Càn Khôn Tiêu Tức

Ly Ly

Thành viên năng nổ
Hi mọi người và các cao thủ
Mọi người có hiểu tại sao lại có hiện tượng biến quẻ kiểu này không?

https://dl.dropboxusercontent.com/u/6060867/Shared/New folder/dich.docx

CÀN TIÊU TỨC:

Nhị
Tam
Tứ
Ngũ
Thượng
1
Cấu

Tân Sửu
Đồng nhân

Kỷ Sửu


Đinh Sửu
Tiểu súc

Tân Mùi
Đại hữu

Kỷ Mùi
Quải

Đinh Mùi
2
Độn

Bính Ngọ
Độn

Bính Thìn
Vô vọng

Canh Dần
Trung phu

Đinh Sửu
Đại súc

Bính Tuất
Đại tráng

Canh Thân
3


Ất Mão
Cấu

Tân Hợi


Ất Mùi
Ích

Canh Dần
Tổn

Đinh Sửu
Thái

Nhâm Ngọ
4
Quan

Tân Mùi
Tụng

Mậu Ngọ
Tụng

Mậu Thìn
Quan

Ất Mùi
Di

Canh Dần
Lâm

Đinh Sửu
5
Bác

Bính Tý
Hoán

Tân Mùi
Cấu

Tân Dậu
Hoán

Mậu Thìn
Bác

Ất Mùi
Phục

Canh Dần
6
Khôn

Quý Dậu
Mông

Bính Tý
Tốn

Tân Mùi
Tổn

Tân Dậu
Mông

Mậu Thìn
Khôn

Ất Mùi
7
Tỷ

Mậu Tuất


Quý Dậu
Cổ

Bính Tý
Cấu

Nhâm Ngọ
Cổ

Tân Dậu


Mậu Thìn
8
Tụy

Đinh Hợi
Khảm

Mậu Tuất
Thăng

Quý Dậu
Đỉnh

Kỷ Mùi
Đỉnh

Kỷ Dậu
Thăng

Tân Dậu
9
Hàm

Bính Thân
Khốn

Đinh Hợi
Tỉnh

Mậu Tuất
Hằng

Canh Tuất
Cấu

Nhâm Thân
Hằng

Canh Ngọ
10
Đại quá

Tân Hợi
Đại quá

Tân Dậu
Đại quá

Đinh Hợi
Đại quá

Đinh Dậu
Đại quá

Đinh Mùi
Đại quá

Đinh Dậu
11
Quải

Giáp Tý
Hàm

Bính Ngọ
Khốn

Mậu Ngọ
Tỉnh

Mậu Thân
Hằng

Canh Thân
Cấu

Nhâm Tuất
12
Cách

Kỷ Sửu
Cách

Kỷ Mão
Tụy

Ất Tị
Khảm

Mậu Ngọ
Thăng

Quý Sửu
Đỉnh

Kỷ Mùi
13
Tùy

Canh Thìn
Quải

Giáp Dần
Tùy

Canh Tý
Tỷ

Ất Tị


Mậu Ngọ
Cổ

Bính Tuất
14
Truân

Mậu Thân
Đoài

Đinh Sửu
Đoài

Đinh Mão
Truân

Canh Tý
Khôn

Ất Mão
Mông

Mậu Ngọ
15
Phục

Quý Hợi
Tiết

Mậu Thân
Quải

Giáp Thìn
Tiết

Đinh Mão
Phục

Canh Tý
Bác

Ất Tị
16
Di

Bính Dần
Lâm

Quý Hợi
Nhu

Mậu Thân
Nhu

Giáp Thìn
Lâm

Đinh Mão
Di

Canh Tý
17
Ích

Tân Tị
Tổn

Bính Dần
Thái

Quý Hợi
Quải

Đinh Dậu
Thái

Giáp Thìn
Tổn

Đinh Mão
18
Vô vọng

Nhâm Ngọ
Trung phu

Tân tị
Đại súc

Bính Dần
Đại tráng

Canh Thân
Đại tráng

Canh Ngọ
Đại súc

Giáp Thìn
19
Đồng nhân

Kỷ Hợi


Nhâm Ngọ
Tiểu súc

Tân Tị
Đại hữu

Kỷ Tị
Quải

Đinh Dậu
Đại hữu

Kỷ Dậu
20
Càn

Giáp Dần
Càn

Giáp Thìn
Càn

Nhâm Ngọ
Càn

Nhâm Thân
Càn

Nhâm Tuất
Càn

Nhâm Thân



Nhận xét
:

- Nội quái, ba hào Sơ + Nhị + Tam đều khởi từ chi Sửu - đối với can thì theo quy luật 8 - 6 - 4 (Tân - Kỷ - Đinh)
