Quẻ này vẫn còn sai nè bạn trung ơi

Status
Không mở trả lời sau này.

vuitaonha68

Thành viên năng nổ
quẻ chủ là ngũ hành thổ ,nhưng quẻ biến lại là kim. 
Link file ảnh màu
Copy link ảnh


http://phongthuythanglong.vn/boidich/dich/9/5/19/183e8780_1.jpg

[h=3]Lược đoán[/h]http://phongthuythanglong.vn/boidich/dich/9/5/19/183e8780_3.jpg
[h=3]Nghĩa kinh dịch các quẻ[/h]
[h=3]Quẻ Chủ:[/h]
Quẻ Thuần Cấn, đồ hình ::|::| còn gọi là quẻ Cấn (艮 gen4), là quẻ thứ 52 của Kinh Dịch. Quẻ được kết hợp bởi Nội quái là :):| 艮 gen4) Cấn hay Núi (山) và Ngoại quái là :):| 艮 gen4) Cấn hay Núi (山).

Giải nghĩa: Chỉ dã. Ngưng nghỉ. Ngăn giữ, ở, thôi, dừng lại, đậy lại, gói ghém, ngăn cấm, vừa đúng chỗ. Thủ cựu đợi thời chi tượng: giữ mức cũ đợi thời.



Nguyễn Hiến Lê viết

Không thể động hoài được, sẽ tới lúc phải ngưng, cho nên sau quẻ Chấn tới quẻ Cấn. Cấn có nghĩa là núi, núi đứng yên một chỗ, cho nên cũng có nghĩa là ngừng lại.
Thoán từ.
艮其背, 不獲其身, 行其庭, 不見其人, 无咎.
Cấn kì bối, bất hoạch kì thân, hành kì đình, bất kiến kì nhân, vô cữu.
Dịch: Ngừng ở cái lưng (tĩnh như cái lưng) không thấy được thân mình, đi ở trước sân, không thấy có người, không có lỗi.
Giảng: Quẻ này vốn là quẻ Khôn, lấy nét thứ ba, dương của quẻ Càn thay vào nét thứ ba, âm của Khôn mà thành một nét dương ở trên, hai nét âm ở dưới; nét dương ngưng lại ở trên, hai nét âm cũng bị chặn ở dưới, cho nên đặt tên là quẻ Cấn (ngừng)
Trong thân thể người ta, đầu, cổ tay chân thường động đậy, chỉ có lưng là thường tĩnh; đó là nghĩa ba chữ: "Cấn kỳ bối"
Hễ tĩnh thì không bị tình dục chi phối, không làm điều ác; tĩnh thì không nghĩ tới mình (bất hoạch kỳ thân), mà cũng quên cả người khác (như đi ở trước sân mà không thấy có người), tức là không phân biệt mình với người, như vậy thì không có lỗi.
Thoán truyện giảng thêm: Lúc đáng ngừng thì ngừng, đáng đi thì đi (đi tức là biết tiến tới chỗ phải ngừng lại), động tĩnh đều hợp thời. Lại phải biết ngừng ở chỗ đáng ngừng, ví dụ cư xử với người cố đạt cho được đức nhân, đức tín, như vậy là biết ngừng ở chỗ đáng ngừng. Không phân biệt mình với người, coi nhân ngã chỉ là nhất thể (cũng như nội quái là Cấn, ngoại quái cũng là Cấn, cùng một thể với nhau, theo cách giải của Thoán truyện), đó là nghĩa sâu sắc của quẻ Cấn.
Đại Tượng truyện khuyên người quân tử chỉ nên ngừng ở chỗ làm trọn bổn phận của mình và đừng trật ra ngoài bổn phận của mình (bất xuất kỳ vị)
Hào từ.
1.
初六: 艮其趾, 无咎, 利永貞.
sơ lục: Cấn kỳ chỉ, vô cữu, lợi vĩnh trinh.
Dịch: Hào 1, âm: Biết ngừng ở ngón chân thì không có lỗi, giữ bền được chính đạo thì có lợi.
Giảng: hào âm này ở dưới cùng quẻ Cấn ví như ngón chân; lúc mới bắt đầu động mà biết cẩn thận, ngưng lại thì không có lỗi. Sở dĩ khuyên như vậy vì hào 1 bất chính (âm ở vị dương. Mà phải kiên nhẫn giữ chính đạo thì mới có lợi.
2.
六二: 艮其腓, 不拯其隨, 其心不快.
Lục nhị: Cấn kỳ phì, bất chứng kỳ tùy, kỳ tâm bất khoái.
Dịch: Hào 2, âm: Ngăn ở bắp chân, không cứu được bắp vế mà mình phải theo nó, lòng không vui.
Giảng: hào này ở trên hào 1, như bắp chân; nó đắc trung đắc chính, biết lúc nào nên ngưng, nhưng nó tùy thuộc hào 3 ở trên nó, như bắp vế ở trên bắp chân (vế cử động thì bắp chân cử động theo), mà 3 thì lầm lỗi không sửa được, phải theo một kẻ lầm lỗi thì lòng không vui.
3.
九三: 艮其限, 列其夤, 厲薰心.
Cửu tam: Cấn kỳ hạn, liệt kỳ di (cũng đọc là dần), lệ huân tâm.
Dịch: Hào 3, dương: Ngăn ở lưng quần (ngang thận), như bị đứt ở giữa xương sống, nguy khốn, lo như cháy cả ruột.
Giảng: Hào này ở trên cùng nội quái, như ở chỗ lưng quần, nơi phân cách trên và dưới. Nó là dương cương, bất trung, tiến lên thì người trên không nghe, lui xuống cũng không được, như bị đứt ở giữa xương sống, rất nguy khốn.
4.
六四: 艮其身, 无咎.
Lục tứ: Cấn kỳ thân, vô cữu.
Dịch: Hào 3, âm: Ngăn phần thân mình, không có lỗi.
Giảng: Hào này lên đến giữa thân mình, nó đắc chính (âm ở vị âm) biết lúc nên ngừng thì ngừng, tuy không làm được việc gì, nhưng không có lỗi.
5.
六五: 艮其輔, 言有序, 悔亡.
Lục ngũ: Cấn kỳ phụ, ngôn hữu tự, hối vong.
Dịch: Hào 5, âm: Ngăn cái mép lại (có sách dịch là xương hàm), ăn nói có thứ tự, hối hận mất đi.
Giảng: Hào này lên tới mép, đắc trung, biết thận trọng lời nói, lúc nào không đáng nói thì không nói, nên không có gì hối hận.
6.
上九: 敦艮, 吉.
Thượng cửu: Đôn cấn, cát.
Dịch: Hào trên cùng, dương: Đôn hậu về đạo biết ngưng phải lúc, tốt.
Giảng: Hào này ở trên cùng, làm chủ quẻ dương cương, có tính đôn hậu, biết lúc nào nên ngừng thì ngừng tốt.

