Thân nhờ các bác cao nhân về dịch chỉ giúp trường họp này

vuitaonha68

Thành viên năng nổ
Sách tăng san bốc dịch trang 143 chương 32 nguyệt phá...Ngày quý mão tháng ngọ xem công danh được quẻ cấn biến quán.động hào 3 với 5.sách giãi thích rất dài dòng. Thứ 1 :Tháng ngọ k tính khắc hào động thân kim,mà chỉ tính hào thân kim khắc hào thế dần mộc là sao ?? vô lý ? đã bị nguyệt kiến khắc rồi làm sao mà có lực để khắc hào thế.Thứ 2 : công thức ứng nghiệm của nguyệt phá là gặp Thực với gặp Họp,nhưng sách chỉ nói tới Thực mà không nói tới Họp,nếu giãi thích theo họp thì nó khác hẳn vấn đề,,rất mong các cao nhân về dịch giãi thích cho mình hiểu với ,vì mình mới học dịch nên chưa hiểu lắm..
 

trungtvls

Điều hành cấp cao
Hay là bác scan trang đó lên cho mọi người xem đi ạ. Hiện tại em cũng không có quyển sách đó trong tay ạ
 

vuitaonha68

Thành viên năng nổ
bạn trungtvls lập quẻ giống như mình nói rồi bạn luận đoán là thấy vấn đề mình hỏi chứ gì .........
 

iHi

Moderator
Đây là quẻ của bạn vuitaonha, hù mò mãi #:-s

 
Last edited by a moderator:

iHi

Moderator
Thứ 1 :Tháng ngọ k tính khắc hào động thân kim,mà chỉ tính hào thân kim khắc hào thế dần mộc là sao ?? vô lý ? đã bị nguyệt kiến khắc rồi làm sao mà có lực để khắc hào thế.
theo mình thì dùng nguyệt tướng để định vượng tướng hưu tù, tháng Ngọ hỏa vượng, thổ tướng, kim tử, thủy tù, mộc hưu, qua đó mà định lực ngũ hành.... Còn tháng Ngọ gặp tý thì là phá, các quan hệ hợp xung hình hại đã ghi rõ trong các sách.
 

iHi

Moderator
Thứ 2 : công thức ứng nghiệm của nguyệt phá là gặp Thực với gặp Họp,nhưng sách chỉ nói tới Thực mà không nói tới Họp,nếu giãi thích theo họp thì nó khác hẳn vấn đề,,rất mong các cao nhân về dịch giãi thích cho mình hiểu với ,vì mình mới học dịch nên chưa hiểu lắm..
phần này mình không có sách nên chịu, bạn có thể trích dẫn lên để mọi người cùng bàn luận.
 

memphisto79

Điều hành cấp cao
Nguyên văn sách viết như sau:

"VD: Ngày Quí Sửu tháng Ngọ, xem công danh về sau, được quẻ Cấn biến Quán.

Đoán rằng: Dần Mộc là Quan tinh trì thế bị Thân Kim động khắc. Năm nay tháng 7 tất có điềm hung."

Ở trên có nói THÁNG 7 mới hung, tức là không phải k xét đến Nguyệt Kiến, vì trong tháng Ngọ, Nguyệt kiến khắc Động Hào Thân Kim (hào 3) nên chưa có tai họa. Nhưng tháng 7 là tháng Thân Kim tức Kỵ thần Hào 3 lâm Nguyệt Kiến vì vậy nên luận là hung.
 

iHi

Moderator
Nguyên văn sách viết như sau:

"VD: Ngày Quí Sửu tháng Ngọ, xem công danh về sau, được quẻ Cấn biến Quán.

Đoán rằng: Dần Mộc là Quan tinh trì thế bị Thân Kim động khắc. Năm nay tháng 7 tất có điềm hung."