- Ngoại quái, ba hào Tứ + Ngũ + Thượng đều khởi từ chi Mùi - đối với thiên can thì vận hành theo quy luật 8 - 6 - 4 (Tân - Kỷ - Đinh)
 
Last edited by a moderator:

Ly Ly

Thành viên năng nổ
Cụ Hà Uyên viết:

Trật tự và có thứ tự, là một trong những nguyên tắc của Dịch. Khi tính trật tự và thứ tự bị mất đi, thì tính hệ thống sẽ bị rối loạn. Hào Sơ rồi đến hào Nhị, hào Nhị rồi đến hào Tam, hết hào Tam rồi đến hào Tứ, thứ tự tiếp là hào Ngũ, kế tiếp theo là hào Thượng - đến hào Thượng thì "thăng" đã hết - hết "thăng" lại "giáng", từ hào Thượng giáng xuống hào Ngũ, hào Ngũ giáng xuống hào Tứ, ... "giáng" đến hào Sơ thì hết - hết giáng lại thăng ! Dịch - Hệ từ đã cho ta biết như vậy.


Dịch gia từ thời Hán, đại biểu là Mạnh Hỷ, Mã Dung, Tiêu Diên Thọ, Kinh Phòng, ... khi lập thuyết, khảo cứu sự thăng - giáng của một hào, thì nhận thấy, sau 20 lần thăng giáng, thì một hào lại trở về tới nguyên quái (bản cung). Người đời sau, trong đó có ngài Tuân Sảng, căn cứ vào Văn ngôn quẻ Càn nói: "Bàng thông tình dã" (旁 通 情 也), đã xây dựng và lập thuyết lấy tên là "Bàng thông". Tới thời ngài Khổng Dĩnh Đạt thì gọi là quẻ "phản", rồi lại gọi là quẻ Thác, quẻ Tổng, ... Theo trường phái nghĩa lý thì gọi tên như vậy, còn đối với trường phái tượng số, thì gọi tên có khác. Ví như cặp quẻ Đại hữu - Đồng nhân, thì trường phái tượng số gọi tên là "Tuyệt mệnh", .... Ta tạm kê cứu lịch sử là như vậy.

Quá trình vận hành thăng giáng tiêu tức của âm dương, thông qua 1 hào biến hóa, cổ nhân nhận thấy: khi ta xuất ra 1, thì tương ứng, ta cũng nhận lại 1. Đây được gọi là xuất - nhập vậy.

Ví như ta gặp quẻ Chấn, nói rằng một mẹ Chấn sinh được 6 con, đó là 6 quẻ Dự, Quy muội, Phong, Phục, Tùy, Phệ hạp, thì cổ nhân lập thuyết cho rằng, đây là quá trình "xuất" ra, có nghĩa là sinh thành 6 con, là quá trình biến lần thứ nhất. Một hào 20 lần biến thì trở về tới bản cung, từ lần biến thứ 2 cho tới lần biến thứ 19 (số biến thực là 18), thì cổ nhân lập thuyết rằng: đây là quá trình "nhập" vào, có nghĩa là khi Ta xuất ra 1, thì Ta sẽ nhập vào 18, Ta có thể hiểu rằng, "1 chứa 18". Đây là những sâu kín mà Cổ nhân đã khai thác, thông qua sự thăng giáng tiêu tức của âm dương, dần hình thành cái được gọi là "hư huyền" vậy.

