Câu đối Tết - TUETVNB mời đối!!!

huyenkhonghoc

Thành viên năng nổ
Chào mọi người,

Nay phongthuythanglong mở hội. Tại hạ xin được góp vui có lời xin đối.

Đề ra: Nhâm Thìn xuân, mừng Phong Thủy Thăng Long - Rồng bay đắc vận
Vế đối: Thăng Long đáo, hội 'Sinh Thiên Diên Phục' - nhân thiên thời thịnh.
 

Việt Nam

Thành viên năng nổ
Xin đối lại câu đối của bác tuệ cho đúng ý trời, hợp ý đất đẹp lòng người, đủ cả -Thiên-Địa-Nhân.
Nhâm Thìn xuân, mừng Phong Thủy Thăng Long - Rồng bay đắc vận.
Thiên Địa thuận, tụ Linh Khí Quốc Thổ-Đất sinh nhân kiệt.
----------------------------------------------------------------------
Tặng câu đối này cho các nhà phong thủy
Càn Khôn thuận, tụ Linh Khí Ẩn Địa-Đất đợi nhân tài
 

Việt Nam

Thành viên năng nổ
Xin chào chư vị quần hào

Thấy vế đối hay nhiều ẩn long xuất điền quá. Lướt lại mà đã 6 trang, nào là tửu xà, nào là hây hây, nhưng có mỗi một món thịt chuột của bác gì ấy lại có cảnh báo là có bả. Vậy để 100 bổ luôn một món - thơm ngon và đảm bảo vào để các bác khỏi cồn cào vì hồng vì đào nhé.

Đề ra: Nhâm Thìn xuân, mừng Phong Thủy Thăng Long - Rồng bay đắc vận
Đối lại: Tân Mão thu, nhắn Thái Bình Tiểu Hổ - Mèo vẫn hoàn mèo

Mời chư vị :p
Hổ với Mèo tuy cùng họ nhưng là hai con khác nhau bác nhé. Xin đối lại bác 100.
Tân Mão thu, nhắn Thái Bình Tiểu Hổ - Mèo vẫn hoàn mèo.
Canh Thân đông, vời Một Trăm Linh Trưởng-Khỉ Bách hí hầu
. 8->
:p trêu bác tí
 
Last edited by a moderator:

Trợ Giảng

Trợ giảng
Topic xôm tụ quá, góp vui một câu!

Nhâm Thìn xuân, mừng Phong Thủy Thăng Long - Rồng bay đắc vận

Quần Anh hội, vui Thiên Hỏa Đồng Nhân - Người cùng thỏa chí
 
Last edited by a moderator:

Mai Hoa

Điều hành cấp cao
:D năm kia đối, năm ngoái không đối, năm nay lại đối nhở...

Nhâm Thìn xuân, mừng Phong Thủy Thăng Long - Rồng bay đắc vận

Phá Tý mệnh, khoái "thử chơi thì thử" - Chuột lại hóa mèo :)
 

100

Thành viên
@ Việt Nam: Bác thật vui tính, hehe. Cơ mà mới chỉ có Thu Đông Xuân, để 100 gọi Hạ ra cho đủ Bốn mùa nhé

Canh Thân đông, vời Một Trăm Linh Trưởng - Khỉ Bách hí hầu

Bính Thìn hạ, xem Ngũ Thiên Long Thứ - Rồng Cửu tiêu đồ

8->
 

100

Thành viên
Xin thông báo

Về câu đối của Tuệ tiên sinh

Đề ra: Nhâm Thìn xuân, mừng Phong Thủy Thăng Long - Rồng bay đắc vận

Đối lại: Thiên Lôi hội, vui Thư Hùng Khốn Chấn - Sấm nạn thất kinh

Theo đánh giá của giới chuyên môn kèm giới hán nôm mạt pháp thì hiện tại vế đối của 100 tôi đang dẫn điểm :p, với các lý do:

- Chuẩn về mặt ngôn từ: đối đúng 9 hán 3 nôm

- Đối đúng về mặt niêm luật: bằng trắc

- Đối đúng được các tầng lớp ngữ:

+ Nhâm Thìn = Thiên Lôi

+ Phong Thủy tối yếu phối đủ và đúng Thư Hùng

+ Cụm từ Thư Hùng Khốn Chấn đối với Phong Thủy Thăng Long

+ Đảm bảo khóa từ: Lôi - Chấn - Sấm đối với Thìn - Long - Rồng

+ Đảm bảo kết cấu lăp từ hán - nôm: Sấm nạn đối với Rồng bay

+ Hội - xuân, Vui - mừng, thất - đắc...