*​


Phan Bội Châu nhận rằng trong Kinh Dịch có tám quẻ mà ngoại quái là Cấn, tức các quẻ : Bĩ, Bác, Ðại Súc, Cổ, Di, Tổn, Mông và quẻ Thuần Cấn này. Mà hào trên cùng của tám quẻ đó đều tốt.
Như vậy Kinh Dịch rất trọng núi, vì núi có đức "trọng hậu".
Chúng tôi nghĩ có thể cũng vì lẽ núi có đức "tĩnh" nữa. Dịch học phái như Khổng giáo chủ trương hữu vi (hành động để giúp đời), nhưng cũng trọng đức tĩnh, tĩnh như núi. Tĩnh là không bị thị dục dao động mà ít lỗi, tĩnh thì mới sáng suốt. Đạo Lão rất trong đức tĩnh. Dịch học phái trọng động mà cũng trọng tĩnh, là dung hoà được hai triết lý lớn nhất của Trung Hoa.
Chúng tôi lại nhớ tới câu: "Trí giả nhạo thủy, nhân giả nhạo sơn" trong Luận ngữ (VI 20) Khổng và Lão dễ dung hoà với nhau là phải.
[h=3]QUẺ BIẾN:[/h]
Quẻ Sơn Địa Bác đồ hình :::::| còn gọi là quẻ Bác (剝 bo1), là quẻ thứ 23 trong Kinh Dịch. Quẻ được kết hợp bởi Nội quái là ☷ :):: 坤 kun1) Khôn hay Đất (地) và Ngoại quái là ☶ :):| 艮 gen4) Cấn hay Núi (山).

Giải nghĩa: Lạc dã. Tiêu điều. Đẽo gọt, lột cướp đi, không có lợi, rụng rớt, đến rồi lại đi, tản lạc, lạt lẽo nhau, xa lìa nhau, hoang vắng, buồn thảm. Lục thân băng thán chi tượng: tượng bà con thân thích xa lìa nhau.