Quá trình xuất - nhập, được vận hành thông qua 12 quẻ Bích, đã được coi là sơ sở cốt yếu khi các Dịch gia lập thuyết, đối với cả giới nghiên cứu hay giới hành nghề Chiêm phệ là một nguyên tắc không thể bỏ qua.

12 quẻ Bích, đã được ngài Mạnh Hỷ xây dựng và lập thuyết trên cơ sở như sau:

- Tháng Giêng: Kim - Hoả - Mộc - Thổ - Thổ
- Tháng Hai: Thổ - Mộc - Kim - Mộc - Thổ
- Tháng Ba: Mộc - Hoả - Mộc - Thuỷ - Thổ
- Tháng Tư: Hoả - Thuỷ - Thổ - Mộc - Kim (đủ ngũ hành, được gọi là Thái ất phối cung Tị, quẻ Tốn)
- Tháng Năm: Kim - Mộc - Mộc - Kim - Kim
- Tháng Sáu: Hỏa - Thủy - Hỏa - Thổ - Kim
- Tháng Bảy: Mộc - Thủy - Hỏa - Thổ - Kim (ảnh hưởng đủ cả 5 hành tinh)
- Tháng Tám: Mộc - Kim - Thổ - Thổ - Kim
- Tháng Chín: Kim - Mộc - Thủy - Kim - Kim
- Tháng Mười: Thổ - Thủy - Mộc - Mộc - Thổ
- Tháng Một: Thủy - Kim - Mộc - Thổ - Thổ
- Tháng Chạp: Thủy - Kim - Thổ - Mộc Thổ

Nguồn: Hoả Châu Lâm - Mạnh Hỷ
 

Tuetvnb

Administrator
Chú đọc dịch mà vẫn còn hỏi vấn đề này sao?

CÀN KHÔN tiêu tức, tức là quá trình thăng giáng của 2 quẻ CÀN KHÔN, đại diện cho ÂM DƯƠNG, THIÊN ĐỊA.

Bảng trên là "CÀN tiêu tức" - là quá trình biến hóa của Quẻ CÀN, sau 20 lần biến thì lại về chính quẻ CÀN, và tất cả quá trình thăng giáng đều đi qua quẻ ĐẠI QUÁ. Đó chính là trật tự của Dịch. Sau khi biến thì nạp Can Chi cho từng hào quẻ, ắt sẽ ra bảng trên. Bảng trên đã rất rõ ràng rồi, ý chú mày định hỏi về cái gì?
 

Ly Ly

Thành viên năng nổ
Anh ơi, em không hiểu tại sao nó lại biến thiên theo kiểu cà tưng như thế, và thành ra 20 bước cả thảy. Thường thì em chỉ được học là nó biến 8 cái qua quẻ quy hồn thôi ạ.
Ví dụ, trong cái link này.
https://dl.dropboxusercontent.com/u/6060867/Shared/New folder/dich.docx

Thì theo hàng dọc đi xuống, xuất phát từ quẻ Cấu, thì các hào động từ duwois chạy lên, biến tới quẻ Khôn. Nhưng tới đây, em không hiểu tại sao từ quẻ khôn nó nhảy sang quẻ Tỷ và quẻ Tụy anh ạ. :(

Còn cái bước nạp Can Chi thì em cũng hiểu. :(
 

iHi

Moderator
Anh ơi, em không hiểu tại sao nó lại biến thiên theo kiểu cà tưng như thế, và thành ra 20 bước cả thảy. Thường thì em chỉ được học là nó biến 8 cái qua quẻ quy hồn thôi ạ.
Phép biến 8 mà lyly nói khác với phép biến này, ở phép biến 8 tới hào 5 là dừng vì nếu biến tiếp hào 6, chẳng hạn quẻ thuần Càn sẽ ra quẻ thuần Khôn... Ở phép biến là đủ thăng giáng âm dương như thầy Tuệ đã nói ở trên.
 

iHi

Moderator
từ hào 1 -> 6 thăng, từ hào 6 -> 1 giáng...
nạp giáp thì có phép tắc rồi.
 

