Huyên không phi tinh

dontsayloveme2

Thành viên kỳ cựu
Biết rằng Thiệu Khang Tiết sáng tạo ra lịch, và định

[KHÔN, CHẤN (dương), LI, ĐOÀI]
hàn lộ, sương giáng
khôn lập đông, THÁI ÂM (lão niên)
tiểu tuyết, đại tuyết,
chấn đông chí, THIẾU ÂM (tráng niên)
tiểu hàn, đại hàn,
li lập xuân, THIẾU DƯƠNG (thành niên)
vũ thủy, kinh trập,
đoài xuân phân, THÁI ÂM (thiếu niên),

[CÀN, TỐN (âm), KHẢM, CẤN]
thanh minh, cốc vũ,
càn lập hạ, THÁI DƯƠNG (lão niên)
tiểu mãn, mang chủng
tốn hạ chí, THIẾU DƯƠNG (tráng niên)
tiểu thử, đại thử,
khảm lập thu, THIẾU ÂM (thành niên)
xử thử, bạch lộ,
cấn thu phân, THÁI DƯƠNG (thiếu niên).

Tại sao chấn lại ở nửa âm, tốn lại ở nửa dương?
 

Quốc Quỳnh

Thành viên nhiệt tình
Quẻ 6 hào có quái dưới là Li, Càn, Tốn, Cấn [TƯỢNG DƯƠNG] thì chỉ động được hào 1, 3, 5;
Quẻ 6 hào có quái dưới là Khảm, Khôn, Chấn, Đoài [TƯỢNG ÂM] thì chỉ động được hào 2, 4, 6.
Bạn có thể nêu ví dụ ?
Thực ra hào động phụ thuộc vào cách lập quẻ
- Lập quẻ theo thời gian thì chỉ có một hào động ( bất kể hào nào )
- Lập quẻ bằng 3 đồng xu
Xảy ra : Động 1,2,3,4,5,6hào và không động
không có sách nào quy định như bạn viết đâu
 

dontsayloveme2

Thành viên kỳ cựu
quái dưới và hào động là kết quả của cùng một số đem chia cho 8 lấy số dư, và đem chia cho 6 lấy số dư,
nên số dư hoặc cùng chẵn, hoặc cùng lẻ;
chẵn là khôn, đoài, chấn, khảm; lẻ là càn, li, tốn, cấn;
Quẻ 6 hào có quái dưới là Li, Càn, Tốn, Cấn [TƯỢNG DƯƠNG] thì chỉ động được hoặc hào 1, hoặc hào 3, hoặc 5;
Quẻ 6 hào có quái dưới là Khảm, Khôn, Chấn, Đoài [TƯỢNG ÂM] thì chỉ động được hoặc hào 2, hoặc hào 4, hoặc hào 6.

Tất nhiên chỉ với quẻ thời gian.
* Phân chia 64 quẻ thành 8 nhóm, ở mỗi nhóm có 8 quẻ,
các quẻ ở mỗi nhóm LI, CÀN, TỐN, CẤN [tượng dương], đều phải "thông" với 3 quái cùng nhóm [tượng dương] và 1 quái không cùng nhóm [tượng âm],
các quẻ ở mỗi nhóm KHẢM, KHÔN, CHẤN, ĐOÀI [tượng âm], đều phải "thông" với 3 quái cùng nhóm [tượng âm] và 1 quái không cùng nhóm [tượng dương].
"thông" như thế nào xin xem bài #500 cuối trang trước.
 

Tuấn Anh

Thành viên tâm huyết
Để chứng minh được điều này không khó
Quẻ 6 hào có quái dưới là Li, Càn, Tốn, Cấn [TƯỢNG DƯƠNG] thì chỉ động được hào 1, 3, 5;
Quẻ 6 hào có quái dưới là Khảm, Khôn, Chấn, Đoài [TƯỢNG ÂM] thì chỉ động được hào 2, 4, 6.
Tìm hiểu kỹ cách tính tìm ra quy luật ngay
Quy định
Càn 1 - Đoài 2 - Ly 3 - Chấn 4 - Tốn 5 - Khảm 6- Cấn 7 - Khôn 8