Ở trên có nói THÁNG 7 mới hung, tức là không phải k xét đến Nguyệt Kiến, vì trong tháng Ngọ, Nguyệt kiến khắc Động Hào Thân Kim (hào 3) nên chưa có tai họa. Nhưng tháng 7 là tháng Thân Kim tức Kỵ thần Hào 3 lâm Nguyệt Kiến vì vậy nên luận là hung.
lão à, cái nè gọi là ứng kỳ đó. Sách luận rất nhất quán, vì hào Thế Dần bị hào Thân khắc nên tới tháng Thân là ứng ra sự việc.
 

vuitaonha68

Thành viên năng nổ
hào quan tinh dần mộc trì thế,bị hào động thân kim khắc đến tháng 7 trong năm sẽ gặp chuyện k may,người đó bèn hỏi ta là chuyện gì?ta bèn đáp,hào ứng động khắc hào thế,hẳn có kẻ thù,người đó bèn hỏi,có trở ngại đến công danh k?ta đáp rằng,nếu k có hào tý thủy động chắt chắn mất chức,nhưng may có hào tý thủy động tương sinh nói tiếp,nên chỉ bị giáng chức hay thiên nhiệm mà k bị mất chức..hôm sau người này gọi ta đến phủ thự có 1 người hiểu về dịch lý hỏi ta rằng,đã được hào tý thủy tương sinh nói tiếp,trong sách xưa có viết nếu kỵ thần và nguyên thần cùng động hào quan và hào thế được hai sinh là điềm mùa đông trong năm sẽ được thăng quan,tại sao ông cho là bị giáng chức.ta bèn trả lời hào tý thủy gặp nguyệt phá mà hóa thành tị hỏa tuần không,trong sách xưa có viết,tuy có cũng như không,có nguyên thần cũng vô dụng,ta k đoán theo phép cổ,thần linh hé lộ cơ trời tại hào động,động ắt có nguyên nhân,nên ta chỉ đoán bị giáng cấp mà thôi,về thời gian bị giáng cấp,nếu tại tháng đông chí,mới ứng nghiệm,nếu tại tháng khác,tý thủy chưa được điền thực,vẫn chưa biết được,quả nhiên vào tháng 7,giữa các quan xãy ra đấu đá,đàn hặc lẫn nhau,kết thành thị phi,đến tháng đông chí sự việc kết thúc,bị giáng chức đều nhiệm sang nơi khác.ta lúc này cũng đi sang nơi khác,ngưới đó lại tiếp tục kêu ta đoán tiếp...quẻ thứ hai DÃ HẠC đoán tiếp giãi thích dài dòng gắp đôi quẻ này, cả một đời người chỉ vì 1 hào tý bị nguyệt phá,,,,quẻ sau giãi thích cực kỳ hấp dẫn nữa..nếu DÃ HẠC còn sống mình vẫn phải hỏi để cho biết thêm vì sao ông có cách giãi thích như thế,rất mong các cao nhân giãi thích giúp mình, cám ơn nhiều
 

iHi

Moderator
Cảm ơn bạn vuitaonha đã trích dẫn, đọc cả đoạn trích dẫn iHi chưa hiểu phần "Thực với Họp" mà bạn nhắc tới.

Quẻ này hào ứng Thân động khắc hào thế Dần, lẽ ra hào Tý động cứu ứng nhưng bị nguyệt phá thành ra vô dụng. Bởi vậy theo iHi thì tháng Thân là ứng sự việc xảy ra kiện cáo, bị người hại, đến tháng Tý thì thoát sự việc...
 