Tuetvnb

Administrator
Từ quẻ Càn là Thuần dương, khi âm tăng trưởng (tức là quá trình biến quẻ từ dương -> âm) tức là quá trình dương tiêu, âm trưởng. Phần âm sẽ dần lớn lên, đến quẻ Khôn là thuần âm, âm đến cùng cực. Nhưng nguyên tắc biến dịch của vạn vật là "cùng tắc biến, cực tắc phản", âm đến cùng cực rồi, ắt âm phải tiêu mà dương phải trưởng. Dương lại tiếp tục lớn lên, khi lớn đến cùng cực thì lại đến trạng thái Thuần dương, tức là lại về quẻ Càn, rồi từ đó dương lại tiêu đi, âm lại lớn lên.... cứ thể tiếp diễn liên miên bất tuyệt. Đó cũng chính là quy luật sinh hóa của vạn vật.
 

Gia Long

Thành viên
Từ quẻ Càn là Thuần dương, khi âm tăng trưởng (tức là quá trình biến quẻ từ dương -> âm) tức là quá trình dương tiêu, âm trưởng. Phần âm sẽ dần lớn lên, đến quẻ Khôn là thuần âm, âm đến cùng cực. Nhưng nguyên tắc biến dịch của vạn vật là "cùng tắc biến, cực tắc phản", âm đến cùng cực rồi, ắt âm phải tiêu mà dương phải trưởng. Dương lại tiếp tục lớn lên, khi lớn đến cùng cực thì lại đến trạng thái Thuần dương, tức là lại về quẻ Càn, rồi từ đó dương lại tiêu đi, âm lại lớn lên.... cứ thể tiếp diễn liên miên bất tuyệt. Đó cũng chính là quy luật sinh hóa của vạn vật.
Anh Tuetvnb có thể giải nghĩa rõ thêm:

- Lấy cái gì để biết, khi nào thì Âm tới cùng ?
- Lấy gì để biết, khi nào thì Dương tới cực ?

Nói chung chung như sách đã viết, thì cũng khó mà biết, mà hiểu, ... rồi tốn phí thời gian mà dẫn đến, dần dần mất đi hứng thú tìm tòi nghiên cứu
 

Tuetvnb

Administrator
Anh Tuetvnb có thể giải nghĩa rõ thêm:

- Lấy cái gì để biết, khi nào thì Âm tới cùng ?
- Lấy gì để biết, khi nào thì Dương tới cực ?

Nói chung chung như sách đã viết, thì cũng khó mà biết, mà hiểu, ... rồi tốn phí thời gian mà dẫn đến, dần dần mất đi hứng thú tìm tòi nghiên cứu
Thì xuất phát từ quẻ CÀN. Trong Quẻ CÀN có 6 hào đều là dương cả, không có hào âm. Dịch nói rằng Quẻ CÀN là "Thuần Dương". Nghĩa là Dương đến cùng cực. Tương tự như vậy, quẻ Khôn cũng có 6 hào âm cả. là quẻ "Thuần Âm".

Trong 1 quẻ có 6 hào (6 vạch), được thể hiện bằng HÀO DƯƠNG = nét liền, HÀO ÂM = nét đứt. Đó chính là yếu tố âm dương trong hào quẻ. Quá trình biến đổi từ hào dương->âm, hoặc từ âm->dương, sẽ cho ra các quẻ khác nhau, đó chính alf quá trình âm dương tiêu trưởng.
 
Top