Văn Vương viết thoán từ: Bác: Bất lợi hữu du vãng.

Chu Công viết hào từ:

Sơ lục: Bác sàng dĩ túc, miệt trinh, hung.
Lục nhị: Bác sàng dĩ biện, miệt trinh, hung.
Lục tam: Bác chi, vô cữu.
Lục tứ: Bác sàng dĩ phu, hung.
Lục ngũ: Quán ngư, dĩ cung nhân sủng, vô bất lợi.
Thượng cửu: Thạc quả bất thực, quân tử đắc dư, tiểu nhân bác lư.



Nguyễn Hiến Lê viết

Bí là trang sức, trau giồi; trau giồi tới cực điểm thì mòn hết. Cho nên sau quẻ Bí tới quẻ Bác. Bác là mòn, là bóc, lột bỏ cho tiêu mòn lần đi.
Thoán từ
剝: 不利有攸往.
Bác: Bất lợi hữu du vãng.
Dịch: Tiêu mòn: Hễ tiến tới (hành động) thì không lợi.
Giảng: Theo tượng quẻ, năm hào âm chiếm chỗ của dương, âm tới lúc cực thịnh, dương chỉ còn có một hào, sắp đến lúc tiêu hết. Do đó gọi là quẻ thịnh, dương, chỉ còn một hào sắp đến lúc tiêu hết. Do đó gọi là quẻ Bác. Ở thời tiểu nhân đắc chí hoành hành, quân tử (hào dương ở trên cùng) chỉ nên chờ thời, không nên hành động. Chờ thời vì theo luật tự nhiên, âm thịnh cực rồi sẽ suy, mà dương suy cực rồi sẽ thịnh . (Lão Tử khuyên: "đại trí nhược ngu, đại dũng nhược khiếp, đại xảo nhược chuyết (vụng) "nghĩa là phải tạm giấu cái khôn, cái khéo, cái dũng của mình để được yên thân đợi chờ cơ hội).
Thoán truyện: giảng thêm: nên thuận đạo trời mà ngưng mọi hoạt động vì nội quái là Khôn, có nghĩa là thuận, ngoại quái là Chấn có nghĩa là ngưng; mà đạo trời là hết hao mòn (tiêu) thì sẽ phát sinh (tức) – nói về các chào dương; mà hết đầy (doanh) thì sẽ trống không (hư) – nói về các hào âm trong quẻ này.
Đại tượng truyện: chỉ xét tượng của quẻ mà đưa ra một nghĩa khác: ngoại quái là núi, nội quái là đất; núi ở trên đất, đất là nền móng của núi; đất có dày thì núi mới vững; vậy người trên (nhà cầm quyền) phải lo cho dân an cư lạc nghiệp thì địa vị của người trên mới vững. Ý đó thêm vào, không có trong thoán từ.
Hào từ:
1.
初六: 剝床以足, 蔑貞, 凶.
Sơ lục: Bác sàng dĩ túc, miệt trinh, hung.
Dịch: Hào 1, âm: như cắt (phá hoại) chân giường, dần dần sẽ làm tiêu diệt đạo chính của người quân tử, xấu.
Giảng: âm (tiểu nhân) bắt đầu tiêu diệt dương (quân tử ), cũng như bắt đầu phá cái giường từ dưới chân trở lên.
2.
六二: 剝床以辨, 蔑貞, 凶.
Lục nhị: bác sàng dĩ biện, miệt trinh, hung.
Dịch: Hào 2, âm: như phá tới then giường (có người dịch là thành giường, hay sườn giường), tiêu diệt đạo chính của người quân tử, xấu.
Giảng: Nghĩa hào này cũng như hào 1: bọn tiểu nhân đã tiến thêm một bước nữa, phá tới then giường rồi, chưa tới mặt giường.
3.
六三: 剝之, 无咎.
Lục tam: Bác chi, vô cữu.
Dịch: Hào 3 âm: Phá bỏ bè đảng của mình, không có lỗi.
Giảng: Hào này cũng là âm nhu, tiểu nhân, nhưng vì ứng với hào dương, quân tử, ở trên cùng, cho nên theo hào đó mà bỏ các hào âm ở trên và dưới nó (tức các hào 1, 2, 4) chịu mất lòng với các hào âm này (lời Tiểu tượng truyện) mà theo đạo chính, cho nên không có lỗi.
4.
六四: 剝床以膚, 凶.
Lục tứ: Bác sàng dĩ phu, hung.
Dịch: hào 4, âm: phá giường mà xẻo tới da thịt người nằm trên giường nữa, xấu.