Gieo quẻ theo thời gian : Năm , tháng , Ngày , Giờ
Năm :
- Tý , Sửu , Dần , Mão , Thìn , Tỵ , Ngọ , Mùi , Thân , Dậu , Tuất . Hợi
- Theo thứ tự nêu trên và đánh số từ 1…. 12
Tháng : Theo số thứ tự tháng ,ví dụ : Giêng 1 , Hai 2 , Ba 3 ………
Ngày : Theo số thứ tự ngày
Giờ :
- Tý , Sửu , Dần , Mão, Thì , Tỵ , Ngọ , Mùi , Thân , Dậu , Tuất , Hợi
- Theo thứ tự trên và đánh số từ 1….12
Vậy quẻ theo thời gian : Năm và Giờ đươc lấy số theo thứ tự Can Chi
Tháng và Ngày số được lấy theo số thứ tự của ngày tháng
Công thức tính Quẻ
Hạ quái : Năm + Tháng + Ngày = Tổng / 8 ( Lấy số dư nhỏ hơn hoặc bằng 8 ) làm Ha quái
Thượng quái : Năm+ Tháng + Ngày + giờ = A / 8 ( Lấy số dư nhỏ hơn hoặc băng 8 ) làm Thượng quái
Hào Động : Lấy tổng A / 6 ( lấy số dư nhỏ hơn hoặc bằng 6 )
Số dư Hạ quái và Thượng quái là số mấy thì lấy theo số Càn 1 , Đoài 2 …….Khôn 8 trên
Đặ biệt : Nếu để ý một tý thấy rằng
• Giờ Mùi là giờ của tất cả các quẻ Thuần
• Quẻ Thuần là quẻ Lục xung cho nên nhiều người khi lựa chọn công việc .. người ta tránh giờ MÙi
 
Last edited by a moderator:

Tuấn Anh

Thành viên tâm huyết
Quẻ 6 hào có quái dưới là Li, Càn, Tốn, Cấn [TƯỢNG DƯƠNG] thì chỉ động được hào 1, 3, 5;
Trong 64 quẻ có bao nhiêu quẻ như thế
Quẻ 6 hào có quái dưới là Khảm, Khôn, Chấn, Đoài [TƯỢNG ÂM] thì chỉ động được hào 2, 4, 6.
Và có bao nhiêu quẻ như thế này
 

dontsayloveme2

Thành viên kỳ cựu
Phân loại 64 quẻ theo 4 tượng,


CÁC SỐ ĐỂ TIỆN THEO DÕI,
 
Last edited by a moderator:

dontsayloveme2

Thành viên kỳ cựu
Quái là thái hay là thiếu, nhìn vào hình bát quái tiên thiên không đủ. Nhìn vào hình 64 quẻ tiên thiên, theo chiều kim đồng hồ, ví dụ, bắt đầu từ quẻ phục (phục, di, truân,...), hoặc bắt đầu từ quẻ cấu (cấu, đại quá, đỉnh,...).
Quan trọng là nhìn theo chiều kim đồng hồ. Các số thì cứ xếp theo thứ tự 1.1.1, 1.1.2, 1.1.3, 1.1.4, 1.2.1, 1.2.2, 1.2.3, 1.2.4,... đến 4.4.4. So sánh các quẻ có tổng bằng 5 (ví dụ, 1.1.1 và 4.4.4, 1.4.3 và 4.1.2).
Trong bảng đã xếp sẵn các quẻ chỉ khác nhau số thứ nhất theo cột.
 

Quốc Quỳnh

Thành viên nhiệt tình
Thuần Càn 111 và Thủy Hỏa Ký tế 444 có tổng = 5 thể hiện nội dung gì của Dịch trong cái tổng = 5?
 

dontsayloveme2

Thành viên kỳ cựu
Hầu hết các sách cứ nêu thái dương gồm 2 quái này, thái âm gồm 2 quái kia. Bỏ mất cái định nghĩa.
Thái dương là gì? Thiếu âm là gì?

Kinh dịch viết rõ vạch chỉ là kí hiệu, không thích dùng vạch thì dùng số, hào dương là 9, hào âm là 6.
Như 3 quái chấn, khảm, cấn đó, chỉ 1 hào dương nằm ở dưới (cốc ngửa), ở giữa, ở trên (cốc úp), đều là quái dương cả.

