Huyên không phi tinh

dontsayloveme2

Thành viên kỳ cựu
Lộc tồn, Lực sĩ (Kình), Thanh long;
Tiểu hao, Tướng quân, Tấu thư;
Phi liêm, Hỉ thần; Bệnh phù;
Đại hao, Phục binh, Quan phủ (Đà).
 

Quốc Quỳnh

Thành viên nhiệt tình
Nếu có bão hòa về những gì để viết , thì cũng không nên dẫn dắt mọi người đi theo hướng không đâu vào đâu
 

dontsayloveme2

Thành viên kỳ cựu
Chưa đi được 1/10 của phi tinh mà. Đang đưa hình về phi tinh, để thảo luận tìm cái đúng, tất nhiên phần lí khí không tách khỏi bát quái được. Phần sao tử vi trên mình không đưa ra mà thầy quaduong hỏi mẹo nên trả lời thôi. Nhưng cũng chẳng thiệt gì, có liên quan cả đấy.
 

Quốc Quỳnh

Thành viên nhiệt tình
Chưa đi được 1/10 của phi tinh mà. Đang đưa hình về phi tinh, để thảo luận tìm cái đúng, tất nhiên phần lí khí không tách khỏi bát quái được. Phần sao tử vi trên mình không đưa ra mà thầy quaduong hỏi mẹo nên trả lời thôi. Nhưng cũng chẳng thiệt gì, có liên quan cả đấy.
Bạn cứ đưa trực tiếp , cụ thể - để thảo luận và học hỏi thôi , tìm cái đúng sai khéo không đủ trình
 

dontsayloveme2

Thành viên kỳ cựu
các vị xưa ngẫm lẽ tự nhiên mà ra các môn như tử vi, phong thủy, thật đều là lẽ tự nhiên.
sau dùng can, chi, ngũ hành, bát quái để diễn đạt; thực ra can, chi,... cũng theo lẽ tự nhiên cả.
chúng ta có 1 thói quen là đọc cái gì, thấy ai bảo gì cũng thấy đúng, thấy hay; vậy sao áp dụng vào thực tế sai be bét.
Như thấy hợp bát trạch mà không tốt, đổ lỗi cho phi tinh, xem lại phi tinh cũng thấy hợp, lên mạng tìm hiểu ra môn đại quái, nhờ người ta sửa bản vẽ theo đại quái, về sửa nhà sửa cửa thấy làm ăn cũng khá dần lên, được vài năm vừa làm vừa rượu chè khách khứa, lòng mề hỏng, vợ hư, con mất dậy. Hối không kịp, lại nhờ tư vấn, lại phát hiện phạm sai lầm theo phi tinh chủ về bệnh gan.
Đi xem lại tử vi thì sao lá số tốt thế, lại dở sách ra tra cách cục. Lại đoán do cục này, cục kia. Rồi hoang mang đi xem mộ ông, mộ cụ.
Trong khi đó nhà hàng xóm chẳng xem gì cả, gia đình hạnh phúc, cũng làm to, buôn lớn, nhưng chỉ nhờ nhất quyết không rượu bia mà sức khỏe tốt. Nhà vẫn nhà đó chẳng năm nào xếp lại đồ, phòng làm việc ở công ti bàn kê vẫn 1 chỗ, mở cửa ra còn thấy toilet nữa.
Nếu hứng thú cứ phải tìm hiểu đạo tự nhiên đã. Trong tự nhiên cái giống tứ tượng nhất, cái gì giống bát quái nhất. Không đi từ gốc thì đi từ ngọn, đem các môn tử vi, phong thủy đối chiếu ngược. Chẳng gì bằng xem cho chính mình.
Anh QuocQuynh xem hạn tháng cho bản thân xem đúng đến đâu, bao nhiêu lần quẻ dịch ứng nghiệm, kiến thức của mình về bát trạch và huyền không ứng với nhà mình thế nào. Lúc đó mới thấy cái tủ to to này kê ở đây là vấn đề, hay là tự nghi ngờ kiến thức tìm học môn mới; hay là nhờ thầy; hay là mặc kệ.
Ví dụ như tứ tượng, hiện có hai quan điểm phổ biến.
quan điểm thứ nhất, thái dương gồm càn đoài, thiếu âm gồm tốn khảm.
quan điểm thứ hai, thái âm gồm cấn khôn, thiếu dương gồm tốn khảm.
Bây giờ tôi thấy cả hai quan điểm này đều không đúng. Tất nhiên không có cách nào bắt anh thấy giống tôi thấy.
nếu anh muốn biết quan điểm của tôi tức là anh có chút nghi ngờ kiến thức bản thân. hoặc anh muốn biết để chứng minh tôi sai.
 