- Mà quan trọng là đảm bảo được các tầng lớp nghĩa.

- Đối nhanh nhất.

...

Vì vậy, cho đúng câu của cổ nhân "Chè tam rượu tứ" xin mời cao nhân bốn phương, mà đặc biệt là các vị hán nôm sỏ đát, tiếp tục trổ tài, ra sức; nếu được 100 sẵn sàng ngồi kế chiếu để rót rượu, rót trà hầu quý vị.

Trân trọng
 
Last edited by a moderator:

Việt Nam

Thành viên năng nổ
Bác 100 trúng giải rồi àh? chúc mừng bác =D>. Em đang ghen tị với bác đây, bác uống hết rượu thì cho em xin cái bình về muối dưa nhé.:ar!. []---[]---. Híc... em lại " Cá Diếc tức phường Cá Mè" rồi đấy.
 
Last edited by a moderator:

100

Thành viên
@ Viet Nam:

100 đang muốn rót rượu, rót trà, cốt để kiếm be về mừ. Cho sao đc. Trừ phi đẩy mỗ ra khỏi rìa chiếu hehe
 

huongduong

Thành viên năng nổ
Hihi... bạn 100... huongduong cũng tranh giải nè...

Trong vế ra:

Nhâm Thìn xuân, mừng Phong Thủy Thăng Long - Rồng bay đắc vận


Thăng long (hán) = rồng bay (nôm)

Vế đối của bạn:

Thiên Lôi hội, vui Thư Hùng Khốn Chấn - Sấm nạn thất kinh

Khốn Chấn hem phải Sấm nạn nha!

Sấm nạn / Rồng bay toàn là nôm, hẻm có Hán à nha!

Chưa kể "vui thư hùng khốn chấn" không thoát nghĩa :) "thiên lôi hội" hổng bít là cái hội ở đâu.

hị hị... thiên lôi vô vọng rùi!

=D>
 
Last edited by a moderator:

100

Thành viên
@ huongduong

Đúng là: "đầm nước làm khốn trạch thủy"

Việc giải nghĩa từ Thiên Lôi hội, tôi đã có lời trong phần trước chuyên mục này, mong bạn xem lại.

100 dùng 2 từ nôm "Sấm nạn" đối với 2 từ nôm "Rồng bay", 100 ko hiểu câu của bạn: "Sấm nạn / Rồng bay toàn là nôm, hẻm có Hán à nha" là có ý gì?

Còn "Khốn Chấn" theo bạn ko phải là "Sấm nạn"; 100 xin thưa:

1. Vế đối ra là: Thăng long - giải nghĩa phần sau vế đối là Rồng bay; vậy theo bạn từ "Phi long" sẽ được giải nghĩa là gì? phải chăng cũng là "Rồng bay" chăng?

2. Thăng long là Rồng bay, bay mà đang lên; vậy vẫn chưa đạt được cái gọi là đắc ngôi đắc vị, do đó xét tượng dịch thì đang ở hào Cửu Tứ của quẻ Thuần Càn mà thôi, chưa lên đến hào Cửu Ngũ được.

Theo lệ đối - ứng "1 - 4", lúc này hào sơ động, ôi thôi, hào sơ quẻ Thiên Lôi Vô Vọng động thì có phải ra quẻ Thiên Địa bĩ ko?

3. Phong thủy tối trọng phép Thư hùng.

Thiên Lôi đã biến thành Thiên Địa, thì đúng là có đủ Thư Hùng còn gì? Nhưng hiềm nỗi nó lại là Bĩ.