Tên gọi thiếu dương, thiếu âm cũng dễ nhầm lẫn (dù đúng thì thiếu âm phải gồm 2 quái dương, thiếu dương phải gồm 2 quái âm, nhưng biết rõ các cặp quẻ rồi thì tên gọi lộn chút cũng ok).

Ứng dụng thì thấy ngay từ cách hình thành quẻ mai hoa. Phong thủy cũng phải ứng dụng, nhưng viết tắt thành câu "khảm li phùng chấn tốn, cấn đoài ngộ càn khôn".
 

dontsayloveme2

Thành viên kỳ cựu
HÌNH NÀY KHÔNG PHẢI VẼ RA 1 BÁT QUÁI MỚI, CHỈ LÀ SẮP XẾP 8 QUÁI ƯU TIÊN THỂ HIỆN 4 TƯỢNG.
 
Last edited by a moderator:

quaduong

Thành viên nhiệt tình
Kiền ngộ Tốn thời, vi nguyệt khuất,
Khôn phùng lôi địa hiện thiên căn,
Thiên căn nguyệt khuất nhàn lai vãng,
Tam thập lục cung đô thị xuân

" Mọi người hiểu 4 câu trên thế nào"
 

Quốc Quỳnh

Thành viên nhiệt tình
HÌNH NÀY KHÔNG PHẢI VẼ RA 1 BÁT QUÁI MỚI, CHỈ LÀ SẮP XẾP 8 QUÁI ƯU TIÊN THỂ HIỆN 4 TƯỢNG.
Hình này nhì từ trong ra ngoài ,hay từ ngoài vào trong
 

dontsayloveme2

Thành viên kỳ cựu
có cả tên quái và vạch quái ở đó, tất nhiên hào dưới ở trong, hào trên ở ngoài;
Kiền ngộ Tốn = thiên phong Cấu,
Địa phùng Lôi = địa lôi Phục,

Phục là chỗ quái Khôn đã hết, bắt đầu sang quái Chấn,
Cấu là chỗ quái Càn đã hết, bắt đầu sang quái Tốn,
là 2 "điểm chuyển trạng thái" từ thái dương sang thiếu dương, thái âm sang thiếu âm.

Lấy các quãng thời gian trong 1 ngày làm ví dụ,


* Tại sao có câu "36 cung", như đã viết, Thiệu Khang Tiết chính là người sáng chế ra âm lịch, âm lịch ngoài dựa vào sóc, còn dựa vào 24 tiết khí (24 cung), bây giờ cũng quãng thời gian 24 tiết khí đó đem chia thành 36 cung. Hay nói cách khác, một tháng tiết khí không chia làm 2 cung, mà chia làm 3 cung; một năm tiết khí gồm "tam thập lục cung".
 
Last edited by a moderator:

Quốc Quỳnh

Thành viên nhiệt tình
Câu hỏi :
Hình này nhì từ trong ra ngoài ,hay từ ngoài vào trong
Câu trả lời :
có cả tên quái và vạch quái ở đó, tất nhiên hào dưới ở trong, hào trên ở ngoài;
Xem lại hình
HÌNH NÀY KHÔNG PHẢI VẼ RA 1 BÁT QUÁI MỚI, CHỈ LÀ SẮP XẾP 8 QUÁI ƯU TIÊN THỂ HIỆN 4 TƯỢNG.
Gọi nó là phù hiệu gì đi nữa cũng dùng cho thống nhất
51- 57 úp xuống ngửa lên cùng là thiếu dương ?
48 -54 úp xuống ngửa lên cùng là thiếu Âm
42 - 60 hai vạch Âm hai vạch Dương lại cũng là Thái Âm ?
Ông Thiệu sống lại chắc phải khăn gói đến bái làm sư phụ mất thôi
 
Last edited by a moderator:

dontsayloveme2

Thành viên kỳ cựu

nhận xét, quái khảm gồm quẻ 2.2.2, quái li gồm quẻ 4.4.4.
 
Last edited by a moderator:
Top