Giảng: Hào âm này đã lên tới ngoại quái, thế là tiểu nhân đã hoành hành, quân tử bị hại quá đau, tai họa bức thiết quá rồi; xấu.
5.
六五: 貫魚, 以宮人寵, 无不利.
Lục ngũ: Quán ngư, dĩ cung nhân sủng, vô bất lợi.
Dịch: Hào 5, âm: Dắt bầy cung nhân như một xâu cá (ám chỉ bầy tiểu nhân), để lên hầu vua (tức theo người quân tử, hào dương ở trên cùng), như vậy là tiểu nhân biết thuận tòng quân tử, không có gì là không lợi.
Giảng: Hào này làm thủ lãnh bầy âm. Theo nghĩa mấy hào trên, chúng ta tưởng hào này càng phá mạnh hạng quân tử hơn nữa; nhưng ngược lại. Hào từ lấy lẽ rằng hào 5, ở sát hào dương ở trên cùng thân cận với 6, chịu ảnh hưởng tốt của 6, nên dắt cả bầy âm (ví như một xâu cá – cá thuộc loài âm) để theo hào 6 quân tử cũng như bà hậu dắt bầy cung phi lên hầu vua. Thế là theo đạo chính, cho nên không gì là không lợi.
Theo Phan Bội Châu, sở dĩ cổ nhân tới hào này bỏ cái nghĩa âm tiêu diệt dương, mà cho cái nghĩa âm thuận theo dương, là để khuyến khích tiểu nhân cải tà qui chánh, mà giúp đỡ quân tử. Kinh dịch "Vị quân tử mưu" (lo tính cho quân tử) là nghĩa đó. Có thể như vậy. Lý do chính thì coi hào sau ta sẽ thấy.
6.
上九: 碩果不食, 君子得輿, 小人剝廬.
Thượng cửu: thạc quả bất thực,
Quân tử đắc dư, tiểu nhân bác lư.
Dịch: Hào trên cùng, dương: Còn một trái lớn trên cây, không hái xuống ăn (ý nói dương tức quân tử không bao giờ hết). Quân tử ở hào này được quần chúng (dư) theo; còn tiểu nhân thì biết rằng nếu diệt hết quân tử tức lá phá đổ nhà chúng ở (chúng cũng không còn).
Giảng: Cả quẻ chỉ có mỗi hào này là dương cho nên ví với trái cây lớn còn lại trên cây, không hái xuống ăn thì có ngày nó sẽ rụng mà mọc mầm, như vậy là đạo quân tử không bao giờ hết. Hào 3 và 5 kéo các hào âm khác theo hào dương này, cho nên bảo là quân tử được dân chúng theo. Hào dương này ở trên cùng, cũng như cái nhà che cho tất cả các hào âm ở dưới. Nếu bọn tiểu nhân phá nhà đó cho sập – nghĩa bóng là không còn quân tử thì quốc gia suy vong, chủng tộc tiêu diệt- thì chúng cũng không sống được, không có chốn dung thân.
Vậy ta thấy sở dĩ Chu Công, người viết Hào từ, cho hào 5 theo hào trên cùng (âm theo dương) là vì lẽ có thế xã hội mới tồn tại được, không khi nào người tốt bị diệt hết.
Quẻ này nói về thời âm thịnh dương suy, tiểu nhân tàn hại quân tử, tiểu nhân tuy rất đông, nhưng vẫn có một số (hào 3 và 5) hiểu đạo cải quá, đứng về phe quân tử, và khi xã hội lâm nguy thì ủng hộ quân tử. Người quân tử mới đầu chỉ nên im hơi lặng tiếng mà chờ thời, chuẩn bị cho lúc thịnh trở lại.
Đó là luật âm dương trong vũ trụ; vũ trụ luôn luôn có đủ cả âm, dương ; khi âm cực thịnh, vẫn còn dương, khi dương cực thịnh cũng vẫn còn âm, âm dương cứ thay nhau lên xuống, thế thôi
 

Tuetvnb

Administrator
Chủ quái là Thuần Cấn - ngũ hành thuộc Thổ
Biến quái là Sơn Địa Bác, thuộc nhóm quẻ Càn - sau 5 lần biến thì đến Bác, Thuộc Kim.

Chưa hiểu bạn muốn nói về cái gì?
 