Quốc Quỳnh

Thành viên nhiệt tình
VUI MỘT TÍ

[h=3]Thái cực sinh Lưỡng nghi, Lưỡng nghi sinh Tứ tượng, Tứ tượng sinh ...???[/h]
( Suu tam )
Có nhà giàu nọ chỉ có một cậu con trai, nên rất cưng. Muốn cho đi học, lại sợ con ra trường, các đứa trẻ khác bắt nạt. Bố mẹ thằng bé kiếm một ông thầy đồ về tận nhà kèm.
Chẳng may gặp phải thầy đồ hay ăn dỗ trẻ. Một hôm mẹ thằng bé đi chợ mua cho con một chiếc bánh đa đường rất ngon. Thằng bé cứ ôm chiếc bánh chần chừ chưa dám ăn vì tiếc.
Thầy đồ trông thấy gọi:
-Đem bánh lại đây thầy tập nghĩa (cũng như giảng nghĩa) cho nghe.
Thằng bé đem lại. Thầy để bánh trên bàn nói:
-Ngôi thái cực là như vậy.
Rồi thầy bẻ chiếc bánh ra làm hai và nói:
-Thế này là thái cực sinh lưỡng nghi.
Xong bẻ chiếc bánh ra làm bốn nói:
-Lưỡng nghi sinh lại sinh ra tứ tượng.
Đoạn thầy bỏ bánh vào mồm vừa nhai vội vàng vừa nói:
-Tứ tượng biến hóa vô cùng.
Thằng bé trố mắt nhìn, rồi lăn đùng ra khóc dãy chân đành đạch.
 

Tuấn Anh

Thành viên tâm huyết
Ví dụ như tứ tượng, hiện có hai quan điểm phổ biến.
quan điểm thứ nhất, thái dương gồm càn đoài, thiếu âm gồm tốn khảm.?
quan điểm thứ hai, thái âm gồm cấn khôn, thiếu dương gồm tốn khảm.
Chỉ là một - Tại sao là hai ?
BQ23.JPG
Bây giờ tôi thấy cả hai quan điểm này đều không đúng.
Bạn thấy không đúng ở chỗ nào
 

dontsayloveme2

Thành viên kỳ cựu
Hình trên là trường phái thiếu dương gồm tốn và khảm,
trường phái kia đổi chữ thiếu âm - thiếu dương trong hình trên, tức thiếu âm gồm tốn và khảm.

Điểm mấu chốt để tìm nguyên lí đúng,
Hậu thiên nửa âm toàn âm - khôn và tam nữ, nửa dương toàn dương - càn và tam nam;
Tiên thiên nửa âm KHÔNG toàn âm - khôn và nhị nữ, nửa dương KHÔNG toàn dương - càn và nhị nam.
Gọi là nửa dương thì cần 3 dương - 1 âm - nếu có đến 2 âm bằng số với 2 dương thì không phải nửa dương.