4. Thời Bĩ mà vẫn động "Chấn" tất phải vất vả, hoạn nạn "Khốn" chứ sao?

5. Từ Vô vọng chuyển sang Bĩ thì mới nói bóng gió rằng Sấm đã gặp nạn, ko còn Sấm nữa mà ẩn ở Địa rùi.

Vậy nên lời hán "Khốn Chấn" giải nôm là "Sấm nạn"

:p
 

Tuetvnb

Administrator
Hội xuân hãy còn dài, cứ từ từ .... :D

Câu đối muốn chỉnh, muốn hay thì phải đạt được mấy ý sau :

1. Đối chữ : Chữ trong câu đối phải đúng số chữ, đúng cụm từ ngắt nghỉ, câu cú.

VD : Đề ra 7 chữ thì đối lại cũng phair đúng 7 chữ - Đề ra 10 chữ, gồm 1 cụm từ ghép 3 chữ liền với 7 chữ riêng biệt thì cũng phải đối lại đúng như thế.

2. Đối từ loại : Phải dùng đúng từ loại của vế ra để đối lại, danh từ với danh từ, tính từ với tính từ, số từ với số từ v.v.., riêng với các cụm từ thì phải vừa đối về chữ, vừa phải đối về tự loại, không được ngắt ra, hoặc tách ra để đối riêng...

VD :

"Trời sinh ông Tú Cát
Đất nứt con Bọ Hung"


Ở đây chữ CÁT đối với chữ Hung, nhưng cụm Từ ÔNG TÚ CÁT, cũng đối với CON BỌ HUNG


3. Đối nghĩa : Phải căn cứ vào ý nghĩa của đề ra để mà đối lại cho xứng, tránh tình trạng "ông nói gà, bà nói vịt" đề ra một đằng, đối một nẻo, không ăn ý với nhau, như thế thì dẫu cho chữ, từ loại có đầy đủ cũng bị đánh hỏng.

VD :

"Công danh hai chữ màu mây nhạt
Sự nghiệp trăm năm nét mực mờ"


Trên là than thở về công danh, dưới thì than thở về sự nghiệp, lấy nghĩa đối nghĩa.

4. Đối ý :
Từ ý nghĩa của đề ra, phải dùng câu từ, chữ nghĩa để gửi gắm cái ý riêng của mình. Thể hiện quan điểm riêng của mình... thậm chí là "đập lại" vế ra, để nói bóng, nói gió v.v... Phần này là phần khó nhất, nhưng cũng lại hay nhất.

VD : Câu đối của huyện Mão, ra là :

"Thơm nức thế gian, chỉ có Hoa Mai là biết tớ"

có anh học trò đã đối lại

"Thối hoăng thiên địa, họa là Con Chó có ưa ngươi" ... :D

Hoặc thâm nho hơn, như câu đối của cụ Nguyễn Khuyến, viết về cái cánh cổng mới làm của cô Tư Hồng (cô Tư Hồng lấy Tây, có nhiều giai thoại) :

"Mở ra toác toạc toàng toang, cơ tạo hóa chia làm hai mảnh
Khép lại khìn khin khít khịt, máy âm dương đưa đấy một then"


:D

5. Đối về thanh âm, vần điệu : Phải căn cứ vào luật Bằng trắc, thể thơ, thể phú để mà đối lại cho vần, trên dùng vần bằng thì dưới dùng vần trắc và ngược lại. Thường thì khi ra câu đối, người ra sẽ để chữ cuối câu ở vần Trắc để mở đường cho người viết sau.

VD : Câu đối của Bà Huyện Thanh Quan, làm khi Tự Đức nhân nhìn thấy chiếc đĩa sứ của Tầu vẽ tranh sơn thủy rất đẹp, nên viết là :

"Như in Thảo Mộc trời Nam lại"

bà Huyện đối lại

"Đem cả Sơn Hà đất Bắc sang"...

Chơi câu đối cũng là cái thú văn chương tao nhã, ngày xuân chia vui với mọi người. Ta rót trà, quạt bếp đợi ta nhân mặc khách ...
 

huongduong

Thành viên năng nổ
Hí hí...

gửi bạn 100:

Huongduong đọc lâu rồi, Thiên Lôi của bạn ý là Thiên Lôi vô vọng, nhưng nếu nói Thiên lôi (vô vọng) hội về thì từ "hội" là động từ, không hợp khi đối với "xuân" là danh từ. Còn nếu "hội" dùng như danh từ có nghĩa là "hội hè" thì Thiên Lôi (vô vọng) hội mới khó hiểu.