Tuetvnb

Administrator
hào dần bên quẻ chủ là QUAN QỦY.hào dần bên quẻ biến là THÊ TÀI
Vậy thì quẻ không sai đâu. Khi biến quẻ thì phải nạp lại lục thân và nạp giáp lại cho các hào trong quẻ, vì việc biến hóa của lục thân, nếu láy theo quẻ gốc thì vốn đã có sẵn ở quẻ gốc rồi, người xem tự so sánh. Thống kê thêm lục thân của quẻ biến để cung cấp thêm thông tin thôi.
 

Tuấn Anh

Thành viên tâm huyết
Ô hay
Theo như đồ hình quẻ này Thuần Cấn chỉ động hào 3 biến thành quẻ Bác ,làm gì phải 5 lần biến
 

vuitaonha68

Thành viên năng nổ
Bạn nói thế là đúng,nhưng để như vậy chỉ hại người đoán thôi ,bản thân tôi đã bị,và mấy người bạn tôi cũng bị,bởi người đoán cứ nghĩ phần mền nó làm từ A tới Z,nên chỉ nhìn vào mà đoán thôi,nên mới bị nhầm,nhưng thật sự phần mền cũng làm từ A tới Z,chỉ trừ phần đó thôi,tôi thấy phần mền này hay quá nên góp ý thôi chứ không có ý chê bai gì đâu,mong bạn hiểu cho,có sài được như thế là quá tốt rồi,(mà quên tôi cũng không phải là người phát hiện ra mấy cái lõi đó đâu ,bạn TUẤN ANH mới là người phát hiện ra nó) tôi thấy vậy mới gieo quẻ xem thử mới biết..
 

iHi

Moderator
Ô hay
Theo như đồ hình quẻ này Thuần Cấn chỉ động hào 3 biến thành quẻ Bác ,làm gì phải 5 lần biến
Bạn hiểu sai ý thầy Tuệ, nhóm quẻ Càn gồm Càn, Cấu, Độn, Bĩ, Quan, Bác, Tấn, Đại Hữu nên nói Càn sau 5 lần biến thì đến Bác.
 
Last edited by a moderator:

memphisto79

Điều hành cấp cao
Đây mới là Thuần Cấn Biến Sơn Địa Bác
http://dichvu.lyso.vn/layquedich/1/065329052013/00o001.jpg
Cách làm như trên là không đúng. Bởi vì khi đã biến ra quẻ mới thì phải nạp Giáp và Lục Thân theo nguyên tắc của quẻ ấy. Nếu làm như trên thì nguyên tắc dùng ngũ hành sinh khắc để an lục Thân trong quẻ k còn đúng nữa. Quẻ Bác thuộc nhóm quẻ Càn thuộc Kim, như vậy Ta phải mang hành Kim, hào mang hành Kim (hào Thân, Dậu) bình hòa với ta thì là hào Huynh Đệ, Hào mang hành khắc hành Kim (hào hào Tị Ngọ) là hào Quan Quỷ, Hào Kim khắc Mộc nên hào Dần Mão là Thê Tài, hào Thủy (Hợi Tý) mới là hào Tử Tôn.

Chứ nếu để như trên thì mọi quan hệ lục thân sinh khắc trong quẻ sẽ bị đảo lộn hết. Bác xem lại sách phần nạp giáp và cách an lục thân trong quẻ thì sẽ rõ.
 

Tuetvnb

Administrator
Cảm ơn mọi người đã góp ý, các bạn có thời gian thì check giùm tôi tất cả các quẻ, xem còn vấn đề gì không?

Về câu chuyện Nạp giáp và lục thân cho quẻ biến giống như quẻ chủ. Chỉ tại đọc sách đánh vần chưa thông nên mới viết ra cái trình an quẻ như vậy thôi. Chứ bản thân nguyên tắc Nạp giáp, an lục thân trên quẻ, nó sâu xa hơn nhiều, giải thích ra e dài dòng quá. Mọi người cứ dùng đi.

Việc biến hóa của Lục thân trong quẻ, chúng tôi không an lên để tránh rối loạn, cái đó rất đơn giản, người dùng tự tính toán lấy. Việc xác định hào biến trong quẻ, sau khi biến thì thành cái gì? các bạn có thể nhìn luôn trong ngũ hành ở quẻ biến là có thể xác định được ngay, cho nên khỏi cần an lên, thêm rắc rối.