Định rõ nghi dương gồm quái nào, nghi âm gồm quái nào, mới định tiếp được thái dương gồm quái nào, thiếu dương gồm quái nào, thái âm gồm quái nào, thiếu âm gồm quái nào.
 

yeuem

Thành viên
!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!:))
Đã hết nhiệm vụ ..........xóa bỏ :))
 
Last edited by a moderator:

Tuấn Anh

Thành viên tâm huyết
Hãy nghiên cứu hai hình sau và viết lời cho nó

Hình nguyên gốc

C-Đ.JPG

Đã được đổi vị trí

ĐC.JPG
 
Last edited by a moderator:

yeuem

Thành viên
!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!:))
Đã hết nhiệm vụ ..........xóa bỏ :))
!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!:))
 

quaduong

Thành viên nhiệt tình
Hãy nghiên cứu hai hình sau

Hình nguyên gốc



Đã được đổi vị trí

Bạn đưa hai hình lên mà không bình luận gì
Như vậy không đổi được đúng không ?
 
Last edited by a moderator:

dontsayloveme2

Thành viên kỳ cựu
Thiệu Khang Tiết trong môn Mai Hoa đánh số, 1 càn 2 doài 3 li 4 chấn 5 tốn 6 khảm 7 cấn 8 khôn,
nhìn hình thức 1 3 5 7 ứng với hào trên dương, 2 4 6 8 ứng với hào trên âm,
nhưng bản chất 1 3 5 7 ứng với các quái có tượng dương, 2 4 6 8 ứng với các quái có tượng âm.
thái dương 1 7, thiếu dương 3 5, thái âm 2 8, thiếu âm 4 6.
Quẻ 6 hào có quái dưới là Li, Càn, Tốn, Cấn thì chỉ động được hào 1, 3, 5;
Quẻ 6 hào có quái dưới là Khảm, Khôn, Chấn, Đoài thì chỉ động được hào 2, 4, 6.

BÁT QUÁI TIÊN THIÊN,
nửa dương có 3 quái dương + 1 quái âm, nửa âm có 3 quái âm + 1 quái dương;
nửa dương có 3 quái thuộc tượng dương + 1 quái thuộc tượng âm; 3 quái thuộc tượng âm + 1 quái thuộc tượng dương.

Hình 1. nửa dương có 3 quái dương + 1 quái âm, nửa âm có 3 quái âm + 1 quái dương


Hình 2. nửa dương có 3 quái thuộc tượng dương + 1 quái thuộc tượng âm

Nhận diện,
quái có hào dưới và hào giữa giống nhau là quái thuộc tượng thái,
quái có hào dưới và hào giữa khác nhau là quái thuộc tượng thiếu,
quái có hào trên dương là quái thuộc tượng dương,
quái có hào trên âm là quái thuộc tượng âm.
Nguyên lí,

Cấn ☶Khảm ☵Chấn ☳Càn ☰
Thiếu niênThành niênTráng niênLão niên
 
Last edited by a moderator:

quaduong

Thành viên nhiệt tình
Hình nguyên gốc


Nhận diện,
quái có hào dưới và hào giữa giống nhau là quái thuộc tượng thái,
quái có hào dưới và hào giữa khác nhau là quái thuộc tượng thiếu,
quái có hào trên dương là quái thuộc tượng dương,
quái có hào trên âm là quái thuộc tượng âm.
Có gì khác nhau đâu , chỉ là dẫn dắt khác thôi
- Càn Đoài Khôn Cấn tượng Thái
-Ly Cấn Tốn Khảm là tượng Thiếu
 
Last edited by a moderator:

dontsayloveme2

Thành viên kỳ cựu

càn đoài > càn thái dương (dương trước âm), đoài thái âm (âm sau dương)
li chấn > li thiếu dương (âm trước dương), chấn thiếu âm (dương sau âm)
tốn khảm > tốn thiếu dương (âm trước dương), khảm thiếu âm (dương sau âm)
cấn khôn > cấn thái dương (dương trước âm), khôn thái âm (âm sau dương).

Quẻ 6 hào có quái dưới là Li, Càn, Tốn, Cấn [TƯỢNG DƯƠNG] thì chỉ động được hào 1, 3, 5;
Quẻ 6 hào có quái dưới là Khảm, Khôn, Chấn, Đoài [TƯỢNG ÂM] thì chỉ động được hào 2, 4, 6.

Tượng dương không gồm chấn, đoài. Tượng âm không gồm tốn, cấn.
 