Chấn là tên quẻ, Chấn vi Lôi - cũng là sấm, nhưng lòng vòng biến quẻ để ra Khốn diễn nôm là nạn thì không thông lắm. Và cụm "sấm nạn" ép nghĩa quá :). Nhưng thôi, ép chữ 1 tí cũng không sao.

Huongduong chả hiểu bạn hỏi "phi long" ở đây để làm gì.. :D

Còn Thiên Lôi biến Thiên Địa là đủ thư hùng... như bạn nói thì huongduong chịu không hiểu, cái này chắc thày tue hiểu, các bác thạo món Dịch thì hiểu. Huongduong học phong thủy online đến giờ chỉ biết Phong Thủy lấy Âm Dương hài hòa làm quan trọng nhất. Theo hiểu biết của huongduong về chữ Hán thì Thư Hùng cũng có nghĩa Âm Dương nhưng thiên về ý nghĩa giới tính. Ví dụ nói Hào âm hào dương, Can chi âm dương, Âm Long Dương Long chứ không nói Hào Thư hào Hùng, Can Chi Thư Hùng, Thư Long Hùng Long. Còn phép Thư Hùng chưa được học, chỉ nghe thấy là 1 trong 6 phép của Huyền Không Lục Pháp (huyền không, thư hùng, ải tinh, kim long, thành môn, thái tuế).
Bạn 100 ơi, huongduong không uống rượu, lại không có giờ sinh chính xác nên cũng không thể nhận được món nào trong 2 phần thưởng của thày Tue đâu. Đối lại mà được người ra đối hiểu ngay là mình đóan hết ý tứ, lại được thêm 1 lời khen là sướng lắm rồi. Bạn cứ nhận giải nhất đi :)
 
Last edited by a moderator:

huongduong

Thành viên năng nổ
Thày tue: Cám ơn thày đã khen lúc trước, tuy huongduong biết vế đối của mình chưa được tốt, nhưng cũng cố gắng hiểu ý tứ mà đối lại.

Giờ thi huongduong kinh doanh đồ sành sứ :D nhưng trước đây cũng có đi học. Thày giáo dạy đối có kể chuyện này đến giờ vẫn nhớ.

Có ông Trạng Me ở Bắc Ninh (Nguyễn Giản Thanh thì phải), một hôm đang đi học ở trường, thầy học vừa giảng bài song thì trời sập mưa, học trò đều phải ngồi lại. Thày nhân thấy vậy, bèn ra một câu đối để học trò cùng đối cho vui:


Vũ vô kiềm toả năng lưu khách.
Nghĩa là: Mưa không có then khoá mà giữ được khách


Trạng Me đối ngay rằng: Sắc bất ba đào dị nịch nhân. Nghĩa là: Sắc đẹp chẳng phải sóng gió mà làm đắm đuối người ta.
Thày xem xong khen rằng: "Câu đối này hay lắm, giọng văn này có thể đỗ Trạng được, nhưng sau tất mê đắm vào vòng sắc dục làm hại lây đến sự nghiệp!".


Tiếp đó, một người học trò khác lại đối: Nguyệt hữu loan cung bất xạ nhân. Nghĩa là: Mặt trăng giống cái cung mà chẳng bắn ai

Thày phê: "Câu này kém sắc sảo, không hay bằng câu kia, nhưng tỏ ra khí chất hiền hoà, sau này sẽ làm nên, cuộc sống sẽ chu toàn!"

Sau đó, lại có một người học trò khác đối rằng: Phân bất uy quyền dị sử nhân. Nghĩa là: Phân cứt chẳng uy quyền gì mà dễ sai khiến người


Thày phê luôn: "Sau giàu sang nhưng là hạng bỉ lậu!"


Quả nhiên, mấy năm sau, Trạng Me thi đỗ thủ khoa, rồi đỗ Trạng Nguyên, làm quan Thượng thư bộ Lễ, nhưng vì say đắm cô gái đẹp ở kinh thành mà đến ô danh bại giá. Còn người học trò thứ 2 chỉ đỗ Bảng Nhãn nhưng làm quan và sống yên ổn, không xảy ra chuyện gì cả. Riêng người học trò đối cuối sau cũng vào bậc hào phú trong vùng, nhưng ai cũng chê là hạng thô lỗ, bỉ ổi.