VD: Quẻ thuần Cấn, động hào 3 biến Sơn địa Bác. Hào 3 của quẻ Cấn thuộc Thân - Kim, sang quẻ Bác thì hào 3 thuộc Mão-Mộc. Mà Mộc trong Quẻ chủ đóng vai trò Quan quỷ, do đó có quan hệ biến hóa của hào 3 là Tử tôn-quan quỷ. Nhìn vào Ngũ hành của can chi nạp trên hào là biết ngay, nên khỏi cần an lên làm gì cho mệt.

Việc biến ngôi thứ của Lục thân, đơn giản chỉ là sự biến hóa của ngũ hành. Nhưng nếu lại lấy Lục thân của quẻ Chủ, gán cho lục thân của quẻ Biến chỉ thay đổi mỗi ngôi thứu của Hào Động thì e mọi thứ đảo lộn hết, khó mà nhận rõ thực hư được. cách làm này tối nghĩa, nên chúng tôi không dùng.

Chỉ có một vài nhẫm lẫn trong quá trình lập trình thì khó tránh khỏi, nếu phát hiện thì cho biết để điều chỉnh. Xin cám ơn.
 
Last edited by a moderator:

memphisto79

Điều hành cấp cao
Bạn nói thế là đúng,nhưng để như vậy chỉ hại người đoán thôi ,bản thân tôi đã bị,và mấy người bạn tôi cũng bị,bởi người đoán cứ nghĩ phần mền nó làm từ A tới Z,nên chỉ nhìn vào mà đoán thôi,nên mới bị nhầm,nhưng thật sự phần mền cũng làm từ A tới Z,chỉ trừ phần đó thôi,tôi thấy phần mền này hay quá nên góp ý thôi chứ không có ý chê bai gì đâu,mong bạn hiểu cho,có sài được như thế là quá tốt rồi,(mà quên tôi cũng không phải là người phát hiện ra mấy cái lõi đó đâu ,bạn TUẤN ANH mới là người phát hiện ra nó) tôi thấy vậy mới gieo quẻ xem thử mới biết..
Chúng tôi rất cám ơn những ý kiến đóng góp của các bạn. Tuy nhiên chúng tôi cũng cần có sự giải thích để các bạn hiểu về phần mềm của chúng tôi.
 

phonglan

Moderator
Đây mới là Thuần Cấn Biến Sơn Địa Bác
http://dichvu.lyso.vn/layquedich/065329052013/00o001.jpg
Nếu so sánh quẻ sơn địa bác mà bạn đưa ra trên đây với sách "Tăng san bốc dịch" thì tôi thấy nó không giống nhau. Theo sách này thì hào 6 của quẻ Bác có lục thân là Thê tài, nạp giáp là dần mộc; Còn phần mềm của lyso.vn thì hào 6 lại ứng với Quan Quỷ dần mộc.
Đây là những gì trong sách đó viết về quẻ Bác:
SƠN ĐỊA BÁC
--- Thê Tài Dần Mộc
- - Tử Tôn Tí Thuỷ (Thế)
- - Phụ Mẫu Tuất Thổ
- - Thê Tài Mão Mộc
- - Quan Quỷ Tỵ Hỏa (Ứng)
- - Phụ Mẫu Mùi Thổ
Và Thuần Cấn:
CẤN VI SƠN
--- Quan Quỷ Dần Mộc (Thế)
- - Thê Tài Tí Thuy
- - Huynh Đệ Tuất Thô
--- Tử Tôn Thân Kim (Ứng)
- - Phụ Mẫu Ngọ Hỏa
- - Huynh Đệ Thìn Thổ

Phải chăng sách sai? hay phần mềm của lý số sai?
 
Last edited by a moderator:

vuitaonha68

Thành viên năng nổ
mình đọc sách chu dịch dự đoán học của THIỆU VĨ HOA .cách phối xếp lục thân,khi nạp lục thân của quẻ biến thì phải lấy theo ngũ hành của quẻ chủ mà.mình viết nguyên văn trong sách và ví dụ luôn..trang 467.trích một đoạn nói về nạp lục thân...trong trường hợp có quẻ biến thì lục thân của quẻ biến phải căn cứ vào ngũ hành của cung có quẻ chủ để sắp xếp.tức quẻ chủ thuộc cung nào thì lục thân của quẻ biến cũng theo quẻ chủ. ví dụ :

QUẺ CHỦ CÀN QUẺ BIẾN ĐỒNG NHÂN

phụ mẫu tuất thổ - thế phụ mẫu tuất thổ - ứng
huynh đệ thân kim - huynh đệ thân kim -
quan quỷ ngọ hỏa - quan quỷ ngọ hỏa -
phụ mẫu thìn thổ - ứng tử tôn hợi thủy - thế
thê tài dần mộc - động phụ mẩu sửu thổ - -
tử tôn tý thủy - thê tài mão mộc -
quẻ chủ phụ mẫu tuất,quẻ biến phụ mẫu cũng tuất.. còn quẻ của mình (quẻ chủ quan quỹ dần,nhưng quẻ biến thê tài dần).
 