Last edited by a moderator:

quaduong

Thành viên nhiệt tình
càn đoài > càn thái dương (dương trước âm), đoài thái âm (âm sau dương)
li chấn > li thiếu dương (âm trước dương), chấn thiếu âm (dương sau âm)
tốn khảm > tốn thiếu dương (âm trước dương), khảm thiếu âm (dương sau âm)
cấn khôn > cấn thái dương (dương trước âm), khôn thái âm (âm sau dương).

Quẻ 6 hào có quái dưới là Li, Càn, Tốn, Cấn [TƯỢNG DƯƠNG] thì chỉ động được hào 1, 3, 5;
Quẻ 6 hào có quái dưới là Khảm, Khôn, Chấn, Đoài [TƯỢNG ÂM] thì chỉ động được hào 2, 4, 6.

Tượng dương không gồm chấn, đoài. Tượng âm không gồm tốn, cấn.
Một phát minh mới mẻ - Không biết để dùng vào việc gì - Phong thủy ? Tử vi ? hay Bốc dịch
 

dontsayloveme2

Thành viên kỳ cựu
Cách chia 8 quái 4 tượng này, có thể thấy ngay trong nguyên lí "Mai Hoa dịch".
cung càn
63 càn vi thiên 1.1
31 thiên phong cấu 1.2
15 thiên sơn độn 1.3
7 thiên địa bỉ 1.6
3 phong địa quan 2.6
1 sơn địa bác 3.6
5 hỏa địa tấn 4.6
61 hỏa thiên đại hữu 4.1
cung khôn
0 khôn vi địa 6.6
32 địa lôi phục 6.7
48 địa trạch lâm 6.8
56 địa thiên thái 6.1
60 lôi thiên đại tráng 7.1
62 trạch thiên quải 8.1
58 thuỷ thiên nhu 9.1
2 thuỷ địa tỉ 9.6
cung tốn
27 tốn vi phong 2.2
59 phong thiên tiểu súc 2.1
43 phong hỏa gia nhân 2.4
35 phong lôi ích 2.7
39 thiên lôi vô vọng 1.2
37 hỏa lôi phệ hạp 4.7
33 sơn lôi di 3.7
25 sơn phong cổ 3.2
cung chấn
36 chấn vi lôi 7.7
4 lôi địa dự 7.6
20 lôi thuỷ giải 7.9
28 lôi phong hằng 7.2
24 địa phong thăng 6.2
26 thuỷ phong tỉnh 9.2
30 trạch phong đại quá 8.2
38 trạch lôi tuỳ 8.7
cung cấn
9 cấn vi sơn 3.3
41 sơn hỏa bí 3.4
57 sơn thiên đại súc 3.1
49 sơn trạch tổn 3.8
53 hỏa trạch khuê 4.8
55 thiên trạch lý 1.8
51 phong trạch trung phu 2.8
11 phong sơn tiệm 2.3
cung đoài
54 đoài vi trạch 8.8
22 trạch thuỷ khốn 8.9
6 trạch địa tuỵ 8.6
14 trạch sơn hàm 8.9
10 thuỷ sơn kiển 9.3
8 địa sơn khiêm 6.3
12 lôi sơn tiểu quá 7.3
52 lôi trạch quy muội 7.8
cung li
45 li vi hỏa 4.4
13 hỏa sơn lữ 4.3
29 hỏa phong đỉnh 4.2
21 hỏa thuỷ vị tế 4.9
17 sơn thuỷ mông 3.9
19 phong thuỷ hoán 2.9
23 thiên thuỷ tụng 1.9
47 thiên hỏa đồng nhân 1.4
cung khảm
18 khảm vi thuỷ 9.9
50 thuỷ trạch tiết 9.8
34 thuỷ lôi truân 9.7
42 thuỷ hoả ký tế 9.4
46 trạch hỏa cách 8.4
44 lôi hỏa phong 7.4
40 địa hỏa minh di 6.4
16 địa thuỷ sư 6.9

1 bài viết về Thiệu Khang Tiết, Historical Figures: Shao Yong, Great Chinese Philosopher and Cosmologist
 
Last edited by a moderator:
Top