Mà Trạng Me thi kém hơn Trạng Ngọt (không nhớ tên) đáng nhẽ đỗ thứ 2 nhưng đẹp giai hơn nên trong buổi chầu được Thái hậu quý khen xứng danh Trạng, vì để Thái hậu khỏi bẽ bàng nên Vua mới chọn Trạng Me làm Trạng Nguyên, thế mới có câu "Trạng Me đè Trạng Ngọt". Đại khái thế.

Hic, giờ nghĩ lại, huongduong rượu chả biết uống, lá số chả chắc, nhưng có vế đối được khen là đúng cung cách phong thủy, lại đang học lớp phong thủy online, hy vọng ứng vào mà học hành tiến bộ. Thế là thích rồi.
 
Last edited by a moderator:

100

Thành viên
@ huongduong

- Chữ Hội được dùng là chữ Hội trong Thế - Vận - Hội của Tam thức; tất ko phải là động từ rồi.

- Theo bạn thì giải từ gượng ép, thôi thì mỗi người mỗi ý cũng chẳng bit thế nào.

- Nhắc đến Phi long để so sánh với Thăng long từ đó mới dẫn giải được ngôi vị của quẻ.

- Nhân tiện bạn nhắc đến tích "Trạng Me đè Trạng Ngọt" mà khi đối bạn dùng câu:

"Càn Khôn vận, thuận Âm Dương Linh Địa – Đất quý gặp thời” để đối với:

"Nhâm Thìn xuân, mừng Phong Thủy Thăng Long – Rồng bay đắc vận”

+ Câu đối này nghe như lấy ý tưởng câu của 100:p : Càn Khôn vận – Thiên Lôi hội, Âm Dương – Thư Hùng, cũng lấy cùng một ý mà thôi; nhưng mà cụm từ Càn Khôn thì cổ nhân kiêng dùng, bởi lẽ người dùng có ý là vận trời đất, hoặc trời đất…. nhưng đi theo thứ tự đó thì sẽ thành Bĩ – ko được hay cho lắm.

+ Linh Địa bạn giải là Đất quý cũng chưa hẳn.

+ Bạn dùng "gặp thời" để đối với "đắc vận" hán nôm ko chỉnh.

+ Đề ra là Long, bạn đối lại là Địa, Long còn ở địa cùng lắm mới chỉ là Hiện long tại điền, ko thể hợp với Thăng long được.

+ Chính cái cụm từ Càn Khôn dẫn đến Bĩ của bạn, nên tiếp theo là Long đối với Địa và tương tự là Rồng đối với Đất, từ Long Thăng giờ ẩn xuống đất, ko lẽ lại là Giun – Rồng đất.

Sơ sơ là thế mà vẫn thấy bảo là câu của bạn hay, mà nay bạn lại dẫn tích “Trạng Me đè Trạng Ngọt”. Vậy 100 bỏ luôn cả be cho bạn đấy, 100 về đọc lời quẻ Vô Vọng mong thi hành được và ứng nghiệm vào thân.

Hẹn một dịp khác nếu có duyên nhé
:p
 
Last edited by a moderator:

huongduong

Thành viên năng nổ
=D>=D>=D>

Vì thấy bạn 100 bảo là giới chuyên môn và Hán học đánh giá cao câu đối của bạn nên huongduong chê thử thì bạn 100 tranh biện ác quá, viện dẫn hết cả Tam thức Kinh dịch:-ss ... huongduong chịu chả hiểu gì.

Ý vế đối của huongduong đơn giản lắm, chỉ là vận Càn khôn xoay chuyển, khi linh địa gặp được âm dương thuận - đất có tuần, nhân có vận - giống như đất quý gặp thời mới phát được. Còn chuyện Long đối với Địa... hôm qua huong duong có đem vế đối khoe với sư phụ, sư phụ có nói là Long vốn là thứ nhất trong Tứ Linh, nên dùng tượng Càn để đối, huongduong có trình bày lại là Phong thuỷ Thăng Long vốn thành lập mới có hơn 1 tháng, cũng chỉ ứng với Hiện long tại điền - hào cửu nhị quẻ Càn, nên dùng tượng Khôn cũng hợp lý. Hôm nay bạn 100 lại bảo Rồng trong đất là Giun, thế là bạn chưa hiểu ở chỗ Rồng phải có thời "tại điền" mới đến lúc "tại thiên" được. Như Gia cát Khổng Minh khi ở Long Trung đâu có phải là Giun đúng không?