Tuấn Anh

Thành viên tâm huyết
Cách làm như trên là không đúng. Bởi vì khi đã biến ra quẻ mới thì phải nạp Giáp và Lục Thân theo nguyên tắc của quẻ ấy. Nếu làm như trên thì nguyên tắc dùng ngũ hành sinh khắc để an lục Thân trong quẻ k còn đúng nữa. Quẻ Bác thuộc nhóm quẻ Càn thuộc Kim, như vậy Ta phải mang hành Kim, hào mang hành Kim (hào Thân, Dậu) bình hòa với ta thì là hào Huynh Đệ, Hào mang hành khắc hành Kim (hào hào Tị Ngọ) là hào Quan Quỷ, Hào Kim khắc Mộc nên hào Dần Mão là Thê Tài, hào Thủy (Hợi Tý) mới là hào Tử Tôn.

Chứ nếu để như trên thì mọi quan hệ lục thân sinh khắc trong quẻ sẽ bị đảo lộn hết. Bác xem lại sách phần nạp giáp và cách an lục thân trong quẻ thì sẽ rõ.
Do hiểu biết chưa sâu hoặc chưa đọc hết , xin bạn chỉ cho cái nguyên tắc trên bạn đọc ở sách nào ?
 

Tuetvnb

Administrator
mình đọc sách chu dịch dự đoán học của THIỆU VĨ HOA .cách phối xếp lục thân,khi nạp lục thân của quẻ biến thì phải lấy theo ngũ hành của quẻ chủ mà.mình viết nguyên văn trong sách và ví dụ luôn..trang 467.trích một đoạn nói về nạp lục thân...trong trường hợp có quẻ biến thì lục thân của quẻ biến phải căn cứ vào ngũ hành của cung có quẻ chủ để sắp xếp.tức quẻ chủ thuộc cung nào thì lục thân của quẻ biến cũng theo quẻ chủ. ví dụ :

QUẺ CHỦ CÀN QUẺ BIẾN ĐỒNG NHÂN

phụ mẫu tuất thổ - thế phụ mẫu tuất thổ - ứng
huynh đệ thân kim - huynh đệ thân kim -
quan quỷ ngọ hỏa - quan quỷ ngọ hỏa -
phụ mẫu thìn thổ - ứng tử tôn hợi thủy - thế
thê tài dần mộc - động phụ mẩu sửu thổ - -
tử tôn tý thủy - thê tài mão mộc -
quẻ chủ phụ mẫu tuất,quẻ biến phụ mẫu cũng tuất.. còn quẻ của mình (quẻ chủ quan quỹ dần,nhưng quẻ biến thê tài dần).

Về lục thân của quẻ, có 2 khái niệm cần phân biệt :

- Lục thân của các hào trong quẻ, với mỗi quẻ xác định, các hào đều có ngôi thứ riêng của nó. Điều này được tính toán ra từ Ngũ hành của quẻ, cho dù là quẻ biến, hay quẻ chủ thì cũng đều áp dụng như vậy.

- Lục thân biến hóa : Khi các hào trong quẻ chủ phát động, thì sẽ sinh ra quẻ biến. Hào động -> biến, thì dẫn đến ngũ hành cũng thay đổi, lục thân cũng biến hóa theo. Như đã giải thích, việc này được suy diễn đơn giản từ quan hệ ngũ hành trong Can Chi của hào, việc xác định biến hóa của lục thân là của người xem, phần mềm thống kê lục thân của quẻ gốc để cung cấp thêm thông tin. Việc xác định Lục thân của quẻ biến dựa vào ngũ hành của quẻ chủ, theo sách "chu dịch với dự đoán học" của Thiệu Vĩ Hoa, là để luận đoán phần "lục thân biên hóa". Chỉ khi xét biến hóa của lục thân thì mới dùng định nghĩa này.

@Tuấn Anh : Công thức nạp giáp, bài bố lục thân trong quẻ, là công thức cơ bản. Sách bói dịch nào cũng có. Bạn có thể tham khảo.
 