vuitaonha68

Thành viên năng nổ
Bạn menphitsto79 luận giãi giống trong sách đó,phần THỰC với HỌP là công thức thời gian ứng nghiệp của NGUYỆT PHÁ trong sách tăng san bốc dịch,phần thực tức là trùng với ngày hoặc tháng đó,hào thân với tháng thân là thực đó sẽ xảy ra ứng nghiệm,còn HỌP thì k nói tới, công thức đưa ra có 2 vấn đề ,nhưng khi luận giãi chỉ áp dụng 1 vấn đề mà k nói lý do tại sao như thế làm cho mình khó hiểu ,công thức kia đi đâu ?? vì sao ???mình k thích dùng mấy từ đó ,người dịch sách là người việt nam mà k sử dụng tiếng việt đi sài tiếng của trung quốc.quẻ thứ hai DÃ HẠC đoán tiếp phần sau ông giãi thích ly kỳ lắm ,mình sẽ trích dẫn lên cho các bạn luận bàn,cả 1 đời người chỉ vì 1 hào TÝ bị nguyệt phá..cám ơn các bạn rất nhiều
 

Tuetvnb

Administrator
Người ta nói là Thực - HỢP (chứ không phải HỌP).

Công thức thì cũng đơn giản thôi :

Thực, tức là điền thực (điền cho đầy). Tức là đến đúng ngày tháng trùng nhau với Hào thì khí của nó ở TƯỚNG, nên gọi là ĐIỀN THỰC (hay THỰC)

Còn Hợp, tức là đến ngày tháng HỢP với hào thì khí của nó ở VƯỢNG, nên gọi nó là HỢP.

Ví dụ : Chiêm quẻ vào tháng Dần thì hào Thân gọi là Nguyệt Phá. Ứng việc sẽ xảy ra ở Tị (HỢP với Thân), hoặc Dần (điền THỰC).


Phần bạn trích dẫn trong sách Tăng San Bốc Dịch, Dã Hạc phân tích quẻ Quan tinh trì thế, cũng rất rõ ràng, chỉ là việc luận về Sinh Vượng của 3 đối tượng Nguyên Thần, Dụng Thần và Kỵ thần thôi.

Thực ra, ví dụ trong sách này là các ví dụ mẫu, điển hình được chọn ra để phân tích cho rõ ràng, rồi gắn sự kiện vào. Còn khi bói quẻ, nó không hẳn đã rõ ràng được như vậy đâu, cần phải phân tích các quan hệ thật chi tiết, tách bạch hơn nữa thì mới kết luận được.

Với quẻ Quan tinh trì thế, mà lại xem về công danh, Hào Ứng là Kỵ thần lại phát động, Nguyên thần cũng động thì đã loại trừ được rất nhiều bước phân tích trung gian rồi. Bởi vì khi rơi vào trường hợp này, thì chỉ còn yếu tố thời gian nữa thôi, thời gian trôi qua, đối tượng nào vượng khí trước thì sẽ phát tác trước. Mục đích là tác giả đưa ra ví dụ cho rõ ràng thôi, không có chi phức tạp cả.
 

vuitaonha68

Thành viên năng nổ
cám ơn bạn tuetvnb nhiều nhiều lắm.bạn giãi thích là tôi hiểu liền,vì tôi là người mới học nên hơi rối,vì sao tôi lại thắt mắt thực - hợp.nguyệt phá có 2 vấn đề mà chỉ đề cập tới 1,bạn giãi thích khi đoán quẻ và thời gian trong quẻ đó thì tôi hiểu ngay,,còn trong sách DÃ HẠC nói như ông biết trước sự việc xãy ra vậy,chắt 100 phần ngàn luôn chứ đừng nói 100%.mà lại k giãi thích ví sao nó thế nên tôi rối lắm,thí dụ : 2 hào động ngọ ,tuất thì đang chờ dần để hợp thành cục để sinh cho dụng thần,thì ông phán cho ngày dần sẽ ứng giống như ông biết trước 100% vậy ,trong khi đó còn giờ dần ,tháng dần,năm dần...chứ k như bạn nói đối tượng nào vượng khí trước thì sẽ phát tác trước,,nói như bạn thì người ta hiểu rồi..Ông nói như ông là thánh thần vậy cái gì cũng biết trước hết ..cám ơn bạn nhiều nhiều nhiều lắm.lúc nào mình gặp trường họp rối khó hiểu mình post lên nhờ bạn chỉ giúp mình với nhé
 
Top