Đã bảo là huongduong không cần đua tranh giải nhất, bạn cứ việc ứng cử mà lấy rượu với xem lá số. Thày huongduong có dạy rằng phải nhớ câu "văn mình vợ người" nên cấm huongduong không được tự khen văn mình, dù bây giờ huongduong đã đổi nghề đi buôn đồ sành sứ. Tự nhiên thấy câu đối của thày thì giở tí chữ còm ra góp vui thôi.

Còn việc bạn bảo.... bắt chước câu của bạn thì.... hehehe thú thực là đọc đến bài bạn tự khen huongduong mới biết bạn đối thế nào, chính thế mà còn chửa biết Thiên Lôi hội là Thiên Lôi (vô vọng) hội

Chắc chắn bạn Việt Nam được giải đối nhiều nhất :)
 
Last edited by a moderator:

Mai Hoa

Điều hành cấp cao
Thôi thôi, hướng dương và 100 ơi, các bạn bình tĩnh lại .

Mai Hoa thấy bạn nào cũng có lý, vả lại ngày xuân còn dài để mọi người đối. Ra giêng mới trao giải cơ mà. Giải thưởng thì Lão Tuệ thừa rượu cho 10 giải, xem tử vi thì của nhà trồng được, chữ Duyên thì 5 phút 1 chữ to, 2 phút một chữ nhỏ. Các bạn giữ hoà khí nhé.

:)/\:)
:)/\:)
:)/\:)
:)/\:)
 

Tuetvnb

Administrator
Không ngờ quán văn của Lão lại đông vui thế... cảm ơn quần hào đã hạ cố. Quả nhiên là "thiên hạ nhân - thiên hạ tài", Lão xin bái phục. Xem ra chuyến này lỗ vốn nặng, không biết có đủ tiền mua be để rót rượu thưởng không nữa .. :(


Nhân thấy mọi người tranh luận, Lão nảy ra 1 ý, viết một vế đối, đem lên đây thỉnh giáo quần hào đề mua vui lúc năm hết tết đến :

Kẻ bảo rằng “KHÔN”, người cho rằng “KHỐN”, nào “BĨ”, nào “THÁI”, nào “PHONG HỎA GIA NHÂN” – "Trời Đất – Âm Dương” đem bán tuốt! Ba trăm tám mươi tư hào - tha hồ mà ăn Tết !


Thỉnh!

P/S : Đối đáp, chữ nghĩa là phải có thâm ý, “ý tại ngôn ngoại”, ngày xuân vui là chính, có gì mạo phạm, xin lượng tình. :D
 

Mai Hoa

Điều hành cấp cao
Đúng lão Phá Tý có khác, năm mới đã thích "thử chơi thì thử". Mai Hoa vừa can 2 bạn đã ra ngay vế đối hơi bị "nhà khó".

Vụ này Mai Hoa tham gia, be thì lão không thấy cô huongduong quảng cáo kinh doanh đồ sành sứ đấy sao, đặt hàng 1 sọt be sành thì vô tư như ông sư đi!

Kẻ bảo rằng “KHÔN”, người cho rằng “KHỐN”, nào “BĨ”, nào “THÁI”, nào “PHONG HỎA GIA NHÂN” – "Trời Đất – Âm Dương” đem bán tuốt! Ba trăm tám mươi tư hào - tha hồ mà ăn Tết !

@all: vế đối của lão Phá Tý ý tứ lắt léo thâm nho ở chỗ câu "Trời đất - âm dương" đem bán tuốt có nghĩa là bán trời không văn tự. Ba trăm tám mươi tư hào có 2 ý: Một là tiền hào, tức là bán giời không văn tự được Ba trăm tám tư hào (tiền) để ăn Tết. Lại một ý khác là sáu nhân sáu tư quẻ Dịch, có nghĩa là thảy trời đất chỉ chừng ấy hào từ mà thôi.

Ý tứ nhiều thế, đối ý phải cho đủ căng thẳng đây! Câu này lão phải tăng thưởng lên đi.
 
Top