7 8 9.
 

dontsayloveme2

Thành viên kỳ cựu

chấm đen ứng với quái thuộc tượng âm (thái âm, thiếu âm),
chấm trắng ứng với quái thuộc tượng dương (thái dương, thiếu dương),
cả hình trên và hình dưới đều HỢP với 4 tượng của bát quái tiên thiên, chỉ ra ĐIỂM TƯƠNG ĐỒNG thôi chứ không cố gắng chứng minh điều gì cả.
 
Last edited by a moderator:

dontsayloveme2

Thành viên kỳ cựu
xét một cách tương đối thì [chém gió, chém bão:))]
thời tiết biến đổi từ đông chí đến hết mang chủng (từ phục đến cấu) biến thiên từ lạnh đến nóng,
thời tiết biến đổi từ hạ chí đến hết đại tuyết (từ cấu đến phục) biến thiên từ nóng đến lạnh,
bát quái tiên thiên không đánh số chấn 1 li 2 đoài 3 càn 4 - tốn 5 khảm 6 cấn 7 khôn 8
mà đánh số càn 1 đoài 2 li 3 chấn 4 - tốn 5 khảm 6 cấn 7 khôn 8
tức là lấy biến đổi từ nóng đến lạnh của một năm (từ sáng đến tối của một ngày) làm "chiều thuận", làm mốc.
Nửa trước (chấn li đoài càn) biến đổi từ lạnh đến nóng làm "chiều nghịch".
Kinh Dịch QUY ƯỚC dương thuận, âm nghịch [5 6 7 8 thuận/ nghịch 4 3 2 1], nên "tiên thiên âm trước, dương sau" ám chỉ,
"âm trước - chấn li đoài càn", "dương sau - tốn khảm cấn khôn".
 

dontsayloveme2

Thành viên kỳ cựu

-----------------------------------------------------------------------

-----------------------------------------------------------------------
 

Hoàng Long1111

Thành viên năng nổ
quaduong hỏi rõ ràng đúng ý tôi đã hỏi nhưng :
Đã hiểu sai KInh Dịch ( Ngô Tất Tố ), lại dùng bút đỏ xóa đi thì đúng là botay.com rồi
 

dontsayloveme2

Thành viên kỳ cựu
Thiệu Ung viết, chấn mới giao Âm mà Dương sinh, tốn mới tiêu Dương mà Âm sinh, đoài là trưởng Dương, cấn là trưởng Âm, CHẤN ĐOÀI LÀ ÂM Ở TRỜI, TỐN CẤN LÀ DƯƠNG Ở ĐẤT, cho nên CHẤN ĐOÀI [hào] trên Âm mà [hào] dưới Dương, TỐN CẤN [hào] trên Dương mà [hào] dưới Âm.

"Trời" là nói về sự bắt đầu sinh ra, cho nên [hào] Âm ở trên mà [hào] Dương ở dưới, ấy là cái nghĩa giao thái [CHẤN, ĐOÀI, tượng âm - đông chí - xuân phân].
"Đất" là nói về sự đã thành, cho nên [hào] Dương ở trên mà [hào] Âm ở dưới, ấy là cái ngôi tôn ti [TỐN, CẤN, tượng dương - hạ chí - thu phân].

Thêm chữ "hào" vào trước vài chỗ.
 
Last edited by a moderator:
Top