Vài lời về Kinh dịch

Tuấn Anh

Thành viên tâm huyết
Vài lời về Kinh dịch

Bốc dịch nó được thoát thai từ Kinh dịch - Nó được dùng vào việc dự đoán số mệnh con người dựa trên nguyên lý âm dương , ngũ hành . Nó được các tiền nhân biến số lương âm dương của các hào quẻ tượng trưng tính chất , thăng giáng tốt xấu các cách cư xử đúng sai của đương số trong mọi hoàn cảnh cuộc sống . Ngày xưa người ta cho rằng người nghiên cứu nó đa số đã đứng tuổi , có một học thức trên mức căn bản và cũng thận trọng khi học và nghiên cứu những điêu hứng thú này . Ngày nay nó đang được phổ biến rộng rãi chỉ cân bạn có tâm .
Lý đoán số mệnh có thể dựa trên những dữ kiện cố định hay tình cờ , có thể bằng trực giác hay luận giải . Khoa Bốc dịch một khoa thực dụng để lý đoán số mệnh ,được coi là chính xác vì nó được dựa vào các dữ kiện có thật ...trong đó có Tứ trụ của mỗi con người
Các dữ kiện này ngoài việc là yếu tố cần và đủ để thiết lập một Quẻ , nó còn làm nổi bật tính cách đặc thù của một cá nhân ,trình bày được khả năng tiềm ẩn của con người và dự đoán được vòng thịnh suy của cuộc đời họ nũa
 

iHi

Moderator
Mời bác chén trà nóng ~o)

Bài trên là giới thiệu về Bốc dịch, nói Kinh dịch thì rộng quá bác ạ. Đợi bác viết tiếp...
 

Tuấn Anh

Thành viên tâm huyết
Hai phái Sáu tông

Hai phái đó là : Học phái Tượng số và học phái Nghĩa lý
- Học phái Tượng số có 3 tông : Chiêm bốc tông – Kỷ tưởng tông – Đồ thư tông
Tượng và số trong Dịch có nghĩa khác nhau : Tượng là hình tượng , số là con số và phép tính . Vạn vật hữu hình trong thế giới đều có tượng và số
* Dịch tượng : Hào là tượng hào , Quẻ là tượng quẻ chỉ hình trạng Bát quái 64 quẻ , 384 hào . Chỉ vật trưng đặc của Bát quái như Càn là trời – Khôn là đất . Chỉ sự vật cụ thể của hào từ như phần quái trong quẻ Càn vậy “ Tiềm Long Vật dụng “
- Học phái Nghĩa lý có 3 tông : Lão trang tông – Nho lý tông – Sử sự tông
* Dịch số :Trong quẻ có 6 hào là Sơ hào –Nhị hào – Tam hào – Tứ hào – ngũ hào – Thượng hào . Trình tự thuận của 6 hào nhân thành : Sơ , Nhị , Tam Tứ , Ngũ ,Thượng biểu thị quy luật biến đổi của hào
• Nhân vật truyền thừa của học phái Tượng số:
Khổng Tử ……Tiêu Diên Thọ ….. Kinh Phòng
Kinh phòng phát triển đến đời Đông Hán thì đàn bị Dịch hochj dân gian thay thế . Cho đến triều Tống học phái Tượng số mới phát triển , đây chính là học phái Dịch học với đại biểu là Hoa Sơn đạo sỹ Trần Đoàn
• Nhân vật truyền thừa Học phái Nghĩa Lý
Vương Bật đời Ngụy , những người kế tục sau đó là Hồ Viên , Trình Di , Lý Quang , Dương Vạn Lý triều Tống

Xu hướng hai trường phái Nghĩa – Lý và Tượng - Số

Nghĩa - Lý và Tương - Số cũng đều là tinh túy của Dịch, trong đó Số thì không thể hiện được rõ ràng nhưng để lại độ tin cậy. Lý thì không thể suy đến tận cùng, nhưng lại không bị mất phương hướng. Cho nên chỉ có thể gửi vào Tượng. Biết Tượng, thì Lý Số đều nằm ở trong đó. Có Thời có Vị, thì có Đức ứng trong đó.
Phát minh được Nghĩa - Lý, khiến cho Dịch không bị mất đi tính hệ thống đối với Tượng - Số, được đặt nền móng bắt đầu từ Khổng Tử trị Dịch (lời Thoán), cho nên Dịch thuyết của các dịch gia đời sau, tuy cách thức biểu đạt và con đường tiếp cận khác nhau, nhưng mục đích cuối cùng chỉ là một. Đó chính là làm cách nào để tránh được mũi tên đang hướng tới Ta, mà không cần quan tâm tới mũi tên từ phương hướng nào? cũng như tại sao mũi tên lại hướng tới Ta?
Một trường phái chủ về Nghĩa - Lý, một trường phái lại chủ về Tượng - Số, mà ý nghĩa khác hẳn nhau.
Giả sử Tượng mà có thể bỏ đi, thì lời của Cổ nhân không có gì để kê cứu, những điều Phục Hy nhờ Tượng Số đã để lại những lời dạy, thì thành ra điều thừa vô ích. Người trị Dịch không thể rời Tượng và Số để đặt hào Thoán, người nói Dịch cũng không thể nói suông về Tính và Mệnh ở bên ngoài Tượng - Số vậy.
"Tai" là điều con người rất khó để cải biến, nhưng hoạt động tự giác của con người, thì lại có thể khiến "tai" không chuyển biến thành "họa". Cho nên, các Dịch gia lập thuyết đều tập trung hướng tới khi hành động, làm sao cho đúng với thời của sự sinh trưởng và phát triển của giới tự nhiên.
 
Top