Last edited by a moderator:

vuitaonha68

Thành viên năng nổ
mình vào đây chỉ mong học hỏi thôi chứ k có ý gì hết.thấy hơi khó hiểu nên mới góp ý thôi..với lại mình là người mới học nên cũng chưa biết nhiều ..nếu có lỡ nói gì không phải mong các bạn thông cảm.đúng là học dịch này khó thật.CHÚC CÁC BẠN VUI VẼ,HẠNH PHÚC,THÀNH ĐẠT..
 

Tuấn Anh

Thành viên tâm huyết
Cảm ơn mọi người đã góp ý, các bạn có thời gian thì check giùm tôi tất cả các quẻ, xem còn vấn đề gì không?

Về câu chuyện Nạp giáp và lục thân cho quẻ biến giống như quẻ chủ. Chỉ tại đọc sách đánh vần chưa thông nên mới viết ra cái trình an quẻ như vậy thôi. Chứ bản thân nguyên tắc Nạp giáp, an lục thân trên quẻ, nó sâu xa hơn nhiều, giải thích ra e dài dòng quá. Mọi người cứ dùng đi.

Việc biến hóa của Lục thân trong quẻ, chúng tôi không an lên để tránh rối loạn, cái đó rất đơn giản, người dùng tự tính toán lấy. Việc xác định hào biến trong quẻ, sau khi biến thì thành cái gì? các bạn có thể nhìn luôn trong ngũ hành ở quẻ biến là có thể xác định được ngay, cho nên khỏi cần an lên, thêm rắc rối.

VD: Quẻ thuần Cấn, động hào 3 biến Sơn địa Bác. Hào 3 của quẻ Cấn thuộc Thân - Kim, sang quẻ Bác thì hào 3 thuộc Mão-Mộc. Mà Mộc trong Quẻ chủ đóng vai trò Quan quỷ, do đó có quan hệ biến hóa của hào 3 là Tử tôn-quan quỷ. Nhìn vào Ngũ hành của can chi nạp trên hào là biết ngay, nên khỏi cần an lên làm gì cho mệt.

Việc biến ngôi thứ của Lục thân, đơn giản chỉ là sự biến hóa của ngũ hành. Nhưng nếu lại lấy Lục thân của quẻ Chủ, gán cho lục thân của quẻ Biến chỉ thay đổi mỗi ngôi thứu của Hào Động thì e mọi thứ đảo lộn hết, khó mà nhận rõ thực hư được. cách làm này tối nghĩa, nên chúng tôi không dùng.

Chỉ có một vài nhẫm lẫn trong quá trình lập trình thì khó tránh khỏi, nếu phát hiện thì cho biết để điều chỉnh. Xin cám ơn.
Đây là một phát minh rất mới xin bác cho một vài ví dụ luận giải để chứng minh . Nếu theo như bác viết ở bài trên thì đây là cả một quá trình nghiên cứu trong đó bao gồm cả lý thuyết luận giải
 

Tuetvnb

Administrator
Đây không có gì là "phát minh" cả, đều là kiến thức nhập môn Bốc dịch cả, chắc tại bác đọc chưa hiểu hết ý tứ thôi. Nếu chưa hiểu thì cũng không nên dùng bác ạ. Cám ơn bác đã có lời.
 

iHi

Moderator
Việc biến hóa của Lục thân trong quẻ, chúng tôi không an lên để tránh rối loạn, cái đó rất đơn giản, người dùng tự tính toán lấy. Việc xác định hào biến trong quẻ, sau khi biến thì thành cái gì? các bạn có thể nhìn luôn trong ngũ hành ở quẻ biến là có thể xác định được ngay, cho nên khỏi cần an lên, thêm rắc rối.

VD: Quẻ thuần Cấn, động hào 3 biến Sơn địa Bác. Hào 3 của quẻ Cấn thuộc Thân - Kim, sang quẻ Bác thì hào 3 thuộc Mão-Mộc. Mà Mộc trong Quẻ chủ đóng vai trò Quan quỷ, do đó có quan hệ biến hóa của hào 3 là Tử tôn-quan quỷ. Nhìn vào Ngũ hành của can chi nạp trên hào là biết ngay, nên khỏi cần an lên làm gì cho mệt.
Thầy Tuệ viết thế này là đã quá rõ rồi, thực ra mấy điều thắc mắc của các bạn ai cũng hiểu mà nhưng sao các bạn không mở lòng hiểu lại ý người khác vậy nhỉ ?
 
Status
Không mở trả lời sau này.
Top